Chúng ta đang ở trong tháng 11, tháng cầu cho các Đẳng linh hồn. Trong thánh này, Giáo hội nhắc nhở chúng ta nhớ tới các linh hồn trong Luyện ngục. Đồng thời, đây là thời gian cuối năm phụng vụ. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các bài Lời Chúa trong các ngày cuối năm phụng vụ này thường nói về sự chết, sự phán xét, về số phận đời sau, về sự tận cùng của vũ trụ. Cụ thể, đoạn Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, nói về sự Chúa đến bất ngờ qua hình ảnh chàng rể trong dụ ngôn Mười trinh nữ. Chính vì Chúa đến bất ngờ nên đòi buộc mọi người phải tỉnh thức và sẵn sàng như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Thiết nghĩ, trong bối cảnh này và qua dụ ngôn Mười trinh nữ hôm nay mời gọi mọi người chúng ta suy niệm ba điểm sau đây:
1. Mọi người đều phải chết
Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc, sống trước Chúa Giáng sinh khoảng 200 năm. Ông là người đã truyền xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2000 dặm. Đó là kiến trúc duy nhất trên trái đất, mà các phi hành gia có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thuỷ Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên tìm đủ mọi cách để được cải lão hoàn đồng. Một ngày kia, các chiêm tinh gia kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển đông, dân chúng ở đó đã khám phá ra bí quyết trường sinh. Tần Thuỷ Hoàng liền phái một số tàu thuyền chất đầy châu báu lên đường, hy vọng đổi được bí quyết trường sinh. Nhưng dân chúng không đổi cho ông bí quyết trường sinh của họ. Thế rồi ông lo xây nhà mồ như cung điện nguy nga rộng lớn, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thuỷ tinh làm sông ngân hà, lấy vàng ngọc lát tường và chôn sống hàng trăm cung nữ trong đó, để kiếp sau được sống như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham sống sợ chết ấy chỉ làm vua được hơn chục năm và sống trên năm mươi tuổi thì chết đi.
Thật vậy, “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”: người ta xưa nay ai mà không chết? Sau khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã phán với Adong rằng: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.” (x. St 3,19). Sau này, Thánh Phaolô cũng cho biết: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” (Rm 5,12). Vì vậy, ai cũng chết: Có những người chết khi còn trong bụng mẹ; Có những người chết khi tuổi còn niên thiếu; Có những người chết khi tuổi con thanh niên; Có những người chết khi tuổi còn trung niên; Có những người chết già trăm tuổi hay hơn nữa như Kinh Thánh cho biết: ông Adong sống thọ 930 tuổi, ông Noe 950 tuổi, ông Mathusalem 969 tuổi. Nhưng, cho dù sống thọ đến trăm tuổi hay hơn nữa thì cũng phải chết. Đó là qui luật chung của hết thảy mọi người.
2. Không biết chết lúc nào
Mặc dầu biết chắc chắn rằng đã là con người thì ai cũng phải chết nhưng không ai biết mình chết lúc nào. Đây là một bí mật chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Theo qui luật thông thường thì con người được sinh ra, lớn lên, già yếu và chết: ông bà chết trước cha mẹ; cha mẹ chết trước con cái; con cái chết trước cháu chắt…Nhưng trong thực tế, qui luật đó không đúng với hết mọi người. Bởi vì có những bậc ông bà, cha mẹ phải khóc lóc tiễn đưa con cái, cháu chắt, như ca dao Việt nam có câu:
“Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời.”
Cũng có những người con khi công thành danh toại muốn đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, vậy mà cha mẹ chẳng còn (cha mẹ chết sớm hơn qui luật thông thường).
Cái chết không theo qui luật thông thường chính là do bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, khủng bố... Ở Việt Nam, mỗi năm có 94 000 người chết vì bệnh ung thư; ít nhất 15 000 người chết do tai nạn giao thông; khoảng 300 người chết và mất tích do thiên tai. Ngoài ra, còn có những người chết do chiến tranh, khủng bố…Chẳng hạn, ở Mỹ, vụ khủng bố 1/9/2001 làm 2996 người chết; vụ xả súng ở Las Vêgas ngày 01/10/2017 vừa qua làm chết 50 người; Vụ xả súng tại một nhà thờ Baptist nhỏ ở Texas hôm 5/11/2017, có ít nhất 26 người chết.
Trên đây chỉ là một số thí dụ về những cái chết không theo qui luật thông thường. Nhưng dầu có theo qui luật thông thường đi nữa, thì con người cũng không thể biết mình chết lúc nào. Cho nên, cuối đoạn Tin mừng hôm nay Đức Giêsu đã cảnh giác chúng ta rằng: “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13). Nơi khác, Ngài nói: “Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40). Ngài còn dùng dụ ngôn “chủ nhà” để nhắc nhở mọi người tỉnh thức, đề phòng cái chết như đề phòng kẻ trộm (Mt 24,42). Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng nhắc lại lời của Đức Giêsu rằng: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2; 2 Pr 3,10). Vì không biết chết lúc nào và vì cái chết đến bất ngờ nên đòi hỏi mọi người phải tỉnh thức và sẵn sàng.
3. Tỉnh thức và sẵn sàng như thế nào?
Chúng ta cần tỉnh thức và sẵn sàng theo hai khía cạnh sau đây:
Theo khía cạnh tiêu cực: chúng ta phải cố gắng chu toàn các bổn phận bằng cách tuân giữ luật Chúa, luật Hội thánh và các nhiệm vụ được giao phó, không phạm tội, kể cả những tội nhẹ cố tình. Nếu lỡ sa ngã phạm tội cần phải sám hối ăn năn và lãnh nhận Bí tích Giao hòa.
Theo khía cạnh tích cực: không chỉ giữ mình sạch tội mà còn phải ra sức làm nhiều việc lành phúc đức như tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích, đọc kinh lần hạt, làm việc bác ái, hy sinh hãm mình…tương tự như năm cô khôn ngoan luôn chuẩn bị đèn và dầu.
Một đề nghị khác của Thánh An-phong cho việc tỉnh thức và sẵn sàng, đó là: Thứ nhất, hãy làm ngay bây giờ những điều tôi phải làm trước khi chết; Thứ hai, hãy làm ngay bây giờ những điều mà trên giường chết tôi ước ao “phải chi mình đã làm”; Thứ ba, hãy làm ngay bây giờ những điều mà trên giường chết tôi không làm được.
Câu chuyện của Thánh Saviô sau đây cũng là bài học cho mỗi người chúng ta về sự tỉnh thức và sẵn sàng:
Một hôm, vào giờ chơi thể thao, Saviô đang chơi với chúng bạn ngoài sân. Cha Boscô bèn gọi thánh nhân ra hỏi: “Giả như 15 phút nữa Chúa gọi con về với Chúa, thì bây giờ con làm gì?”
Saviô trả lời rằng: “Con vẫn tiếp tục chơi!”
Cha Boscô hỏi tiếp: “Con không đi xưng tội hay cầu nguyện để dọn mình chết sao?”
Saviô trả lời rằng: “Bây giờ là giờ chơi, mọi người có bổn phận phải chơi để thân thể khỏe mạnh. Vì thế, con nghĩ cứ chơi là đẹp ý Chúa nhất. Dọn mình chết không gì tốt bằng làm điều đẹp lòng Chúa nhất. Vả lại, lúc nào tâm hồn con cũng sẵn sàng trở về với Chúa!”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết sống tinh thần của năm cô trinh nữ khôn ngoan để dù Chúa đến bất cứ lúc nào chúng con cũng sẵn sàng ra nghinh đón Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Mọi người đều phải chết
Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc, sống trước Chúa Giáng sinh khoảng 200 năm. Ông là người đã truyền xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2000 dặm. Đó là kiến trúc duy nhất trên trái đất, mà các phi hành gia có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thuỷ Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên tìm đủ mọi cách để được cải lão hoàn đồng. Một ngày kia, các chiêm tinh gia kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển đông, dân chúng ở đó đã khám phá ra bí quyết trường sinh. Tần Thuỷ Hoàng liền phái một số tàu thuyền chất đầy châu báu lên đường, hy vọng đổi được bí quyết trường sinh. Nhưng dân chúng không đổi cho ông bí quyết trường sinh của họ. Thế rồi ông lo xây nhà mồ như cung điện nguy nga rộng lớn, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thuỷ tinh làm sông ngân hà, lấy vàng ngọc lát tường và chôn sống hàng trăm cung nữ trong đó, để kiếp sau được sống như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham sống sợ chết ấy chỉ làm vua được hơn chục năm và sống trên năm mươi tuổi thì chết đi.
Thật vậy, “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”: người ta xưa nay ai mà không chết? Sau khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã phán với Adong rằng: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.” (x. St 3,19). Sau này, Thánh Phaolô cũng cho biết: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” (Rm 5,12). Vì vậy, ai cũng chết: Có những người chết khi còn trong bụng mẹ; Có những người chết khi tuổi còn niên thiếu; Có những người chết khi tuổi con thanh niên; Có những người chết khi tuổi còn trung niên; Có những người chết già trăm tuổi hay hơn nữa như Kinh Thánh cho biết: ông Adong sống thọ 930 tuổi, ông Noe 950 tuổi, ông Mathusalem 969 tuổi. Nhưng, cho dù sống thọ đến trăm tuổi hay hơn nữa thì cũng phải chết. Đó là qui luật chung của hết thảy mọi người.
2. Không biết chết lúc nào
Mặc dầu biết chắc chắn rằng đã là con người thì ai cũng phải chết nhưng không ai biết mình chết lúc nào. Đây là một bí mật chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Theo qui luật thông thường thì con người được sinh ra, lớn lên, già yếu và chết: ông bà chết trước cha mẹ; cha mẹ chết trước con cái; con cái chết trước cháu chắt…Nhưng trong thực tế, qui luật đó không đúng với hết mọi người. Bởi vì có những bậc ông bà, cha mẹ phải khóc lóc tiễn đưa con cái, cháu chắt, như ca dao Việt nam có câu:
“Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời.”
Cũng có những người con khi công thành danh toại muốn đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, vậy mà cha mẹ chẳng còn (cha mẹ chết sớm hơn qui luật thông thường).
Cái chết không theo qui luật thông thường chính là do bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, khủng bố... Ở Việt Nam, mỗi năm có 94 000 người chết vì bệnh ung thư; ít nhất 15 000 người chết do tai nạn giao thông; khoảng 300 người chết và mất tích do thiên tai. Ngoài ra, còn có những người chết do chiến tranh, khủng bố…Chẳng hạn, ở Mỹ, vụ khủng bố 1/9/2001 làm 2996 người chết; vụ xả súng ở Las Vêgas ngày 01/10/2017 vừa qua làm chết 50 người; Vụ xả súng tại một nhà thờ Baptist nhỏ ở Texas hôm 5/11/2017, có ít nhất 26 người chết.
Trên đây chỉ là một số thí dụ về những cái chết không theo qui luật thông thường. Nhưng dầu có theo qui luật thông thường đi nữa, thì con người cũng không thể biết mình chết lúc nào. Cho nên, cuối đoạn Tin mừng hôm nay Đức Giêsu đã cảnh giác chúng ta rằng: “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13). Nơi khác, Ngài nói: “Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40). Ngài còn dùng dụ ngôn “chủ nhà” để nhắc nhở mọi người tỉnh thức, đề phòng cái chết như đề phòng kẻ trộm (Mt 24,42). Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng nhắc lại lời của Đức Giêsu rằng: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2; 2 Pr 3,10). Vì không biết chết lúc nào và vì cái chết đến bất ngờ nên đòi hỏi mọi người phải tỉnh thức và sẵn sàng.
3. Tỉnh thức và sẵn sàng như thế nào?
Chúng ta cần tỉnh thức và sẵn sàng theo hai khía cạnh sau đây:
Theo khía cạnh tiêu cực: chúng ta phải cố gắng chu toàn các bổn phận bằng cách tuân giữ luật Chúa, luật Hội thánh và các nhiệm vụ được giao phó, không phạm tội, kể cả những tội nhẹ cố tình. Nếu lỡ sa ngã phạm tội cần phải sám hối ăn năn và lãnh nhận Bí tích Giao hòa.
Theo khía cạnh tích cực: không chỉ giữ mình sạch tội mà còn phải ra sức làm nhiều việc lành phúc đức như tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích, đọc kinh lần hạt, làm việc bác ái, hy sinh hãm mình…tương tự như năm cô khôn ngoan luôn chuẩn bị đèn và dầu.
Một đề nghị khác của Thánh An-phong cho việc tỉnh thức và sẵn sàng, đó là: Thứ nhất, hãy làm ngay bây giờ những điều tôi phải làm trước khi chết; Thứ hai, hãy làm ngay bây giờ những điều mà trên giường chết tôi ước ao “phải chi mình đã làm”; Thứ ba, hãy làm ngay bây giờ những điều mà trên giường chết tôi không làm được.
Câu chuyện của Thánh Saviô sau đây cũng là bài học cho mỗi người chúng ta về sự tỉnh thức và sẵn sàng:
Một hôm, vào giờ chơi thể thao, Saviô đang chơi với chúng bạn ngoài sân. Cha Boscô bèn gọi thánh nhân ra hỏi: “Giả như 15 phút nữa Chúa gọi con về với Chúa, thì bây giờ con làm gì?”
Saviô trả lời rằng: “Con vẫn tiếp tục chơi!”
Cha Boscô hỏi tiếp: “Con không đi xưng tội hay cầu nguyện để dọn mình chết sao?”
Saviô trả lời rằng: “Bây giờ là giờ chơi, mọi người có bổn phận phải chơi để thân thể khỏe mạnh. Vì thế, con nghĩ cứ chơi là đẹp ý Chúa nhất. Dọn mình chết không gì tốt bằng làm điều đẹp lòng Chúa nhất. Vả lại, lúc nào tâm hồn con cũng sẵn sàng trở về với Chúa!”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết sống tinh thần của năm cô trinh nữ khôn ngoan để dù Chúa đến bất cứ lúc nào chúng con cũng sẵn sàng ra nghinh đón Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành