Tại Hoa Kỳ, vào dịp này trong năm, thường có các buổi phong chức cho các tân linh mục. Và do đó, là dịp nhiều linh mục mừng kỷ niệm ngày mình được phong chức, một ơn phúc thật vĩ đại và là một thừa tác hệ trọng. Vào dịp này, Sách Lễ Rôma dự liệu việc các ngài được đọc thêm các lời nguyện cầu cho chính mình (Pro seipso sacerdote).
Theo Cha John Zuhlsdorf, Sách Lễ Rôma năm 2002 có ba công thức Pro seipso sacerdote trong khi Sách Lễ Rôma 1962, chỉ có một công thức. Ai cũng biết Sách Lễ Rôma 1962 hiện nay vẫn được phép sử dụng dưới hình thức Đức Bênêđíctô 16 gọi là ngoại thường. Cha John Zuhlsdorf thích sử dụng công thức năm 1962.
Lời nguyện đầu lễ
Omnípotens et miséricors Deus, humilitátis meae preces benígnus inténde: et me fámulum tuum, quem, nullis suffragántibus méritis, sed imménsa cleméntiae tuae largitáte, caeléstibus mystériis servíre tribuísti, dignum sacris altáribus fac minístrum; ut, quod mea voce deprómitur, tua sanctificatióne firmétur.
Tạm dịch:
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hay thương xót, xin Chúa nhân từ lắng nghe các lời cầu xin khiêm cung của con: và xin Chúa cho con, đầy tớ Chúa, kẻ, chẳng có công lao chi từ chính con, mà chỉ nhờ lòng khoan nhân độ lượng vô vàn của Chúa, được ơn phục vụ các mầu nhiệm trên trời, được trở nên thừa tác viên xứng đáng phục vụ bàn thờ thánh thiêng;để những gì miệng con thốt ra đều được bảo đảm bằng ơn thánh hóa của Chúa.
Lời cầu nguyện của vị linh mục tập chú vào ý thức thấp hèn của mình. Tất cả những gì ngài là và làm đều phụ thuộc ơn thánh Thiên Chúa, không phụ thuộc ngài.
Lời cầu nguyện ấy cũng nhấn mạnh đến liên hệ của vị linh mục với bàn thờ, nghĩa là dây liên kết ngài với Thánh Lễ. Linh mục được tấn phong để dâng lễ hy sinh.Không có linh mục, không có hy lễ, Không có Thánh Lễ, không có Thánh Thể.
Trong hình thức Thánh Lễ cũ, sau khi truyền phép theo Lễ Qui Rôma, lúc đọc Suppplices te rogamus (chúng con khẩn cầu Chúa) … linh mục cúi xuống bàn thờ. Ngài đặt hai tay lên bàn thờ. Chính chúng, đôi tay ngài và bàn thờ, đều được xức dầu thánh hiến. Ngài hôn bàn thờ. Rồi làm dấu thánh giá trên Bánh Đã Truyền Phép đặt trên khăn thánh, trên Máu Thánh trong chén thánh, và trên ngài.
Chúa Kitô là Của Lễ. Chúa Kitô là Linh Mục. Linh mục cũng là của lễ và linh mục.
Khoảnh khắc ấy trong Thánh Lễ cho thấy dây liên kết mầu nhiệm của vị linh mục với bàn thờ, nơi ngài dâng của lễ. Của lễ hiến tế và linh mục hiến lễ là một. Tại bàn thờ, ngài là alter Christus, một Chúa Kitô khác, vừa hiến tế vừa được hiến tế.
Về Dầu Thánh và việc phong chức linh mục, gần đây ta có lời khuyên cảm kích của Đức cố Giám Mục Robert C. Morlino của giáo phận Madison, Hoa Kỳ. Ngài nói rằng trong những thời khắc cheo leo, các linh mục nên rót một giọt dầu thánh lên tay rồi xoa tay, để nhắc nhở mình là ai.
Ở đây, thiết tưởng cũng nên lưu ý việc Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao việc xét xử các giáo sĩ phạm tội ấu dâm không cho bộ giáo sĩ mà là cho Bộ Giáo Lý Đức Tin. Vì, theo giải thích mới đây của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI, đây là tội phạm đến đức tin. Đúng vậy, nó phạm thánh, bàn tay ấy được xức dầu thánh, làm dơ nó là làm dơ sự thánh. Đức Cha Morlino quả là thâm thúy!
Cha Zuhlsdorf cũng nhắc lại nhận định của Thánh Augustinô khi ngài nói tới người nói Lời Chúa và Lời được nói ra, và sứ điệp cùng thực tại Lời Chúa và Tiếng nói ra lời ấy.
Tiếng nói của linh mục và chính vị linh mục chỉ là phương thế Thiên Chúa sử dụng trong hành động thánh, tức các mầu nhiệm bí tích ở bàn thờ, để làm lại ở lúc ấy điều Người đã làm.
Sau cùng, tất cả nhờ lòng thương xót. Các chữ misericors (thương xót), clementia (khoan nhân), largitas (độ lượng), benignus (nhân từ) tất cả đều chỉ về lòng Thương xót của Thiên Chúa.
Linh mục nói và Thiên Chúa làm cho điều ngài nói thành thực tại.
Người tiếp nhận lời lỏng lẻo vô thực chất (unsubstantial) của linh mục và biến nó thành chắc chắn và có thực chất.
Người tiếp nhận những con người bất xứng là các linh mục và ban cho họ quyền năng của chính Người.
Linh mục phải tự tránh đường khi ở bàn thờ, nơi Người Hành Động Thực Sự đang hành động, là Chúa Kitô, Linh Mục Đời Đời và Thượng Tế.
Cha Zuhlsdorf cho rằng đó là lý do việc thờ phượng ad orientem (quay mặt về hướng đông) là điều rất quan trọng. Nó phải là một thành tố của Tân Phúc Âm Hóa.
Lời cầu nguyện trên của lễ:
Huius, Dómine, virtúte sacraménti, peccatórum meórum máculas abstérge: et praesta; ut ad exsequéndum injúncti offícii ministérium, me tua grátia dignum effíciat.
Tạm dịch:
Lạy Chúa, nhờ sức mạnh của bí tích này, Xin Chúa tẩy rửa mọi vết nhơ tội lỗi con: và ban ơn; để nó có thể khiến con, nhờ ơn thánh Chúa, được xứng đáng thi hành thừa tác vụ của chức vụ vốn đặt để trên con này.
Linh mục cũng là những người tội lỗi cần một Đấng Cứu Rỗi y hệt mọi người khác. Các ngài cũng xưng tội và lãnh nhận ơn tha tội từ một linh mục giống y hệt mọi người khác.
Các ngài cũng phải làm việc đền tội vì các tội đã phạm giống y hệt mọi người khác.
Dù tiến tới bàn thờ như alter Christus (Chúa Kitô khác), linh mục cũng tiến tới nó như kẻ có tội. Chỉ có duy nhất một Đấng toàn thiện mà thôi.
Trong Hình Thức Ngoại Thường của Thánh Lễ, linh mục luôn được nhắc nhở mình là ai và mình không là ai. Còn hình thức mới? Không nhiều như thế.
Trong lời nguyện trên của lễ trên đây, linh mục cầu xin cho được điều chỉ có Thiên Chúa mới ban được: tẩy rửa các vết nhơ tội lỗi khỏi linh hồn mình.
Lời cầu nguyện cũng nhắc linh mục nhớ đến sự nặng nề của cái ách chức linh mục, được tượng trưng bởi lễ phục tư tế, áo lễ (chasuble). Bất cứ mang dáng dấp nào, áo lễ vẫn là dấu chỉ sự mang ách (subjugation) của linh mục.
Khi linh mục mặc phần lễ phục hiển thị nhất, theo truyền thống, ngài thường đọc lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa, Đấng từng phán rằng: ách của Ta dễ mang và gánh của ta nhẹ nhàng: xin ban ơn để con có thể mang nó cách tốt đẹp và bước chân theo Chúa một cách biết ơn. Amen”. Cái ách ngày xưa vốn là dấu chỉ sự tùng phục. Người Rôma xưa buộc những kẻ chiến bại phải bước qua một cái ách, iugum.
Thái độ này của linh mục ở bàn thờ, tạo thành nhờ lời cầu nguyện và lễ phục ngài mặc, có thể dạy chúng ta khá nhiều điều về bản chất và kế sách của mọi điều chúng ta vốn dùng để cử hành Thánh Lễ.
Lời nguyện sau khi Rước Lễ:
Omnípotens sempitérne Deus, qui me peccatórem sacris altáribus astáre voluísti, et sancti nóminis tui laudáre poténtiam: concéde propítius, per hujus sacraménti mystérium, meórum mihi véniam peccatórum; ut tuae majestáti digne mérear famulári.
Tạm dịch:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Đấng đã muốn con, một kẻ tội lỗi, đứng ở bàn thờ thánh, và ca ngợi quyền năng của Thánh Danh Chúa: xin khứng ban, nhờ mầu nhiệm bí tích này, ơn tha thứ mọi tội lỗi cho con; để con xứng đáng được hầu cận Uy Danh Chúa”.
Vào ngày thụ phong, vị linh mục nằm sấp trên sàn nhà thờ. Lúc ấy, ngài trở thành một phần của sàn nhà. Ngài là người thấp hèn nhất trong Giáo Hội.
Cha Zuhlsdorf cho rằng trong lời nguyện trên, có hai tương phản rất đáng lưu ý. Thứ nhất, là sự tương phản giữa phận hèn tôi tớ tội lỗi và uy danh Thiên Chúa. Thứ hai là sự tương phản giữa giây phút hiện tại và tương lai sắp tới.
Uy danh (majestas) giống như gloria (vinh quang), tiếng Do Thái là kabod còn tiếng Hy Lạp là doxa, một đặc tính của Thiên Chúa mà, một ngày kia, chúng ta có thể gặp thấy ở trên trời một cách khiến chúng ta được nó biến đổi mãi mãi. Khi Môsê gặp Thiên Chúa trong đám mây ở trên núi và ở trong lều, ông trở ra với khuôn mặt rực sáng đến nỗi phải mang mặt nạ. Đây là hình bóng báo trước sức mạnh biến đổi của uy danh Thiên Chúa, sức mạnh được Người chia sẻ với các thánh ở trên trời.
Linh mục hầu cận uy danh Thiên Chúa. Ngài hầu cận uy danh, theo nghĩa ngài chờ mong nó... Ngài phục vụ nó, như một người bồi chờ phục vụ... Ngài cũng mong ước nó cho chính tương lai của ngài. Nhưng lúc này đây, ngài hầu cận nó như một đầy tớ. Ngài là người hầu cận, hiểu theo mọi ý nghĩa...
Kinh cầu cho các linh mục hàng ngày
Trên đây có nhắc đến cố Giám Mục Robert C. Morlino của giáo phận Madison, Hoa Kỳ. Ngài có lời kinh rất hay để hàng ngày cầu nguyện cho các linh mục:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin Chúa nhìn gương mặt của Đấng Kitô của Chúa, và vì tình yêu đối với Người, Đấng vốn là Linh Mục Thượng Tế Vĩnh Viễn, xin Chúa thương xót các linh mục của Chúa. Lạy Thiên Chúa hết lòng xót thương, Xin Chúa nhớ rằng các ngài chỉ là những con người yếu đuối và mỏng dòn. Xin khơi động trong các ngài ơn kêu gọi của ngài, một ơn vốn hiện diện nơi các ngài nhờ việc đặt tay của giám mục. Xin Chúa giữ các ngài thật gần với Chúa, kẻo Kẻ Thù thắng lướt các ngài, để các ngài không bao giờ làm bất cứ điều gì bất xứng với ơn gọi cao cả của các ngài, dù là vi phạm nhỏ nhoi nhất.
Lạy Chúa Giêsu, con cầu xin Chúa cho các linh mục trung thành và sốt sắng của Chúa; cho các linh mục bất trung và tẻ lạnh của Chúa; cho các linh mục của Chúa đang lao nhọc tại quê hương hay ở ngoại quốc tại các xứ truyền giáo xa xôi; cho các linh mục của Chúa đang bị cám dỗ; cho các linh mục của Chúa đang cô đơn hiu quạnh; cho các linh mục trẻ của Chúa; cho các linh mục già của Chúa; cho các linh mục ốm đau của Chúa, cho các linh mục đang hấp hối của Chúa; cho linh hồn các linh mục của Chúa đang ở trong luyện ngục.
Nhưng trên hết, con xin phó thác cho Chúa các linh mục thân thiết nhất của con; linh mục đã rửa tội cho con; linh mục đã giải tội cho con; linh mục con từng giúp lễ cho và từng cho con rước Mình và Máu Thánh Chúa; linh mục đã dạy dỗ và huấn giáo con, hoặc đã giúp đỡ và khuyến khích con; mọi linh mục con mang ơn cách này hay cách khác, nhất là Cha... Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giữ các ngài gần trái tim Chúa, và chúc phúc cho các ngài cách tràn đầy ở đời này cũng như đời đời mai sau. Amen.
Theo Cha John Zuhlsdorf, Sách Lễ Rôma năm 2002 có ba công thức Pro seipso sacerdote trong khi Sách Lễ Rôma 1962, chỉ có một công thức. Ai cũng biết Sách Lễ Rôma 1962 hiện nay vẫn được phép sử dụng dưới hình thức Đức Bênêđíctô 16 gọi là ngoại thường. Cha John Zuhlsdorf thích sử dụng công thức năm 1962.
Lời nguyện đầu lễ
Omnípotens et miséricors Deus, humilitátis meae preces benígnus inténde: et me fámulum tuum, quem, nullis suffragántibus méritis, sed imménsa cleméntiae tuae largitáte, caeléstibus mystériis servíre tribuísti, dignum sacris altáribus fac minístrum; ut, quod mea voce deprómitur, tua sanctificatióne firmétur.
Tạm dịch:
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hay thương xót, xin Chúa nhân từ lắng nghe các lời cầu xin khiêm cung của con: và xin Chúa cho con, đầy tớ Chúa, kẻ, chẳng có công lao chi từ chính con, mà chỉ nhờ lòng khoan nhân độ lượng vô vàn của Chúa, được ơn phục vụ các mầu nhiệm trên trời, được trở nên thừa tác viên xứng đáng phục vụ bàn thờ thánh thiêng;để những gì miệng con thốt ra đều được bảo đảm bằng ơn thánh hóa của Chúa.
Lời cầu nguyện của vị linh mục tập chú vào ý thức thấp hèn của mình. Tất cả những gì ngài là và làm đều phụ thuộc ơn thánh Thiên Chúa, không phụ thuộc ngài.
Lời cầu nguyện ấy cũng nhấn mạnh đến liên hệ của vị linh mục với bàn thờ, nghĩa là dây liên kết ngài với Thánh Lễ. Linh mục được tấn phong để dâng lễ hy sinh.Không có linh mục, không có hy lễ, Không có Thánh Lễ, không có Thánh Thể.
Trong hình thức Thánh Lễ cũ, sau khi truyền phép theo Lễ Qui Rôma, lúc đọc Suppplices te rogamus (chúng con khẩn cầu Chúa) … linh mục cúi xuống bàn thờ. Ngài đặt hai tay lên bàn thờ. Chính chúng, đôi tay ngài và bàn thờ, đều được xức dầu thánh hiến. Ngài hôn bàn thờ. Rồi làm dấu thánh giá trên Bánh Đã Truyền Phép đặt trên khăn thánh, trên Máu Thánh trong chén thánh, và trên ngài.
Chúa Kitô là Của Lễ. Chúa Kitô là Linh Mục. Linh mục cũng là của lễ và linh mục.
Khoảnh khắc ấy trong Thánh Lễ cho thấy dây liên kết mầu nhiệm của vị linh mục với bàn thờ, nơi ngài dâng của lễ. Của lễ hiến tế và linh mục hiến lễ là một. Tại bàn thờ, ngài là alter Christus, một Chúa Kitô khác, vừa hiến tế vừa được hiến tế.
Về Dầu Thánh và việc phong chức linh mục, gần đây ta có lời khuyên cảm kích của Đức cố Giám Mục Robert C. Morlino của giáo phận Madison, Hoa Kỳ. Ngài nói rằng trong những thời khắc cheo leo, các linh mục nên rót một giọt dầu thánh lên tay rồi xoa tay, để nhắc nhở mình là ai.
Ở đây, thiết tưởng cũng nên lưu ý việc Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao việc xét xử các giáo sĩ phạm tội ấu dâm không cho bộ giáo sĩ mà là cho Bộ Giáo Lý Đức Tin. Vì, theo giải thích mới đây của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI, đây là tội phạm đến đức tin. Đúng vậy, nó phạm thánh, bàn tay ấy được xức dầu thánh, làm dơ nó là làm dơ sự thánh. Đức Cha Morlino quả là thâm thúy!
Cha Zuhlsdorf cũng nhắc lại nhận định của Thánh Augustinô khi ngài nói tới người nói Lời Chúa và Lời được nói ra, và sứ điệp cùng thực tại Lời Chúa và Tiếng nói ra lời ấy.
Tiếng nói của linh mục và chính vị linh mục chỉ là phương thế Thiên Chúa sử dụng trong hành động thánh, tức các mầu nhiệm bí tích ở bàn thờ, để làm lại ở lúc ấy điều Người đã làm.
Sau cùng, tất cả nhờ lòng thương xót. Các chữ misericors (thương xót), clementia (khoan nhân), largitas (độ lượng), benignus (nhân từ) tất cả đều chỉ về lòng Thương xót của Thiên Chúa.
Linh mục nói và Thiên Chúa làm cho điều ngài nói thành thực tại.
Người tiếp nhận lời lỏng lẻo vô thực chất (unsubstantial) của linh mục và biến nó thành chắc chắn và có thực chất.
Người tiếp nhận những con người bất xứng là các linh mục và ban cho họ quyền năng của chính Người.
Linh mục phải tự tránh đường khi ở bàn thờ, nơi Người Hành Động Thực Sự đang hành động, là Chúa Kitô, Linh Mục Đời Đời và Thượng Tế.
Cha Zuhlsdorf cho rằng đó là lý do việc thờ phượng ad orientem (quay mặt về hướng đông) là điều rất quan trọng. Nó phải là một thành tố của Tân Phúc Âm Hóa.
Lời cầu nguyện trên của lễ:
Huius, Dómine, virtúte sacraménti, peccatórum meórum máculas abstérge: et praesta; ut ad exsequéndum injúncti offícii ministérium, me tua grátia dignum effíciat.
Tạm dịch:
Lạy Chúa, nhờ sức mạnh của bí tích này, Xin Chúa tẩy rửa mọi vết nhơ tội lỗi con: và ban ơn; để nó có thể khiến con, nhờ ơn thánh Chúa, được xứng đáng thi hành thừa tác vụ của chức vụ vốn đặt để trên con này.
Linh mục cũng là những người tội lỗi cần một Đấng Cứu Rỗi y hệt mọi người khác. Các ngài cũng xưng tội và lãnh nhận ơn tha tội từ một linh mục giống y hệt mọi người khác.
Các ngài cũng phải làm việc đền tội vì các tội đã phạm giống y hệt mọi người khác.
Dù tiến tới bàn thờ như alter Christus (Chúa Kitô khác), linh mục cũng tiến tới nó như kẻ có tội. Chỉ có duy nhất một Đấng toàn thiện mà thôi.
Trong Hình Thức Ngoại Thường của Thánh Lễ, linh mục luôn được nhắc nhở mình là ai và mình không là ai. Còn hình thức mới? Không nhiều như thế.
Trong lời nguyện trên của lễ trên đây, linh mục cầu xin cho được điều chỉ có Thiên Chúa mới ban được: tẩy rửa các vết nhơ tội lỗi khỏi linh hồn mình.
Lời cầu nguyện cũng nhắc linh mục nhớ đến sự nặng nề của cái ách chức linh mục, được tượng trưng bởi lễ phục tư tế, áo lễ (chasuble). Bất cứ mang dáng dấp nào, áo lễ vẫn là dấu chỉ sự mang ách (subjugation) của linh mục.
Khi linh mục mặc phần lễ phục hiển thị nhất, theo truyền thống, ngài thường đọc lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa, Đấng từng phán rằng: ách của Ta dễ mang và gánh của ta nhẹ nhàng: xin ban ơn để con có thể mang nó cách tốt đẹp và bước chân theo Chúa một cách biết ơn. Amen”. Cái ách ngày xưa vốn là dấu chỉ sự tùng phục. Người Rôma xưa buộc những kẻ chiến bại phải bước qua một cái ách, iugum.
Thái độ này của linh mục ở bàn thờ, tạo thành nhờ lời cầu nguyện và lễ phục ngài mặc, có thể dạy chúng ta khá nhiều điều về bản chất và kế sách của mọi điều chúng ta vốn dùng để cử hành Thánh Lễ.
Lời nguyện sau khi Rước Lễ:
Omnípotens sempitérne Deus, qui me peccatórem sacris altáribus astáre voluísti, et sancti nóminis tui laudáre poténtiam: concéde propítius, per hujus sacraménti mystérium, meórum mihi véniam peccatórum; ut tuae majestáti digne mérear famulári.
Tạm dịch:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Đấng đã muốn con, một kẻ tội lỗi, đứng ở bàn thờ thánh, và ca ngợi quyền năng của Thánh Danh Chúa: xin khứng ban, nhờ mầu nhiệm bí tích này, ơn tha thứ mọi tội lỗi cho con; để con xứng đáng được hầu cận Uy Danh Chúa”.
Vào ngày thụ phong, vị linh mục nằm sấp trên sàn nhà thờ. Lúc ấy, ngài trở thành một phần của sàn nhà. Ngài là người thấp hèn nhất trong Giáo Hội.
Cha Zuhlsdorf cho rằng trong lời nguyện trên, có hai tương phản rất đáng lưu ý. Thứ nhất, là sự tương phản giữa phận hèn tôi tớ tội lỗi và uy danh Thiên Chúa. Thứ hai là sự tương phản giữa giây phút hiện tại và tương lai sắp tới.
Uy danh (majestas) giống như gloria (vinh quang), tiếng Do Thái là kabod còn tiếng Hy Lạp là doxa, một đặc tính của Thiên Chúa mà, một ngày kia, chúng ta có thể gặp thấy ở trên trời một cách khiến chúng ta được nó biến đổi mãi mãi. Khi Môsê gặp Thiên Chúa trong đám mây ở trên núi và ở trong lều, ông trở ra với khuôn mặt rực sáng đến nỗi phải mang mặt nạ. Đây là hình bóng báo trước sức mạnh biến đổi của uy danh Thiên Chúa, sức mạnh được Người chia sẻ với các thánh ở trên trời.
Linh mục hầu cận uy danh Thiên Chúa. Ngài hầu cận uy danh, theo nghĩa ngài chờ mong nó... Ngài phục vụ nó, như một người bồi chờ phục vụ... Ngài cũng mong ước nó cho chính tương lai của ngài. Nhưng lúc này đây, ngài hầu cận nó như một đầy tớ. Ngài là người hầu cận, hiểu theo mọi ý nghĩa...
Kinh cầu cho các linh mục hàng ngày
Trên đây có nhắc đến cố Giám Mục Robert C. Morlino của giáo phận Madison, Hoa Kỳ. Ngài có lời kinh rất hay để hàng ngày cầu nguyện cho các linh mục:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin Chúa nhìn gương mặt của Đấng Kitô của Chúa, và vì tình yêu đối với Người, Đấng vốn là Linh Mục Thượng Tế Vĩnh Viễn, xin Chúa thương xót các linh mục của Chúa. Lạy Thiên Chúa hết lòng xót thương, Xin Chúa nhớ rằng các ngài chỉ là những con người yếu đuối và mỏng dòn. Xin khơi động trong các ngài ơn kêu gọi của ngài, một ơn vốn hiện diện nơi các ngài nhờ việc đặt tay của giám mục. Xin Chúa giữ các ngài thật gần với Chúa, kẻo Kẻ Thù thắng lướt các ngài, để các ngài không bao giờ làm bất cứ điều gì bất xứng với ơn gọi cao cả của các ngài, dù là vi phạm nhỏ nhoi nhất.
Lạy Chúa Giêsu, con cầu xin Chúa cho các linh mục trung thành và sốt sắng của Chúa; cho các linh mục bất trung và tẻ lạnh của Chúa; cho các linh mục của Chúa đang lao nhọc tại quê hương hay ở ngoại quốc tại các xứ truyền giáo xa xôi; cho các linh mục của Chúa đang bị cám dỗ; cho các linh mục của Chúa đang cô đơn hiu quạnh; cho các linh mục trẻ của Chúa; cho các linh mục già của Chúa; cho các linh mục ốm đau của Chúa, cho các linh mục đang hấp hối của Chúa; cho linh hồn các linh mục của Chúa đang ở trong luyện ngục.
Nhưng trên hết, con xin phó thác cho Chúa các linh mục thân thiết nhất của con; linh mục đã rửa tội cho con; linh mục đã giải tội cho con; linh mục con từng giúp lễ cho và từng cho con rước Mình và Máu Thánh Chúa; linh mục đã dạy dỗ và huấn giáo con, hoặc đã giúp đỡ và khuyến khích con; mọi linh mục con mang ơn cách này hay cách khác, nhất là Cha... Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giữ các ngài gần trái tim Chúa, và chúc phúc cho các ngài cách tràn đầy ở đời này cũng như đời đời mai sau. Amen.