Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con. Trên đây, Thánh Vịnh Gia tưởng nhớ ơn phúc tuyệt vời của Thiên Chúa đối với ông liên quan tới ơn nói tiên tri, nhờ thế ông tiến tới chỗ hy vọng; tuy nhiên, ở đây, ông cho thấy điều ông hy vọng có được từ Thiên Chúa. Và ở đây, có hai điều: thứ nhất, ông hy vọng các sự dữ được lấy đi, các sự dữ ông phải gánh chịu vì tội lỗi; thứ hai, ông hy vọng được lấy lại những điều tốt lành ông đã đánh mất, khi ông thưa, xin cho con được nghe.
Vì cần biết rằng con người, vì tội lỗi, thứ nhất phải gánh chịu sư ô uế. Giêrêmia 1: “Ngươi nhơ nhuốc trong tội lỗi của ngươi”. Thứ hai, họ phải gánh chịu sự thất sủng. Do đó, Sách Ai Ca 4: “Mặt mũi chúng trở thành đen hơn than”. Và ông hy vọng rằng cả hai điều này được lấy đi khỏi ông: tức sự ô uế và thất sủng thiêng liêng.
Sự ô uế phát sinh từ điều này dục vọng con người vốn gắn liền với những điều tạm bợ, những điều nó trở nên tương tự: do đó, nếu nó được trộn với những điều xấu xa hơn, như vàng với chì, nó sẽ trở nên xấu xa hơn. Hôsê 9: “Chúng trở nên kinh tởm như những thần chúng yêu thích”.
Nhưng thất sủng phát sinh từ điều này: nó gắn liền với những sự thế gian mà vì chúng ánh sáng lý trí bị lu mờ, vì bị so sánh như thú dữ. Thánh Vịnh 48: và con người khi được vênh vang thì không hiểu biết; họ bị so sánh với những con thú vô tâm, và trở nên giống như chúng.
Và do đó, linh hồn trở nên đen đủi hay tối tăm: và do đó, như ông nói trước nhất: Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con: trong đó, ông nhắc đến nghi thức trong Cựu Ước. Dân Số 19 nói rằng vào ngày thứ ba, người ô uế sẽ được rẩy nước thanh tẩy, rồi ngày thứ bẩy, họ sẽ được rửa bằng nước và áo quần họ cũng được giặt sạch; nước này được rẩy từ cây hương thảo.
Và do đó, ông nói: Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con. Và nước này được làm từ tro của bò tơ khỏe mạnh, vốn là hình ảnh của Chúa Kitô. Bởi đó, qua việc rẩy nước này, ông muốn biểu tượng việc rẩy bằng máu Chúa Kitô. Thư Phêrô 1 nói: “Được rẩy bằng máu Chúa Kitô”. Thư Do Thái 12: 23-24 “anh em đã tới núi Xi-on” Và ở dưới một chút: “được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben”.
Việc này được thực hiện bằng cành hương thảo. Hương thảo là loại cây bám vào mặt đất và chữa chứng sưng tấy, như đã giải thích trong Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó: và nó tương ứng với một đức tin đầy lòng khiêm nhường: vì qua đức tin, sự hiểu biết tùy thuộc vào Thiên Chúa. Thư II Côrintô chương 10 câu 5: “bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô”.
Nó cũng bắt nguồn từ đá, nghĩa là, từ Chúa Kitô. Mátthêu 16: “Trên tảng đá này, Ta sẽ xây Giáo Hội Ta”. Tảng đá này chính là Chúa Kitô; Thư 2 Côrintô, chương 10: “Nó cũng xua đuổi tính kiêu căng của tinh thần con người, là thứ hiện có nơi những người không vâng nghe đức tin vào Chúa Kitô”. Thư Timôtê 1 chương 6: “nếu ai đó dạy khác đi, chứ không tuân theo lời lẽ đúng đắn của Chúa Giêsu Kitô... thì họ không thuộc về Người” (Thư Rôma 8). Bởi thế, ông nói: Lạy Chúa, con có lòng cậy vững vàng Chúa sẽ rẩy con bằng nước thanh tẩy. Êdêkien 36: “Ta sẽ đổ trên các ngươi làn nước trong sạch, và các ngươi sẽ được tẩy sạch khỏi mọi vết nhơ của các ngươi”.
Xin rửa con. Vì sau đức tin, phép rửa là điều cần thiết. Dacaria 13: "Sẽ có giếng nước không hạn chế cho nhà Giacóp để rửa sạch kẻ tội lỗi, và phụ nữ có kinh”. Isaia 1: “Hãy tắm rửa, nên sạch sẽ”. Hiệu quả của việc tắm rửa này “Con sẽ trắng hơn tuyết”; vì sự đen đúa đã được lấy đi và nhờ việc này linh hồn con sẽ trắng hơn tuyết. Isaia 1: “nếu tội lỗi ngươi đỏ tươi, chúng sẽ được tẩy trắng như tuyết”.
Nhưng ông nói, hơn tuyết, vì sự sáng láng của một linh hồn đã trở nên thánh thiện thì vượt xa mọi vẻ đẹp thể xác, như đã hiển nhiên ở Mátthêu 17, lúc Hiển Dung của Chúa Kitô, “quần áo Người trở nên trắng như tuyết”. Mọi người công chính đều trắng như y phục Chúa Kitô. Isaia 49: “các ngươi sẽ được mặc những thứ này như một đồ trang sức”. Và qua điều này, ông muốn nói đến việc trắng như y phục Chúa Kitô nhờ phép rửa. Trong thư Galát 3, Thánh Tông Đồ viết “những ai chịu phép rửa, đều mặc lấy Chúa Kitô”.
Được nghe. Ở đây, ông trình bầy việc ông hy vọng ra sao về việc tìm lại được những điều tốt lành đã mất: tức các ơn nói tiên tri và niềm vui lương tâm. Ơn nói tiên tri được ví như ơn nghe, vì tiên tri không thấy yếu tính của Thiên Chúa, để ông có thể thấy trong đó các điều được mạc khải; nhưng một số dấu chỉ của sự thật mặc khải được tỏ lộ trong linh hồn vị tiên tri; và các dấu chỉ này có được là nhờ cách nói v.v...Sách Các Vua 1 chương 3: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”. Isaia 21: “Điều tôi nghe được từ Chúa các đạo binh, Thiên Chúa của Israel, tôi đã công bố cho anh em”. Việc nghe này đã bị gián đoạn khi ông phạm tội, nên ông hy vọng sẽ tìm lại được nó, do đó, ông thưa: Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỉ.
Hoặc, xin cho con được nghe, nhờ đó, con nghe Nathan nói rằng tội con đã được cất đi, nhờ thế lòng con hình thành niềm vui.
Còn về nỗi vui lương tâm, thì cần biết rằng niềm vui thiêng liêng có 3 cấp. Cấp thứ nhất được biểu lộ trong việc hài lòng xúc cảm; cấp thứ hai trong việc nở lòng (dilatione cordis); cấp thứ ba trong việc tiến bộ những sự việc bên ngoài.
Sự hài lòng được niềm vui xác định, khi ông nói: Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỉ; tức là từ việc con được nghe điều Chúa nói, hay Nathan nói. Thư Philíphê 4: “Luôn luôn hân hoan trong Chúa; một lần nữa, tôi nói hãy hân hoan”. Chắc chắn, khi xúc cảm đã toải mái trong điều được yêu thích thì linh hồn ông như được mở rộng ra để thấy được sự mở rộng; và việc này xuất hiện trong các sự vật có thể cảm giác được. Thư Côrintô 2 chương 6: “Tâm Hồn chúng ta được mở rộng”.
Nên ông nói reo mừng hoan hỉ, mà ở đây mang nghĩa mở lớn, như thể về bề ngang. Nhưng khi vượt quá điều này thì niềm vui tràn đầy cả thân thể ta. Sách Châm Ngôn 17: “tâm trí hân hoan làm tuổi già nở rộ; tinh thần sầu khổ làm khô héo xương cốt”.
Và bởi thế, trong viễn kiến vinh quang chốn quê cha sau phục sinh, nhờ niềm hân hoan tâm trí, thân xác cũng được vinh hiển. Isaia 66: “Các ngươi sẽ thấy và lòng các ngươi sẽ hân hoan, và xương cốt các ngươi sẽ nở rộ như thảo dược”. Và do đó, chính ông nói rằng Để xương cốt bị nghiền nát được nhẩy múa tưng bừng; và điều này cho vinh quang ở đời này.
Vì bởi sự buồn sầu thống hối, lòng con người bị nghiền nát; nên khi con người hân hoan, thì đây là dấu chỉ xương cốt đang buồn sầu và đau đớn được dự phần niềm vui. Sách Châm Ngôn 12: “Nỗi buồn phiền trong lòng sẽ khiến họ xuống thấp”. Isaia 58: “Người sẽ đổ đầy linh hồn ngươi sự sáng láng, và giải thoát xương cốt ngươi”.
Hoặc, xương cốt nhẩy múa tưng bừng, nghĩa là sức lực thiêng liêng được gia tăng theo niềm hân hoan thiêng liêng, và vì, nhờ niềm hân hoan này, người công chính trở nên mạnh mẽ.
Xin ngoảnh mặt. Ở đây, ông xin tìm lại được sự trong trắng vô tội: và bởi vì ông thấy trong ông có cả sự dữ của tội lỗi lẫn sự tốt của ơn thánh, nên trước nhất ông xin cho sự dữ, tức tội lỗi, được lấy đi; thứ đến, ông xin cho hiệu quả của tội lỗi được lấy đi, Lạy Thiên Chúa, xin tạo trong con một trái tim trong sạch. Vì tội lỗi đã không được lấy đi cách như thể không hề có tội, nhưng như thể tội đã phạm không bị tính để trừng phạt, như Thánh Vịnh 31 từng viết Phúc cho ai Chúa không tính tội. Và ông nói giống như một quan án trừng phạt: trước nhất ông tính số lượng tội rồi sau đó mới lượng định hình phạt; và do đó, ông xin Người đừng nhìn đến tội ông mà nên quên nó đi; và bởi thế, ông nói xin ngoảnh mặt, đừng nhìn tội lỗi con.
Thứ đến, ông xin cho hình phạt không được thi hành, do đó, ông thưa: Và tẩy sạch mọi tội lỗi con; như thể ông muốn nói: Con biết con đã làm sự dữ trước nhan Chúa; và bởi thế, con xin Chúa ngoảnh mặt, đừng nhìn tội lỗi con, nghĩa là Chúa đừng nhìn tội lỗi con để trừng phạt. Êdêkien 18: “Ta sẽ không nhớ mọi tội lỗi của nó”.
Chính để con khỏi đáng bị hình phạt đọa đầy; nhưng con xin Chúa tẩy sạch nó, vì dù Chúa không thay đổi chính sách, nhưng Chúa có thể thay đổi án phạt: một trái tim trong sạch.
Trên đây, Thánh Vịnh xin cho tội lỗi được lấy đi; tuy nhiên, ở đây, nó xin cho hiệu quả của tội được lấy đi, và hiệu quả này có hai; tức là sự ô uế linh hồn và hỗn loạn trong xúc cảm. Hiệu quả thứ nhất xẩy ra khi con người dính bén với sự vật trần gian: do đó, ông xin cho được sự sạch sẽ tâm hồn. Mátthêu 5 “phúc thay người trong sạch trong tâm hồn vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”.
Và bởi thế, ông thưa: Lạy Chúa, xin tạo trong con một trái tim trong sạch và một tinh thần chính trực. Sự trong sạch trong tâm hồn này chỉ có Thiên Chúa một lập lại được. Gióp 14: “Ai có thể làm cho kẻ vốn được tượng thai bằng thứ giống ô uế ra trong sạch? Há không là Chúa, vì chỉ mình Người mới là đó sao?” nghĩa là trong sạch đơn thuần.
Và ông thưa, Xin tạo. Một điều gì đó được tạo dựng theo hữu thể bản nhiên khi nó được đem vào hữu thể từ hư vô. Sách Sáng Thế 1: “Từ khởi thủy, Thiên Chúa đã tạo nên trời và đất”.
Tương tự như thế, việc đem vào hữu thể ơn thánh. Thư 1 Côrintô 13: “Dù tôi có ơn nói tiên tri và thông biết mọi mầu nhiệm... tôi vẫn là số không” trong hữu thể ơn thánh. Nhưng khi Thiên Chúa hành động bằng hoạt động ơn thánh nơi người có ơn thánh, người ta nói Người tán dương người này; nhưng khi Người biến một người tội lỗi thành người công chính, người ta nói rất đúng là Người tạo dựng. Êphêsô 2: “Vì chúng ta là tuyệt phẩm tay Người, được tạo dựng trong Chúa Giêsu Kitô như những tuyệt phẩm”. Thư Giacôbê 2: “Để anh chị em trở thành một khởi thủy nào đó của tạo vật Thiên Chúa” nghĩa là tạo vật thiêng liêng.
Điều thứ hai từ tội lỗi phát sinh ra là sự hỗn loạn trong tâm trí; nó xẩy ra qua việc quay mặt khỏi cùng đích đích đáng của nó. Do đó, qua việc quay mặt hướng về một sự thiện dễ thay đổi nào đó, tinh thần trở nên dơ dáy thế nào, thì qua việc, quay mặt khỏi cùng đích nó cũng trở nên hỗn loạn như vậy; và sự chính trực mà nhờ đó con người được điều hướng về Chúa đối nghịch với loại hỗn loạn này. Diễm Ca 1: “Những người chính trục yêu mến chàng”. Và do đó, ông thưa: Đổi mới trong lòng con một tinh thần chính trực; nghĩa là xin ban lại cho con vì con đã đánh mất nó qua tội lỗi. Êphêsô 4: “Hãy được đổi mới trong tinh thần tâm trí ngươi”. Và đổi mới không phải ở bên ngoài mà ở trong lòng con tức là, để không những môi miệng con được chính trực khi nói năng, mà trái tim cũng chính trực khi nhận thức.
Kỷ sau: Phục Hồi Ơn Thánh
Vì cần biết rằng con người, vì tội lỗi, thứ nhất phải gánh chịu sư ô uế. Giêrêmia 1: “Ngươi nhơ nhuốc trong tội lỗi của ngươi”. Thứ hai, họ phải gánh chịu sự thất sủng. Do đó, Sách Ai Ca 4: “Mặt mũi chúng trở thành đen hơn than”. Và ông hy vọng rằng cả hai điều này được lấy đi khỏi ông: tức sự ô uế và thất sủng thiêng liêng.
Sự ô uế phát sinh từ điều này dục vọng con người vốn gắn liền với những điều tạm bợ, những điều nó trở nên tương tự: do đó, nếu nó được trộn với những điều xấu xa hơn, như vàng với chì, nó sẽ trở nên xấu xa hơn. Hôsê 9: “Chúng trở nên kinh tởm như những thần chúng yêu thích”.
Nhưng thất sủng phát sinh từ điều này: nó gắn liền với những sự thế gian mà vì chúng ánh sáng lý trí bị lu mờ, vì bị so sánh như thú dữ. Thánh Vịnh 48: và con người khi được vênh vang thì không hiểu biết; họ bị so sánh với những con thú vô tâm, và trở nên giống như chúng.
Và do đó, linh hồn trở nên đen đủi hay tối tăm: và do đó, như ông nói trước nhất: Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con: trong đó, ông nhắc đến nghi thức trong Cựu Ước. Dân Số 19 nói rằng vào ngày thứ ba, người ô uế sẽ được rẩy nước thanh tẩy, rồi ngày thứ bẩy, họ sẽ được rửa bằng nước và áo quần họ cũng được giặt sạch; nước này được rẩy từ cây hương thảo.
Và do đó, ông nói: Xin dùng cành hương thảo rẩy nước trên con. Và nước này được làm từ tro của bò tơ khỏe mạnh, vốn là hình ảnh của Chúa Kitô. Bởi đó, qua việc rẩy nước này, ông muốn biểu tượng việc rẩy bằng máu Chúa Kitô. Thư Phêrô 1 nói: “Được rẩy bằng máu Chúa Kitô”. Thư Do Thái 12: 23-24 “anh em đã tới núi Xi-on” Và ở dưới một chút: “được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben”.
Việc này được thực hiện bằng cành hương thảo. Hương thảo là loại cây bám vào mặt đất và chữa chứng sưng tấy, như đã giải thích trong Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó: và nó tương ứng với một đức tin đầy lòng khiêm nhường: vì qua đức tin, sự hiểu biết tùy thuộc vào Thiên Chúa. Thư II Côrintô chương 10 câu 5: “bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô”.
Nó cũng bắt nguồn từ đá, nghĩa là, từ Chúa Kitô. Mátthêu 16: “Trên tảng đá này, Ta sẽ xây Giáo Hội Ta”. Tảng đá này chính là Chúa Kitô; Thư 2 Côrintô, chương 10: “Nó cũng xua đuổi tính kiêu căng của tinh thần con người, là thứ hiện có nơi những người không vâng nghe đức tin vào Chúa Kitô”. Thư Timôtê 1 chương 6: “nếu ai đó dạy khác đi, chứ không tuân theo lời lẽ đúng đắn của Chúa Giêsu Kitô... thì họ không thuộc về Người” (Thư Rôma 8). Bởi thế, ông nói: Lạy Chúa, con có lòng cậy vững vàng Chúa sẽ rẩy con bằng nước thanh tẩy. Êdêkien 36: “Ta sẽ đổ trên các ngươi làn nước trong sạch, và các ngươi sẽ được tẩy sạch khỏi mọi vết nhơ của các ngươi”.
Xin rửa con. Vì sau đức tin, phép rửa là điều cần thiết. Dacaria 13: "Sẽ có giếng nước không hạn chế cho nhà Giacóp để rửa sạch kẻ tội lỗi, và phụ nữ có kinh”. Isaia 1: “Hãy tắm rửa, nên sạch sẽ”. Hiệu quả của việc tắm rửa này “Con sẽ trắng hơn tuyết”; vì sự đen đúa đã được lấy đi và nhờ việc này linh hồn con sẽ trắng hơn tuyết. Isaia 1: “nếu tội lỗi ngươi đỏ tươi, chúng sẽ được tẩy trắng như tuyết”.
Nhưng ông nói, hơn tuyết, vì sự sáng láng của một linh hồn đã trở nên thánh thiện thì vượt xa mọi vẻ đẹp thể xác, như đã hiển nhiên ở Mátthêu 17, lúc Hiển Dung của Chúa Kitô, “quần áo Người trở nên trắng như tuyết”. Mọi người công chính đều trắng như y phục Chúa Kitô. Isaia 49: “các ngươi sẽ được mặc những thứ này như một đồ trang sức”. Và qua điều này, ông muốn nói đến việc trắng như y phục Chúa Kitô nhờ phép rửa. Trong thư Galát 3, Thánh Tông Đồ viết “những ai chịu phép rửa, đều mặc lấy Chúa Kitô”.
Được nghe. Ở đây, ông trình bầy việc ông hy vọng ra sao về việc tìm lại được những điều tốt lành đã mất: tức các ơn nói tiên tri và niềm vui lương tâm. Ơn nói tiên tri được ví như ơn nghe, vì tiên tri không thấy yếu tính của Thiên Chúa, để ông có thể thấy trong đó các điều được mạc khải; nhưng một số dấu chỉ của sự thật mặc khải được tỏ lộ trong linh hồn vị tiên tri; và các dấu chỉ này có được là nhờ cách nói v.v...Sách Các Vua 1 chương 3: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”. Isaia 21: “Điều tôi nghe được từ Chúa các đạo binh, Thiên Chúa của Israel, tôi đã công bố cho anh em”. Việc nghe này đã bị gián đoạn khi ông phạm tội, nên ông hy vọng sẽ tìm lại được nó, do đó, ông thưa: Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỉ.
Hoặc, xin cho con được nghe, nhờ đó, con nghe Nathan nói rằng tội con đã được cất đi, nhờ thế lòng con hình thành niềm vui.
Còn về nỗi vui lương tâm, thì cần biết rằng niềm vui thiêng liêng có 3 cấp. Cấp thứ nhất được biểu lộ trong việc hài lòng xúc cảm; cấp thứ hai trong việc nở lòng (dilatione cordis); cấp thứ ba trong việc tiến bộ những sự việc bên ngoài.
Sự hài lòng được niềm vui xác định, khi ông nói: Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỉ; tức là từ việc con được nghe điều Chúa nói, hay Nathan nói. Thư Philíphê 4: “Luôn luôn hân hoan trong Chúa; một lần nữa, tôi nói hãy hân hoan”. Chắc chắn, khi xúc cảm đã toải mái trong điều được yêu thích thì linh hồn ông như được mở rộng ra để thấy được sự mở rộng; và việc này xuất hiện trong các sự vật có thể cảm giác được. Thư Côrintô 2 chương 6: “Tâm Hồn chúng ta được mở rộng”.
Nên ông nói reo mừng hoan hỉ, mà ở đây mang nghĩa mở lớn, như thể về bề ngang. Nhưng khi vượt quá điều này thì niềm vui tràn đầy cả thân thể ta. Sách Châm Ngôn 17: “tâm trí hân hoan làm tuổi già nở rộ; tinh thần sầu khổ làm khô héo xương cốt”.
Và bởi thế, trong viễn kiến vinh quang chốn quê cha sau phục sinh, nhờ niềm hân hoan tâm trí, thân xác cũng được vinh hiển. Isaia 66: “Các ngươi sẽ thấy và lòng các ngươi sẽ hân hoan, và xương cốt các ngươi sẽ nở rộ như thảo dược”. Và do đó, chính ông nói rằng Để xương cốt bị nghiền nát được nhẩy múa tưng bừng; và điều này cho vinh quang ở đời này.
Vì bởi sự buồn sầu thống hối, lòng con người bị nghiền nát; nên khi con người hân hoan, thì đây là dấu chỉ xương cốt đang buồn sầu và đau đớn được dự phần niềm vui. Sách Châm Ngôn 12: “Nỗi buồn phiền trong lòng sẽ khiến họ xuống thấp”. Isaia 58: “Người sẽ đổ đầy linh hồn ngươi sự sáng láng, và giải thoát xương cốt ngươi”.
Hoặc, xương cốt nhẩy múa tưng bừng, nghĩa là sức lực thiêng liêng được gia tăng theo niềm hân hoan thiêng liêng, và vì, nhờ niềm hân hoan này, người công chính trở nên mạnh mẽ.
Xin ngoảnh mặt. Ở đây, ông xin tìm lại được sự trong trắng vô tội: và bởi vì ông thấy trong ông có cả sự dữ của tội lỗi lẫn sự tốt của ơn thánh, nên trước nhất ông xin cho sự dữ, tức tội lỗi, được lấy đi; thứ đến, ông xin cho hiệu quả của tội lỗi được lấy đi, Lạy Thiên Chúa, xin tạo trong con một trái tim trong sạch. Vì tội lỗi đã không được lấy đi cách như thể không hề có tội, nhưng như thể tội đã phạm không bị tính để trừng phạt, như Thánh Vịnh 31 từng viết Phúc cho ai Chúa không tính tội. Và ông nói giống như một quan án trừng phạt: trước nhất ông tính số lượng tội rồi sau đó mới lượng định hình phạt; và do đó, ông xin Người đừng nhìn đến tội ông mà nên quên nó đi; và bởi thế, ông nói xin ngoảnh mặt, đừng nhìn tội lỗi con.
Thứ đến, ông xin cho hình phạt không được thi hành, do đó, ông thưa: Và tẩy sạch mọi tội lỗi con; như thể ông muốn nói: Con biết con đã làm sự dữ trước nhan Chúa; và bởi thế, con xin Chúa ngoảnh mặt, đừng nhìn tội lỗi con, nghĩa là Chúa đừng nhìn tội lỗi con để trừng phạt. Êdêkien 18: “Ta sẽ không nhớ mọi tội lỗi của nó”.
Chính để con khỏi đáng bị hình phạt đọa đầy; nhưng con xin Chúa tẩy sạch nó, vì dù Chúa không thay đổi chính sách, nhưng Chúa có thể thay đổi án phạt: một trái tim trong sạch.
Trên đây, Thánh Vịnh xin cho tội lỗi được lấy đi; tuy nhiên, ở đây, nó xin cho hiệu quả của tội được lấy đi, và hiệu quả này có hai; tức là sự ô uế linh hồn và hỗn loạn trong xúc cảm. Hiệu quả thứ nhất xẩy ra khi con người dính bén với sự vật trần gian: do đó, ông xin cho được sự sạch sẽ tâm hồn. Mátthêu 5 “phúc thay người trong sạch trong tâm hồn vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”.
Và bởi thế, ông thưa: Lạy Chúa, xin tạo trong con một trái tim trong sạch và một tinh thần chính trực. Sự trong sạch trong tâm hồn này chỉ có Thiên Chúa một lập lại được. Gióp 14: “Ai có thể làm cho kẻ vốn được tượng thai bằng thứ giống ô uế ra trong sạch? Há không là Chúa, vì chỉ mình Người mới là đó sao?” nghĩa là trong sạch đơn thuần.
Và ông thưa, Xin tạo. Một điều gì đó được tạo dựng theo hữu thể bản nhiên khi nó được đem vào hữu thể từ hư vô. Sách Sáng Thế 1: “Từ khởi thủy, Thiên Chúa đã tạo nên trời và đất”.
Tương tự như thế, việc đem vào hữu thể ơn thánh. Thư 1 Côrintô 13: “Dù tôi có ơn nói tiên tri và thông biết mọi mầu nhiệm... tôi vẫn là số không” trong hữu thể ơn thánh. Nhưng khi Thiên Chúa hành động bằng hoạt động ơn thánh nơi người có ơn thánh, người ta nói Người tán dương người này; nhưng khi Người biến một người tội lỗi thành người công chính, người ta nói rất đúng là Người tạo dựng. Êphêsô 2: “Vì chúng ta là tuyệt phẩm tay Người, được tạo dựng trong Chúa Giêsu Kitô như những tuyệt phẩm”. Thư Giacôbê 2: “Để anh chị em trở thành một khởi thủy nào đó của tạo vật Thiên Chúa” nghĩa là tạo vật thiêng liêng.
Điều thứ hai từ tội lỗi phát sinh ra là sự hỗn loạn trong tâm trí; nó xẩy ra qua việc quay mặt khỏi cùng đích đích đáng của nó. Do đó, qua việc quay mặt hướng về một sự thiện dễ thay đổi nào đó, tinh thần trở nên dơ dáy thế nào, thì qua việc, quay mặt khỏi cùng đích nó cũng trở nên hỗn loạn như vậy; và sự chính trực mà nhờ đó con người được điều hướng về Chúa đối nghịch với loại hỗn loạn này. Diễm Ca 1: “Những người chính trục yêu mến chàng”. Và do đó, ông thưa: Đổi mới trong lòng con một tinh thần chính trực; nghĩa là xin ban lại cho con vì con đã đánh mất nó qua tội lỗi. Êphêsô 4: “Hãy được đổi mới trong tinh thần tâm trí ngươi”. Và đổi mới không phải ở bên ngoài mà ở trong lòng con tức là, để không những môi miệng con được chính trực khi nói năng, mà trái tim cũng chính trực khi nhận thức.
Kỷ sau: Phục Hồi Ơn Thánh