Ngôn Hành Như Nhất
Kính … Thời Đức Giêsu, những người Pharisêu tự cho mình là đạo đức, là bậc thầy dạy dỗ dân chúng về cách sống đạo. Nhưng Đức Giêsu nhìn thấy trong lối sống đạo của họ có những biểu hiện lệch lạc làm hoen ố đạo thật. Nhân đó Người đưa ra mấy chỉ dẫn thiết thực cho đời sống đạo.
Đừng nói, hãy làm. Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn như giữa lý thuyết với thực hành, giữa ước mơ với hiện thực, giữa lý tưởng với thực tại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nên người ta dễ rơi vào thói nói nhiều làm ít, hoặc chỉ nói suông mà không làm, hoặc còn tệ hơn thế khi việc làm mâu thuẫn với lời nói. Như trường hợp những người Pharisêu : Họ sống vẻ bề ngoài: “Họ làm tất cả các công việc đều có ý cho người ta thấy” (Mt 23,5). Và hơn nữa, ngôn hành của họ thật bất nhất “vì họ nói mà không làm” (Mt 23,3), họ trở nên nô lệ cho sự lừa dối của chính mình bằng cách chỉ tìm kiếm lời khen và sự ngưỡng mộ của người khác. Thành thử ra, những lời họ dạy về đạo trở thành phản chứng, làm cho người nghe khó chấp nhận. Khi phê phán thái độ của người Pharisêu, Đức Giêsu muốn dạy ta đừng nói nhiều, nhưng hãy làm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Ngôn hành phải như nhất, đừng có dạy người ta sống một đàng, mình sống một nẻo.
Đấy là thái độ của người Pharisiêu. Cũng tựa như chúng ta đang sống trong Giáo Hội luôn thưa với Chúa rằng : Lạy Chúa, con tin, con thờ lạy và yêu mến Chúa, nhưng trong thực tế lại không thực hành Lời Chúa dạy. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Nhiều người cho rằng : Cứ đọc nhiều kinh, xem nhiều sách Đạo, hay nói về Chúa, về Đạo một cách thông thạo, như thế là người đạo đức. Không phải thế, Đức Giêsu nói : “Không phải mọi kẻ nói với Thầy : Lạy Chúa, lạy Chúa là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21). Người đạo đức thật không phải là người đọc nhiều kinh, nhưng là người sống theo những kinh mình đọc.
Nếu đem những kinh chúng ta đọc hàng ngày đối chiếu với cách ta sống, thật xa vời. Cụ thể như Kinh Kính Mến ta đọc : “Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sưc, trên hết mọi sự…” Kính mến Chúa trên hết mọi sự là coi Chúa hơn của cải, hơn người thân, hơn chính mình, thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa. Thế mà, trong đời sống, chỉ vì một chút lợi lộc khiến ta liều mình làm điều mất lòng Chúa. Như thế có phải là người kính mến Chúa trên hết mọi sự không? Ta đọc tiếp : “Vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vây”. Yêu người như mình, nghĩa là ta muốn mình sao thì muốn cho người khác làm vậy. Ta muốn người khác giúp đỡ ta mà ta không bao giờ giúp ai, ta không muốn ai nói xấu ta, mà ta cứ nói xấu người khác. Như vậy, mà nói là thương yêu người ta như mình ta vậy, đó là nói dối.
Còn Kinh Lạy Cha : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Mỗi lần đọc câu ấy, ta như nói với Chúa rằng : Lạy Chúa, con tha thứ cho anh chị em con rồi, xin Chúa cũng tha thứ cho con. Ngoài miệng nói thế, nhưng trong lòng vẫn còn chấp lỗi nhưng kẻ làm mất lòng ta. Như vậy, lời kinh ta đọc không đi đôi với đời sống và việc làm ta làm.
Người ta thường nói con đường xa nhất là từ con đường từ miệng tới tay. Từ tư tưởng đến lời nói và tới việc làm là cả một con đường dài xa tắp. Một người dù có nói hay mấy chăng nữa mà không đem ra thực hành thì cũng như một bông hoa không bao giờ kết trái. Chúng ta vẫn nói : “Ăn vóc học hay”, ăn để mà học, học để biết, biết để mà làm. Nhưng thực thế trong xã hội, chúng ta thấy có những người biết mà không làm, hoặc nói thì rất hay nhưng lại không chịu làm.
Bài Tin Mừng nhắc nhở ta nhìn lại lời nói và việc làm của chúng ta có đi đôi với nhau không? Chúng ta phê bình, yêu cầu người khác phải sửa sai, nhưng chính mình lại không tự sửa sai. Trong phạm vi gia đình, thật không gì tai hại cho bằng nói mà không làm. Chúng ta bảo con cái phải biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, nhưng mình lại cứ ăn thua đủ, không ai nhường ai. Chúng ta dạy con cái sống thành thật, nhưng mình lại quanh co, gian dối với người khác. Nếu sống như vậy, chúng ta hãy coi chừng, Chúa sẽ cảnh cáo chúng ta, người khác sẽ vào thiên đàng, còn chúng ta thì sao?
Người môn đệ Chúa Giêsu không như thế, trái lại: "Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi" (Mt 23,11). Và chúng ta chỉ có một Cha, còn tất cả đều là anh em với nhau. Tin Mừng nói rõ cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể tách rời chiều dọc (Cha) chiều ngang (chúng ta) hoặc, như Chúa Nhật tuần trước, "ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi (... ). Và yêu tha nhân như chính mình ngươi"(Mt 22,37,39).
Vậy, chúng ta hãy để cho tình yêu Thiên Chúa tái tạo và thành luyện con tim chúng ta, làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, để chúng ta không còn sống cho mình, sống lý thuyết suông nữa mà sống cho tình yêu: mến Chúa yêu người, sống ngôn hành như nhất. Một đới sống như thế chắc chắn sẽ mang lại hoa trái tốt lành như lòng Chúa mong ước.
Xin Mẹ Maria dạy chúng ta biết sống và thực hành Lời Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Kính … Thời Đức Giêsu, những người Pharisêu tự cho mình là đạo đức, là bậc thầy dạy dỗ dân chúng về cách sống đạo. Nhưng Đức Giêsu nhìn thấy trong lối sống đạo của họ có những biểu hiện lệch lạc làm hoen ố đạo thật. Nhân đó Người đưa ra mấy chỉ dẫn thiết thực cho đời sống đạo.
Đừng nói, hãy làm. Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn như giữa lý thuyết với thực hành, giữa ước mơ với hiện thực, giữa lý tưởng với thực tại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nên người ta dễ rơi vào thói nói nhiều làm ít, hoặc chỉ nói suông mà không làm, hoặc còn tệ hơn thế khi việc làm mâu thuẫn với lời nói. Như trường hợp những người Pharisêu : Họ sống vẻ bề ngoài: “Họ làm tất cả các công việc đều có ý cho người ta thấy” (Mt 23,5). Và hơn nữa, ngôn hành của họ thật bất nhất “vì họ nói mà không làm” (Mt 23,3), họ trở nên nô lệ cho sự lừa dối của chính mình bằng cách chỉ tìm kiếm lời khen và sự ngưỡng mộ của người khác. Thành thử ra, những lời họ dạy về đạo trở thành phản chứng, làm cho người nghe khó chấp nhận. Khi phê phán thái độ của người Pharisêu, Đức Giêsu muốn dạy ta đừng nói nhiều, nhưng hãy làm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Ngôn hành phải như nhất, đừng có dạy người ta sống một đàng, mình sống một nẻo.
Đấy là thái độ của người Pharisiêu. Cũng tựa như chúng ta đang sống trong Giáo Hội luôn thưa với Chúa rằng : Lạy Chúa, con tin, con thờ lạy và yêu mến Chúa, nhưng trong thực tế lại không thực hành Lời Chúa dạy. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Nhiều người cho rằng : Cứ đọc nhiều kinh, xem nhiều sách Đạo, hay nói về Chúa, về Đạo một cách thông thạo, như thế là người đạo đức. Không phải thế, Đức Giêsu nói : “Không phải mọi kẻ nói với Thầy : Lạy Chúa, lạy Chúa là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21). Người đạo đức thật không phải là người đọc nhiều kinh, nhưng là người sống theo những kinh mình đọc.
Nếu đem những kinh chúng ta đọc hàng ngày đối chiếu với cách ta sống, thật xa vời. Cụ thể như Kinh Kính Mến ta đọc : “Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sưc, trên hết mọi sự…” Kính mến Chúa trên hết mọi sự là coi Chúa hơn của cải, hơn người thân, hơn chính mình, thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa. Thế mà, trong đời sống, chỉ vì một chút lợi lộc khiến ta liều mình làm điều mất lòng Chúa. Như thế có phải là người kính mến Chúa trên hết mọi sự không? Ta đọc tiếp : “Vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vây”. Yêu người như mình, nghĩa là ta muốn mình sao thì muốn cho người khác làm vậy. Ta muốn người khác giúp đỡ ta mà ta không bao giờ giúp ai, ta không muốn ai nói xấu ta, mà ta cứ nói xấu người khác. Như vậy, mà nói là thương yêu người ta như mình ta vậy, đó là nói dối.
Còn Kinh Lạy Cha : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Mỗi lần đọc câu ấy, ta như nói với Chúa rằng : Lạy Chúa, con tha thứ cho anh chị em con rồi, xin Chúa cũng tha thứ cho con. Ngoài miệng nói thế, nhưng trong lòng vẫn còn chấp lỗi nhưng kẻ làm mất lòng ta. Như vậy, lời kinh ta đọc không đi đôi với đời sống và việc làm ta làm.
Người ta thường nói con đường xa nhất là từ con đường từ miệng tới tay. Từ tư tưởng đến lời nói và tới việc làm là cả một con đường dài xa tắp. Một người dù có nói hay mấy chăng nữa mà không đem ra thực hành thì cũng như một bông hoa không bao giờ kết trái. Chúng ta vẫn nói : “Ăn vóc học hay”, ăn để mà học, học để biết, biết để mà làm. Nhưng thực thế trong xã hội, chúng ta thấy có những người biết mà không làm, hoặc nói thì rất hay nhưng lại không chịu làm.
Bài Tin Mừng nhắc nhở ta nhìn lại lời nói và việc làm của chúng ta có đi đôi với nhau không? Chúng ta phê bình, yêu cầu người khác phải sửa sai, nhưng chính mình lại không tự sửa sai. Trong phạm vi gia đình, thật không gì tai hại cho bằng nói mà không làm. Chúng ta bảo con cái phải biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, nhưng mình lại cứ ăn thua đủ, không ai nhường ai. Chúng ta dạy con cái sống thành thật, nhưng mình lại quanh co, gian dối với người khác. Nếu sống như vậy, chúng ta hãy coi chừng, Chúa sẽ cảnh cáo chúng ta, người khác sẽ vào thiên đàng, còn chúng ta thì sao?
Người môn đệ Chúa Giêsu không như thế, trái lại: "Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi" (Mt 23,11). Và chúng ta chỉ có một Cha, còn tất cả đều là anh em với nhau. Tin Mừng nói rõ cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể tách rời chiều dọc (Cha) chiều ngang (chúng ta) hoặc, như Chúa Nhật tuần trước, "ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi (... ). Và yêu tha nhân như chính mình ngươi"(Mt 22,37,39).
Vậy, chúng ta hãy để cho tình yêu Thiên Chúa tái tạo và thành luyện con tim chúng ta, làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, để chúng ta không còn sống cho mình, sống lý thuyết suông nữa mà sống cho tình yêu: mến Chúa yêu người, sống ngôn hành như nhất. Một đới sống như thế chắc chắn sẽ mang lại hoa trái tốt lành như lòng Chúa mong ước.
Xin Mẹ Maria dạy chúng ta biết sống và thực hành Lời Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ