Sau một loạt đụng độ giữa nhóm Luật sĩ và Biệt phái với Đức Giêsu, hôm nay Ngài nhắc nhở thái độ của các môn đệ và dân chúng đối với họ như thế nào?
1. Làm và tuân giữ theo lời nói của họ
Đức Giêsu luôn tôn trọng những người lãnh đạo thời bấy giờ, nhất là những người lãnh đạo về mặt tôn giáo như các Luật sĩ và Biệt phái. Ngài tôn trọng quyền giáo huấn của họ, vì họ “ngồi trên tòa MôiSen”, nghĩa là họ là những người kế vị MôiSen, họ có quyền giải thích luật MôiSen, họ được trao phó quyền để dạy dỗ dân chúng. Vì thế, Ngài bảo các môn đệ và dân chúng nghe theo lời dạy dỗ của họ: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ”(x. Mt 23,2-3).
2. Đừng noi theo hành vi của họ
Tuy vậy, Đức Giêsu lại khuyên các môn đệ và dân chúng “đừng noi theo hành vi của họ”(x. Mt 23, 2-3). Bời vì: “Họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’.” (x. Mt 23,3-7).
Họ nói mà không làm: “Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử”(Mt 23,4). Bó nặng ở đây chính là luật lệ. Lúc đầu Thiên Chúa chỉ ban truyền cho Môsen Thập điều. Qua thời gian họ đã thêm thắt lên tới 613 điều, đến nỗi không biết điều nào là chính điều nào là phụ. Trong các điều luật đó, họ đưa ra nhiều thứ luật lệ hết sức vô lý. Họ không tuân giữ nhưng họ lại bắt ép dân chúng tuân giữ. Tương tự như trong xã hội chúng ta đang sống: Nhà nước sinh ra nhiều luật lệ nhưng chỉ áp đặt cho thường dân, còn quan chức thì dung túng. Chẳng hạn: Hai thiếu niên cướp bánh mỳ thì bị đưa ra xét xử, còn quan chức tham nhũng cả hàng nghìn tỉ đồng thì lại chỉ bị kỷ luật.
Họ hám danh tranh lợi: “Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo”(Mt 23,5).
*Nới rộng thẻ kinh: Nguyên việc đeo thẻ kinh không xấu mà trái lại còn rất tốt, vì người Do thái thường làm như thế để nhắc nhở mình nhớ đến luật Chúa. Nhưng cái không tốt và trở thành thói xấu nơi những người Luật sĩ và Biệt phái là vì họ cố ý làm thẻ kinh rộng hơn, dài hơn, thậm chí là nét chữ đậm hơn không phải nhắc nhở họ tuân giữ luật mà để cho người ta thấy họ đạo đức.
*May dài tua áo: Việc mang tua áo nhắc nhở người Do Thái nhớ đến các giới răn. Vì thế, người Do thái mang tua áo không phải là xấu. Chính Đức Giêsu cũng mang tua áo. Nhưng tại sao nơi những người Biệt phái và Luật sĩ lại trở thành xấu? Bởi vì họ tăng kích thước dài hơn bình thường nhằm mục đích để khoe mình đạo đức.
Họ muốn được tôn trọng và ưu đại nơi công cộng: “Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’.” (Mt 23,6-7). Người Việt Nam chúng ta tôn trọng những vị cao tuổi và những người có địa vị trong xã hội và Giáo hội. Cho nên, mỗi khi có đám tiệc hay hội họp, người ta thường dựa vào tuổi tác và địa vị để sắp xếp chỗ ngồi. Còn khi ra đường gặp nhau thì người dưới có bổn phận phải chào hỏi người trên. Phong tục này rất nhân văn. Ở Do thái cũng tương tự như vậy. Nhưng, tại sao Đức Giêsu lại lên án những người Luật sĩ và Biệt phái? Bởi vì: Họ muốn được chỗ nhất; Họ muốn được chào hỏi; Họ muốn được người ta xưng hô là Thầy. Động từ “muốn” ở đây diễn tả sự thiếu khiêm tốn của họ. Chức vụ họ có được là nhờ cộng đoàn, nhờ Thiên Chúa ban cho. Họ có trách nhiệm dùng chức vụ để phục vụ chứ không phải để bắt người khác tôn trọng mình. Vì thế, Đức Giêsu đã lên ái thói xấu hay khoe khoang, muốn được người ta tôn trọng và ưu đại nơi công cộng của họ.
Ngoài những thói xấu trên đây, Đức Giêsu đã từng lên án nhiều thói xấu khác của các Luật sĩ và Biệt phái, nhất là thói giả hình. Ngài ví họ “giống như mồ mả tô vôi” (x. Mt 23,27).
3. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
Thứ nhất, tôn trọng và lắng nghe các vị lãnh đạo: Trước những vị lãnh đạo được trao quyền chính thức trong đạo ngoài đời, chúng ta phải tôn trọng, lắng nghe và thực hành theo những lời dạy bảo của họ. Các vị lãnh đạo đó có thể là Đức Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh mục, Bề trên cộng đoàn, cha mẹ, chính quyền hợp pháp…Vì khi họ dạy bảo nhân danh chức vụ thì đó là tiếng nói của Thiên Chúa. Chúng ta lắng nghe và thực hành lời họ dạy bảo là chúng ta đang làm theo ý Chúa.
Thứ hai, hãy sống thành thật: Giả hình, gian dối không chỉ là thái độ của các luật sĩ và biệt phái ngày xưa mà nó còn len lỏi vào các môi trường sống của chúng ta ngày hôm nay. Thật vậy, ngày hôm nay sự giả hình, gian dối len lỏi vào trong mọi lãnh vực của xã hội và giáo hội. Thậm chí, sự gian dối giả hình có mặt ngay chính nơi các trường học. Một kết quả điều tra không gây bất ngờ nhưng khiến nhiều người lo lắng: Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I (Tiểu học) là 22%, cấp II (THCS) là 50%, cấp III (THPT) là 64% còn ở sinh viên là 80%. Vì thế, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải sống trung thực trước mặt Chúa cũng như trước mặt mọi người: “Có thì nói có, không thì nói không còn gian dối là do ma quỷ mà ra.”(Mt 5,37).
Thứ ba, lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau: Đức Giêsu đã tố cáo các Luật sĩ và Biệt phái : “nói mà không làm.” Nhưng nếu Đức Giêsu sống trong thời đại chúng ta, chắc chắn Ngài cũng tố cáo thái độ nói mà không làm của nhiều người trong chúng ta, nhất là các vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội. Sự thất hứa của vị chủ tịch Hà nội đối với nhân dân Đồng Tâm cách đây không lâu là một bằng chứng. Cho nên, sứ điệp Lời Chúa hôm nay còn mời gọi chúng ta ngôn hành phải đồng nhất, lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau.
Thứ tư, phải sống khiêm nhường: Chức vụ trong đạo ngoài đời là do Chúa và những người khác ủy thác. Hãy dùng chức vụ đó để phục vụ những người thuộc về mình trong khiêm tốn, chứ không phải bắt người khác phục vụ hay tôn trọng mình. Hãy sống khiêm nhường, tránh xa kiêu ngạo. Vì Chúa thích kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo. Ngài đã từng nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 23,12).
Lạy Chúa, xin cho các vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội luôn biết lánh xa những lỗi lầm khuyết điểm của các Luật sĩ và Biệt phái ngày xưa là : hám danh, tranh lợi, khắt khe với mọi người. Đồng thời, xin Chúa giúp họ noi theo vị Lãnh đạo tối cao là Đức Giêsu, không chỉ hướng dẫn dân chúng bằng lời nói mà còn bằng cả cuộc sống gương mẫu của mình trong tinh thần phục vụ và hy sinh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Làm và tuân giữ theo lời nói của họ
Đức Giêsu luôn tôn trọng những người lãnh đạo thời bấy giờ, nhất là những người lãnh đạo về mặt tôn giáo như các Luật sĩ và Biệt phái. Ngài tôn trọng quyền giáo huấn của họ, vì họ “ngồi trên tòa MôiSen”, nghĩa là họ là những người kế vị MôiSen, họ có quyền giải thích luật MôiSen, họ được trao phó quyền để dạy dỗ dân chúng. Vì thế, Ngài bảo các môn đệ và dân chúng nghe theo lời dạy dỗ của họ: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ”(x. Mt 23,2-3).
2. Đừng noi theo hành vi của họ
Tuy vậy, Đức Giêsu lại khuyên các môn đệ và dân chúng “đừng noi theo hành vi của họ”(x. Mt 23, 2-3). Bời vì: “Họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’.” (x. Mt 23,3-7).
Họ nói mà không làm: “Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử”(Mt 23,4). Bó nặng ở đây chính là luật lệ. Lúc đầu Thiên Chúa chỉ ban truyền cho Môsen Thập điều. Qua thời gian họ đã thêm thắt lên tới 613 điều, đến nỗi không biết điều nào là chính điều nào là phụ. Trong các điều luật đó, họ đưa ra nhiều thứ luật lệ hết sức vô lý. Họ không tuân giữ nhưng họ lại bắt ép dân chúng tuân giữ. Tương tự như trong xã hội chúng ta đang sống: Nhà nước sinh ra nhiều luật lệ nhưng chỉ áp đặt cho thường dân, còn quan chức thì dung túng. Chẳng hạn: Hai thiếu niên cướp bánh mỳ thì bị đưa ra xét xử, còn quan chức tham nhũng cả hàng nghìn tỉ đồng thì lại chỉ bị kỷ luật.
Họ hám danh tranh lợi: “Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo”(Mt 23,5).
*Nới rộng thẻ kinh: Nguyên việc đeo thẻ kinh không xấu mà trái lại còn rất tốt, vì người Do thái thường làm như thế để nhắc nhở mình nhớ đến luật Chúa. Nhưng cái không tốt và trở thành thói xấu nơi những người Luật sĩ và Biệt phái là vì họ cố ý làm thẻ kinh rộng hơn, dài hơn, thậm chí là nét chữ đậm hơn không phải nhắc nhở họ tuân giữ luật mà để cho người ta thấy họ đạo đức.
*May dài tua áo: Việc mang tua áo nhắc nhở người Do Thái nhớ đến các giới răn. Vì thế, người Do thái mang tua áo không phải là xấu. Chính Đức Giêsu cũng mang tua áo. Nhưng tại sao nơi những người Biệt phái và Luật sĩ lại trở thành xấu? Bởi vì họ tăng kích thước dài hơn bình thường nhằm mục đích để khoe mình đạo đức.
Họ muốn được tôn trọng và ưu đại nơi công cộng: “Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’.” (Mt 23,6-7). Người Việt Nam chúng ta tôn trọng những vị cao tuổi và những người có địa vị trong xã hội và Giáo hội. Cho nên, mỗi khi có đám tiệc hay hội họp, người ta thường dựa vào tuổi tác và địa vị để sắp xếp chỗ ngồi. Còn khi ra đường gặp nhau thì người dưới có bổn phận phải chào hỏi người trên. Phong tục này rất nhân văn. Ở Do thái cũng tương tự như vậy. Nhưng, tại sao Đức Giêsu lại lên án những người Luật sĩ và Biệt phái? Bởi vì: Họ muốn được chỗ nhất; Họ muốn được chào hỏi; Họ muốn được người ta xưng hô là Thầy. Động từ “muốn” ở đây diễn tả sự thiếu khiêm tốn của họ. Chức vụ họ có được là nhờ cộng đoàn, nhờ Thiên Chúa ban cho. Họ có trách nhiệm dùng chức vụ để phục vụ chứ không phải để bắt người khác tôn trọng mình. Vì thế, Đức Giêsu đã lên ái thói xấu hay khoe khoang, muốn được người ta tôn trọng và ưu đại nơi công cộng của họ.
Ngoài những thói xấu trên đây, Đức Giêsu đã từng lên án nhiều thói xấu khác của các Luật sĩ và Biệt phái, nhất là thói giả hình. Ngài ví họ “giống như mồ mả tô vôi” (x. Mt 23,27).
3. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:
Thứ nhất, tôn trọng và lắng nghe các vị lãnh đạo: Trước những vị lãnh đạo được trao quyền chính thức trong đạo ngoài đời, chúng ta phải tôn trọng, lắng nghe và thực hành theo những lời dạy bảo của họ. Các vị lãnh đạo đó có thể là Đức Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh mục, Bề trên cộng đoàn, cha mẹ, chính quyền hợp pháp…Vì khi họ dạy bảo nhân danh chức vụ thì đó là tiếng nói của Thiên Chúa. Chúng ta lắng nghe và thực hành lời họ dạy bảo là chúng ta đang làm theo ý Chúa.
Thứ hai, hãy sống thành thật: Giả hình, gian dối không chỉ là thái độ của các luật sĩ và biệt phái ngày xưa mà nó còn len lỏi vào các môi trường sống của chúng ta ngày hôm nay. Thật vậy, ngày hôm nay sự giả hình, gian dối len lỏi vào trong mọi lãnh vực của xã hội và giáo hội. Thậm chí, sự gian dối giả hình có mặt ngay chính nơi các trường học. Một kết quả điều tra không gây bất ngờ nhưng khiến nhiều người lo lắng: Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I (Tiểu học) là 22%, cấp II (THCS) là 50%, cấp III (THPT) là 64% còn ở sinh viên là 80%. Vì thế, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải sống trung thực trước mặt Chúa cũng như trước mặt mọi người: “Có thì nói có, không thì nói không còn gian dối là do ma quỷ mà ra.”(Mt 5,37).
Thứ ba, lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau: Đức Giêsu đã tố cáo các Luật sĩ và Biệt phái : “nói mà không làm.” Nhưng nếu Đức Giêsu sống trong thời đại chúng ta, chắc chắn Ngài cũng tố cáo thái độ nói mà không làm của nhiều người trong chúng ta, nhất là các vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội. Sự thất hứa của vị chủ tịch Hà nội đối với nhân dân Đồng Tâm cách đây không lâu là một bằng chứng. Cho nên, sứ điệp Lời Chúa hôm nay còn mời gọi chúng ta ngôn hành phải đồng nhất, lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau.
Thứ tư, phải sống khiêm nhường: Chức vụ trong đạo ngoài đời là do Chúa và những người khác ủy thác. Hãy dùng chức vụ đó để phục vụ những người thuộc về mình trong khiêm tốn, chứ không phải bắt người khác phục vụ hay tôn trọng mình. Hãy sống khiêm nhường, tránh xa kiêu ngạo. Vì Chúa thích kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo. Ngài đã từng nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 23,12).
Lạy Chúa, xin cho các vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội luôn biết lánh xa những lỗi lầm khuyết điểm của các Luật sĩ và Biệt phái ngày xưa là : hám danh, tranh lợi, khắt khe với mọi người. Đồng thời, xin Chúa giúp họ noi theo vị Lãnh đạo tối cao là Đức Giêsu, không chỉ hướng dẫn dân chúng bằng lời nói mà còn bằng cả cuộc sống gương mẫu của mình trong tinh thần phục vụ và hy sinh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành