Theo tin Rod Mcguirk, Associated Press, ngày 7 tháng 12, Hạ Viện Úc đã thông qua luật hôn nhân đồng tính, tiếp theo quyết định của Thượng Nghị Viện và cuộc trưng cầu ý dân trước đó.
Mừng vui như cha chết sống lại
Khung cảnh ở Hạ Viện lúc thông qua đạo luật cho thấy một sự vui mừng không khác gì sự vui mừng của một quốc gia vừa chiến thắng một kẻ thù ghê gớm. Lịch sử sẽ phê phán thái độ vui mừng quá trớn ấy. Chẳng qua là sự vui mừng của những kẻ đang đắm tầu vớ được chiếc phao cứu nạn. Cả Turnbull lẫn Shorten đều đang cần được vực dậy trong công luận người Úc.
Từ nay, hôn nhân được luật pháp định nghĩa không còn là sự kết hợp chỉ dành cho 1 người đàn ông và 1 người đàn bà mà là giữa “hai người” tuy vẫn loại bỏ những người khác. Các cụ bảo thủ nên vui mừng vì chưa đến độ “giữa hai hữu thể” (vật + người).
Đạo luật được đa số thông qua, không bị thách thức, dù 5 nhà lập pháp đã đăng ký việc họ chống lại dự luật. Thượng Viện đã thông qua dự luật vào tuần trước với 43 thuận và 12 phiếu chống. Tổng Toàn Quyền Cosgrove đã ký ban hành đạo luật ngay ngày hôm sau trước nụ cười tươi như hoa của Turnbull, người đang có nhiều nguyên cớ để méo mặt. Vẫn có 1 tháng để đạo luật có hiệu lực và lúc ấy, người ta sẽ thấy những đám cưới đồng tính đầu tiên, và dĩ nhiên, các phiên tòa liên tiếp giữa những người vui mừng nhờ luật và những người “khổ tâm” vì luật. Tiền bạc và thì giờ của dân Úc vì những vụ như thế sẽ vơi đi rất nhiều. Các cụ nào lăm le nắm quyền cai trị hẳn phải tính đến chuyện này khi đưa ra ngân sách hàng năm. Đừng vội mừng như cha chết sống lại!
Tự do tôn giáo và ngôn luận
Các tu chính nhằm bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và tôn giáo cho những người chống đối hôn nhân đồng tính thẩy đều bị bác bỏ, mặc dù các vấn đề này có thể được xem xét sau. Chính phủ đã cử một ban (panel) để khảo sát việc làm thế nào bảo đảm các quyền tự do tôn giáo một khi hôn nhân đồng tính trở thành một thực tại tại Úc.
Các nhà lập pháp vận động cho quyền bình đẳng hôn nhân lý luận rằng cuộc trưng cầu toàn quốc bằng bưu điện hồi tháng 11 đã truyền lệnh phải có sự thay đổi về định nghĩa của hôn nhân mà thôi, nên việc thay đổi luật lệ không nên bị trì hoãn bởi các xem xét khác.
Đạo luật này cho phép các giáo hội và các tổ chức tôn giáo tẩy chay các đám cưới đồng tính mà không vi phạm các đạo luật cấm kỳ thị.
Những người dân sự hiện đã có quyền chủ tọa các đám cuới (civil celebrants) cũng được quyền từ chối không chủ tọa các đám cưới đồng tính. Nhưng những người đăng ký sau đạo luật này thì không được miễn trừ.
Một trong các tu chính bị bác bỏ liên quan đến quyền được tự do nói lên các quan điểm truyền thống về hôn nhân mà không sợ bị luật trừng phạt. Nó được đề xuất bởi Tổng Trưởng Tư Pháp George Brandis và được Thủ Tướng Malcolm Turnbull ủng hộ, cả hai đều bỏ phiếu thông qua đạo luật.
Cựu Thủ Tướng Tony Abbott, người hết lòng tranh đấu cho hôn nhân đúng nghĩa, nói với Hạ Viện rằng cả Thủ Tướng Turnbull lẫn Thủ Lãnh Đối Lập Shorten đều đã thất bại, không giành được các bảo vệ chi tiết cho các quyền tự do ngôn luận, lương tâm và tôn giáo như đã hứa. Ông bảo: “một lời đoan hứa đã được các nhà lãnh đạo của Hạ Viện này đưa ra và lời đoan hứa này chưa được thực hiện thỏa đáng”.
Ông nêu trường hợp 1 thiếu niên Úc bị mất việc vì chống lại hôn nhân đồng tính và một giám mục bị lôi ra tòa cấm kỳ thị của tiểu bang vì “tội” cổ vũ hôn nhân đúng nghĩa, để cho rằng “điều cuối cùng ta nên muốn làm là bắt người Úc phải chịu các hình thức kỳ thị mới thay cho các hình thức cũ đã biến đi một cách đúng đắn”.
Ngây ngô mùi dê
Điều buồn cười là nhà lập pháp của phe chính phủ, Ông Trevor Evans, loại bỏ khả thể một vụ tương tự như vụ Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đang thụ lý trong đó, một nhà làm bánh từ khước làm bánh cưới cho một cặp đồng tính vì việc này trái với niềm tin tôn giáo của ông. Nhà lập pháp này nói rằng: “Ở đây, ta hãy trung thực, vì để một vụ như thế xẩy ra tại Úc, nó cần phải có một cặp đồng tính lưu ý tới việc đấu tranh nhiều hơn là sự thành công trong đám cưới của họ, phải có một nhà kinh doanh lưu ý tới tín lý tôn giáo hơn là tới thành công trong nghiệp vụ tiểu thương của họ, và cả hai phải dấn thân vào một cuộc tranh đấu.
“Người Úc đặc trưng có thể nghi vấn thiện chí của những người trong cuộc như vụ này nhưng viễn tượng nhỏ nhoi nó có thể xẩy ra không đáng để ta phải giành cho nó cuộc bình luận và tranh luận hết trang này sang trang nọ”.
Làm như người Úc “biết điều” hơn người Mỹ không bằng. Nhưng ở Mỹ làm gì có cảnh người ủng hộ đồng tính cụng đầu người phản đối đồng tính. Mà người phản đối đó từng là Thủ Tướng Chính Phủ?
Nhiều vị giáo phẩm ở Úc cũng có cùng một quan điểm ngây ngô như nhà lập pháp trên. Nhưng lại tự hào là mình có mùi chiên như lời khuyên của Đức Phanxicô mà họ cho là “đồng minh” với họ trong việc ủng hộ hôn nhân đồng tính, trong khi đoàn chiên trực tiếp của họ thì bỏ phiếu phản đối hôn nhân đồng tính hàng loạt. Thành thử đó đâu phải mùi chiên mà là mùi “dê”.
Lớn hơn cả hôn nhân đồng tính
Nói như Evans là nói bừa, mà không hiểu tầm cỡ của vụ trước Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, tức vụ Masterpiece Cakeshop Ltd v. Colorado Civil Rights Commission, trong đó, nhà làm bánh Kitô hữu Jack Phillips tranh đấu cho quyền không phải nướng bánh cho các nghi lễ đồng tính vốn đi ngược lại niềm tin tôn giáo của ông.
Vụ này được các phân tích gia luật pháp coi là vụ va chạm lớn nhất giữa tự do tôn giáo và việc luập pháp bảo vệ người đồng tính kể từ phán quyết năm 2015 Obergefell v. Hodges hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Emilie Kao, Giám Đốc Trung Tâm DeVos về Tôn Giáo và Xã Hội Dân Sự của Qũy Heritage cho rằng: “Vấn đề này còn lớn hơn cả hôn nhân đồng tính. Vì nó đề cập tới quyền tự do của mọi người Hoa Kỳ được sống, được nghĩ, được nói và được làm việc theo các niềm tin của mình”.
Vụ này sẽ được tối cao Pháp Viện Hoa Kỷ xử vào năm tới. Nhưng cho tới nay, người ta cho rằng lá phiếu của Chánh Án Kennedy sẽ là lá phiếu quyết định, như ông từng là năm 2015 với phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính. Chỉ có điều, trong phát biểu miệng đầu tháng 12 này, ông có vẻ nghiêng về tự do tôn giáo, khi bênh vực việc khoan dung đối với những người bất đồng về tôn giáo, một điều ông coi là “chủ yếu trong một xã hội tự do” và chỉ trích ủy ban dân quyền Colorado không tôn trọng hoặc khoan dung đối với các niềm tin tôn giáo của nhà làm bánh.
Hãy nghe phát biểu của chánh án Kennedy: “khoan dung là điều chủ yếu trong một xã hội tự do. Và khoan dung là điều có ý nghĩa nhất khi có sự hỗ tương. Đối với tôi dường như tiểu bang, trong lập trường của mình ở đây, đã không khoan dung và tôn trọng các niềm tin tôn giáo của Ông Phillip… Và, vì đây là chuyện cung cấp ăn uống (accommodations), nên ta giả thiết là còn nhiều tiệm khác, các tiệm bánh khác sẵn có đó. Vậy tại sao lại không qua một tiệm bánh khác? Tại sao lại đi kiện Ông Phillips và mưu toan làm hại việc kinh doanh của ông? Có các giải pháp khác cho việc tạo ra chiếc bánh ngọt này hay không? Đây là một tóm lược lý thú một số sự kiện chủ chốt thuộc vấn đề này, do một tiếng nói báo chí có tính biểu tượng cao về chủ đề này:
'… Tôi nghĩ quả là một sai lầm thiếu khôn ngoan khi kiện nhà làm bánh. Sống và để người ta sống có lẽ là một đáp ứng tốt hơn nhiều. Các xác tín tôn giáo của nhà làm bánh đâu phải là chuyện tầm phào hoặc hiển nhiên thiếu thiện chí, nghĩa là ông ta chỉ bất thình lình trưng dẫn khi cung cấp cho người đồng tính. Chủ nghĩa triệt để của ông khiến ông từ chối không làm cả bánh Halloween nữa là. Nói cho đúng hơn, ông nói ông sẵn sàng cung cấp bất cứ hình thức bánh ngọt nào theo yêu cầu của khách hàng cho các cặp đồng tính, như bánh sinh nhật chẳng hạn, ngoại trừ thứ bánh thiết kế cho các lễ nghi mà xác tín tôn giáo của ông vốn chống đối. Và các xác tín tôn giáo này không thể bị bác bỏ một cách tùy tiện được (cho dù bạn thấy chúng phi lý). Chống đối hôn nhân đồng tính vốn là cột trụ không bị thách thức của mọi tôn giáo lớn của thế giới hàng bao thời đại qua'.
Và do đó, nếu có các giải pháp thay thế, như tìm một tiệm bánh khác, tại sao phải áp đặt điểm này? Tại sao phải cầm vũ khí cưỡng bức một ai đó khi bạn có thể dễ dàng để họ yên, mà bạn vẫn có thể cử hành đám cưới của bạn? Điều này đặc biệt đúng, khi phần lớn luận điểm bào chữa cho việc bình đẳng hôn nhân là: nó không buộc bất cứ ai ở ngoài cuộc hôn nhân ấy phải chấp thuận hay không chấp thuận nó”.
Tranh đấu công lý cho mọi người
Tưởng cũng nên biết năm 2012, Jack Phillips, chủ nhân Masterpiece Cakeshop ở Lakewood, Colorado, nói với hai người đàn ông tới tiệm của ông để đặt làm chiếc bánh cưới rằng ông không thiết kế bánh cho các đám cưới đồng tính. Ông đề nghị bán cho họ chiếc bánh đã làm sẵn hay bất cứ thứ sản phẩm nào khác của tiệm ông. Hai người không chịu, hùng hổ ra khỏi tiệm và sau đó nộp đơn kiện bị kỳ thị tại Ủy Ban Dân Quyền Colorado, mặc dù “hôn nhân” đồng tính chưa hợp pháp tại Colorado lúc đó.
Tháng 12 năm 2013, một chánh án hành chánh ra phán quyết chống lại Ông Phillips, nói rằng thiết kế và sáng tạo bánh ngọt cho đám cưới đồng tính không phải là ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ. Ủy Ban ra lệnh cho Ông Philips phải khởi sự thiết kế bánh cưới theo yêu cầu của khách hàng đồng tính hoặc ngưng hoàn toàn việc thiết kế bánh cưới. Ngoài ra, Ủy Ban còn ra lệnh cho Ông Phillips và nhân viên của Ông phải hoàn tất một chương trình cải tạo và mỗi tam cá nguyện phải phúc trình cho chính phủ việc tuân theo chỉ thị này.
Ông Phillips thua cuộc kháng án ở cấp tiểu bang và Tòa Án Tối Cao của Tiểu Bang từ chối không thụ lý vụ này. Các luật sư của Ông Phillips với Liên Minh Bảo Vệ Tự Do, một tổ chức Kitô Giáo chuyên lưu tâm tới luật lệ công cộng, đã yêu cầu thành công Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tiếp nhận vụ kháng cáo. Với các tư liệu đệ trình và các luận chứng miệng được đưa ra ngày 5 tháng 12 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện sẽ phán quyết vào mùa Hè tới.
Các nhà phân tích luật pháp cho rằng Tối Cao Pháp Viện có thể sẽ đưa ra một phán quyết rộng rãi áp dụng chung cho các nhà buôn bán liên quan tới cưới xin để các tiểu bang và tòa thị chính áp dụng luật cung cấp đồ ăn vào trường hợp hôn nhân đồng tính.
Emilie Kao cho rằng “tôi chắc chắn các quan tòa có thể phán quyết về các quyền của mọi người được mua các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Luật lệ cung cấp đồ ăn công cộng khởi nguyên nhằm giúp người ta có thể mua được các hàng hóa và dịch vụ căn bản. Họ có thể làm thế mà không buộc những người như Jack Phillips phải phát biểu các sứ điệp nghệ thuật khi sứ điệp này vi phạm các niềm tin của họ”.
Tuy nhiên, Tối Cao Pháp Viện cũng có thể chỉ ban hành một phát quyết hạn hẹp chuyên biệt cho vụ Masterpiece này mà thôi. Gerard Bradley, giáo sư luật của Đại Học Notre Dame, nói rằng Tòa có thể trả vụ này lại cho Tiểu Bang Colorado để xử lại vì có dư bằng chứng cho thấy một trong các Ủy Viên của Ủy Ban Dân Quyền Colorado ngồi xử vụ án nhưng đã thiên vị chống lại tiệm bánh.
Bradley cho rằng Tối Cao Pháp Việm tìm cách tránh né bàn đến vấn đề bao quát hơn tức cân bằng quyền lợi của người đồng tính với quyền tự do tôn giáo. Ông cho hay chánh án Kennedy dường như có thái độ này khi ông bênh vực cả hôn nhân đồng tính lẫn quyền tự do tôn giáo. “Nói các khác, ông không biết phải làm gì. Cũng có thể Chánh Án Kennedy sẽ đứng về phía Ông Phillips, nhưng sẽ viết một ý kiến chỉ liên quan tới các sự kiện đặc thù của vụ này thôi, chứ không giải quyết nhiều khung cảnh cưới xin khác của người đồng tính”.
Douglas Laycock, giáo sư luật tại Trường Luật của Đại Học Virginia, người chuyên nghiên cứu các vụ tự do tôn giáo, nói rằng nếu Tối Cao Pháp Viện ban hành một phán quyết hạn hẹp, có lẽ họ sẽ quyết định vụ án dựa vào quyền tự do thực hành tôn giáo hơn là tự do ngôn luận, và giới hạn vào các đám cưới mà thôi”.
Căn cứ vào các câu hỏi của các chánh án, người ta cho rằng Tối Cao Pháp Viện có thể sẽ quyết định cần phải hạn chế ra sao quyền tự do ngôn luận trong các vụ buôn bán liên quan tới cưới xin. Thí dụ, việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận có áp dụng cho các nhiếp ảnh viên, các nghệ sĩ trang điểm, các nhà thiết kế tóc, các nhà may và các đầu bếp hay không?
Các chánh án Ruth Bader-Ginsburg, Stephen Breyer, Elena Kagan và Sonia Sotomayor gợi ý đủ hạng người có thể từ khước phục vụ các đám cưới đồng tính. Chánh án Breyer lý luận rằng nếu nghiêng về phía Ông Phillips, thì Tối Cao Pháp Viện sẽ không thể viết một phán quyết mà không “làm hại tới mọi luật dân quyền khác từ Năm Hai”.
Garnett, thuộc Chương Trình Giáo Hội, Nhà Nước & Xã Hội, cho hay chỉ một số rất nhỏ các vụ liên quan tới các nhà buôn bán chuyện cưới xin phản đối cung cấp điều họ coi là dịch vụ có tính sáng tạo hay nghệ thuật cho các nghi lễ đồng tính mà thôi.
Ông nói: “và bất cứ phán quyết nào cho các tiệm bánh cũng sẽ giới hạn về phạm vi vào các tình thế trong đó chính phủ buộc sự phát biểu và các dịch vụ có sẵn tại một nơi khác. Chứ sẽ không mở rộng tới việc cung cấp thường lệ hay các hàng hóa và dịch vụ thông thường trong lãnh vực thương mại”.
Emilie Kao thì cho rằng Tối Cao Pháp Viện sẽ dựa vào các tiền lệ của họ: “Họ vốn có một số tiền lệ nói rằng việc phát biểu nghệ thuật là tự do ngôn luận được bảo vệ và khi có ý định thông đạt một sứ điệp, thì đó là ngôn luận”. Thành thử thiết kế và sáng tạo chiếc bánh cưới chính là ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ.
Kao nói tiếp: “Jack Phillips không tranh đấu Tu Chính Án Thứ Nhất cho riêng Ông. Ông tranh đấu cho mọi người. Ông muốn mọi người có thể có tự do làm việc theo các niềm tin của mình”.
Kao cho rằng khi phán quyết vụ hôn nhân đồng tính (Obergefell), chánh án Kennedy đã viết rằng các cá nhân có thể chống đối cuộc hôn nhân của hai người cùng phái tính dựa vào các tiền đề tôn giáo hay triết học đáng kính của mình, nên bà tin vụ Masterpiece là dịp để Tối Cao Pháp Viện cổ vũ đối thoại, tính đa nguyên và lòng khoan dung bằng cách bảo vệ cả hai bên của cuộc tranh luận về hôn nhân.
Người có tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng ngay lành ở Úc nói riêng và những người chống đối hôn nhân đồng tính nói chung, mà căn cứ vào kết quả trưng cầu thì vẫn chiếm đa số, nếu xét theo tổng số 16 triệu thư gửi đi (chưa tới 8 triệu người minh nhiên ủng hộ hôn nhân đồng tính), chỉ mong được như trên: tôi tôn trọng tự do của anh thì anh cũng nên tôn trọng tự do của tôi. Chỉ là chuyện công lý căn bản, không ngô nghê, mùi dê như một số người ủng hộ hôn nhân đồng tính, trong đó, có các cụ “vítvồ” Công Giáo “ấm ớ hội tề”.
Mừng vui như cha chết sống lại
Khung cảnh ở Hạ Viện lúc thông qua đạo luật cho thấy một sự vui mừng không khác gì sự vui mừng của một quốc gia vừa chiến thắng một kẻ thù ghê gớm. Lịch sử sẽ phê phán thái độ vui mừng quá trớn ấy. Chẳng qua là sự vui mừng của những kẻ đang đắm tầu vớ được chiếc phao cứu nạn. Cả Turnbull lẫn Shorten đều đang cần được vực dậy trong công luận người Úc.
Từ nay, hôn nhân được luật pháp định nghĩa không còn là sự kết hợp chỉ dành cho 1 người đàn ông và 1 người đàn bà mà là giữa “hai người” tuy vẫn loại bỏ những người khác. Các cụ bảo thủ nên vui mừng vì chưa đến độ “giữa hai hữu thể” (vật + người).
Đạo luật được đa số thông qua, không bị thách thức, dù 5 nhà lập pháp đã đăng ký việc họ chống lại dự luật. Thượng Viện đã thông qua dự luật vào tuần trước với 43 thuận và 12 phiếu chống. Tổng Toàn Quyền Cosgrove đã ký ban hành đạo luật ngay ngày hôm sau trước nụ cười tươi như hoa của Turnbull, người đang có nhiều nguyên cớ để méo mặt. Vẫn có 1 tháng để đạo luật có hiệu lực và lúc ấy, người ta sẽ thấy những đám cưới đồng tính đầu tiên, và dĩ nhiên, các phiên tòa liên tiếp giữa những người vui mừng nhờ luật và những người “khổ tâm” vì luật. Tiền bạc và thì giờ của dân Úc vì những vụ như thế sẽ vơi đi rất nhiều. Các cụ nào lăm le nắm quyền cai trị hẳn phải tính đến chuyện này khi đưa ra ngân sách hàng năm. Đừng vội mừng như cha chết sống lại!
Tự do tôn giáo và ngôn luận
Các tu chính nhằm bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và tôn giáo cho những người chống đối hôn nhân đồng tính thẩy đều bị bác bỏ, mặc dù các vấn đề này có thể được xem xét sau. Chính phủ đã cử một ban (panel) để khảo sát việc làm thế nào bảo đảm các quyền tự do tôn giáo một khi hôn nhân đồng tính trở thành một thực tại tại Úc.
Các nhà lập pháp vận động cho quyền bình đẳng hôn nhân lý luận rằng cuộc trưng cầu toàn quốc bằng bưu điện hồi tháng 11 đã truyền lệnh phải có sự thay đổi về định nghĩa của hôn nhân mà thôi, nên việc thay đổi luật lệ không nên bị trì hoãn bởi các xem xét khác.
Đạo luật này cho phép các giáo hội và các tổ chức tôn giáo tẩy chay các đám cưới đồng tính mà không vi phạm các đạo luật cấm kỳ thị.
Những người dân sự hiện đã có quyền chủ tọa các đám cuới (civil celebrants) cũng được quyền từ chối không chủ tọa các đám cưới đồng tính. Nhưng những người đăng ký sau đạo luật này thì không được miễn trừ.
Một trong các tu chính bị bác bỏ liên quan đến quyền được tự do nói lên các quan điểm truyền thống về hôn nhân mà không sợ bị luật trừng phạt. Nó được đề xuất bởi Tổng Trưởng Tư Pháp George Brandis và được Thủ Tướng Malcolm Turnbull ủng hộ, cả hai đều bỏ phiếu thông qua đạo luật.
Cựu Thủ Tướng Tony Abbott, người hết lòng tranh đấu cho hôn nhân đúng nghĩa, nói với Hạ Viện rằng cả Thủ Tướng Turnbull lẫn Thủ Lãnh Đối Lập Shorten đều đã thất bại, không giành được các bảo vệ chi tiết cho các quyền tự do ngôn luận, lương tâm và tôn giáo như đã hứa. Ông bảo: “một lời đoan hứa đã được các nhà lãnh đạo của Hạ Viện này đưa ra và lời đoan hứa này chưa được thực hiện thỏa đáng”.
Ông nêu trường hợp 1 thiếu niên Úc bị mất việc vì chống lại hôn nhân đồng tính và một giám mục bị lôi ra tòa cấm kỳ thị của tiểu bang vì “tội” cổ vũ hôn nhân đúng nghĩa, để cho rằng “điều cuối cùng ta nên muốn làm là bắt người Úc phải chịu các hình thức kỳ thị mới thay cho các hình thức cũ đã biến đi một cách đúng đắn”.
Ngây ngô mùi dê
Điều buồn cười là nhà lập pháp của phe chính phủ, Ông Trevor Evans, loại bỏ khả thể một vụ tương tự như vụ Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đang thụ lý trong đó, một nhà làm bánh từ khước làm bánh cưới cho một cặp đồng tính vì việc này trái với niềm tin tôn giáo của ông. Nhà lập pháp này nói rằng: “Ở đây, ta hãy trung thực, vì để một vụ như thế xẩy ra tại Úc, nó cần phải có một cặp đồng tính lưu ý tới việc đấu tranh nhiều hơn là sự thành công trong đám cưới của họ, phải có một nhà kinh doanh lưu ý tới tín lý tôn giáo hơn là tới thành công trong nghiệp vụ tiểu thương của họ, và cả hai phải dấn thân vào một cuộc tranh đấu.
“Người Úc đặc trưng có thể nghi vấn thiện chí của những người trong cuộc như vụ này nhưng viễn tượng nhỏ nhoi nó có thể xẩy ra không đáng để ta phải giành cho nó cuộc bình luận và tranh luận hết trang này sang trang nọ”.
Làm như người Úc “biết điều” hơn người Mỹ không bằng. Nhưng ở Mỹ làm gì có cảnh người ủng hộ đồng tính cụng đầu người phản đối đồng tính. Mà người phản đối đó từng là Thủ Tướng Chính Phủ?
Nhiều vị giáo phẩm ở Úc cũng có cùng một quan điểm ngây ngô như nhà lập pháp trên. Nhưng lại tự hào là mình có mùi chiên như lời khuyên của Đức Phanxicô mà họ cho là “đồng minh” với họ trong việc ủng hộ hôn nhân đồng tính, trong khi đoàn chiên trực tiếp của họ thì bỏ phiếu phản đối hôn nhân đồng tính hàng loạt. Thành thử đó đâu phải mùi chiên mà là mùi “dê”.
Lớn hơn cả hôn nhân đồng tính
Nói như Evans là nói bừa, mà không hiểu tầm cỡ của vụ trước Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, tức vụ Masterpiece Cakeshop Ltd v. Colorado Civil Rights Commission, trong đó, nhà làm bánh Kitô hữu Jack Phillips tranh đấu cho quyền không phải nướng bánh cho các nghi lễ đồng tính vốn đi ngược lại niềm tin tôn giáo của ông.
Vụ này được các phân tích gia luật pháp coi là vụ va chạm lớn nhất giữa tự do tôn giáo và việc luập pháp bảo vệ người đồng tính kể từ phán quyết năm 2015 Obergefell v. Hodges hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Emilie Kao, Giám Đốc Trung Tâm DeVos về Tôn Giáo và Xã Hội Dân Sự của Qũy Heritage cho rằng: “Vấn đề này còn lớn hơn cả hôn nhân đồng tính. Vì nó đề cập tới quyền tự do của mọi người Hoa Kỳ được sống, được nghĩ, được nói và được làm việc theo các niềm tin của mình”.
Vụ này sẽ được tối cao Pháp Viện Hoa Kỷ xử vào năm tới. Nhưng cho tới nay, người ta cho rằng lá phiếu của Chánh Án Kennedy sẽ là lá phiếu quyết định, như ông từng là năm 2015 với phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính. Chỉ có điều, trong phát biểu miệng đầu tháng 12 này, ông có vẻ nghiêng về tự do tôn giáo, khi bênh vực việc khoan dung đối với những người bất đồng về tôn giáo, một điều ông coi là “chủ yếu trong một xã hội tự do” và chỉ trích ủy ban dân quyền Colorado không tôn trọng hoặc khoan dung đối với các niềm tin tôn giáo của nhà làm bánh.
Hãy nghe phát biểu của chánh án Kennedy: “khoan dung là điều chủ yếu trong một xã hội tự do. Và khoan dung là điều có ý nghĩa nhất khi có sự hỗ tương. Đối với tôi dường như tiểu bang, trong lập trường của mình ở đây, đã không khoan dung và tôn trọng các niềm tin tôn giáo của Ông Phillip… Và, vì đây là chuyện cung cấp ăn uống (accommodations), nên ta giả thiết là còn nhiều tiệm khác, các tiệm bánh khác sẵn có đó. Vậy tại sao lại không qua một tiệm bánh khác? Tại sao lại đi kiện Ông Phillips và mưu toan làm hại việc kinh doanh của ông? Có các giải pháp khác cho việc tạo ra chiếc bánh ngọt này hay không? Đây là một tóm lược lý thú một số sự kiện chủ chốt thuộc vấn đề này, do một tiếng nói báo chí có tính biểu tượng cao về chủ đề này:
'… Tôi nghĩ quả là một sai lầm thiếu khôn ngoan khi kiện nhà làm bánh. Sống và để người ta sống có lẽ là một đáp ứng tốt hơn nhiều. Các xác tín tôn giáo của nhà làm bánh đâu phải là chuyện tầm phào hoặc hiển nhiên thiếu thiện chí, nghĩa là ông ta chỉ bất thình lình trưng dẫn khi cung cấp cho người đồng tính. Chủ nghĩa triệt để của ông khiến ông từ chối không làm cả bánh Halloween nữa là. Nói cho đúng hơn, ông nói ông sẵn sàng cung cấp bất cứ hình thức bánh ngọt nào theo yêu cầu của khách hàng cho các cặp đồng tính, như bánh sinh nhật chẳng hạn, ngoại trừ thứ bánh thiết kế cho các lễ nghi mà xác tín tôn giáo của ông vốn chống đối. Và các xác tín tôn giáo này không thể bị bác bỏ một cách tùy tiện được (cho dù bạn thấy chúng phi lý). Chống đối hôn nhân đồng tính vốn là cột trụ không bị thách thức của mọi tôn giáo lớn của thế giới hàng bao thời đại qua'.
Và do đó, nếu có các giải pháp thay thế, như tìm một tiệm bánh khác, tại sao phải áp đặt điểm này? Tại sao phải cầm vũ khí cưỡng bức một ai đó khi bạn có thể dễ dàng để họ yên, mà bạn vẫn có thể cử hành đám cưới của bạn? Điều này đặc biệt đúng, khi phần lớn luận điểm bào chữa cho việc bình đẳng hôn nhân là: nó không buộc bất cứ ai ở ngoài cuộc hôn nhân ấy phải chấp thuận hay không chấp thuận nó”.
Tranh đấu công lý cho mọi người
Tưởng cũng nên biết năm 2012, Jack Phillips, chủ nhân Masterpiece Cakeshop ở Lakewood, Colorado, nói với hai người đàn ông tới tiệm của ông để đặt làm chiếc bánh cưới rằng ông không thiết kế bánh cho các đám cưới đồng tính. Ông đề nghị bán cho họ chiếc bánh đã làm sẵn hay bất cứ thứ sản phẩm nào khác của tiệm ông. Hai người không chịu, hùng hổ ra khỏi tiệm và sau đó nộp đơn kiện bị kỳ thị tại Ủy Ban Dân Quyền Colorado, mặc dù “hôn nhân” đồng tính chưa hợp pháp tại Colorado lúc đó.
Tháng 12 năm 2013, một chánh án hành chánh ra phán quyết chống lại Ông Phillips, nói rằng thiết kế và sáng tạo bánh ngọt cho đám cưới đồng tính không phải là ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ. Ủy Ban ra lệnh cho Ông Philips phải khởi sự thiết kế bánh cưới theo yêu cầu của khách hàng đồng tính hoặc ngưng hoàn toàn việc thiết kế bánh cưới. Ngoài ra, Ủy Ban còn ra lệnh cho Ông Phillips và nhân viên của Ông phải hoàn tất một chương trình cải tạo và mỗi tam cá nguyện phải phúc trình cho chính phủ việc tuân theo chỉ thị này.
Ông Phillips thua cuộc kháng án ở cấp tiểu bang và Tòa Án Tối Cao của Tiểu Bang từ chối không thụ lý vụ này. Các luật sư của Ông Phillips với Liên Minh Bảo Vệ Tự Do, một tổ chức Kitô Giáo chuyên lưu tâm tới luật lệ công cộng, đã yêu cầu thành công Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tiếp nhận vụ kháng cáo. Với các tư liệu đệ trình và các luận chứng miệng được đưa ra ngày 5 tháng 12 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện sẽ phán quyết vào mùa Hè tới.
Các nhà phân tích luật pháp cho rằng Tối Cao Pháp Viện có thể sẽ đưa ra một phán quyết rộng rãi áp dụng chung cho các nhà buôn bán liên quan tới cưới xin để các tiểu bang và tòa thị chính áp dụng luật cung cấp đồ ăn vào trường hợp hôn nhân đồng tính.
Emilie Kao cho rằng “tôi chắc chắn các quan tòa có thể phán quyết về các quyền của mọi người được mua các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Luật lệ cung cấp đồ ăn công cộng khởi nguyên nhằm giúp người ta có thể mua được các hàng hóa và dịch vụ căn bản. Họ có thể làm thế mà không buộc những người như Jack Phillips phải phát biểu các sứ điệp nghệ thuật khi sứ điệp này vi phạm các niềm tin của họ”.
Tuy nhiên, Tối Cao Pháp Viện cũng có thể chỉ ban hành một phát quyết hạn hẹp chuyên biệt cho vụ Masterpiece này mà thôi. Gerard Bradley, giáo sư luật của Đại Học Notre Dame, nói rằng Tòa có thể trả vụ này lại cho Tiểu Bang Colorado để xử lại vì có dư bằng chứng cho thấy một trong các Ủy Viên của Ủy Ban Dân Quyền Colorado ngồi xử vụ án nhưng đã thiên vị chống lại tiệm bánh.
Bradley cho rằng Tối Cao Pháp Việm tìm cách tránh né bàn đến vấn đề bao quát hơn tức cân bằng quyền lợi của người đồng tính với quyền tự do tôn giáo. Ông cho hay chánh án Kennedy dường như có thái độ này khi ông bênh vực cả hôn nhân đồng tính lẫn quyền tự do tôn giáo. “Nói các khác, ông không biết phải làm gì. Cũng có thể Chánh Án Kennedy sẽ đứng về phía Ông Phillips, nhưng sẽ viết một ý kiến chỉ liên quan tới các sự kiện đặc thù của vụ này thôi, chứ không giải quyết nhiều khung cảnh cưới xin khác của người đồng tính”.
Douglas Laycock, giáo sư luật tại Trường Luật của Đại Học Virginia, người chuyên nghiên cứu các vụ tự do tôn giáo, nói rằng nếu Tối Cao Pháp Viện ban hành một phán quyết hạn hẹp, có lẽ họ sẽ quyết định vụ án dựa vào quyền tự do thực hành tôn giáo hơn là tự do ngôn luận, và giới hạn vào các đám cưới mà thôi”.
Căn cứ vào các câu hỏi của các chánh án, người ta cho rằng Tối Cao Pháp Viện có thể sẽ quyết định cần phải hạn chế ra sao quyền tự do ngôn luận trong các vụ buôn bán liên quan tới cưới xin. Thí dụ, việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận có áp dụng cho các nhiếp ảnh viên, các nghệ sĩ trang điểm, các nhà thiết kế tóc, các nhà may và các đầu bếp hay không?
Các chánh án Ruth Bader-Ginsburg, Stephen Breyer, Elena Kagan và Sonia Sotomayor gợi ý đủ hạng người có thể từ khước phục vụ các đám cưới đồng tính. Chánh án Breyer lý luận rằng nếu nghiêng về phía Ông Phillips, thì Tối Cao Pháp Viện sẽ không thể viết một phán quyết mà không “làm hại tới mọi luật dân quyền khác từ Năm Hai”.
Garnett, thuộc Chương Trình Giáo Hội, Nhà Nước & Xã Hội, cho hay chỉ một số rất nhỏ các vụ liên quan tới các nhà buôn bán chuyện cưới xin phản đối cung cấp điều họ coi là dịch vụ có tính sáng tạo hay nghệ thuật cho các nghi lễ đồng tính mà thôi.
Ông nói: “và bất cứ phán quyết nào cho các tiệm bánh cũng sẽ giới hạn về phạm vi vào các tình thế trong đó chính phủ buộc sự phát biểu và các dịch vụ có sẵn tại một nơi khác. Chứ sẽ không mở rộng tới việc cung cấp thường lệ hay các hàng hóa và dịch vụ thông thường trong lãnh vực thương mại”.
Emilie Kao thì cho rằng Tối Cao Pháp Viện sẽ dựa vào các tiền lệ của họ: “Họ vốn có một số tiền lệ nói rằng việc phát biểu nghệ thuật là tự do ngôn luận được bảo vệ và khi có ý định thông đạt một sứ điệp, thì đó là ngôn luận”. Thành thử thiết kế và sáng tạo chiếc bánh cưới chính là ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ.
Kao nói tiếp: “Jack Phillips không tranh đấu Tu Chính Án Thứ Nhất cho riêng Ông. Ông tranh đấu cho mọi người. Ông muốn mọi người có thể có tự do làm việc theo các niềm tin của mình”.
Kao cho rằng khi phán quyết vụ hôn nhân đồng tính (Obergefell), chánh án Kennedy đã viết rằng các cá nhân có thể chống đối cuộc hôn nhân của hai người cùng phái tính dựa vào các tiền đề tôn giáo hay triết học đáng kính của mình, nên bà tin vụ Masterpiece là dịp để Tối Cao Pháp Viện cổ vũ đối thoại, tính đa nguyên và lòng khoan dung bằng cách bảo vệ cả hai bên của cuộc tranh luận về hôn nhân.
Người có tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng ngay lành ở Úc nói riêng và những người chống đối hôn nhân đồng tính nói chung, mà căn cứ vào kết quả trưng cầu thì vẫn chiếm đa số, nếu xét theo tổng số 16 triệu thư gửi đi (chưa tới 8 triệu người minh nhiên ủng hộ hôn nhân đồng tính), chỉ mong được như trên: tôi tôn trọng tự do của anh thì anh cũng nên tôn trọng tự do của tôi. Chỉ là chuyện công lý căn bản, không ngô nghê, mùi dê như một số người ủng hộ hôn nhân đồng tính, trong đó, có các cụ “vítvồ” Công Giáo “ấm ớ hội tề”.