Theo truyền thống các nước Cận Đông, những ông chủ giàu có, trước khi đi xa thường giao tài sản cho các đầy tớ của mình. Số lượng tài sản được giao ít hay nhiều tùy thuộc vào khả năng của từng người. Đó là nội dung dụ ngôn “những nén bạc” mà chúng ta vừa nghe Thánh Mathêu tường thuật lại. Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn cho chúng ta biết: Ông chủ chính là Thiên Chúa; các nén bạc là những tài năng Thiên Chúa trao ban cho con người; thời gian ông chủ trẩy đi phương xa là thời gian con người được sống trên trần gian; lúc ông chủ trở về và tính tỉnh sổ là lúc Thiên Chúa phán xét con người. Mỗi người phải trả lẽ về cách sử dụng những nén bạc mà Thiên Chúa trao phó. Thiên Chúa sẽ thưởng hay phạt con người giống như ông chủ đã làm với ba đầy tớ trong dụ ngôn.
Thật vậy, con người do Thiên Chúa tạo dựng nên. Những gì con người có đều do Thiên Chúa trao ban: thân xác, linh hồn, khả năng, thời gian và tất cả những gì con người được sở hữu. Thánh Phaolô nhắc nhở mọi người rằng: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Lãnh nhận rồi, chúng ta phải trở thánh người quản lý trung tín và khôn ngoan, nghĩa là chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và sinh lãi cho Chúa.
Trước hết, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ thân xác: Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6.19). Vì thế, chúng ta phải gìn giữ thân xác trong sạch, khỏe mạnh như: tắm rửa sạch sẽ, ăn uống điều độ, khám sức khỏe định kỳ, chọn công việc phù hợp, làm việc có giờ giấc, không được hủy hại thân xác bằng những trò chơi không lành mạnh hay say sưa rượu chè, không được tự ý đi tìm cái chết. Ngoài ra, chúng ta còn phải phát triển trí thông minh, phát triển những khả năng của thân xác bằng cách chăm chí học hành, trau dồi kiến thức, thể dục thể thao…Vì “một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”.
Tiếp đến, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ linh hồn: Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, linh hồn chúng ta được sạch tội Tổ Tông truyền và các tội riêng (nếu có). Đồng thời, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa, giống hình ảnh Thiên Chúa, được sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa. Nhưng sống trong thế gian, linh hồn chúng ta phải đối diện với các chước cám dỗ: Ma quỷ, thế gian, xác thịt. Để khỏi phải sa chước cám dỗ, chúng ta cần phải cương quyết chiến đấu với ba thù, cần phải sống tiết độ và tỉnh thức. Thánh Phêrô dạy: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì Ma quỷ là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8). Để gìn giữ linh hồn trong trắng và ân sủng của Chúa khỏi bị tàn lụi, chúng ta phải dứt khoát với tội lỗi. Đức Giêsu mời gọi: “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa Hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào Hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào Hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt” (Mc 9,43.45.47-48). Ngoài ra, để được gắn bó với Chúa luôn, chúng ta cần phải suy gẫm và sống Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích và siêng năng cầu nguyện.
Thứ ba, chúng ta phải dùng khả năng và thời gian Chúa ban để chu toàn bổn phận: Đó là những bổn phận gắn liền với ơn gọi làm người; những bổn phận gắn liền với ơn gọi làm con Thiên Chúa; những bổn phận theo đấng bậc mình như: linh mục, chủng sinh, tu sĩ, vợ chồng, cha mẹ, con cái, ban hành giáo, giáo lý viên, học sinh, các trưởng ban đoàn…Chúng ta chu toàn các bổn phận đó không chỉ ở khía cạnh “quản lý” mà còn ở khía cạnh “sinh lãi”. Chẳng hạn, cha mẹ không chỉ có trách nhiệm quản lý con cái mà còn phải giúp con cái phát triển về thể dục, trí dục và đức dục. Cũng vậy, cha xứ không chỉ giúp cho con chiên giữ đạo mà còn giúp họ sống đạo và truyền đạo nữa.
Như vậy, tùy theo vai trò, đấng bậc, chức vụ của mỗi người để quản lý hay sinh lãi những gì Chúa trao ban. Đức Giêsu đã nói: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48).
Tóm lại, khi chúng ta cố gắng dùng những khả năng và thời gian Chúa ban để gìn giữ thân xác và linh hồn, chu toàn bổn phận làm người, làm con Thiên Chúa và bổn phận của đấng bậc mình thì chắc chắn ngày sau hết Chúa sẽ nói với chúng ta như đã nói với người đầy tớ thứ nhất và thứ hai : “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25,21). Trái lại, nếu chúng ta sống lười biếng, không chịu dùng khả năng và thời gian Chúa ban để quản lý hay sinh lợi những gì mình có thì chúng ta cũng sẽ bị án phạt giống như người đầy tớ thứ ba: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25,30).
Lạy Chúa, chúng con biết rằng Chúa không chú trọng đến khả năng, chức vụ hay công việc của chúng con nhưng Chúa cần sự cố gắng của mỗi người. Chúa cần chúng con đón nhận cuộc sống của mình, đón nhận hoàn cảnh sống của mình và sống tốt trong hoàn cảnh đó. Vậy, xin Chúa giúp chúng con ý thức và làm theo ý Chúa muốn, để khi Chúa đến tính số, chúng con vui mừng vì được Chúa ban thưởng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, con người do Thiên Chúa tạo dựng nên. Những gì con người có đều do Thiên Chúa trao ban: thân xác, linh hồn, khả năng, thời gian và tất cả những gì con người được sở hữu. Thánh Phaolô nhắc nhở mọi người rằng: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Lãnh nhận rồi, chúng ta phải trở thánh người quản lý trung tín và khôn ngoan, nghĩa là chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và sinh lãi cho Chúa.
Trước hết, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ thân xác: Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 6.19). Vì thế, chúng ta phải gìn giữ thân xác trong sạch, khỏe mạnh như: tắm rửa sạch sẽ, ăn uống điều độ, khám sức khỏe định kỳ, chọn công việc phù hợp, làm việc có giờ giấc, không được hủy hại thân xác bằng những trò chơi không lành mạnh hay say sưa rượu chè, không được tự ý đi tìm cái chết. Ngoài ra, chúng ta còn phải phát triển trí thông minh, phát triển những khả năng của thân xác bằng cách chăm chí học hành, trau dồi kiến thức, thể dục thể thao…Vì “một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”.
Tiếp đến, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ linh hồn: Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, linh hồn chúng ta được sạch tội Tổ Tông truyền và các tội riêng (nếu có). Đồng thời, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa, giống hình ảnh Thiên Chúa, được sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa. Nhưng sống trong thế gian, linh hồn chúng ta phải đối diện với các chước cám dỗ: Ma quỷ, thế gian, xác thịt. Để khỏi phải sa chước cám dỗ, chúng ta cần phải cương quyết chiến đấu với ba thù, cần phải sống tiết độ và tỉnh thức. Thánh Phêrô dạy: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì Ma quỷ là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8). Để gìn giữ linh hồn trong trắng và ân sủng của Chúa khỏi bị tàn lụi, chúng ta phải dứt khoát với tội lỗi. Đức Giêsu mời gọi: “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa Hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào Hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào Hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt” (Mc 9,43.45.47-48). Ngoài ra, để được gắn bó với Chúa luôn, chúng ta cần phải suy gẫm và sống Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích và siêng năng cầu nguyện.
Thứ ba, chúng ta phải dùng khả năng và thời gian Chúa ban để chu toàn bổn phận: Đó là những bổn phận gắn liền với ơn gọi làm người; những bổn phận gắn liền với ơn gọi làm con Thiên Chúa; những bổn phận theo đấng bậc mình như: linh mục, chủng sinh, tu sĩ, vợ chồng, cha mẹ, con cái, ban hành giáo, giáo lý viên, học sinh, các trưởng ban đoàn…Chúng ta chu toàn các bổn phận đó không chỉ ở khía cạnh “quản lý” mà còn ở khía cạnh “sinh lãi”. Chẳng hạn, cha mẹ không chỉ có trách nhiệm quản lý con cái mà còn phải giúp con cái phát triển về thể dục, trí dục và đức dục. Cũng vậy, cha xứ không chỉ giúp cho con chiên giữ đạo mà còn giúp họ sống đạo và truyền đạo nữa.
Như vậy, tùy theo vai trò, đấng bậc, chức vụ của mỗi người để quản lý hay sinh lãi những gì Chúa trao ban. Đức Giêsu đã nói: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48).
Tóm lại, khi chúng ta cố gắng dùng những khả năng và thời gian Chúa ban để gìn giữ thân xác và linh hồn, chu toàn bổn phận làm người, làm con Thiên Chúa và bổn phận của đấng bậc mình thì chắc chắn ngày sau hết Chúa sẽ nói với chúng ta như đã nói với người đầy tớ thứ nhất và thứ hai : “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25,21). Trái lại, nếu chúng ta sống lười biếng, không chịu dùng khả năng và thời gian Chúa ban để quản lý hay sinh lợi những gì mình có thì chúng ta cũng sẽ bị án phạt giống như người đầy tớ thứ ba: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25,30).
Lạy Chúa, chúng con biết rằng Chúa không chú trọng đến khả năng, chức vụ hay công việc của chúng con nhưng Chúa cần sự cố gắng của mỗi người. Chúa cần chúng con đón nhận cuộc sống của mình, đón nhận hoàn cảnh sống của mình và sống tốt trong hoàn cảnh đó. Vậy, xin Chúa giúp chúng con ý thức và làm theo ý Chúa muốn, để khi Chúa đến tính số, chúng con vui mừng vì được Chúa ban thưởng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành