Theo Phòng Truyền Thông Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sydney, ngày 15 tháng Mười Một, Đức Cha Anthony Fisher, O.P., Tổng Giám Mục thành phố, đã ra một thông cáo về kết quả cuộc trưng cầu ý dân Úc về việc thay đổi đạo luật hôn nhân để bao gồm các cuộc kết hợp đồng tính.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher cho biết ngài vừa thất vọng vừa ấm lòng bởi kết quả của cuộc Thăm Dò Hôn Nhân Toàn Quốc Bằng Bưu Điện về việc thay đổi định nghĩa hợp pháp của hôn nhân tại Úc.
Ngài nói "Dù không bác bỏ thiện chí của nhiều người bỏ phiếu YES, tôi thất vọng sâu xa khi thấy kết quả có thể sẽ là việc ra luật lệ để tháo bỏ hôn nhân và gia đình tại Úc nhiều hơn nữa.
“Nhưng tôi ấm lòng khi thấy hàng triệu người Úc vẫn duy trì xác tín rằng hôn nhân là mối liên hệ độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Thực vậy, chỉ có 48% các cử tri có quyền bỏ phiếu đã bỏ phiếu YES cho việc tái định nghĩa hôn nhân trong luật lệ.
"Với nhiều cặp vợ chồng đã cưới nhau và những cặp đang xem xét việc này, tôi xin nói: các bạn đừng để cho quyết định này làm nản lòng và phá hoại việc các bạn đánh giá cao tính thánh thiêng của hôn nhân có thực chất”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ngài muốn tỏ lòng biết ơn tất cả những ai đã can đảm lên tiếng ủng hộ hôn nhân cổ truyền trong các hoàn cảnh rất khó khăn.
Ngài nói: “Ngay từ đầu, đây đã là một trận đấu giữa Đavít và Gôliát với các chính trị gia, các tập đoàn kinh doanh, các ngưởi nổi tiếng, các nhà báo, các tổ chức chuyên nghiệp và thể thao; họ đã nhận chìm các tiếng nói của người dân Úc bình thường và gây áp lực buộc mọi người phải bỏ phiếu YES. Điều đáng lưu ý là rất nhiều người đã giữ vững tay súng và bỏ phiếu NO hay bỏ phiếu trắng.
"Tôi nhận rằng đối với một số người, cuộc tranh luận này là nguyên nhân gây buồn khổ. Nhưng nay là lúc để mọi người đến với nhau như một dân tộc, đổi mới lại tình thân hữu của ta với những người nghĩ khác với chúng ta, và bảo đảm rằng tôn trọng các niềm tin khác là điều đã được khắc ghi trong luật pháp và phong tục của ta”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng điều sinh tử là luật lệ mới về hôn nhân phải che chở các quyền tín ngưỡng và phát biểu, tự do ngôn luận và lập hội, giáo dục và làm cha mẹ. “Các dữ kiện thăm dò cho thấy cả các người bỏ phiếu YES lẫn các người bỏ phiếu NO đều ủng hộ các che chở mạnh mẽ đối với tự do tôn giáo”.
Thủ Tướng Malcolm Turnbull trước đây từng nói rằng với hôn nhân đồng tính, thậm chí ông còn tin quyền tự do tôn giáo “mạnh mẽ hơn nữa”. Còn Thủ Lãnh Đối Lập, Bill Shorten, vốn hứa bất cứ việc tái định nghĩa hôn nhân nào cũng phải tôn trọng tự do tôn giáo.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “Các đề nghị khập khiễng chỉ che chở các thừa tác viên tôn giáo và các nơi thờ phượng không hề che chở 99.9% các tín hữu tôn giáo vốn không phải là giáo sĩ. Điều bắt buộc là các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta phải ban hành các đạo luật nhằm che chở quyền lợi của mọi người, trong đó, có các tín hữu tôn giáo.
"Nhiều người bọ phiếu YES và đang mừng vui vì ‘cuộc chiến thắng’ hôm nay chắc chắn đã làm thế vì yêu thương và tôn trọng những người đồng tính luyến ái. Nhiều người bỏ phiếu NO chúng tôi cũng kể những người đồng tính luyến ái vào thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và lân bang hàng xóm và chúng tôi tởm gớm sự cuồng tín, việc phỉ báng và kỳ thị chống lại họ. Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng chúng ta cũng có thể biểu lộ một lòng đại độ tương tự trong tinh thần đối với những người có niềm tin tôn giáo.
“Khi tạo ra ‘quyền’ hợp pháp được cưới một người đồng phái, ta không được bãi bỏ các quyền tự do tôn giáo và phát biểu và các quyền tự do khác vốn đang có. Ở nơi công cộng của Úc, có đủ chỗ cho cả hai bên. Điều chắc chắn là làm cho hai điều này tiến triển không hề vượt quá tài trí và thiện chí của các nhà lãnh đạo chính trị”.
Đức Cha Anthony Fisher OP
Tổng Giám Mục Công Giáo của Sydney
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher cho biết ngài vừa thất vọng vừa ấm lòng bởi kết quả của cuộc Thăm Dò Hôn Nhân Toàn Quốc Bằng Bưu Điện về việc thay đổi định nghĩa hợp pháp của hôn nhân tại Úc.
Ngài nói "Dù không bác bỏ thiện chí của nhiều người bỏ phiếu YES, tôi thất vọng sâu xa khi thấy kết quả có thể sẽ là việc ra luật lệ để tháo bỏ hôn nhân và gia đình tại Úc nhiều hơn nữa.
“Nhưng tôi ấm lòng khi thấy hàng triệu người Úc vẫn duy trì xác tín rằng hôn nhân là mối liên hệ độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Thực vậy, chỉ có 48% các cử tri có quyền bỏ phiếu đã bỏ phiếu YES cho việc tái định nghĩa hôn nhân trong luật lệ.
"Với nhiều cặp vợ chồng đã cưới nhau và những cặp đang xem xét việc này, tôi xin nói: các bạn đừng để cho quyết định này làm nản lòng và phá hoại việc các bạn đánh giá cao tính thánh thiêng của hôn nhân có thực chất”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ngài muốn tỏ lòng biết ơn tất cả những ai đã can đảm lên tiếng ủng hộ hôn nhân cổ truyền trong các hoàn cảnh rất khó khăn.
Ngài nói: “Ngay từ đầu, đây đã là một trận đấu giữa Đavít và Gôliát với các chính trị gia, các tập đoàn kinh doanh, các ngưởi nổi tiếng, các nhà báo, các tổ chức chuyên nghiệp và thể thao; họ đã nhận chìm các tiếng nói của người dân Úc bình thường và gây áp lực buộc mọi người phải bỏ phiếu YES. Điều đáng lưu ý là rất nhiều người đã giữ vững tay súng và bỏ phiếu NO hay bỏ phiếu trắng.
"Tôi nhận rằng đối với một số người, cuộc tranh luận này là nguyên nhân gây buồn khổ. Nhưng nay là lúc để mọi người đến với nhau như một dân tộc, đổi mới lại tình thân hữu của ta với những người nghĩ khác với chúng ta, và bảo đảm rằng tôn trọng các niềm tin khác là điều đã được khắc ghi trong luật pháp và phong tục của ta”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng điều sinh tử là luật lệ mới về hôn nhân phải che chở các quyền tín ngưỡng và phát biểu, tự do ngôn luận và lập hội, giáo dục và làm cha mẹ. “Các dữ kiện thăm dò cho thấy cả các người bỏ phiếu YES lẫn các người bỏ phiếu NO đều ủng hộ các che chở mạnh mẽ đối với tự do tôn giáo”.
Thủ Tướng Malcolm Turnbull trước đây từng nói rằng với hôn nhân đồng tính, thậm chí ông còn tin quyền tự do tôn giáo “mạnh mẽ hơn nữa”. Còn Thủ Lãnh Đối Lập, Bill Shorten, vốn hứa bất cứ việc tái định nghĩa hôn nhân nào cũng phải tôn trọng tự do tôn giáo.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “Các đề nghị khập khiễng chỉ che chở các thừa tác viên tôn giáo và các nơi thờ phượng không hề che chở 99.9% các tín hữu tôn giáo vốn không phải là giáo sĩ. Điều bắt buộc là các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta phải ban hành các đạo luật nhằm che chở quyền lợi của mọi người, trong đó, có các tín hữu tôn giáo.
"Nhiều người bọ phiếu YES và đang mừng vui vì ‘cuộc chiến thắng’ hôm nay chắc chắn đã làm thế vì yêu thương và tôn trọng những người đồng tính luyến ái. Nhiều người bỏ phiếu NO chúng tôi cũng kể những người đồng tính luyến ái vào thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và lân bang hàng xóm và chúng tôi tởm gớm sự cuồng tín, việc phỉ báng và kỳ thị chống lại họ. Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng chúng ta cũng có thể biểu lộ một lòng đại độ tương tự trong tinh thần đối với những người có niềm tin tôn giáo.
“Khi tạo ra ‘quyền’ hợp pháp được cưới một người đồng phái, ta không được bãi bỏ các quyền tự do tôn giáo và phát biểu và các quyền tự do khác vốn đang có. Ở nơi công cộng của Úc, có đủ chỗ cho cả hai bên. Điều chắc chắn là làm cho hai điều này tiến triển không hề vượt quá tài trí và thiện chí của các nhà lãnh đạo chính trị”.
Đức Cha Anthony Fisher OP
Tổng Giám Mục Công Giáo của Sydney