Ngày 29 tháng Sáu năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký ban hành Tông Hiến Vultum Dei Quaerere, "Tìm kiếm gương mặt Thiên Chúa", về đời sống chiêm niệm nữ giới. Gần một năm sau, trong các ngày 25-29 tháng Tư năm 2017, Các Dòng Chiêm Niệm Cát Minh Nữ Hoa Kỳ đã tổ chức Hội Nghị tại St Louis, Illinois, để học hỏi về Tông Hiến này. Linh Mục Daniel Chowing, Cố Vấn Dòng Discale Carmelites, nhân dịp này, đã đọc một bài thuyết trình rất hay tựa là Cầu Nguyện Như Một Việc Biến Đổi, dựa trên Tông Hiến và linh đạo Têrêxa-Gioan Thánh Giá. Chúng tôi xin chuyển bài của Cha sang tiếng Việt.
Trong hội nghị này, tôi muốn nói về chủ đề cầu nguyện và chiêm niệm trong Tông Hiến Vultum Dei Quaerere và, cũng như trong hội nghị trước, tôi muốn suy niệm về vấn đề này dưới viễn ảnh Têrêxa/Gioan Thánh Giá.
Phần thứ tư của Tông Hiến giới thiệu các yếu tố chủ chốt của đời sống chiêm niệm. Giáo Hội nhìn nhận đời sống chiêm niệm là một đặc sủng, là hồng phúc của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, một hồng phúc sinh tồn qua nhiều thời kỳ thăng hoa và thoái hóa. Nói về đời sống chiêm niệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không định nghĩa chiêm niệm như một kinh nghiệm cầu nguyện phú bẩm vượt quá giai đoạn suy niệm suy lý mà ta có thể tìm thấy trong các trước tác của Thánh Têrêxa hay của Thánh Gioan Thánh Giá hoặc các nhà huyền nhiệm khác, và ngài cũng không định nghĩa đời sống chiêm niệm như một lối sống nội cấm, mặc dù ngài thừa nhận đời sống cầu nguyện và chiêm niệm cần được sống “trong thinh lặng và nội cấm” và trong “thâm cung lòng mình”. Ngài định nghĩa đời sống chiêm niệm là việc đi tìm dung nhan Thiên Chúa và duy trì một tình yêu vô điều kiện với Chúa Giêsu Kitô.
Đời sống cầu nguyện là một “lịch sử yêu đương say đắm dành cho Chúa và nhân loại”; một khát vọng say mê đi tìm dung nhan Thiên Chúa trong mối tương quan thân mật với Người, một tương quan diễn ra hàng ngày. Nó là một đáp trả đối với tình yêu của Chúa; tình yêu của Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta (1 Ga 4:19).
Những người chiêm niệm là tiếng nói của Giáo Hội không ngừng ca ngợi, tạ ơn, nài van và cầu bầu cho toàn thể nhân loại. Bằng cách này, họ là những đồng công nhân của Thiên Chúa, “giúp các thành viên ngã qụy của nhiệm thể vinh quang của Người chỗi dậy” (9). Là các đồng công nhân của Thiên Chúa, các người chiêm niệm có một sứ mệnh tông đồ trong Giáo Hội.
Trong cầu nguyện bản thân và cộng đồng của mình, chúng ta bước vào một sự thân mật nồng nàn hơn với Chúa và khám phá ra Chúa như kho báu đời mình. Tình thân mật của ta với Thiên Chúa lớn lên trong “thâm cung lòng mình,” trong “sự cô tịch của nội cấm,” và trong đời sống huynh đệ nơi ta cố gắng sống trung thành cuộc sống tin mừng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt Đức Maria làm mẫu mực cho đời sống chiêm niệm. Đức Maria là người đàn bà của đức tin, người lấy Thiên Chúa làm tâm điểm đời mình, vốn là “điều duy nhất cần thiết” (Lc 10:42). Người chiêm niệm là người có trái tim bị Thiên Chúa “đánh cướp”, Đấng hàn gắn lòng ta và phục hồi sự hợp nhất trong ta, do đó, giúp ta có thể nhìn sáng thế và người khác bằng con mắt đức tin và tình yêu.
Tông Hiến đề xuất việc cầu nguyện, cả phụng vụ lẫn bản thân, như là điều “căn bản để nuôi dưỡng đời sống chiêm niệm.” (16). Cầu nguyện là “cốt lõi” của đời tận hiến, và càng là thế đối với đời chiêm niệm. Đức Thánh Cha đưa ra một nhận xét quan trọng: nhiều người thời nay không biết phải cầu nguyện ra sao, hoặc họ chỉ giới hạn mối tương quan với Chúa vào lúc cần thiết mà thôi. Đối với những người khác, họ chỉ cầu nguyện vào lúc hạnh phúc. Vì lý do này, ơn gọi chiêm niệm có tính tiên tri: người chiêm niệm ca ngợi Thiên Chúa bằng Phụng Vụ Các Giờ Kinh và kết hợp với Chúa Kitô trong lời cầu nguyện bản thân cho tất cả những ai không biết cầu nguyện ra sao. Đời sống cầu nguyện của người chiêm niệm có một ý nghĩa tông đồ: đời sống cầu nguyện và chiêm niệm của họ phải ôm lấy toàn bộ nhân loại, nhất là những ai đang đau khổ.
Rất giống với chương hai của Tông Huấn Evangelii gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất việc đọc “các dấu chỉ thời đại;” ngài liệt kê một số các đau khổ đa dạng mà người ta đang chịu trong xã hội ta: các tù nhân, các di dân, các người tị nạn và các nạn nhân bị bách hại; các gia đình đang kinh qua khó khăn, người thất nghiệp, người nghèo đói, người bệnh hoạn, và những người đang khốn khổ vì nghiện ngập. Trong lời cầu nguyện của mình, ta đem tới trước Thiên Chúa các anh chị em của ta, những người, vì bất cứ lý do nào, đang không thể tới để cảm nghiệm được lòng thương xót hàn gắn của Thiên Chúa, “dù cho Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi họ.” (16) Nhờ lời cầu nguyện của mình, ta có thể hàn gắn các vết thương của anh chị em của ta và của thế giới.
Đức Thánh Cha đề ra 2 mô thức cho đời sống chiêm niệm, đó là tiên tri và cầu bầu. Mô thức đầu là Đức Maria, mẫu mực tối cao trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô. “Ngài là Mẹ và là Thầy của việc đồng dạng đồng hình với Con của ngài.” Mô thức thứ hai là Môsê, với đôi tay giơ lên để cầu nguyện, đem lại chiến thắng cho dân mình trước kẻ thù của họ. Môsê là hình ảnh hùng hồn của sức mạnh và tính hữu hiệu của việc cầu nguyện nhân danh toàn thể nhân loại và Giáo Hội, nhất là nhân danh những người dễ bị thương tổn và thiếu thốn. Giống trong quá khứ, cả ngày nay nữa, chúng ta có thể kết luận rằng số phận nhân loại được quyết định bởi “những trái tim cầu nguyện và những bàn tay giơ cao của các phụ nữ chiêm niệm.” (17) Vì lý do này, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta luôn trung thành với việc cầu nguyện cả phụng vụ lẫn tư riêng, để đừng “thích bất cứ điều gì hơn “opus Dei,” (việc làm của Chúa) vì người chiêm niệm có thừa tác vụ cầu nguyện và các cộng đồng ta sẽ trở nên “các trường cầu nguyện.”
Hai chủ đề chủ yếu nổi bật trong phần này của Tông Hiến: ý nghĩa đời sống chiêm niệm, và cầu nguyện như lời cầu bầu cho nhân loại, nhất là người đau khổ, người dễ bị thương tổn, và người nghèo.
Sống đời sống chiêm niệm
Sống đời sống chiêm niệm có nghĩa gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì như Tông Hiến đã nhắc nhở chúng ta: “trong các thập niên qua, nhiều thay đổi mau chóng có tính lịch sử đã diễn ra đòi phải đối thoại” và biện phân. Đồng thời, các giá trị chủ yếu của đời sống chiêm niệm: thinh lặng, chú ý lắng nghe, ơn gọi cuộc sống nội tâm và ổn định, có thể và phải thách đố não trạng đương thời vì các giá trị chiêm niệm có tính tiên tri và phản văn hóa trong xã hội duy tục vốn đánh mất cảm thức nội tâm. (8)
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, làm người chiêm niệm nghĩa là hướng cái nhìn của ta về Chúa Giêsu và để mình được người ngắm nghía ngõ hầu cái ngắm nghía của Người có thể biến đổi chúng ta và “làm chúng ta nên nhân bản hơn và giúp ta sống một cuộc sống mới mẻ.” (1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn chúng ta huấn luyện cái nhìn của trái tim ta, biết hướng về tâm điểm của ta vì “tình yêu đích thực luôn có tính chiêm niệm.” (2)
Viễn kiến của Thánh Têrêxa về đời sống chiêm niệm là viễn kiến nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần trở về với cội nguồn đặc sủng của ngài.
Đặc sủng của một đan viện tu là hồng phúc ngoại thường do Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và tiếp diễn với thời gian. Hiến Pháp của các chị (năm 1991) viết rằng:
“Khởi thủy của gia đình Têrêxa trong Dòng Carmel, và ý nghĩa ơn gọi của nó trong Giáo Hội có liên hệ chặt chẽ với việc khai triển đời sống thiêng liêng của Thánh Têrêxa và đặc sủng của ngài. Cách riêng, nó phát sinh từ các ơn phúc huyền nhiệm từng thúc đẩy ngài canh tân Carmel... Kinh nghiệm huyền nhiệm của Thánh Têrêxa dẫn ngài từ từ tiến tới việc thăm dò và, có thể nói như thế, nội tâm hóa đời sống Giáo Hội, với các nỗi buồn, nát tan hợp nhất, và trên hết, việc xúc phạm Thánh Thể và chức linh mục. Diễn trình này góp phần vào việc phát triển và minh xác dự án khởi đầu của ngài. Được đánh động bởi các biến cố này, ngài đã đem lại cho đời sống mình và đời sống gia đình mới một chiều hướng tông đồ.” (1.4.5)
Các đặc sủng của một việc thành lập luôn luôn phát sinh từ các bối cảnh chính xác của lịch sử. Được Chúa Thánh Thần linh hứng, các vị sáng lập cùng với các dòng tu, tu hội và phong trào của mình đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề và nhu cầu thời đại. Ta có thể thấy điều này cả trong cuộc cải tổ theo hướng của Thánh Têrêxa. Ngài nói rõ điều này trong các chương đầu tiên của cuốn Đường Trọn Lành rằng Giáo Hội nằm ở tâm điểm quyết định của ngài trong việc thành lập Đan Viện Thánh Giuse và việc trở về với lý tưởng nguyên thủy của Carmel. Thánh Têrêxa rất mẫn cảm đối với thế giới ngài sống và các dấu chỉ thời đại.
“Lúc ấy, tin tức đến với tôi về sự tai hại đang diễn ra ở Pháp và về các tàn phá mà những người theo Luthêrô đã gây ra và việc phái đáng thương này đang lớn mạnh ra sao. Các tin tức này làm tôi buồn rầu lắm, và, như thể tôi có thể làm được gì hay là điều gì đó, nên tôi kêu van Chúa và nài xin Người cho tôi được chữa lành một sự ác như thế. Dường như tôi sẵn sàng hy sinh cả ngàn mạng sống để cứu một linh hồn trong số nhiều linh hồn đang bị mất ở đấy. Tôi hiểu rõ tôi chỉ là một người đàn bà và là một người đàn bà thảm hại và không thể làm được bất cứ điều hữu ích nào để phục vụ Chúa. Tôi vốn chỉ ước mong và vẫn còn ước mong rằng Người có quá nhiều kẻ thù và ít bạn bè như thế, nên số bạn bè ít oi này phải là những bạn bè thật tốt. Thành thử, tôi quyết tâm làm những điều bé nhỏ trong khả năng của mình; nghĩa là, sống theo các lời khuyên của Tin Mừng một cách hoàn hảo bao nhiêu có thể và cố gắng để số người ít ỏi đang sống ở đây này cũng làm y như vậy.” (W.1.2)
Vì Giáo Hội bị chia rẽ và đầy thương tích, nên Thánh Têrêxa muốn làm “điều bé nhỏ mà ngài có thể làm” để đem lại sự gàn gắn. (W.1.1.)
Kỳ sau: Phong Trào Cải Cách Thệ Phản
Trong hội nghị này, tôi muốn nói về chủ đề cầu nguyện và chiêm niệm trong Tông Hiến Vultum Dei Quaerere và, cũng như trong hội nghị trước, tôi muốn suy niệm về vấn đề này dưới viễn ảnh Têrêxa/Gioan Thánh Giá.
Phần thứ tư của Tông Hiến giới thiệu các yếu tố chủ chốt của đời sống chiêm niệm. Giáo Hội nhìn nhận đời sống chiêm niệm là một đặc sủng, là hồng phúc của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, một hồng phúc sinh tồn qua nhiều thời kỳ thăng hoa và thoái hóa. Nói về đời sống chiêm niệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không định nghĩa chiêm niệm như một kinh nghiệm cầu nguyện phú bẩm vượt quá giai đoạn suy niệm suy lý mà ta có thể tìm thấy trong các trước tác của Thánh Têrêxa hay của Thánh Gioan Thánh Giá hoặc các nhà huyền nhiệm khác, và ngài cũng không định nghĩa đời sống chiêm niệm như một lối sống nội cấm, mặc dù ngài thừa nhận đời sống cầu nguyện và chiêm niệm cần được sống “trong thinh lặng và nội cấm” và trong “thâm cung lòng mình”. Ngài định nghĩa đời sống chiêm niệm là việc đi tìm dung nhan Thiên Chúa và duy trì một tình yêu vô điều kiện với Chúa Giêsu Kitô.
Đời sống cầu nguyện là một “lịch sử yêu đương say đắm dành cho Chúa và nhân loại”; một khát vọng say mê đi tìm dung nhan Thiên Chúa trong mối tương quan thân mật với Người, một tương quan diễn ra hàng ngày. Nó là một đáp trả đối với tình yêu của Chúa; tình yêu của Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta (1 Ga 4:19).
Những người chiêm niệm là tiếng nói của Giáo Hội không ngừng ca ngợi, tạ ơn, nài van và cầu bầu cho toàn thể nhân loại. Bằng cách này, họ là những đồng công nhân của Thiên Chúa, “giúp các thành viên ngã qụy của nhiệm thể vinh quang của Người chỗi dậy” (9). Là các đồng công nhân của Thiên Chúa, các người chiêm niệm có một sứ mệnh tông đồ trong Giáo Hội.
Trong cầu nguyện bản thân và cộng đồng của mình, chúng ta bước vào một sự thân mật nồng nàn hơn với Chúa và khám phá ra Chúa như kho báu đời mình. Tình thân mật của ta với Thiên Chúa lớn lên trong “thâm cung lòng mình,” trong “sự cô tịch của nội cấm,” và trong đời sống huynh đệ nơi ta cố gắng sống trung thành cuộc sống tin mừng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt Đức Maria làm mẫu mực cho đời sống chiêm niệm. Đức Maria là người đàn bà của đức tin, người lấy Thiên Chúa làm tâm điểm đời mình, vốn là “điều duy nhất cần thiết” (Lc 10:42). Người chiêm niệm là người có trái tim bị Thiên Chúa “đánh cướp”, Đấng hàn gắn lòng ta và phục hồi sự hợp nhất trong ta, do đó, giúp ta có thể nhìn sáng thế và người khác bằng con mắt đức tin và tình yêu.
Tông Hiến đề xuất việc cầu nguyện, cả phụng vụ lẫn bản thân, như là điều “căn bản để nuôi dưỡng đời sống chiêm niệm.” (16). Cầu nguyện là “cốt lõi” của đời tận hiến, và càng là thế đối với đời chiêm niệm. Đức Thánh Cha đưa ra một nhận xét quan trọng: nhiều người thời nay không biết phải cầu nguyện ra sao, hoặc họ chỉ giới hạn mối tương quan với Chúa vào lúc cần thiết mà thôi. Đối với những người khác, họ chỉ cầu nguyện vào lúc hạnh phúc. Vì lý do này, ơn gọi chiêm niệm có tính tiên tri: người chiêm niệm ca ngợi Thiên Chúa bằng Phụng Vụ Các Giờ Kinh và kết hợp với Chúa Kitô trong lời cầu nguyện bản thân cho tất cả những ai không biết cầu nguyện ra sao. Đời sống cầu nguyện của người chiêm niệm có một ý nghĩa tông đồ: đời sống cầu nguyện và chiêm niệm của họ phải ôm lấy toàn bộ nhân loại, nhất là những ai đang đau khổ.
Rất giống với chương hai của Tông Huấn Evangelii gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất việc đọc “các dấu chỉ thời đại;” ngài liệt kê một số các đau khổ đa dạng mà người ta đang chịu trong xã hội ta: các tù nhân, các di dân, các người tị nạn và các nạn nhân bị bách hại; các gia đình đang kinh qua khó khăn, người thất nghiệp, người nghèo đói, người bệnh hoạn, và những người đang khốn khổ vì nghiện ngập. Trong lời cầu nguyện của mình, ta đem tới trước Thiên Chúa các anh chị em của ta, những người, vì bất cứ lý do nào, đang không thể tới để cảm nghiệm được lòng thương xót hàn gắn của Thiên Chúa, “dù cho Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi họ.” (16) Nhờ lời cầu nguyện của mình, ta có thể hàn gắn các vết thương của anh chị em của ta và của thế giới.
Đức Thánh Cha đề ra 2 mô thức cho đời sống chiêm niệm, đó là tiên tri và cầu bầu. Mô thức đầu là Đức Maria, mẫu mực tối cao trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô. “Ngài là Mẹ và là Thầy của việc đồng dạng đồng hình với Con của ngài.” Mô thức thứ hai là Môsê, với đôi tay giơ lên để cầu nguyện, đem lại chiến thắng cho dân mình trước kẻ thù của họ. Môsê là hình ảnh hùng hồn của sức mạnh và tính hữu hiệu của việc cầu nguyện nhân danh toàn thể nhân loại và Giáo Hội, nhất là nhân danh những người dễ bị thương tổn và thiếu thốn. Giống trong quá khứ, cả ngày nay nữa, chúng ta có thể kết luận rằng số phận nhân loại được quyết định bởi “những trái tim cầu nguyện và những bàn tay giơ cao của các phụ nữ chiêm niệm.” (17) Vì lý do này, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta luôn trung thành với việc cầu nguyện cả phụng vụ lẫn tư riêng, để đừng “thích bất cứ điều gì hơn “opus Dei,” (việc làm của Chúa) vì người chiêm niệm có thừa tác vụ cầu nguyện và các cộng đồng ta sẽ trở nên “các trường cầu nguyện.”
Hai chủ đề chủ yếu nổi bật trong phần này của Tông Hiến: ý nghĩa đời sống chiêm niệm, và cầu nguyện như lời cầu bầu cho nhân loại, nhất là người đau khổ, người dễ bị thương tổn, và người nghèo.
Sống đời sống chiêm niệm
Sống đời sống chiêm niệm có nghĩa gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì như Tông Hiến đã nhắc nhở chúng ta: “trong các thập niên qua, nhiều thay đổi mau chóng có tính lịch sử đã diễn ra đòi phải đối thoại” và biện phân. Đồng thời, các giá trị chủ yếu của đời sống chiêm niệm: thinh lặng, chú ý lắng nghe, ơn gọi cuộc sống nội tâm và ổn định, có thể và phải thách đố não trạng đương thời vì các giá trị chiêm niệm có tính tiên tri và phản văn hóa trong xã hội duy tục vốn đánh mất cảm thức nội tâm. (8)
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, làm người chiêm niệm nghĩa là hướng cái nhìn của ta về Chúa Giêsu và để mình được người ngắm nghía ngõ hầu cái ngắm nghía của Người có thể biến đổi chúng ta và “làm chúng ta nên nhân bản hơn và giúp ta sống một cuộc sống mới mẻ.” (1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn chúng ta huấn luyện cái nhìn của trái tim ta, biết hướng về tâm điểm của ta vì “tình yêu đích thực luôn có tính chiêm niệm.” (2)
Viễn kiến của Thánh Têrêxa về đời sống chiêm niệm là viễn kiến nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần trở về với cội nguồn đặc sủng của ngài.
Đặc sủng của một đan viện tu là hồng phúc ngoại thường do Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và tiếp diễn với thời gian. Hiến Pháp của các chị (năm 1991) viết rằng:
“Khởi thủy của gia đình Têrêxa trong Dòng Carmel, và ý nghĩa ơn gọi của nó trong Giáo Hội có liên hệ chặt chẽ với việc khai triển đời sống thiêng liêng của Thánh Têrêxa và đặc sủng của ngài. Cách riêng, nó phát sinh từ các ơn phúc huyền nhiệm từng thúc đẩy ngài canh tân Carmel... Kinh nghiệm huyền nhiệm của Thánh Têrêxa dẫn ngài từ từ tiến tới việc thăm dò và, có thể nói như thế, nội tâm hóa đời sống Giáo Hội, với các nỗi buồn, nát tan hợp nhất, và trên hết, việc xúc phạm Thánh Thể và chức linh mục. Diễn trình này góp phần vào việc phát triển và minh xác dự án khởi đầu của ngài. Được đánh động bởi các biến cố này, ngài đã đem lại cho đời sống mình và đời sống gia đình mới một chiều hướng tông đồ.” (1.4.5)
Các đặc sủng của một việc thành lập luôn luôn phát sinh từ các bối cảnh chính xác của lịch sử. Được Chúa Thánh Thần linh hứng, các vị sáng lập cùng với các dòng tu, tu hội và phong trào của mình đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề và nhu cầu thời đại. Ta có thể thấy điều này cả trong cuộc cải tổ theo hướng của Thánh Têrêxa. Ngài nói rõ điều này trong các chương đầu tiên của cuốn Đường Trọn Lành rằng Giáo Hội nằm ở tâm điểm quyết định của ngài trong việc thành lập Đan Viện Thánh Giuse và việc trở về với lý tưởng nguyên thủy của Carmel. Thánh Têrêxa rất mẫn cảm đối với thế giới ngài sống và các dấu chỉ thời đại.
“Lúc ấy, tin tức đến với tôi về sự tai hại đang diễn ra ở Pháp và về các tàn phá mà những người theo Luthêrô đã gây ra và việc phái đáng thương này đang lớn mạnh ra sao. Các tin tức này làm tôi buồn rầu lắm, và, như thể tôi có thể làm được gì hay là điều gì đó, nên tôi kêu van Chúa và nài xin Người cho tôi được chữa lành một sự ác như thế. Dường như tôi sẵn sàng hy sinh cả ngàn mạng sống để cứu một linh hồn trong số nhiều linh hồn đang bị mất ở đấy. Tôi hiểu rõ tôi chỉ là một người đàn bà và là một người đàn bà thảm hại và không thể làm được bất cứ điều hữu ích nào để phục vụ Chúa. Tôi vốn chỉ ước mong và vẫn còn ước mong rằng Người có quá nhiều kẻ thù và ít bạn bè như thế, nên số bạn bè ít oi này phải là những bạn bè thật tốt. Thành thử, tôi quyết tâm làm những điều bé nhỏ trong khả năng của mình; nghĩa là, sống theo các lời khuyên của Tin Mừng một cách hoàn hảo bao nhiêu có thể và cố gắng để số người ít ỏi đang sống ở đây này cũng làm y như vậy.” (W.1.2)
Vì Giáo Hội bị chia rẽ và đầy thương tích, nên Thánh Têrêxa muốn làm “điều bé nhỏ mà ngài có thể làm” để đem lại sự gàn gắn. (W.1.1.)
Kỳ sau: Phong Trào Cải Cách Thệ Phản