THƠ CUNG CHI CHẮP ĐÔI CÁNH NHẠC
Ngày Văn hóa năm nay nhằm Chúa Nhật 19/04/1015, đúng một tháng sau ngày đầu xuân, mừng sinh nhật Thư viện Giáo Xứ tròn 25 tuổi. Để ghi dấu sự việc này, nhóm Thư viện đã thực hiện một CD gồm 13 ca khúc phổ từ thơ Cung Chi. Bài nói chuyện này nói về thơ Cung Chi chắp đôi cánh nhạc.
Dẫn nhập: Tác giả và tác phẩm
Trước khi bàn đến thơ Cung Chi và 13 ca khúc phổ thơ Cung Chi, thiết tưởng cũng nên giới thiệu thi nhân và tác phẩm.
1) Tác giả:
Cung Chi là bút hiệu của cha Đinh Đồng Thượng Sách, dòng Thánh Thể (viết tắt: SSS), giám đốc Thư viện Giáo xứ. Triết gia Sénèque cho rằng ‘‘văn chương là tấm gương soi chiếu tâm hồn’’ (oratio vultus animi est). Với tên gọi, cả đời cha nặng nợ với sách vở. Ngài có công gầy dựng Thư viện Giáo xứ có số hàng chục ngàn cuốn sách, trong số có nhiều bộ sách hiếm quý. Thiết tưởng không có thư viện giáo xứ nào, kể cả các giáo xứ tây phương, có thể sánh bằng.
Cung Chi nguyên quán Kẻ Nê (Bắc Ninh), huyện Lương Tài, cách Kẻ Chợ (Hà Nội) mấy chục cây số. Theo Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (大越國總覽圖), địa danh Lương Tài (良才) có từ trước 1424. Thân phụ giáo sư Nguyễn Huy Bảo, cựu khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon, còn chiết tự: Nê (泥) là bùn; Tử (紫): sắc tía. Người xưa dùng bùn đỏ tía Kẻ Nê làm triện son, vì Kinh Bắc là địa linh nhân kiệt với ‘‘một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn, một tán Thi nhân’’. Chỉ riêng Lương Tài đã có tới 55 vị đại khoa.
Bút hiệu Cung Chi (恭之) có nguồn cội Luận Ngữ (論 語):
Vi chánh dĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi
(為 政 以 德,譬 如 北 辰,居 其 所,而 眾 星 共 之)
(Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu).
Thơ Cung Chi được thắp sáng bằng vì sao Bắc đẩu Đức Mẹ Chúa Trời ngự trị Thiên cung; các vì sao khác đều quy chầu. Củng Chi (共祗) biến thành Cung Chi (恭祗), vì Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.
Bút hiệu Cung Chi gồm hai chữ:
- chữ ‘‘Cung’’ (恭) đầu mang ý nghĩa cung nhạc;
- chữ ‘‘Chi’’ (祗) sau là hơi thơ, nghĩa là ‘‘chỉ như thế thôi’’, như câu nói của Trương Nhược Hư (張若虛):
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giang nguyệt niên niên chi tương tự
(人 生 代 代 無 窮 已,江 月 年 年 祗 相 似)
(Đời người ta đời này sang đời khác không cùng tận,
mặt trăng năm này sang năm khác vẫn như nhau).
2) Tác phẩm:
Ba tập thơ Cung Chi có chung tựa đề Thương Ngàn Thương, lấy tên từ bài thơ 5 chữ, nói lên tâm tình của tác giả khi lần chuỗi Mân Côi: lúc lên 10, vào tuổi đôi mươi, rồi tam thập, tứ tuần, ngũ tuần, sau cùng là năm chục kinh mùa thương còn chưa đọc:
Liệu con còn đọc tiếp
Bao chục kinh mùa Thương
Nào đâu con có biết
Chỉ biết thương ngàn thương.
‘‘Thương ngàn thương’’ đều là chữ nôm:
- Thương đầu là động từ;
- Thương sau là danh từ.
Còn lại là chữ ngàn. Trong Kinh thánh,
- Tân Ước có chữ ‘‘ngàn’’ viết bằng cổ ngữ Hy lạp χίλια chép lại sách Khải huyền;
- Cựu ước có chữ ‘‘ngàn’’ viết bằng cổ ngữ Hébreu מַיִיל: ‘‘Từ trước nhan Người, cuộn sóng lửa cuồn cuộn chảy ra.’’ (Đn 7,10).
‘‘Ngàn’’ trong Kinh Thánh có nghĩa là nhiều.
Khi nói về bút hiệu Cung Chi, ta đã nói đến sao mai.
- ‘‘Thương’’ (商) có nghĩa là sao hôm. Sao hôm và sao mai có cùng tên sao Kim, vì sao sáng nhất trên bầu trời, đứng đầu năm tinh tú ngũ hành: Kim (Vénus), Mộc (Jupiter), Thủy (Mercure), Hỏa (Mars), Thổ (Saturne).
- Thương, trong chữ thương hải 滄海 có nghĩa là bể khơi.
Như vậy, ‘‘thương ngàn thương’’ là tình thương thắp sáng như sao Kim; mênh mông như bể khơi. Chữ ‘‘thương’’ còn là năm sự thương, nói về sự khổ lụy của Chúa Cứu Thế và của mỗi phàm nhân.
‘‘Thương Ngàn Thương’’ là bài thơ năm chữ. Cổ nhạc có ngũ cung: cung (宮), thương (商), giốc (角), chủy (徵), vũ (羽).
Ngũ cung tương ứng với các nốt nhạc:
- Cung: Fa
- Thương: Sol
- Giốc: La
- Chủy: Do
- Vũ: Ré.
Khi viết ‘‘Thương Ngàn Thương’’, nhà thơ lập lại hai lần chữ thương, bắc nhịp cầu giữa thơ và nhạc. Nhạc tính (musicalité) trong thơ Cung Chi gợi hứng cho các nhạc sĩ tìm đến vần thơ. Verlaine cho rằng:
De la musique avant toute chose
Et pour cela préfère l’Impair
Trong CD có năm bài thơ năm chữ được phổ nhạc.
Verlaine ngợi ca thơ năm chữ vì vần lẻ (pentasyllabe impair). Thương Ngàn Thương dẫn ta vào âm nhạc (incantation):
- ‘‘in’’: bước vào;
- ‘‘cantare’’: âm nhạc.
Vì vậy mới có 13 ca khúc, chắp cánh nhạc cho vần thơ Cung Chi.
Phần I - Từ thơ đến nhạc:
Trong thơ vốn có nhạc. Chiều thơ nhạc hôm nay còn là buổi chiều xuân. Xin lắng nghe ‘‘Mùa Xuân Chín’’ của Hàn Mặc Tử réo rắt thanh âm:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Xin mượn câu thơ Hàn Mặc Tử để phân chia 13 nhạc khúc như sau:
Nhóm 1 (Tiếng ca vắt vẻo) gồm các ca khúc:
- Thương Ngàn Thương (Kim Tuấn)
- Đền Thiên Thu (Nguyễn Linh Diệu)
- Tơ trời (Mộng Trang)
Nhóm 2 (Lời của nước mây) gồm các ca khúc:
- Hoan lạc (Ngô Càn Chiếu)
- Về Lộ Đức (Đinh Công Huỳnh)
Nhóm 3 (Thầm thì với ai) gồm các ca khúc:
- Đừng (Ngô Càn Chiếu)
- Sám hối (Trần Định)
- Những Tấm Bánh (Đinh Công Huỳnh)
- Khát khao (Ngô Duy Linh)
Nhóm 4 (Ý vị và thơ ngây) gồm các ca khúc:
- Cúi lạy Mẹ (Trí Tài)
- Diệu kỳ (Trần Phú)
- Mẹ đến (Nguyên Hòa)
- Dưới lá cờ Mẹ (Nennie Ross)
Sau đây là bản đối chiếu tên 13 ca khúc, 13 bài thơ và số trang ghi trong thi tập Thương Ngàn Thương (tập I, II, II):
Trước khi lược bàn về 13 ca khúc, thiết tưởng cũng nên nói qua về các nhạc sĩ:
1) Giới thiệu các nhạc sĩ:
Nhạc sĩ lão thành:
- LM Ngô Duy Linh † (1922-1988) tốt nghiệp Nhạc viện Pháp về hòa âm, giáo sư hòa âm Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại Học Dalat. Ngài từng tham gia ban giám đốc Giáo Xứ Paris (1975-1982), quản nhiệm Giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời (Louisana - Hoa Kỳ). Nhạc sư Ngô Duy Linh là tác giả các ca khúc Khát Khao (thơ Cung Chi), Nữ Vương Thiên Đàng, Cất Tiếng Hoan Ca, Đêm Bình An, Gặt Trong Sướng Vui, Hãy Ngợi Khen Chúa, Một Trời Hoa, Ngày Vinh Thắng, Đàn Chim Dũng Lạc, Chim Thăng Ca... Theo LM Trần Cao Tường, ‘‘Ngày Vinh Thắng’’ với những tiếng trống lệnh như tiếng trống đồng vang lên từ Đông Sơn, bừng lên những bó đuốc từ Mê Linh, Hoa Lư, Lam Sơn, nghe nhạc mà tưởng như thấy một đàn chim Việt bay dọc chiều dài quốc sử.’’ Ngoài ra, nhạc sư Ngô Duy Linh còn soạn các ca khúc Gương Bất Khuất, Tình Yêu Tuyệt Đối, Khúc Sáo Ân Tình, Ngoài Vũ Trụ, Âu Ca Dũng Lạc. Cố nhạc sư Ngô Duy Linh là cậu ruột GS Lương Kiều Hạnh (Giáo xứ Paris).
- LM Trần Định † (…-2005), gốc giáo phận Long Xuyên, cựu chủng sinh Chủng viện Piô XII Hà Nội, xuất thân khóa 6 (Bonaventura) Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. 32 thầy khóa 6 (trên tổng số 42 thầy) thụ phong linh mục. Cùng khóa 6 có Đức Cha Vũ Huy Chương (Giám mục Đà Lạt), hai Đức Ông Trần Thanh Phong và Lê Xuân Thượng (giáo phận Nha Trang). Ngoài Đức Cha Chương còn có 14 vị giám mục xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. Sau năm 1975, song thân ngài và cả gia đình lâm nạn trên chuyến tầu vượt biên. Linh mục Trần Định đến Hoa Kỳ, rồi sang Pháp tái định cư. Ngoài ca khúc Sám Hối phổ thơ Cung Chi, ngài còn soạn nhạc các bài thơ mang chủ đề ‘‘Hiến lễ’’ của Hải Hồ: Gieo Bước, Hiến Lễ Mới, Lễ Đầu Mùa, Niềm Vui Tận Hiến. Ngài từng cộng tác với cha Nguyễn Chí Thiết (Versailles), quản nhiệm hai cộng đoàn người Việt ở Limoges (giáo phận Bordeaux). Ngài mất nhằm lễ Tro 2005.
- LM Nguyên Hòa cùng Dòng Thánh Thể với cha Sách. Cha Hòa từng là giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam. Ngài là tác giả nhiều bản thánh ca quen thuộc như Mẹ Đến (thơ Cung Chi), Xin Chọn Ý Cha, Với Cả Lòng Thành Con Dâng Chúa, Trọn Tình Hiến Dâng, Tình Mãi Không Đổi Thay, Đêm Vang Tiếng Gọi, Cao Vời Thay Tình Chúa, Xin Là Áng Thơ Ca Ngợi, Ánh Mắt Ngài Yêu Thương, Niềm Phó Thác, Mãi Mãi Con Chọn Ngài, Một Niềm Phó Thác.
Các nhạc sĩ sáng tác:
- Nguyễn Linh Diệu: bút hiệu Kiều Linh, hội viên Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại. Theo học Nhạc Pháp Chuyên Môn tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn (trước 1975), Phối Âm và Chỉ Huy Hợp xướng (sau 1975) và học lớp ca trưởng với thầy Hải Linh. Kiều Linh từng là ca trưởng Ca đoàn Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, hiện sống tại Georgia (Hoa Kỳ), điều khiển ca đoàn Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Norcross, Georgia. Anh là tác giả các ca khúc tôn giáo: Đền Thiên Thu (thơ Cung Chi), Phó Thác, Hoa Trắng, Theo Ngài, Kinh Nguyện, Mưa Xuân…các ca khúc không tôn giáo: Mẹ (trong Vidéo Paris By Night 40 - chủ đề Mẹ), các tình khúc Mưa, Đưa Em, Hạnh Phúc Buồn…Anh cũng phối âm nhiều bản nhạc cho lĩnh xướng và hợp xướng 4 bè như Bài Ca Sao, trích đoạn Trường ca Mẹ Việt Nam, trích đoạn Trường ca Con Đường Cái Quan, trích đoạn Mười Bài Đạo Ca…
- Kim Tuấn: thành viên nhóm Thạc Cầm, bắt đầu sáng tác khi còn là học sinh, nói lên lòng thương nhớ quê nhà. Thơ Cung Chi là chất xúc tác để Kim Tuấn trở lại với đam mê cũ. Kim Tuấn yêu thơ Cung Chi, anh thường làm chất liệu để dựng nên những buổi văn nghệ tại Giáo Xứ. Anh thiết nghĩ thơ Cung Chi tự nó đã đủ tất cả những miên man, du dương, dạt dào; đã ẩn chứa nhạc tính rồi.
Nhân đọc câu thơ:
“… Năm chục tuổi kinh xong
Mái tóc đã điểm sương
Mắt mờ trông lên Mẹ
Rưng rưng lời cậy trông…”
anh thấy trong gương mái tóc mình cũng điểm sương, và anh nghe văng vẳng bên tai “Thương ngàn thương…, thương ngàn thương...” Cảnh vật chung quanh bỗng nhạt nhòa…
“… Liệu con còn đọc tiếp
Bao chục kinh mùa thương
Nào con đâu có biết
Chỉ biết thương ngàn thương…”
Với thời gian đủ dài sinh hoạt bên cạnh nhà thơ, anh cảm nhận một điều: nếu giữ lại chỉ một câu trong cõi thơ Cung Chi thì xin giữ lại lời thú nhận nầy: “Chỉ biết thương ngàn thương !...”: mỗi khi thức giấc, cũng như Cung Chi, mỗi người chúng ta biết nhủ lòng: “Chỉ biết thương ngàn thương !...”, thì buổi sáng ấy sẽ mãi mãi là buổi sáng đầu tiên tinh khôi, khi Thượng Đế dựng nên vũ trụ và muôn loài.
- Ngô Càn Chiếu: sáng lập viên nhóm Thạch Cầm quy tụ nhiều nhạc sĩ trẻ tại Paris. Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có lời giới thiệu như sau: ‘‘Một nhạc sĩ Việt sống ở Pháp có nhiều sáng tác mới mẻ, một âm điệu nhẹ nhàng thuộc thế hệ trẻ’’. Nhóm nhạc Thạch Cầm quy tụ những nhạc sĩ như Lê Khánh, Kim Tuấn, Trang Thanh Trúc, Diên Thụy, Thanh Sơn…
Nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu là tác giả của trên 400 ca khúc mà trong đó một phần không nhỏ là nhạc phổ thơ của những thi sĩ như Nguyễn Tất Nhiên, Đinh Tuấn, Dương Phương Linh, Cung Chi.
Ngô Càn Chiếu được biết đến nhiều qua những bản tình ca. Anh còn phô diễn chân trời quê hương với Sài Gòn Ơi, Làm Sao Em Biết Đường Chim Bay, Mẹ Đi Tìm Con; vào cả những góc khuất tâm linh, tuy anh không theo một tôn giáo nào qua 2 ca khúc Hoan Lạc và Đừng phổ thơ Cung Chi.
- Mộng Trang: Nhạc sĩ Mộng Trang, còn là một giọng hát vút cao, cũng là thành viên nhóm Thạch Cầm. Những ca khúc của Mộng Trang phần lớn mang âm hưởng vui tươi, lạc quan của du ca, nhiều ca khúc của cô phổ từ thơ. Mộng Trang đã phát hành dĩa nhạc đôi Sẽ Còn Lại Những Gì và Một Nửa gồm những ca khúc phổ từ thơ, còn lại là ca khúc của bạn bè mà cô yêu thích. Gần đây, dĩa nhạc Nhạc Và Thơ đến với người yêu âm nhạc, yêu thơ là những ca khúc phổ thơ của hai người bạn thân thiết: Từ Nguyễn và Dương Phương Linh. Là người Công Giáo, ca khúc Tơ Trời phổ từ thơ Cung Chi trong tập Thương Ngàn Thương là ca khúc đầu tiên hướng về Chúa. Như cô đã thố lộ: “Là một hạnh ngộ bất ngờ”. Hi vọng sẽ còn những gặp gỡ thân thương trong những ngày tới…
- Đinh Công Huỳnh (Na Uy): hội viên Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại. Tác giả các ca khúc: Những Tấm Bánh, Về Lộ Đức, Ân Sâu Nghĩa Đầy, Ân Tình Mẹ Cha, Ánh Sáng Đời Con, Bao La Tình Cha, Tình Yêu Gia Đình.
2) Phân tích nhạc phẩm:
Vì khuôn khổ hạn hẹp của bài nói chuyện, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu nhạc phẩm Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn và Đền Thiên Thu của Linh Diệu.
- Thương Ngàn Thương (Kim Tuấn): Mở đầu dĩa nhạc là ca khúc Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn. Cũng như thi nhân lập lại chữ ‘‘Thương’’ hai lần để tạo nhạc tính, trong ca khúc, tác giả viết 16 nốt nhạc cho 3 chữ Thương Ngàn Thương để tạo âm điệu (mélodie), đồng thời là cấu trúc (structure) ngắt các đoạn nhạc.
Kỹ thuật này từng được Beethoven sử dụng trong hành âm Allegro con brio Giao hưởng số 5 (la Cinquième Symphonie), với tám nốt nhạc sol-sol-sol-mi bémol, và bốn nốt nhạc đáp lại: fa-fa-fa-ré cực mạnh (fortissimo):
Nhạc tố mở đầu (motif initial) trong ca khúc Thương Ngàn Thương diễn tả trung thực thơ Cung Chi: Nhạc và thơ hòa điệu bằng cách lập lại vần điệu (répétition). Marcel Cohen cho rằng ‘‘Thơ là sự đảo ngược’’ (tout vers est versus). Sự lập lại khiến câu thơ trở nên day dứt, như trường hợp ‘‘thương ngàn thương’’. Chữ ‘‘thương’’ trong thơ Cung Chi tạo thanh âm, cũng giống như là chữ ‘‘toujours’’ trong thơ Corneille: ‘‘toujours aimer, toujours souffrir, toujours mourir’’. Sau mỗi đoạn nhạc, nhạc sĩ Kim Tuấn lập lại ‘‘thương ngàn thương’’ khiến vần thơ Cung Chi chắp cánh ngàn trùng, nghe trong thơ có nỗi niềm day dứt.
Việc đối chiếu giữa Thương Ngàn Thương của Cung Chi và Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn cho thấy việc lập lại nhiều lần một câu không những khiến cho âm điệu trở nên phong phú hơn, mà còn làm nổi bật sự trăn trở được gửi gấm trong thơ:
- Bao chục kinh mùa thương
- Nào con đâu có biết
Câu thơ cuối ‘‘Chỉ biết thương ngàn thương’’ có nghĩa là tác giả trông cậy vào tình thương hải hà (thương ngàn thương) của Đức Mẹ. Chữ ‘‘thương’’ ở đây có hai nghĩa: là tình thương nhưng còn là sự thương xót, như năm sự thương của chuỗi mân côi.
Sự lập lại trong cả thơ lẫn nhạc là lời thở than, là tiếng thở dài hoặc nức nở. Ta có thể đơn cử một ví dụ: chỉ qua mấy cây thơ lục bát, Nguyễn Du đã cực tả nỗi buồn bằng cách lập lại 4 lần chữ ‘‘Buồn’’ để diễn tả một nỗi buồn: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Buồn trông ngọn nước mới sa, Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Sau đây là đối chiếu biểu giữa bài thơ và ca khúc có cùng tên Thương Ngàn Thương:
- Đền Thiên Thu (Kiều Linh): Kiều Linh phổ nhạc bài thơ Kinh Hoàng của Cung Chi, đổi tên thành Đền Thiên Thu. Đền Thiên Thu (Le temple de l’Éternel) được nói trong Cựu ước qua chữ Hébreu ‘‘Heykal’’היכל - הֵיכָל: ‘‘Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong Đền Thiên Thu (temple de l’Éternel), nơi có đặt hòm bia Thiên Chúa.’’
Trong thơ Cung Chi, đất Việt khổ đau trở thành ngôi Đền Thiên Thu. Sau đây là bảng đối chiếu giữa bài thơ Kinh Hoàng của Cung Chi và ca khúc Đền Thiên Thu của Linh Diệu.
Nếu ca khúc Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn chú trọng đến việc lập lại vần điệu để tảo thanh âm, ca khúc Đền Thiên Thu nhấn mạnh đến nhịp điệu, với ghi chú ‘‘Tempo di Tango’’.
Về nhịp điệu (rythme), Đền Thiên Thu nhịp 4 vừa (modéré) gồm hai đoạn (section):
- mở đầu là âm thứ (ton mineur) diễn tả sự tang tóc;
- cuối bài chuyển thành âm trưởng (ton majeur), vì Thánh giá dân con mang hy vọng.
Cấu trúc của ca khúc còn gồm đoạn cuối (coda).
Ca khúc mang ba chủ đề (thème):
- chiến tranh;
- chết chóc;
- đền thiên thu (hy vọng).
Sau khi nói qua về các ca khúc phổ từ thơ Cung Chi, trong phần II, ta sẽ quay về với vần thơ Cung Chi.
Phần II: Từ nhạc về lại thơ:
13 bài thơ Cung Chi soạn thành ca khúc là sự chọn lựa của nhạc sĩ. Khi lạc vào vườn thơ Cung Chi, tùy theo sự cảm nhận riêng tư, mỗi người sẽ nhặt một ý thơ. Cánh hoa thơ có thể là bài lục bát ‘‘Rồi Ra’’ (III/166):
Con ơi bầu sữa tuy đầy
Mà lòng thổn thức đắng cay cũng nhiều
Hết lo sớm đến lo chiều
‘‘Giang sơn’’ thu lại bấy nhiêu là cùng.
Ngoài xa cỏ mọc thành rừng
Đất hoang còn trống lúa đồng chưa vui
Bát cơm đổi giá mồ hôi
Tình thương đổi lấy lòng người nghe con!
Đã thề cùng nuớc cùng non
Chân bùn tay lấm nhưng hồn thanh cao
Rồi ra vằng vặc trời sao
Đẹp như Sinh nhật năm nào trong thôn.
Nếu lập lại các chữ thứ 2, 4, 6 là ta đã chắp cánh nhạc ‘‘Cò lả’’ Kinh Bắc cho bài lục bát. Bài thơ trên cũng có thể ngâm sa mạc. Theo GS Trần Văn Khê: ‘‘Thang âm sa mạc rất đặc biệt, là có sự hiện hữu của quãng ba trung (tierce neutre / neutral third) có nghĩa là quãng ba ở chính giữa hai quãng ba thứ (tierce mineure / minor third) và quãng ba trưởng (tierce majeure / major third). Thang âm (échelle musicale / musical scale) như sau: Do, Mi trung, Fa, Sol, Sib, Do. Người ngâm phải biết thể luật ngâm theo điệu Sa Mạc. Tất cả chữ chót của câu thơ bằng dấu huyền như “đầy, nhiều, chiều, rừng” thì phải ngâm ở nốt DO. Còn chữ chót của câu thơ bằng không dấu như “vui, con, non, sao’’ thì ngâm ở nốt MI trung.’’ Bài thơ trên còn có thể hát theo điệu ru con miền Bắc, dựa trên thang âm: Do, Ré, Fa, Sol, La Do. Thơ Cung Chi biến thành một ru khúc (berceuse), nghe như có tiếng ‘‘ầu ơi’’ vỗ về.
Sau khi nói về nhạc tính trong thơ Cung Cha, ta sẽ bàn qua về chất liệu thơ: toàn tập Thương Ngàn Thương quy về ba chủ đề: Trời, Đất và Người.
I - Trời (天):
Cung Chi nhặt ý thơ từ cõi trời. La vérité dans ses éclats do nhà Ad Solem (Hướng dương) xuất bản năm 2014, gom góp các bài tham luận trong khóa hội thảo do Cộng đoàn Đường Mới (Communauté du Chemin Neuf) tổ chức. Jean-Pierre Lemaire đặt vấn nạn: Thi ca phải chăng là ngả đường Đức tin ? (la poésie, chemin de foi ?) Thi tập Thương Ngàn Thương vẽ ra những ngả đường Đức tin, quy về một chữ ‘‘Trời’’, với ý tưởng trong sáng. Khởi đi từ xúc cảm của thi nhân, những vần thơ đưa ta vượt khỏi thực tại bằng âm vang âm nhạc (écho musical). Chữ nghĩa trong thơ như bước chân trên mặt tuyết trắng ngần, dẫn ta về ngọn núi tinh tuyền. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ (métaphore) là bột, là suối. Trong bài lục bát ‘‘Bánh bẻ ra’’, Cung Chi viết về Trời:
Cha như suối nước trong ngần
Con như chút bột hòa tan ngấm dần
Cha như thợ bánh thuần thành
Con như bột quyện trong bàn tay Cha
Lửa nồng sức nóng tim Cha
Nung con nên bánh bẻ ra chia phần
Cha trao trọn vẹn nhục thân
Hồn linh bửu huyết lẫn thần tính thiên (天)
Để nên lương thực thiêng liêng
Con xin theo gót phận riêng xá gì !
Vì yêu Cha chẳng tiếc chi
Noi gương con cũng sống vì yêu thương.
Bố cục bài thơ gồm ba phần:
- từ thực tại (bột, nước, lửa) biến thành
- bánh thánh
- sau củng trở lại với yêu thương, nói đúng ra là thương ngàn thương: agapē (ἀγάπη), tình yêu vô điều kiện, vô vụ lợi, yêu chỉ để mà yêu (l’amour pour l’amour) vì ‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.’’ (1 Cor 13,4-8).
II - Đất (地):
Thơ Cung Chi gắn liền với đất nước, quê hương. Trăm Năm Duyên Kết nói lên duyên tình của nhà thơ với thôn làng năm xưa:
Đã bao năm rồi xa dòng sông
Chiếc cầu bắc nhịp tươi má hồng
Máu nóng bùng lên hồn trai trẻ
Mội bước chân đi nắng rộn lòng
...... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ôi khúc sông thiêng của Thị Cầu
Như làn huyết mạch rất nhiệm mầu
Dội lên hừng hực tim Kinh Bắc
Tình đời nghĩa đạo thật thăm sâu
Năm nay duyên kết chẵn trăm năm
Ngọt bùi chia sẻ với giang sơn
Càng say mùi đạo tình cành thắm
Thắm khắp quê hương khắp thế gian.
Viết về Thị Cầu, Kinh Bắc, tác giả nói tình đời nghĩa đạo là muốn nhắc tới trời mới đất mới, được nói tới trong sách Khải huyền: ‘‘Và tôi đã thấy một trời mới và một đất mới, vì trời cũ và đất cũ đã qua, và biển không còn nữa.’’ (Kh 21,1).
‘‘Sông thiêng của Thị Cầu’’ là sông Như Nguyệt (sông Cầu), nơi Lý Thường Kiệt (1019-1105) sang sảng ngâm bài Nam Quốc Sơn Hà (南國山河). Kinh Bắc (京北), tên tỉnh Bắc Ninh ngày nay, do vua Lê Thánh Tông đặt ra vào năm Canh Tuất (1490). Hình ảnh sông Cầu trong thơ Cung Chi như sau:
Thi sĩ Cung Chi quê quán Tử Nê, họ đạo lâu đời vào bậc nhất của Kinh Bắc. Vào năm 1716, Đức Cha Deydie đã cử linh mục Messari (người Bồ Đào Nha) về coi xứ Tử Nê. Từ Tử Nê, hạt giống đức tin lan rộng đến nhiều thôn làng Kinh Bắc. Ngay từ thế kỷ XIX, xứ đạo Tử Nê gồm các họ đạo Ngọc Cục, Hương La, Bái Giang, Ngô Thôn, Phương Giáo, Quỳnh Bôi, Thủ Pháp, Tháp Dương. Năm 1883, Đức Cha Lễ người Tây Ban Nha tách xứ đạo Tử Nê khỏi địa phận Hải Phòng, thành lập địa phận Bắc Ninh. Lễ hội Dâng Hoa vào tháng Năm phát xuất từ Tử Nê.
III - Người (人):
Thi tập Thương Ngàn Thương chính là cõi người ta. Trăm năm trong cõi người ta. Khác với luận đề ‘‘tài mệnh tương đố’’ (才命相妒) của Nguyễn Du. Trong thi tập, thi nhân gặp gỡ tha nhân vốn là hình ảnh Thiên Chúa, được nói đến trong sách Sáng thế. Nam nữ cùng xương cùng thịt, có cùng hơi thở Thánh linh. Tiền đề này khiến mỗi người có tương quan mật thiết với tha nhân. Sách Sáng thế đưa ra hình ảnh con người có thân xác và linh hồn. Chúa Kitô, Ngôi Hai xuống thế làm người, mang lại cho loài người phẩm giá. Triết học nhân bản Kitô giáo được thể hiện qua các bài thơ Cung Chi viết về phận người. Ta hãy nghe lời ru con, phác họa con người trong một đất nước đọa đầy, loạn lạc:
Con ơi chín tháng nhọc nhằn
Mang con trong tiếng nhớ than mỗi ngày
Giang sơn u tối phủ đầy
Gông cùm nô lệ biết ngày nào rơi
Thương con vừa lúc chào đời
Nhìn đâu cũng thấy một trời lầm than
Dân ta đói rách nghèo nàn!
Dân ta đang chịu muôn ngàn đắng cay
Dân ta nheo nhóc tù đầy
Lệ sầu u uất rừng mây ngậm ngùi.
Những vần thơ Cung Chi cầu mong ‘‘dân ta ’’ thoát khỏi cảnh ‘‘đói rách, nghèo nàn’’, lầm than đọa đầy. ‘‘Dân ta’’ của Cung Chi là cha là mẹ, là anh chị em ruột thịt một nhà, nói rộng ra là bà con lối xóm, những người thân quen, những người chưa quen. Câu thơ chót nhân cách hóa rừng mây, nói thay cho cõi lòng tan nát của thi nhân.
Thơ Cung Chi còn vang vọng lời nhắn nhủ nhân hậu của Chúa Kitô Vua ‘‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm’’. (Mt 25,34-36)
Những vần thơ ‘‘Thương Ngàn Thương’’ còn lưu luyến trong hội trường này, trong mỗi người chúng ta. Xin chép lại thành bài thơ đề tặng thi nhân:
Chục hạt kinh đầu kính Nữ Trinh
Ngàn thương đắm đuối thắm duyên lành
Vần thơ rụng lá rơi trang giấy
Nốt nhạc reo vui khúc nhạc tình
Giọt nắng tơ vàng vương chốn cũ
Mây trôi gió cuốn cuộc hành trình
Cùng nhau nguyện ngắm lòng thương xót
Chuỗi hạt mùa thương cuộc tử sinh
Paris, ngày 19/04/2015
Lê Đình Thông
Ngày Văn hóa năm nay nhằm Chúa Nhật 19/04/1015, đúng một tháng sau ngày đầu xuân, mừng sinh nhật Thư viện Giáo Xứ tròn 25 tuổi. Để ghi dấu sự việc này, nhóm Thư viện đã thực hiện một CD gồm 13 ca khúc phổ từ thơ Cung Chi. Bài nói chuyện này nói về thơ Cung Chi chắp đôi cánh nhạc.
Dẫn nhập: Tác giả và tác phẩm
Trước khi bàn đến thơ Cung Chi và 13 ca khúc phổ thơ Cung Chi, thiết tưởng cũng nên giới thiệu thi nhân và tác phẩm.
1) Tác giả:
Cung Chi nguyên quán Kẻ Nê (Bắc Ninh), huyện Lương Tài, cách Kẻ Chợ (Hà Nội) mấy chục cây số. Theo Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (大越國總覽圖), địa danh Lương Tài (良才) có từ trước 1424. Thân phụ giáo sư Nguyễn Huy Bảo, cựu khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon, còn chiết tự: Nê (泥) là bùn; Tử (紫): sắc tía. Người xưa dùng bùn đỏ tía Kẻ Nê làm triện son, vì Kinh Bắc là địa linh nhân kiệt với ‘‘một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn, một tán Thi nhân’’. Chỉ riêng Lương Tài đã có tới 55 vị đại khoa.
Bút hiệu Cung Chi (恭之) có nguồn cội Luận Ngữ (論 語):
Vi chánh dĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi
(為 政 以 德,譬 如 北 辰,居 其 所,而 眾 星 共 之)
(Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu).
Thơ Cung Chi được thắp sáng bằng vì sao Bắc đẩu Đức Mẹ Chúa Trời ngự trị Thiên cung; các vì sao khác đều quy chầu. Củng Chi (共祗) biến thành Cung Chi (恭祗), vì Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.
Bút hiệu Cung Chi gồm hai chữ:
- chữ ‘‘Cung’’ (恭) đầu mang ý nghĩa cung nhạc;
- chữ ‘‘Chi’’ (祗) sau là hơi thơ, nghĩa là ‘‘chỉ như thế thôi’’, như câu nói của Trương Nhược Hư (張若虛):
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giang nguyệt niên niên chi tương tự
(人 生 代 代 無 窮 已,江 月 年 年 祗 相 似)
(Đời người ta đời này sang đời khác không cùng tận,
mặt trăng năm này sang năm khác vẫn như nhau).
2) Tác phẩm:
Ba tập thơ Cung Chi có chung tựa đề Thương Ngàn Thương, lấy tên từ bài thơ 5 chữ, nói lên tâm tình của tác giả khi lần chuỗi Mân Côi: lúc lên 10, vào tuổi đôi mươi, rồi tam thập, tứ tuần, ngũ tuần, sau cùng là năm chục kinh mùa thương còn chưa đọc:
Liệu con còn đọc tiếp
Bao chục kinh mùa Thương
Nào đâu con có biết
Chỉ biết thương ngàn thương.
‘‘Thương ngàn thương’’ đều là chữ nôm:
- Thương đầu là động từ;
- Thương sau là danh từ.
Còn lại là chữ ngàn. Trong Kinh thánh,
- Tân Ước có chữ ‘‘ngàn’’ viết bằng cổ ngữ Hy lạp χίλια chép lại sách Khải huyền;
- Cựu ước có chữ ‘‘ngàn’’ viết bằng cổ ngữ Hébreu מַיִיל: ‘‘Từ trước nhan Người, cuộn sóng lửa cuồn cuộn chảy ra.’’ (Đn 7,10).
‘‘Ngàn’’ trong Kinh Thánh có nghĩa là nhiều.
Khi nói về bút hiệu Cung Chi, ta đã nói đến sao mai.
- ‘‘Thương’’ (商) có nghĩa là sao hôm. Sao hôm và sao mai có cùng tên sao Kim, vì sao sáng nhất trên bầu trời, đứng đầu năm tinh tú ngũ hành: Kim (Vénus), Mộc (Jupiter), Thủy (Mercure), Hỏa (Mars), Thổ (Saturne).
- Thương, trong chữ thương hải 滄海 có nghĩa là bể khơi.
Như vậy, ‘‘thương ngàn thương’’ là tình thương thắp sáng như sao Kim; mênh mông như bể khơi. Chữ ‘‘thương’’ còn là năm sự thương, nói về sự khổ lụy của Chúa Cứu Thế và của mỗi phàm nhân.
‘‘Thương Ngàn Thương’’ là bài thơ năm chữ. Cổ nhạc có ngũ cung: cung (宮), thương (商), giốc (角), chủy (徵), vũ (羽).
Ngũ cung tương ứng với các nốt nhạc:
- Cung: Fa
- Thương: Sol
- Giốc: La
- Chủy: Do
- Vũ: Ré.
Khi viết ‘‘Thương Ngàn Thương’’, nhà thơ lập lại hai lần chữ thương, bắc nhịp cầu giữa thơ và nhạc. Nhạc tính (musicalité) trong thơ Cung Chi gợi hứng cho các nhạc sĩ tìm đến vần thơ. Verlaine cho rằng:
De la musique avant toute chose
Et pour cela préfère l’Impair
Trong CD có năm bài thơ năm chữ được phổ nhạc.
Verlaine ngợi ca thơ năm chữ vì vần lẻ (pentasyllabe impair). Thương Ngàn Thương dẫn ta vào âm nhạc (incantation):
- ‘‘in’’: bước vào;
- ‘‘cantare’’: âm nhạc.
Vì vậy mới có 13 ca khúc, chắp cánh nhạc cho vần thơ Cung Chi.
Phần I - Từ thơ đến nhạc:
Trong thơ vốn có nhạc. Chiều thơ nhạc hôm nay còn là buổi chiều xuân. Xin lắng nghe ‘‘Mùa Xuân Chín’’ của Hàn Mặc Tử réo rắt thanh âm:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Xin mượn câu thơ Hàn Mặc Tử để phân chia 13 nhạc khúc như sau:
Nhóm 1 (Tiếng ca vắt vẻo) gồm các ca khúc:
- Thương Ngàn Thương (Kim Tuấn)
- Đền Thiên Thu (Nguyễn Linh Diệu)
- Tơ trời (Mộng Trang)
Nhóm 2 (Lời của nước mây) gồm các ca khúc:
- Hoan lạc (Ngô Càn Chiếu)
- Về Lộ Đức (Đinh Công Huỳnh)
Nhóm 3 (Thầm thì với ai) gồm các ca khúc:
- Đừng (Ngô Càn Chiếu)
- Sám hối (Trần Định)
- Những Tấm Bánh (Đinh Công Huỳnh)
- Khát khao (Ngô Duy Linh)
Nhóm 4 (Ý vị và thơ ngây) gồm các ca khúc:
- Cúi lạy Mẹ (Trí Tài)
- Diệu kỳ (Trần Phú)
- Mẹ đến (Nguyên Hòa)
- Dưới lá cờ Mẹ (Nennie Ross)
Sau đây là bản đối chiếu tên 13 ca khúc, 13 bài thơ và số trang ghi trong thi tập Thương Ngàn Thương (tập I, II, II):
Trước khi lược bàn về 13 ca khúc, thiết tưởng cũng nên nói qua về các nhạc sĩ:
1) Giới thiệu các nhạc sĩ:
Nhạc sĩ lão thành:
- LM Ngô Duy Linh † (1922-1988) tốt nghiệp Nhạc viện Pháp về hòa âm, giáo sư hòa âm Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại Học Dalat. Ngài từng tham gia ban giám đốc Giáo Xứ Paris (1975-1982), quản nhiệm Giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời (Louisana - Hoa Kỳ). Nhạc sư Ngô Duy Linh là tác giả các ca khúc Khát Khao (thơ Cung Chi), Nữ Vương Thiên Đàng, Cất Tiếng Hoan Ca, Đêm Bình An, Gặt Trong Sướng Vui, Hãy Ngợi Khen Chúa, Một Trời Hoa, Ngày Vinh Thắng, Đàn Chim Dũng Lạc, Chim Thăng Ca... Theo LM Trần Cao Tường, ‘‘Ngày Vinh Thắng’’ với những tiếng trống lệnh như tiếng trống đồng vang lên từ Đông Sơn, bừng lên những bó đuốc từ Mê Linh, Hoa Lư, Lam Sơn, nghe nhạc mà tưởng như thấy một đàn chim Việt bay dọc chiều dài quốc sử.’’ Ngoài ra, nhạc sư Ngô Duy Linh còn soạn các ca khúc Gương Bất Khuất, Tình Yêu Tuyệt Đối, Khúc Sáo Ân Tình, Ngoài Vũ Trụ, Âu Ca Dũng Lạc. Cố nhạc sư Ngô Duy Linh là cậu ruột GS Lương Kiều Hạnh (Giáo xứ Paris).
- LM Trần Định † (…-2005), gốc giáo phận Long Xuyên, cựu chủng sinh Chủng viện Piô XII Hà Nội, xuất thân khóa 6 (Bonaventura) Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. 32 thầy khóa 6 (trên tổng số 42 thầy) thụ phong linh mục. Cùng khóa 6 có Đức Cha Vũ Huy Chương (Giám mục Đà Lạt), hai Đức Ông Trần Thanh Phong và Lê Xuân Thượng (giáo phận Nha Trang). Ngoài Đức Cha Chương còn có 14 vị giám mục xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. Sau năm 1975, song thân ngài và cả gia đình lâm nạn trên chuyến tầu vượt biên. Linh mục Trần Định đến Hoa Kỳ, rồi sang Pháp tái định cư. Ngoài ca khúc Sám Hối phổ thơ Cung Chi, ngài còn soạn nhạc các bài thơ mang chủ đề ‘‘Hiến lễ’’ của Hải Hồ: Gieo Bước, Hiến Lễ Mới, Lễ Đầu Mùa, Niềm Vui Tận Hiến. Ngài từng cộng tác với cha Nguyễn Chí Thiết (Versailles), quản nhiệm hai cộng đoàn người Việt ở Limoges (giáo phận Bordeaux). Ngài mất nhằm lễ Tro 2005.
- LM Nguyên Hòa cùng Dòng Thánh Thể với cha Sách. Cha Hòa từng là giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam. Ngài là tác giả nhiều bản thánh ca quen thuộc như Mẹ Đến (thơ Cung Chi), Xin Chọn Ý Cha, Với Cả Lòng Thành Con Dâng Chúa, Trọn Tình Hiến Dâng, Tình Mãi Không Đổi Thay, Đêm Vang Tiếng Gọi, Cao Vời Thay Tình Chúa, Xin Là Áng Thơ Ca Ngợi, Ánh Mắt Ngài Yêu Thương, Niềm Phó Thác, Mãi Mãi Con Chọn Ngài, Một Niềm Phó Thác.
Các nhạc sĩ sáng tác:
- Nguyễn Linh Diệu: bút hiệu Kiều Linh, hội viên Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại. Theo học Nhạc Pháp Chuyên Môn tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn (trước 1975), Phối Âm và Chỉ Huy Hợp xướng (sau 1975) và học lớp ca trưởng với thầy Hải Linh. Kiều Linh từng là ca trưởng Ca đoàn Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, hiện sống tại Georgia (Hoa Kỳ), điều khiển ca đoàn Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Norcross, Georgia. Anh là tác giả các ca khúc tôn giáo: Đền Thiên Thu (thơ Cung Chi), Phó Thác, Hoa Trắng, Theo Ngài, Kinh Nguyện, Mưa Xuân…các ca khúc không tôn giáo: Mẹ (trong Vidéo Paris By Night 40 - chủ đề Mẹ), các tình khúc Mưa, Đưa Em, Hạnh Phúc Buồn…Anh cũng phối âm nhiều bản nhạc cho lĩnh xướng và hợp xướng 4 bè như Bài Ca Sao, trích đoạn Trường ca Mẹ Việt Nam, trích đoạn Trường ca Con Đường Cái Quan, trích đoạn Mười Bài Đạo Ca…
- Kim Tuấn: thành viên nhóm Thạc Cầm, bắt đầu sáng tác khi còn là học sinh, nói lên lòng thương nhớ quê nhà. Thơ Cung Chi là chất xúc tác để Kim Tuấn trở lại với đam mê cũ. Kim Tuấn yêu thơ Cung Chi, anh thường làm chất liệu để dựng nên những buổi văn nghệ tại Giáo Xứ. Anh thiết nghĩ thơ Cung Chi tự nó đã đủ tất cả những miên man, du dương, dạt dào; đã ẩn chứa nhạc tính rồi.
Nhân đọc câu thơ:
“… Năm chục tuổi kinh xong
Mái tóc đã điểm sương
Mắt mờ trông lên Mẹ
Rưng rưng lời cậy trông…”
anh thấy trong gương mái tóc mình cũng điểm sương, và anh nghe văng vẳng bên tai “Thương ngàn thương…, thương ngàn thương...” Cảnh vật chung quanh bỗng nhạt nhòa…
“… Liệu con còn đọc tiếp
Bao chục kinh mùa thương
Nào con đâu có biết
Chỉ biết thương ngàn thương…”
Với thời gian đủ dài sinh hoạt bên cạnh nhà thơ, anh cảm nhận một điều: nếu giữ lại chỉ một câu trong cõi thơ Cung Chi thì xin giữ lại lời thú nhận nầy: “Chỉ biết thương ngàn thương !...”: mỗi khi thức giấc, cũng như Cung Chi, mỗi người chúng ta biết nhủ lòng: “Chỉ biết thương ngàn thương !...”, thì buổi sáng ấy sẽ mãi mãi là buổi sáng đầu tiên tinh khôi, khi Thượng Đế dựng nên vũ trụ và muôn loài.
- Ngô Càn Chiếu: sáng lập viên nhóm Thạch Cầm quy tụ nhiều nhạc sĩ trẻ tại Paris. Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có lời giới thiệu như sau: ‘‘Một nhạc sĩ Việt sống ở Pháp có nhiều sáng tác mới mẻ, một âm điệu nhẹ nhàng thuộc thế hệ trẻ’’. Nhóm nhạc Thạch Cầm quy tụ những nhạc sĩ như Lê Khánh, Kim Tuấn, Trang Thanh Trúc, Diên Thụy, Thanh Sơn…
Nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu là tác giả của trên 400 ca khúc mà trong đó một phần không nhỏ là nhạc phổ thơ của những thi sĩ như Nguyễn Tất Nhiên, Đinh Tuấn, Dương Phương Linh, Cung Chi.
Ngô Càn Chiếu được biết đến nhiều qua những bản tình ca. Anh còn phô diễn chân trời quê hương với Sài Gòn Ơi, Làm Sao Em Biết Đường Chim Bay, Mẹ Đi Tìm Con; vào cả những góc khuất tâm linh, tuy anh không theo một tôn giáo nào qua 2 ca khúc Hoan Lạc và Đừng phổ thơ Cung Chi.
- Mộng Trang: Nhạc sĩ Mộng Trang, còn là một giọng hát vút cao, cũng là thành viên nhóm Thạch Cầm. Những ca khúc của Mộng Trang phần lớn mang âm hưởng vui tươi, lạc quan của du ca, nhiều ca khúc của cô phổ từ thơ. Mộng Trang đã phát hành dĩa nhạc đôi Sẽ Còn Lại Những Gì và Một Nửa gồm những ca khúc phổ từ thơ, còn lại là ca khúc của bạn bè mà cô yêu thích. Gần đây, dĩa nhạc Nhạc Và Thơ đến với người yêu âm nhạc, yêu thơ là những ca khúc phổ thơ của hai người bạn thân thiết: Từ Nguyễn và Dương Phương Linh. Là người Công Giáo, ca khúc Tơ Trời phổ từ thơ Cung Chi trong tập Thương Ngàn Thương là ca khúc đầu tiên hướng về Chúa. Như cô đã thố lộ: “Là một hạnh ngộ bất ngờ”. Hi vọng sẽ còn những gặp gỡ thân thương trong những ngày tới…
- Đinh Công Huỳnh (Na Uy): hội viên Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại. Tác giả các ca khúc: Những Tấm Bánh, Về Lộ Đức, Ân Sâu Nghĩa Đầy, Ân Tình Mẹ Cha, Ánh Sáng Đời Con, Bao La Tình Cha, Tình Yêu Gia Đình.
2) Phân tích nhạc phẩm:
Vì khuôn khổ hạn hẹp của bài nói chuyện, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu nhạc phẩm Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn và Đền Thiên Thu của Linh Diệu.
- Thương Ngàn Thương (Kim Tuấn): Mở đầu dĩa nhạc là ca khúc Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn. Cũng như thi nhân lập lại chữ ‘‘Thương’’ hai lần để tạo nhạc tính, trong ca khúc, tác giả viết 16 nốt nhạc cho 3 chữ Thương Ngàn Thương để tạo âm điệu (mélodie), đồng thời là cấu trúc (structure) ngắt các đoạn nhạc.
Kỹ thuật này từng được Beethoven sử dụng trong hành âm Allegro con brio Giao hưởng số 5 (la Cinquième Symphonie), với tám nốt nhạc sol-sol-sol-mi bémol, và bốn nốt nhạc đáp lại: fa-fa-fa-ré cực mạnh (fortissimo):
Nhạc tố mở đầu (motif initial) trong ca khúc Thương Ngàn Thương diễn tả trung thực thơ Cung Chi: Nhạc và thơ hòa điệu bằng cách lập lại vần điệu (répétition). Marcel Cohen cho rằng ‘‘Thơ là sự đảo ngược’’ (tout vers est versus). Sự lập lại khiến câu thơ trở nên day dứt, như trường hợp ‘‘thương ngàn thương’’. Chữ ‘‘thương’’ trong thơ Cung Chi tạo thanh âm, cũng giống như là chữ ‘‘toujours’’ trong thơ Corneille: ‘‘toujours aimer, toujours souffrir, toujours mourir’’. Sau mỗi đoạn nhạc, nhạc sĩ Kim Tuấn lập lại ‘‘thương ngàn thương’’ khiến vần thơ Cung Chi chắp cánh ngàn trùng, nghe trong thơ có nỗi niềm day dứt.
Việc đối chiếu giữa Thương Ngàn Thương của Cung Chi và Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn cho thấy việc lập lại nhiều lần một câu không những khiến cho âm điệu trở nên phong phú hơn, mà còn làm nổi bật sự trăn trở được gửi gấm trong thơ:
- Bao chục kinh mùa thương
- Nào con đâu có biết
Câu thơ cuối ‘‘Chỉ biết thương ngàn thương’’ có nghĩa là tác giả trông cậy vào tình thương hải hà (thương ngàn thương) của Đức Mẹ. Chữ ‘‘thương’’ ở đây có hai nghĩa: là tình thương nhưng còn là sự thương xót, như năm sự thương của chuỗi mân côi.
Sự lập lại trong cả thơ lẫn nhạc là lời thở than, là tiếng thở dài hoặc nức nở. Ta có thể đơn cử một ví dụ: chỉ qua mấy cây thơ lục bát, Nguyễn Du đã cực tả nỗi buồn bằng cách lập lại 4 lần chữ ‘‘Buồn’’ để diễn tả một nỗi buồn: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Buồn trông ngọn nước mới sa, Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Sau đây là đối chiếu biểu giữa bài thơ và ca khúc có cùng tên Thương Ngàn Thương:
- Đền Thiên Thu (Kiều Linh): Kiều Linh phổ nhạc bài thơ Kinh Hoàng của Cung Chi, đổi tên thành Đền Thiên Thu. Đền Thiên Thu (Le temple de l’Éternel) được nói trong Cựu ước qua chữ Hébreu ‘‘Heykal’’היכל - הֵיכָל: ‘‘Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong Đền Thiên Thu (temple de l’Éternel), nơi có đặt hòm bia Thiên Chúa.’’
Trong thơ Cung Chi, đất Việt khổ đau trở thành ngôi Đền Thiên Thu. Sau đây là bảng đối chiếu giữa bài thơ Kinh Hoàng của Cung Chi và ca khúc Đền Thiên Thu của Linh Diệu.
Nếu ca khúc Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn chú trọng đến việc lập lại vần điệu để tảo thanh âm, ca khúc Đền Thiên Thu nhấn mạnh đến nhịp điệu, với ghi chú ‘‘Tempo di Tango’’.
Về nhịp điệu (rythme), Đền Thiên Thu nhịp 4 vừa (modéré) gồm hai đoạn (section):
- mở đầu là âm thứ (ton mineur) diễn tả sự tang tóc;
- cuối bài chuyển thành âm trưởng (ton majeur), vì Thánh giá dân con mang hy vọng.
Cấu trúc của ca khúc còn gồm đoạn cuối (coda).
Ca khúc mang ba chủ đề (thème):
- chiến tranh;
- chết chóc;
- đền thiên thu (hy vọng).
Sau khi nói qua về các ca khúc phổ từ thơ Cung Chi, trong phần II, ta sẽ quay về với vần thơ Cung Chi.
Phần II: Từ nhạc về lại thơ:
13 bài thơ Cung Chi soạn thành ca khúc là sự chọn lựa của nhạc sĩ. Khi lạc vào vườn thơ Cung Chi, tùy theo sự cảm nhận riêng tư, mỗi người sẽ nhặt một ý thơ. Cánh hoa thơ có thể là bài lục bát ‘‘Rồi Ra’’ (III/166):
Con ơi bầu sữa tuy đầy
Mà lòng thổn thức đắng cay cũng nhiều
Hết lo sớm đến lo chiều
‘‘Giang sơn’’ thu lại bấy nhiêu là cùng.
Ngoài xa cỏ mọc thành rừng
Đất hoang còn trống lúa đồng chưa vui
Bát cơm đổi giá mồ hôi
Tình thương đổi lấy lòng người nghe con!
Đã thề cùng nuớc cùng non
Chân bùn tay lấm nhưng hồn thanh cao
Rồi ra vằng vặc trời sao
Đẹp như Sinh nhật năm nào trong thôn.
Nếu lập lại các chữ thứ 2, 4, 6 là ta đã chắp cánh nhạc ‘‘Cò lả’’ Kinh Bắc cho bài lục bát. Bài thơ trên cũng có thể ngâm sa mạc. Theo GS Trần Văn Khê: ‘‘Thang âm sa mạc rất đặc biệt, là có sự hiện hữu của quãng ba trung (tierce neutre / neutral third) có nghĩa là quãng ba ở chính giữa hai quãng ba thứ (tierce mineure / minor third) và quãng ba trưởng (tierce majeure / major third). Thang âm (échelle musicale / musical scale) như sau: Do, Mi trung, Fa, Sol, Sib, Do. Người ngâm phải biết thể luật ngâm theo điệu Sa Mạc. Tất cả chữ chót của câu thơ bằng dấu huyền như “đầy, nhiều, chiều, rừng” thì phải ngâm ở nốt DO. Còn chữ chót của câu thơ bằng không dấu như “vui, con, non, sao’’ thì ngâm ở nốt MI trung.’’ Bài thơ trên còn có thể hát theo điệu ru con miền Bắc, dựa trên thang âm: Do, Ré, Fa, Sol, La Do. Thơ Cung Chi biến thành một ru khúc (berceuse), nghe như có tiếng ‘‘ầu ơi’’ vỗ về.
Sau khi nói về nhạc tính trong thơ Cung Cha, ta sẽ bàn qua về chất liệu thơ: toàn tập Thương Ngàn Thương quy về ba chủ đề: Trời, Đất và Người.
I - Trời (天):
Cung Chi nhặt ý thơ từ cõi trời. La vérité dans ses éclats do nhà Ad Solem (Hướng dương) xuất bản năm 2014, gom góp các bài tham luận trong khóa hội thảo do Cộng đoàn Đường Mới (Communauté du Chemin Neuf) tổ chức. Jean-Pierre Lemaire đặt vấn nạn: Thi ca phải chăng là ngả đường Đức tin ? (la poésie, chemin de foi ?) Thi tập Thương Ngàn Thương vẽ ra những ngả đường Đức tin, quy về một chữ ‘‘Trời’’, với ý tưởng trong sáng. Khởi đi từ xúc cảm của thi nhân, những vần thơ đưa ta vượt khỏi thực tại bằng âm vang âm nhạc (écho musical). Chữ nghĩa trong thơ như bước chân trên mặt tuyết trắng ngần, dẫn ta về ngọn núi tinh tuyền. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ (métaphore) là bột, là suối. Trong bài lục bát ‘‘Bánh bẻ ra’’, Cung Chi viết về Trời:
Cha như suối nước trong ngần
Con như chút bột hòa tan ngấm dần
Cha như thợ bánh thuần thành
Con như bột quyện trong bàn tay Cha
Lửa nồng sức nóng tim Cha
Nung con nên bánh bẻ ra chia phần
Cha trao trọn vẹn nhục thân
Hồn linh bửu huyết lẫn thần tính thiên (天)
Để nên lương thực thiêng liêng
Con xin theo gót phận riêng xá gì !
Vì yêu Cha chẳng tiếc chi
Noi gương con cũng sống vì yêu thương.
Bố cục bài thơ gồm ba phần:
- từ thực tại (bột, nước, lửa) biến thành
- bánh thánh
- sau củng trở lại với yêu thương, nói đúng ra là thương ngàn thương: agapē (ἀγάπη), tình yêu vô điều kiện, vô vụ lợi, yêu chỉ để mà yêu (l’amour pour l’amour) vì ‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.’’ (1 Cor 13,4-8).
II - Đất (地):
Thơ Cung Chi gắn liền với đất nước, quê hương. Trăm Năm Duyên Kết nói lên duyên tình của nhà thơ với thôn làng năm xưa:
Đã bao năm rồi xa dòng sông
Chiếc cầu bắc nhịp tươi má hồng
Máu nóng bùng lên hồn trai trẻ
Mội bước chân đi nắng rộn lòng
...... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ôi khúc sông thiêng của Thị Cầu
Như làn huyết mạch rất nhiệm mầu
Dội lên hừng hực tim Kinh Bắc
Tình đời nghĩa đạo thật thăm sâu
Năm nay duyên kết chẵn trăm năm
Ngọt bùi chia sẻ với giang sơn
Càng say mùi đạo tình cành thắm
Thắm khắp quê hương khắp thế gian.
Viết về Thị Cầu, Kinh Bắc, tác giả nói tình đời nghĩa đạo là muốn nhắc tới trời mới đất mới, được nói tới trong sách Khải huyền: ‘‘Và tôi đã thấy một trời mới và một đất mới, vì trời cũ và đất cũ đã qua, và biển không còn nữa.’’ (Kh 21,1).
‘‘Sông thiêng của Thị Cầu’’ là sông Như Nguyệt (sông Cầu), nơi Lý Thường Kiệt (1019-1105) sang sảng ngâm bài Nam Quốc Sơn Hà (南國山河). Kinh Bắc (京北), tên tỉnh Bắc Ninh ngày nay, do vua Lê Thánh Tông đặt ra vào năm Canh Tuất (1490). Hình ảnh sông Cầu trong thơ Cung Chi như sau:
Thi sĩ Cung Chi quê quán Tử Nê, họ đạo lâu đời vào bậc nhất của Kinh Bắc. Vào năm 1716, Đức Cha Deydie đã cử linh mục Messari (người Bồ Đào Nha) về coi xứ Tử Nê. Từ Tử Nê, hạt giống đức tin lan rộng đến nhiều thôn làng Kinh Bắc. Ngay từ thế kỷ XIX, xứ đạo Tử Nê gồm các họ đạo Ngọc Cục, Hương La, Bái Giang, Ngô Thôn, Phương Giáo, Quỳnh Bôi, Thủ Pháp, Tháp Dương. Năm 1883, Đức Cha Lễ người Tây Ban Nha tách xứ đạo Tử Nê khỏi địa phận Hải Phòng, thành lập địa phận Bắc Ninh. Lễ hội Dâng Hoa vào tháng Năm phát xuất từ Tử Nê.
III - Người (人):
Thi tập Thương Ngàn Thương chính là cõi người ta. Trăm năm trong cõi người ta. Khác với luận đề ‘‘tài mệnh tương đố’’ (才命相妒) của Nguyễn Du. Trong thi tập, thi nhân gặp gỡ tha nhân vốn là hình ảnh Thiên Chúa, được nói đến trong sách Sáng thế. Nam nữ cùng xương cùng thịt, có cùng hơi thở Thánh linh. Tiền đề này khiến mỗi người có tương quan mật thiết với tha nhân. Sách Sáng thế đưa ra hình ảnh con người có thân xác và linh hồn. Chúa Kitô, Ngôi Hai xuống thế làm người, mang lại cho loài người phẩm giá. Triết học nhân bản Kitô giáo được thể hiện qua các bài thơ Cung Chi viết về phận người. Ta hãy nghe lời ru con, phác họa con người trong một đất nước đọa đầy, loạn lạc:
Con ơi chín tháng nhọc nhằn
Mang con trong tiếng nhớ than mỗi ngày
Giang sơn u tối phủ đầy
Gông cùm nô lệ biết ngày nào rơi
Thương con vừa lúc chào đời
Nhìn đâu cũng thấy một trời lầm than
Dân ta đói rách nghèo nàn!
Dân ta đang chịu muôn ngàn đắng cay
Dân ta nheo nhóc tù đầy
Lệ sầu u uất rừng mây ngậm ngùi.
Những vần thơ Cung Chi cầu mong ‘‘dân ta ’’ thoát khỏi cảnh ‘‘đói rách, nghèo nàn’’, lầm than đọa đầy. ‘‘Dân ta’’ của Cung Chi là cha là mẹ, là anh chị em ruột thịt một nhà, nói rộng ra là bà con lối xóm, những người thân quen, những người chưa quen. Câu thơ chót nhân cách hóa rừng mây, nói thay cho cõi lòng tan nát của thi nhân.
Thơ Cung Chi còn vang vọng lời nhắn nhủ nhân hậu của Chúa Kitô Vua ‘‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm’’. (Mt 25,34-36)
Những vần thơ ‘‘Thương Ngàn Thương’’ còn lưu luyến trong hội trường này, trong mỗi người chúng ta. Xin chép lại thành bài thơ đề tặng thi nhân:
Chục hạt kinh đầu kính Nữ Trinh
Ngàn thương đắm đuối thắm duyên lành
Vần thơ rụng lá rơi trang giấy
Nốt nhạc reo vui khúc nhạc tình
Giọt nắng tơ vàng vương chốn cũ
Mây trôi gió cuốn cuộc hành trình
Cùng nhau nguyện ngắm lòng thương xót
Chuỗi hạt mùa thương cuộc tử sinh
Paris, ngày 19/04/2015
Lê Đình Thông