Có khoảng 5 triệu người Công Giáo ở Úc. Với đặc tính đa nguyên của xã hội Úc và nhất là dưới ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy tục hiện nay, 5 triệu người Công Giáo này không cùng nghĩ và hành động như nhau dù Chúa Nhật nào họ cũng cùng đọc một kinh Tin Kính: tôi tin Giáo Hội công giáo, duy nhất, thánh thiện, và tông truyền.
Nên khi có những người và những nhóm Công Giáo lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng tính, thì điều này không gây ngạc nhiên bao nhiêu. Nhưng khi họ làm thế nhân danh Đức Phanxicô, người được coi là vị đại diện dưới thế chủa Chúa Kitô, thì việc này quả gây ngỡ ngàng.
Và đó là trường hợp của hai vị đứng đầu hai trường Công Giáo hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo Úc: Trường Ignatius ở Sydney và Trường Xavier ở Melbourne. Trường đầu là “alma mater” của cựu thủ tướng Abbott, người quyết liệt chống hôn nhân đồng tính, trường sau là “alma mater” của thủ lãnh đối lập Shorten, người quyết liệt ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Ký Giả Michael Koziol, trong bản tin của mình, viết như sau: “Hai trường Công Giáo nổi danh nhất của Úc đã thận trọng ủng hộ hôn nhân đồng tính trong thư gửi các phụ huynh, nhân viên và học sinh, trực tiếp chỉ trích các tuyên bố mới đây của các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
“Dù dừng lại, chưa đi đến chỗ cổ vũ lá phiếu “có”, Trường Ignatius ở Sydney và Trường Xavier ở Melbourne đã nại tới các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tình yêu, lòng thương xót và không phê phán, để thúc giục cộng đồng nhà trường phải lắng nghe tiếng lương tâm của họ”.
Theo ký giả trên, linh mục Chris Middleton, Giám Đốc Trường Xavier hoàn toàn dựa vào xu hướng của người trẻ trong việc ủng hộ hôn nhân đồng tính để thúc giục hàng giáo phẩm phải thực hiện một “cuộc kiểm tra thực tại” (a reality check): “Theo kinh nghiệm của tôi, gần như có một sự nhất trí nơi người trẻ trong việc ủng hộ hôn nhân đồng tính, và các luận điểm chống lại nó hầu như không có bất cứ tác dụng nào đối với họ”.
Linh mục Middleton, sau đó, ca ngợi xu hướng trọng bình đẳng của người trẻ: “Họ bị thôi thúc bởi một cam kết xúc cảm mạnh mẽ đối với sự bình đẳng, và điều này chắc chắn là một điều phải tôn trọng và ca ngợi. Họ duy lý tưởng đối với giá trị họ dành cho tình yêu, vốn là giá trị hàng đầu trong Tin Mừng”.
Và Cha cho rằng tôn giáo không có vai trò gì trong cuộc trưng cầu dân ý kỳ này vì “cuộc bỏ phiếu này có liên quan tới hôn nhân như một quyền dân sự, và trong yếu tính, không đụng gì tới cái hiểu bí tích của người Công Giáo về hôn nhân”.
Còn Tiến Sĩ Paul Hine, hiệu trưởng Trường Ignatius ở Riverview, Sydney, bác bỏ nhận định của Đức Tổng Giám Mục Hart về việc sa thải các nhân viên cưới người đồng tính: “Tôi không biết liệu Riverview có bất cứ thầy cô hay phụ huynh đồng tính nào trong trường và nếu họ có ý định kết hôn hay không: nhưng tôi sẽ không hỏi với ý định xua đuổi họ khỏi trường.
“Những người có xu hướng đồng tính, vì là thành phần của cộng đồng chúng ta, nên được nghinh đón và trân qúy như là thành phần của sứ mệnh lớn lao hơn của Giáo Hội, và sứ mệnh đó là đem tình yêu Thiên Chúa cho thế giới và những ai cần đến nó”.
Hai vị đứng đầu hai trường Công Giáo nổi tiếng trên có lý do riêng của họ khi ủng hộ quyền của người đồng tính. Như kết quả của cuộc nghiên cứu HILDA trong hơn 10 năm qua của Học Viện Melbourne (xem bài "Cập nhật tin tức chung quanh cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính tại Úc") cho thấy, những người xuất thân từ giới nói tiếng Anh, có bằng cấp đại học, có thu nhập cao thường có xu hướng ủng hộ người đồng tính. Hai trường Ignatius và Xavier là hai trường phục vụ những người này nhiều nhất. Giống như người Hồi Giáo hiện nay ở Úc, hai trường này không muốn mất đồng minh.
Tuy nhiên, xu hướng bảo hoàng hơn vua là xu hướng cho tới nay vẫn rất thịnh hành trong một xã hội mà sự cạnh tranh được nâng lên hàng “quốc sách”, hai trường này hình như đi xa hơn xu hướng trọng bình đẳng của thân chủ họ.
Thực vậy, câu hỏi mà cuộc nghiên cứu HILDA trong 10 năm chỉ là về sự bình đẳng về quyền lợi. Sự bình đẳng này được thể hiện trọn vẹn cả dưới hình thức kết hợp dân sự giữa hai người cùng phái tính lẫn hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Giáo Hội có thể ủng hộ hình thức kết hợp dân sự, nhưng không thể nhìn nhận cuộc kết hợp giữa hai người cùng phái tính là hôn nhân được. Nói như linh mục Middleton, Dòng Tên, rằng: “cuộc bỏ phiếu này có liên quan tới hôn nhân như một quyền dân sự, và trong yếu tính, không đụng gì tới cái hiểu bí tích của người Công Giáo về hôn nhân” là nói theo linh mục Brennan, cũng thuộc Dòng Tên, khi linh mục này bảo rằng ngài tiếp tục bênh vực giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân nghĩa là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng việc này phải được phân biệt hẳn với hôn nhân dân sự, là điều người Úc hiện đang được hỏi ý kiến trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. “Đây là một định chế khác hẳn với điều là hôn nhân trong Giáo Hội Công Giáo”.
Nhà giáo luật học Edward Peters cho nhận định trên là vô nghĩa, không đầu không đuôi. Theo ông, hôn nhân, một nhân quyền căn bản, phát xuất từ sự ưng thuận hỗ tương của một người đàn ông có khả năng và một người đàn bà có khả năng, trong khi hôn nhân bí tích, mà ta có thể gọi là Phép Hôn Phối (Matrimony), là hậu quả chắc chắn về phương diện thần học của hôn nhân xẩy ra giữa một người đàn ông đã chịu phép rửa và một người đàn bà đã chịu phép rửa.
Thành thử, mỗi lần một cuộc hôn nhân xẩy ra giữa các người đã chịu phép rửa, thì Phép Hôn Phối cũng xẩy ra; nhưng nếu một cuộc hôn nhân không xẩy ra, vì bất cứ lý do nào, thì cũng không có Phép Hôn Phối nào xẩy ra cả.
Sau đó, cách nay 4 thế kỷ, để chống lại các cuộc hôn nhân lén lút, Giáo Hội Công Giáo đã buộc các tín hữu phải cưới nhau trước một giáo sĩ Công Giáo, thì hôn nhân của họ mới được coi là thành hiệu. Điều kiện mới này khiến nhiều người Công Giáo, trong đó, dường như có cả linh mục Brennan, vốn là một luật gia, lầm tưởng hôn nhân bên ngoài Giáo Hội là vô giá trị.
Không gì sai hơn điều ấy. Vì không những Giáo Hội nhìn nhận hôn nhân của những người không phải là Công Giáo mà còn coi hôn nhân của những người đã chịu phép rửa không phải là Công Giáo là Phép Hôn Phối, dù những người này không nhận hôn nhân của họ là một bí tích, miễn đây là một cuộc kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Nói tóm lại, bênh vực một “hôn nhân đồng tính” luôn là điều sai. Edward Peters cũng cho rằng việc hôn nhân chỉ có thể hiện hữu giữa một người đàn ông và một người đàn bà là một chân lý được giảng dậy bằng sự chắc chắn không thể sai lầm của Giáo Hội Công Giáo. Điều này có nghĩa: người Công Giáo nào chấp nhận bất cứ loại kết hợp nào khác như một hình thức hôn nhân là “chống lại tín lý của Giáo Hội Công Giáo” (Bộ Giáo Luật năm 1983 điều 750 § 2), khiến họ phải chịu hình phạt xứng đáng (Bộ Giáo Luật năm 1983 điều 1371 số 1).
Nhưng còn vấn đề phải chống lại bất cứ mưu toan dân sự nào trong việc dành cho các cặp đồng tính bất cứ quyền lợi nào của các cặp hôn nhân thì Văn Kiện “Considerations Regarding Proposals To Give Legal Recognition to Unions Between Homosexual Persons” (Các Xem Xét liên quan tới Các Đề Xuất Dành Việc Nhìn Nhận Hợp Pháp Các Cuộc Kết Hợp Giữa Những Người Đồng Phái Tính) năm 2003 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không nói gì.
Dù gì, thì hôn nhân đồng tính là điều Giáo Hội Công Giáo không thể chấp nhận. Trưng dẫn Đức Phanxicô để bênh vực nó là điều hoàn toàn đi ngược lại giáo huấn của ngài. Trong cuốn “Politique et Société” (Chính trị và xã hội) sẽ được phát hành vào ngày 6 tháng Chín này ở Pháp, thuật lại các cuộc phỏng vấn của nhà báo Dominique Wolton với ngài, Đức Phanxicô, khi được hỏi về hôn nhân đồng tính, đã nói rằng do chính định nghĩa nó, hôn nhân chỉ có thể giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Ngài nói “Chúng ta không thể thay đổi điều này. Đây là bản chất của sự vật” không phải chỉ trong Giáo Hội mà là trong lịch sử con người.
Theo ngài chỉ nên gọi các cuộc kết hợp đồng tính là các “cuộc kết hợp dân sự. Chúng ta đừng đùa giỡn với sự thật”.
Tại Sydney là tổng giáo phận của Trường Ignatius, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher vừa viết lá thư mục vụ về vấn đề này gửi tín hữu vào Chúa Nhật vừa qua. Sau đây là toàn văn lá thư của Đức Tổng Giám Mục Fisher:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ủng hộ hôn nhân đồng tính không?
Một số nhà bình luận gần đây cho rằng lòng trung thành với giáo huấn Công Giáo, và nhất là với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ cho phép, thậm chí buộc, người ta phải ủng hộ hôn nhân đồng tính; do đó, các giám mục Úc đã hiểu lầm giáo huấn Công Giáo và bất trung thành với Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi nói rằng người Công Giáo nên bỏ phiếu KHÔNG. Nhưng thực sự Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói gì về vấn đề này?
Tháng Tư năm 2010, lúc còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài công bố một lá thư mục vụ với lời lẽ mạnh mẽ, nhân danh các vị đồng giám mục của ngài, chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân trong luật lệ của Á Căn Đình. Ngài nhắc các nhà cầm quyền dân sự nhớ trách nhiệm của họ là bảo vệ hôn nhân và sự đóng góp độc đáo của nó cho ích chung. Ngài nhấn mạnh rằng nhà nước không kỳ thị một cách bất công khi đòi một người đàn ông và một người đàn bà kết hôn với nhau: “Nhà nước chỉ công nhận một thực tại tự nhiên”. Vị giáo hoàng tương lai nói tiếp: “Hôn nhân, gồm một người đàn ông và một người đàn bà, không giống hệt cuộc kết hợp của hai người cùng phái tính. Phân biệt như thế không phải là kỳ thị mà là tôn trọng sự khác nhau… Vào thời điểm khi chúng ta nhấn mạnh tới sự phong phú của tính đa nguyên và sự đa dạng về xã hội và văn hóa, quả là một mâu thuẫn khi tối thiểu hóa các dị biệt nền tảng của con người. Người cha không y hệt như người mẹ. Chúng ta không thể dạy các thế hệ tương lai rằng chuẩn bị đặt kế hoạch gầy dựng một gia đình đặt căn bản trên mối tương quan bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà là y hệt như sống với một người cùng phái tính”.
Nhưng Đức Hồng Y Bergoglio có thay đổi cung giọng của ngài khi trở thành Đức Giáo Hoàng Phanxicô không? Ngài từng có tiếng đã nhấn mạnh tới việc Giáo Hội phải gần gũi với người dân, đồng hành với họ về phương diện mục vụ giữa cảnh phức tạp của đời sống họ, và giúp họ hàn gắn các vết thương. Ngài ý thức rõ rệt rằng nhiều người bị lôi cuốn bởi người cùng phái tính cảm thấy bị cô lập bởi Giáo Hội và xã hội. Ngài nói rằng ngài sẽ không phê phán những người đồng tính nào thực sự tìm kiếm Thiên Chúa và tìm cách làm điều tốt.
Tuy nhiên, việc chăm sóc mục vụ một cách mẫn cảm đối với các người đồng tính nam nữ, trong đó có những cặp đồng phái tính, phải nhất quán với việc đề cao sự thật về hôn nhân như là sự kết hợp suốt đời của một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trước đến nay vốn phê phán thứ “chủ nghĩa duy cá nhân tự yêu mình thái quá” (narcissistic individualism) của nền văn hóa đương thời, là nền văn hóa chuyên cổ vũ “thứ tự do thoát khỏi trách nhiệm” và ích chung, bất luận giữa những người dị tính hay đồng tính. Ngài phê phán “các ý thức hệ tấn công dự án gia đình cách trực tiếp”. Ngài cho rằng các lực lượng văn hóa này phá hoại kế hoạch tự nhiên và do Thiên Chúa hoạch định cho hôn nhân và gia đình (1). Và ngài lý luận rằng phụ thuộc sự lành mạnh của hôn nhân và của các gia đình đặt căn bản trên hôn nhân không những là hạnh phúc và sự thánh thiện của nhiều cá nhân, mà còn là việc lưu truyền đức tin và đạo đức học, sinh lực của các nền kinh tế và chính thể, việc chăm sóc sự sống và các thế hệ, và do đó, chính hướng đi của các dân tộc trong lịch sử (2).
Trong bối cảnh trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tiếp chủ trương rằng hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ là “một bước thụt lùi đối với nhân loại” (một thứ ‘thoái hóa nhân học’) (3) và gây thiệt hại nặng nề cho tất cả chúng ta, kể cả người đồng tính, vì sự lành mạnh của ‘sinh thái nhân bản’ phụ thuộc nền văn hóa hôn nhân lành mạnh (4). Nền văn hóa này lôi cuốn hai phái tính lại với nhau trong cuộc sống hôn nhân và hết sức bảo đảm để con cái nhận được hồng phúc đóng góp của cả hai cha mẹ nam nữ, dấn thân cho nhau và dấn thân cho chúng” (5). Trích dẫn từ Thư Mục Vụ của Các Giám Mục Úc “Đừng Xía Vô Hôn Nhân” (Don’t Mess With Marriage), và biến thành lời của chính ngài trong tông huấn thời danh Niềm Vui Yêu Thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng mỗi người phối ngẫu “đóng góp theo cách riêng của họ vào việc dưỡng dục đứa con. Tôn trọng phẩm giá của đứa con là khẳng định nhu cầu và quyền tự nhiên của nó được có một người cha và một người mẹ” (6). ‘Chủ nghĩa thực dân ý thức hệ’ phát sinh từ các trình bầy lẫn lộn về dục tính và hôn nhân đã làm méo mó kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sáng thế, bác bỏ các quyền tự nhiên của con cái, gây hại cho các cá nhân và cộng đồng, và phải bị chống đối (7). Thế nhưng, buồn thay, “nhiều nước đang mục kích việc người ta dùng luật pháp phá hủy gia đình, nghiêng về phía tiếp nhận các mẫu mực gần như độc nhất đặt căn bản trên tính tự trị của ý chí cá nhân” (8).
Không hề thu hồi việc Giáo Hội Công Giáo, trong hai ngàn năm qua, luôn nhấn mạnh rằng (theo mạc khải Thiên Chúa và luật tự nhiên) hôn nhân chỉ có thể giữa một người đàn ông và một người đàn bà (9), Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trước đến nay vốn mạnh mẽ bênh vực lập trường này. Những ai cho rằng ngài ủng hộ chiến dịch “có” của họ trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới một là chưa đọc ngài hai là cố tình trình bầy sai về ngài. Bỏ phiếu với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là BỎ PHIẾU KHÔNG.
Thân ái cùng anh chị em
Anthony Fisher OP, DD BA LIB BTheol DPhil, Tổng Giám Mục Sydney.
__________________________________________________________________________________________________________
(1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Yêu Thương: Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Tình Yêu trong Gia Đình (2016) 33-34, 39-40 v.v… Diễn Văn với Phân Khoa và Các Sinh Viên Học Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình, ngày 27 tháng Mười năm 2016.
(2) Niềm Vui Yêu Thương, 52
(3) Edward Pentin, “Pope nhắc lại rằng ‘hôn nhân’ đồng tính là ‘cuộc thoái hóa nhân học’”, National Catholic Register, 3 Tháng Giêng 2014.
(4) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Yết Kiến Chung, 5 tháng Sáu năm 2013; Diễn Văn với Quốc Hội Âu Châu, Strasbourg, 25 tháng Mười Một năm 2014. Diễn Văn với Các Nhà Cầm Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn, Manila 16 tháng Giêng năm 2015.
(5) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn Văn với Hội Nghị Các Giám Mục Âu Châu, 3 tháng Mười năm 2014; Diễn Văn với Quốc HỘi Âu Châu, Strasbourg, 25 tháng Mười Một năm 2014; Diễn Văn với Các Nhà Cầm Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn, Manila 16 tháng Giêng năm 2015. Niềm Vui Yêu Thương, 81-83, 166 tt, 172 tt v.v…
(6) Niềm Vui Yêu Thương, 172; xem Diễn Văn với Hội Nghị Chuyên Đề Quốc Tế về Tính Bổ Túc Nam Nữ, 17 tháng Mười Một năm 2014.
(7) Cũng thế trong Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn Văn với Hội Nghị Chuyên Đề Quốc Tế về Tính Bổ Túc Nam Nữ, 17 tháng Mười Một năm 2014. Diễn Văn với Các Nhà Cầm Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn, Manila 16 tháng Giêng năm 2015.
(8) Niềm Vui Yêu Thương, 53.
(9) Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các Xem Xét liên quan tới Các Đề Xuất Dành Việc Nhìn Nhận Hợp Pháp Các Cuộc Kết Hợp Giữa Những Người Đồng Phái Tính, 3 tháng Sáu năm 2003.
Nên khi có những người và những nhóm Công Giáo lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng tính, thì điều này không gây ngạc nhiên bao nhiêu. Nhưng khi họ làm thế nhân danh Đức Phanxicô, người được coi là vị đại diện dưới thế chủa Chúa Kitô, thì việc này quả gây ngỡ ngàng.
Và đó là trường hợp của hai vị đứng đầu hai trường Công Giáo hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo Úc: Trường Ignatius ở Sydney và Trường Xavier ở Melbourne. Trường đầu là “alma mater” của cựu thủ tướng Abbott, người quyết liệt chống hôn nhân đồng tính, trường sau là “alma mater” của thủ lãnh đối lập Shorten, người quyết liệt ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Ký Giả Michael Koziol, trong bản tin của mình, viết như sau: “Hai trường Công Giáo nổi danh nhất của Úc đã thận trọng ủng hộ hôn nhân đồng tính trong thư gửi các phụ huynh, nhân viên và học sinh, trực tiếp chỉ trích các tuyên bố mới đây của các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
“Dù dừng lại, chưa đi đến chỗ cổ vũ lá phiếu “có”, Trường Ignatius ở Sydney và Trường Xavier ở Melbourne đã nại tới các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tình yêu, lòng thương xót và không phê phán, để thúc giục cộng đồng nhà trường phải lắng nghe tiếng lương tâm của họ”.
Theo ký giả trên, linh mục Chris Middleton, Giám Đốc Trường Xavier hoàn toàn dựa vào xu hướng của người trẻ trong việc ủng hộ hôn nhân đồng tính để thúc giục hàng giáo phẩm phải thực hiện một “cuộc kiểm tra thực tại” (a reality check): “Theo kinh nghiệm của tôi, gần như có một sự nhất trí nơi người trẻ trong việc ủng hộ hôn nhân đồng tính, và các luận điểm chống lại nó hầu như không có bất cứ tác dụng nào đối với họ”.
Linh mục Middleton, sau đó, ca ngợi xu hướng trọng bình đẳng của người trẻ: “Họ bị thôi thúc bởi một cam kết xúc cảm mạnh mẽ đối với sự bình đẳng, và điều này chắc chắn là một điều phải tôn trọng và ca ngợi. Họ duy lý tưởng đối với giá trị họ dành cho tình yêu, vốn là giá trị hàng đầu trong Tin Mừng”.
Và Cha cho rằng tôn giáo không có vai trò gì trong cuộc trưng cầu dân ý kỳ này vì “cuộc bỏ phiếu này có liên quan tới hôn nhân như một quyền dân sự, và trong yếu tính, không đụng gì tới cái hiểu bí tích của người Công Giáo về hôn nhân”.
Còn Tiến Sĩ Paul Hine, hiệu trưởng Trường Ignatius ở Riverview, Sydney, bác bỏ nhận định của Đức Tổng Giám Mục Hart về việc sa thải các nhân viên cưới người đồng tính: “Tôi không biết liệu Riverview có bất cứ thầy cô hay phụ huynh đồng tính nào trong trường và nếu họ có ý định kết hôn hay không: nhưng tôi sẽ không hỏi với ý định xua đuổi họ khỏi trường.
“Những người có xu hướng đồng tính, vì là thành phần của cộng đồng chúng ta, nên được nghinh đón và trân qúy như là thành phần của sứ mệnh lớn lao hơn của Giáo Hội, và sứ mệnh đó là đem tình yêu Thiên Chúa cho thế giới và những ai cần đến nó”.
Hai vị đứng đầu hai trường Công Giáo nổi tiếng trên có lý do riêng của họ khi ủng hộ quyền của người đồng tính. Như kết quả của cuộc nghiên cứu HILDA trong hơn 10 năm qua của Học Viện Melbourne (xem bài "Cập nhật tin tức chung quanh cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính tại Úc") cho thấy, những người xuất thân từ giới nói tiếng Anh, có bằng cấp đại học, có thu nhập cao thường có xu hướng ủng hộ người đồng tính. Hai trường Ignatius và Xavier là hai trường phục vụ những người này nhiều nhất. Giống như người Hồi Giáo hiện nay ở Úc, hai trường này không muốn mất đồng minh.
Tuy nhiên, xu hướng bảo hoàng hơn vua là xu hướng cho tới nay vẫn rất thịnh hành trong một xã hội mà sự cạnh tranh được nâng lên hàng “quốc sách”, hai trường này hình như đi xa hơn xu hướng trọng bình đẳng của thân chủ họ.
Thực vậy, câu hỏi mà cuộc nghiên cứu HILDA trong 10 năm chỉ là về sự bình đẳng về quyền lợi. Sự bình đẳng này được thể hiện trọn vẹn cả dưới hình thức kết hợp dân sự giữa hai người cùng phái tính lẫn hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Giáo Hội có thể ủng hộ hình thức kết hợp dân sự, nhưng không thể nhìn nhận cuộc kết hợp giữa hai người cùng phái tính là hôn nhân được. Nói như linh mục Middleton, Dòng Tên, rằng: “cuộc bỏ phiếu này có liên quan tới hôn nhân như một quyền dân sự, và trong yếu tính, không đụng gì tới cái hiểu bí tích của người Công Giáo về hôn nhân” là nói theo linh mục Brennan, cũng thuộc Dòng Tên, khi linh mục này bảo rằng ngài tiếp tục bênh vực giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân nghĩa là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng việc này phải được phân biệt hẳn với hôn nhân dân sự, là điều người Úc hiện đang được hỏi ý kiến trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. “Đây là một định chế khác hẳn với điều là hôn nhân trong Giáo Hội Công Giáo”.
Nhà giáo luật học Edward Peters cho nhận định trên là vô nghĩa, không đầu không đuôi. Theo ông, hôn nhân, một nhân quyền căn bản, phát xuất từ sự ưng thuận hỗ tương của một người đàn ông có khả năng và một người đàn bà có khả năng, trong khi hôn nhân bí tích, mà ta có thể gọi là Phép Hôn Phối (Matrimony), là hậu quả chắc chắn về phương diện thần học của hôn nhân xẩy ra giữa một người đàn ông đã chịu phép rửa và một người đàn bà đã chịu phép rửa.
Thành thử, mỗi lần một cuộc hôn nhân xẩy ra giữa các người đã chịu phép rửa, thì Phép Hôn Phối cũng xẩy ra; nhưng nếu một cuộc hôn nhân không xẩy ra, vì bất cứ lý do nào, thì cũng không có Phép Hôn Phối nào xẩy ra cả.
Sau đó, cách nay 4 thế kỷ, để chống lại các cuộc hôn nhân lén lút, Giáo Hội Công Giáo đã buộc các tín hữu phải cưới nhau trước một giáo sĩ Công Giáo, thì hôn nhân của họ mới được coi là thành hiệu. Điều kiện mới này khiến nhiều người Công Giáo, trong đó, dường như có cả linh mục Brennan, vốn là một luật gia, lầm tưởng hôn nhân bên ngoài Giáo Hội là vô giá trị.
Không gì sai hơn điều ấy. Vì không những Giáo Hội nhìn nhận hôn nhân của những người không phải là Công Giáo mà còn coi hôn nhân của những người đã chịu phép rửa không phải là Công Giáo là Phép Hôn Phối, dù những người này không nhận hôn nhân của họ là một bí tích, miễn đây là một cuộc kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Nói tóm lại, bênh vực một “hôn nhân đồng tính” luôn là điều sai. Edward Peters cũng cho rằng việc hôn nhân chỉ có thể hiện hữu giữa một người đàn ông và một người đàn bà là một chân lý được giảng dậy bằng sự chắc chắn không thể sai lầm của Giáo Hội Công Giáo. Điều này có nghĩa: người Công Giáo nào chấp nhận bất cứ loại kết hợp nào khác như một hình thức hôn nhân là “chống lại tín lý của Giáo Hội Công Giáo” (Bộ Giáo Luật năm 1983 điều 750 § 2), khiến họ phải chịu hình phạt xứng đáng (Bộ Giáo Luật năm 1983 điều 1371 số 1).
Nhưng còn vấn đề phải chống lại bất cứ mưu toan dân sự nào trong việc dành cho các cặp đồng tính bất cứ quyền lợi nào của các cặp hôn nhân thì Văn Kiện “Considerations Regarding Proposals To Give Legal Recognition to Unions Between Homosexual Persons” (Các Xem Xét liên quan tới Các Đề Xuất Dành Việc Nhìn Nhận Hợp Pháp Các Cuộc Kết Hợp Giữa Những Người Đồng Phái Tính) năm 2003 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không nói gì.
Dù gì, thì hôn nhân đồng tính là điều Giáo Hội Công Giáo không thể chấp nhận. Trưng dẫn Đức Phanxicô để bênh vực nó là điều hoàn toàn đi ngược lại giáo huấn của ngài. Trong cuốn “Politique et Société” (Chính trị và xã hội) sẽ được phát hành vào ngày 6 tháng Chín này ở Pháp, thuật lại các cuộc phỏng vấn của nhà báo Dominique Wolton với ngài, Đức Phanxicô, khi được hỏi về hôn nhân đồng tính, đã nói rằng do chính định nghĩa nó, hôn nhân chỉ có thể giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Ngài nói “Chúng ta không thể thay đổi điều này. Đây là bản chất của sự vật” không phải chỉ trong Giáo Hội mà là trong lịch sử con người.
Theo ngài chỉ nên gọi các cuộc kết hợp đồng tính là các “cuộc kết hợp dân sự. Chúng ta đừng đùa giỡn với sự thật”.
Tại Sydney là tổng giáo phận của Trường Ignatius, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher vừa viết lá thư mục vụ về vấn đề này gửi tín hữu vào Chúa Nhật vừa qua. Sau đây là toàn văn lá thư của Đức Tổng Giám Mục Fisher:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ủng hộ hôn nhân đồng tính không?
Một số nhà bình luận gần đây cho rằng lòng trung thành với giáo huấn Công Giáo, và nhất là với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ cho phép, thậm chí buộc, người ta phải ủng hộ hôn nhân đồng tính; do đó, các giám mục Úc đã hiểu lầm giáo huấn Công Giáo và bất trung thành với Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi nói rằng người Công Giáo nên bỏ phiếu KHÔNG. Nhưng thực sự Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói gì về vấn đề này?
Tháng Tư năm 2010, lúc còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài công bố một lá thư mục vụ với lời lẽ mạnh mẽ, nhân danh các vị đồng giám mục của ngài, chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân trong luật lệ của Á Căn Đình. Ngài nhắc các nhà cầm quyền dân sự nhớ trách nhiệm của họ là bảo vệ hôn nhân và sự đóng góp độc đáo của nó cho ích chung. Ngài nhấn mạnh rằng nhà nước không kỳ thị một cách bất công khi đòi một người đàn ông và một người đàn bà kết hôn với nhau: “Nhà nước chỉ công nhận một thực tại tự nhiên”. Vị giáo hoàng tương lai nói tiếp: “Hôn nhân, gồm một người đàn ông và một người đàn bà, không giống hệt cuộc kết hợp của hai người cùng phái tính. Phân biệt như thế không phải là kỳ thị mà là tôn trọng sự khác nhau… Vào thời điểm khi chúng ta nhấn mạnh tới sự phong phú của tính đa nguyên và sự đa dạng về xã hội và văn hóa, quả là một mâu thuẫn khi tối thiểu hóa các dị biệt nền tảng của con người. Người cha không y hệt như người mẹ. Chúng ta không thể dạy các thế hệ tương lai rằng chuẩn bị đặt kế hoạch gầy dựng một gia đình đặt căn bản trên mối tương quan bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà là y hệt như sống với một người cùng phái tính”.
Nhưng Đức Hồng Y Bergoglio có thay đổi cung giọng của ngài khi trở thành Đức Giáo Hoàng Phanxicô không? Ngài từng có tiếng đã nhấn mạnh tới việc Giáo Hội phải gần gũi với người dân, đồng hành với họ về phương diện mục vụ giữa cảnh phức tạp của đời sống họ, và giúp họ hàn gắn các vết thương. Ngài ý thức rõ rệt rằng nhiều người bị lôi cuốn bởi người cùng phái tính cảm thấy bị cô lập bởi Giáo Hội và xã hội. Ngài nói rằng ngài sẽ không phê phán những người đồng tính nào thực sự tìm kiếm Thiên Chúa và tìm cách làm điều tốt.
Tuy nhiên, việc chăm sóc mục vụ một cách mẫn cảm đối với các người đồng tính nam nữ, trong đó có những cặp đồng phái tính, phải nhất quán với việc đề cao sự thật về hôn nhân như là sự kết hợp suốt đời của một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trước đến nay vốn phê phán thứ “chủ nghĩa duy cá nhân tự yêu mình thái quá” (narcissistic individualism) của nền văn hóa đương thời, là nền văn hóa chuyên cổ vũ “thứ tự do thoát khỏi trách nhiệm” và ích chung, bất luận giữa những người dị tính hay đồng tính. Ngài phê phán “các ý thức hệ tấn công dự án gia đình cách trực tiếp”. Ngài cho rằng các lực lượng văn hóa này phá hoại kế hoạch tự nhiên và do Thiên Chúa hoạch định cho hôn nhân và gia đình (1). Và ngài lý luận rằng phụ thuộc sự lành mạnh của hôn nhân và của các gia đình đặt căn bản trên hôn nhân không những là hạnh phúc và sự thánh thiện của nhiều cá nhân, mà còn là việc lưu truyền đức tin và đạo đức học, sinh lực của các nền kinh tế và chính thể, việc chăm sóc sự sống và các thế hệ, và do đó, chính hướng đi của các dân tộc trong lịch sử (2).
Trong bối cảnh trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tiếp chủ trương rằng hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ là “một bước thụt lùi đối với nhân loại” (một thứ ‘thoái hóa nhân học’) (3) và gây thiệt hại nặng nề cho tất cả chúng ta, kể cả người đồng tính, vì sự lành mạnh của ‘sinh thái nhân bản’ phụ thuộc nền văn hóa hôn nhân lành mạnh (4). Nền văn hóa này lôi cuốn hai phái tính lại với nhau trong cuộc sống hôn nhân và hết sức bảo đảm để con cái nhận được hồng phúc đóng góp của cả hai cha mẹ nam nữ, dấn thân cho nhau và dấn thân cho chúng” (5). Trích dẫn từ Thư Mục Vụ của Các Giám Mục Úc “Đừng Xía Vô Hôn Nhân” (Don’t Mess With Marriage), và biến thành lời của chính ngài trong tông huấn thời danh Niềm Vui Yêu Thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng mỗi người phối ngẫu “đóng góp theo cách riêng của họ vào việc dưỡng dục đứa con. Tôn trọng phẩm giá của đứa con là khẳng định nhu cầu và quyền tự nhiên của nó được có một người cha và một người mẹ” (6). ‘Chủ nghĩa thực dân ý thức hệ’ phát sinh từ các trình bầy lẫn lộn về dục tính và hôn nhân đã làm méo mó kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sáng thế, bác bỏ các quyền tự nhiên của con cái, gây hại cho các cá nhân và cộng đồng, và phải bị chống đối (7). Thế nhưng, buồn thay, “nhiều nước đang mục kích việc người ta dùng luật pháp phá hủy gia đình, nghiêng về phía tiếp nhận các mẫu mực gần như độc nhất đặt căn bản trên tính tự trị của ý chí cá nhân” (8).
Không hề thu hồi việc Giáo Hội Công Giáo, trong hai ngàn năm qua, luôn nhấn mạnh rằng (theo mạc khải Thiên Chúa và luật tự nhiên) hôn nhân chỉ có thể giữa một người đàn ông và một người đàn bà (9), Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trước đến nay vốn mạnh mẽ bênh vực lập trường này. Những ai cho rằng ngài ủng hộ chiến dịch “có” của họ trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới một là chưa đọc ngài hai là cố tình trình bầy sai về ngài. Bỏ phiếu với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là BỎ PHIẾU KHÔNG.
Thân ái cùng anh chị em
Anthony Fisher OP, DD BA LIB BTheol DPhil, Tổng Giám Mục Sydney.
__________________________________________________________________________________________________________
(1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Yêu Thương: Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Tình Yêu trong Gia Đình (2016) 33-34, 39-40 v.v… Diễn Văn với Phân Khoa và Các Sinh Viên Học Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình, ngày 27 tháng Mười năm 2016.
(2) Niềm Vui Yêu Thương, 52
(3) Edward Pentin, “Pope nhắc lại rằng ‘hôn nhân’ đồng tính là ‘cuộc thoái hóa nhân học’”, National Catholic Register, 3 Tháng Giêng 2014.
(4) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Yết Kiến Chung, 5 tháng Sáu năm 2013; Diễn Văn với Quốc Hội Âu Châu, Strasbourg, 25 tháng Mười Một năm 2014. Diễn Văn với Các Nhà Cầm Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn, Manila 16 tháng Giêng năm 2015.
(5) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn Văn với Hội Nghị Các Giám Mục Âu Châu, 3 tháng Mười năm 2014; Diễn Văn với Quốc HỘi Âu Châu, Strasbourg, 25 tháng Mười Một năm 2014; Diễn Văn với Các Nhà Cầm Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn, Manila 16 tháng Giêng năm 2015. Niềm Vui Yêu Thương, 81-83, 166 tt, 172 tt v.v…
(6) Niềm Vui Yêu Thương, 172; xem Diễn Văn với Hội Nghị Chuyên Đề Quốc Tế về Tính Bổ Túc Nam Nữ, 17 tháng Mười Một năm 2014.
(7) Cũng thế trong Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn Văn với Hội Nghị Chuyên Đề Quốc Tế về Tính Bổ Túc Nam Nữ, 17 tháng Mười Một năm 2014. Diễn Văn với Các Nhà Cầm Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn, Manila 16 tháng Giêng năm 2015.
(8) Niềm Vui Yêu Thương, 53.
(9) Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các Xem Xét liên quan tới Các Đề Xuất Dành Việc Nhìn Nhận Hợp Pháp Các Cuộc Kết Hợp Giữa Những Người Đồng Phái Tính, 3 tháng Sáu năm 2003.