Ngày 24 tháng Tám vừa qua là ngày chót để đăng ký hoặc cập nhật hóa chi tiết cá nhân trên danh sách bầu cử để có thể bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc. Tin tức mới đây cho hay số người đăng ký hoặc cập nhật hóa chi tiết cá nhân khá đông đảo, hứa hẹn một cuộc trưng cầu tốt đẹp.
Trong khi ấy, phe “yes” và phe “no” trong cuộc tranh cãi hôn nhân đồng tính đã bắt đầu đưa ra quan điểm của mình một cách thẳng thắn, không đợi đến ngày cuộc trưng cầu bắt đầu.
Tôn giáo có quyền sa thải nhân viên cưới người đồng tính
Thực vậy, theo tờ The Age, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của tổng giáo phận Melbourne, mấy ngày sau khi cuộc trưng cầu được công bố đã lên tiếng cảnh cáo 180,000 nhân viên đang làm việc cho Giáo Hội Công Giáo Úc rằng họ có thể bị sa thải nếu chính thức “kết hôn đồng tính”. Nguyên văn lời ngài nói với Farifax Media như sau: “Tôi hết sức muốn nhấn mạnh rằng các trường học, các giáo xứ của chúng tôi có đó để giảng dậy quan điểm Công Giáo về hôn nhân. Bất cứ lời nói hay hành động nào đi ngược với quan điểm này đều sẽ bị coi là rất nghiêm trọng. Các thầy cô của chúng tôi, các nhân viên giáo xứ của chúng tôi được mong đợi hoàn toàn đề cao đức tin Công Giáo và những gì chúng tôi tin về hôn nhân. Người ta phải thấy giáo huấn của chúng tôi về hôn nhân được nhấn mạnh bằng hành động và gương sáng. Chúng tôi không nên sơ suất về việc này”.
Cũng nên biết, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart hiện cũng là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Úc. Nhận định của ngài, vì thế, không phải chỉ đại biểu cho riêng tổng giáo phận Melbourne. Chính vì thế, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của tổng giáo phận Perth đã lên tiếng ủng hộ lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart. Đức Tổng Giám Mục Costelloe hiện là chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dục của Hội Đồng Giám Mục Úc.
Ngài cho rằng các thầy cô không nên “phá hoại” các giá trị của các trường học nơi họ giảng dậy nếu hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa.
Theo ngài, các phụ huynh, khi gửi con em tới trường Công Giáo, đều muốn con cái họ được giáo dục trong khuôn khổ Công Giáo, mà hôn nhân vốn là một phần của khuôn khổ này. Ngài nói với Fairfax Media: “Khi chấp nhận đóng một vai trò trong trường Công Giáo, các nhân viên phải nhìn nhận trách nhiệm của họ là ứng xử sao đó để đừng phá hoại triết lý sống nền tảng của trường. Giống mọi chủ nhân khác, Giáo Hội Công Giáo phải có khả năng bảo đảm rằng các giá trị của mình được đề cao bởi những người quyết định làm việc cho tổ chức”.
Quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Costelloe được linh mục Frank Brennan, một nhà tranh đấu xã hội, và hiện là giám đốc chấp hành của Catholic Social Services Australia, ủng hộ. Cha bênh vực việc các trường của Giáo Hội có quyền từ chối việc làm đối với những người đồng tính luyến ái và các cơ sở chăm sóc người già có quyền bác bỏ các cặp đồng tính cưới nhau.
Viết cho tờ The Guardian, Cha Brennan cho hay ngài rất có thể bỏ phiếu “yes” cho cuộc trưng cầu ý dân, nhưng quyền của Giáo Hội được tuyển dụng hay sa thải người đồng tính cưới nhau phải được duy trì.
Nên biết, theo luật lệ chống kỳ thị của Úc, các giáo hội được hưởng nhiều miễn trừ rộng rãi, cho phép họ được thuê mướn hay sa thải dựa trên xu hướng tính dục, tư thế hôn nhân và nhiều đặc tính khác.
Dù các người đồng tính và đổi tính khác (LGBTI) thông thường vốn được các chủ nhân của Giáo Hội khoan dung, nhưng việc cưới xin đồng tính bị coi là một bác bỏ công khai các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân.
Ed Santow, Tổng Ủy Trưởng Nhân Quyền ủng hộ các miễn trừ trên. Ông cho rằng bất cứ mưu toan nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính nào cũng cần phải duy trì các miễn trừ trên. Ông cho biết: “Tùy thuộc mỗi tôn giáo muốn đi xa bao nhiêu đối với các miễn trừ ấy. Phần lớn các cơ quan tôn giáo rất thận trọng và rất tôn trọng tính đa dạng của cộng đồng chúng ta”.
Giám Mục Michael Stead, chủ tịch Nhóm Tham Chiếu Tự Do Tôn Giáo của Giáo Phận Anh Giáo Sydney cũng kêu gọi phải duy trì các miễn trừ trên vì ngài cho rằng các cố gắng nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ở Úc, cho tới nay, hết sức thiếu sót trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự và tôn giáo.
Ngài nói: “Kinh nghiệm tại các nước đã tái định nghĩa hôn nhân cho thấy sự sói mòn nhanh chóng và đều đặn quyền tự do ngôn luận, tự do lương tâm và tự do tín ngưỡng”.
Lyle Shelton, tổng giám đốc của Australian Christian Lobby (Vận Động Hành Lang Kitô Giáo Úc) và là một trong các nhà vận động hàng đầu của lá phiếu “no” kỳ này cũng bênh vực quyền của các tổ chức Kitô Giáo được sa thải các nhân viên cưới người đồng tính. Ông nói: “Các tổ chức tôn giáo phải được các quyền tự do y như các đảng chính trị để bảo đảm nhân viên của họ chia sẻ triết lý sống của họ”.
Ông John Howard: chính phủ phải qui định rõ các miễn trừ cho các nhóm tôn giáo
Trở lại với vấn đề miễn trừ, cựu Thủ Tướng và là Thủ Tướng lâu đời nhất của Úc, Ông John Howard, vừa lên tiếng yêu cầu Chính Phủ Turnbull cung cấp nhiều chi tiết hơn nữa về các miễn trừ tôn giáo trước khi cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính bắt đầu.
Ông Howard là người vận động cho lá phiếu “no” kỳ này, nghĩa là ông chủ trương duy trì định nghĩa hiện hành về hôn nhân như cuộc kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Cùng với nhiều người vận động lá phiếu “no” khác, Ông Howard cho rằng bất cứ sự thay đổi nào đối với Đạo Luật Hôn Nhân hiện hành đều khiến cho các nhóm tôn giáo có thể bị kiện cáo dưới các đạo luật kỳ thị của Úc. Hiện không có luật lệ toàn diện nào của Liên Bang nhằm che chở tự do tôn giáo hay ngăn cấm sự kỳ thị vì lý do tôn giáo, tuy một số tiểu bang đã thông qua luật lệ riêng của họ.
Bộ Trưởng Tư Pháp George Brandis thì quả quyết rằng các nhóm tôn giáo sẽ được bảo vệ, nhưng ông Howard cho rằng Chính Phủ Liên Bang cần cung cấp nhiều chi tiết hơn. Ông nói: “Tôi nghĩ Chính Phủ cần phải ấn định rõ họ sẽ đưa ra những biện pháp nào để bảo đảm rằng các chính phủ tiểu bang không rút lại các miễn trừ trong các đạo luật kỳ thị… Tôi nghĩ việc này rất quan trọng. Tôi nghĩ, như một số người từng nói, sẽ không đủ khi nói ‘được, chúng tôi sẽ đối phó với việc này sau cuộc bỏ phiếu’. Họ phải đối phó với vấn đề này trước cuộc bỏ phiếu. Nói ‘chúng tôi sẽ đối phó với nó sau này’ tương đương với việc nói trong một chiến dịch tranh cử: ‘tôi sẽ tiêu 50 triệu dollars vào đường xá nhưng, sau ngày bầu cử, tôi mới cho qúy vị hay tôi sẽ lấy tiền đâu cho chi phí này’. Nếu qúy vị mưu toan làm điều này trong một chiến dịch tranh cử ngày nay, người ta sẽ cười vào mũi qúy vị”.
Một dự luật tư do dân biểu Tự Do Dean Smith đệ trình đầu năm nay đã nới rộng các tự do tôn giáo cho mọi giáo sĩ, trong khi các người cung cấp dịch vụ, như tiệm bánh và tiệm bông, cần chứng minh liên hệ của mình đối với một tổ chức tôn giáo.
Nhưng Ông Howard cho rằng Chính Phủ cần xem xét các bảo vệ ở bên ngoài nghi lễ, như liệu các trường tôn giáo có được phép từ chối việc ghi danh của con cái các cặp hôn nhân đồng tính hay không. Ông bảo: “tôi nghĩ chúng ta cần có nhiều chi tiết hơn, nhiều bảo đảm hơn, nhiều yếu tố chuyên biệt hơn, chứ các chi tiết trong dự luật của Dean Smith chỉ liên hệ tới nghi lễ hôn phối mà thôi, trong khi có nhiều điều hơn thế”.
Nên biết, năm 2004, Chính Phủ Howard đã sửa đổi Đạo Luật Hôn Nhân để lồng vào đó câu định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Hồi ấy, Liên Minh cầm quyền của Ông Howard đã thông qua việc tu chính trên mà không cần trưng cầu ý dân. Nhưng ông cho hay: Đảng Lao Động hồi ấy ủng hộ dự án này. Thành thử ông cho rằng chỉ mới có 12 hay 13 năm trôi qua, Đảng Lao Động đã quay 360 độ để lên án những người chống hôn nhân đồng tính là cuồng tín!
Đức Tổng Giám Mục Porteous kêu gọi được bảo vệ quyền tự do ngôn luận
Thực vậy, ngày 14 tháng Tám, Giáo Hội Công Giáo ở Tiểu Bang Tasmania, Úc, lên tiếng kêu gọi được bảo vệ quyền tự do ngôn luận để có thể bênh vực hôn nhân truyền thống trong những ngày dẫn tới cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính.
Sở dĩ có lời kêu gọi trên vì năm 2015, Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous đã bị Martine Delaney, người đấu tranh cho hôn nhân đồng tính, đưa ra trước Tổng Ủy Trưởng Chống Kỳ Thị, với lý do bà này bị xúc phạm bởi nhiều phần trong tập sách “Đừng Xía vào Hôn Nhân” (“Don’t Mess With Marriage”), tập sách mà ngài muốn phân phối tới các phụ huynh qua hệ thống trường Công Giáo.
Dù bên nguyên sau đó tự ý rút lui, nhưng Đức Tổng Giám Mục Porteous cho rằng kết quả vụ trên khiến người ta không chắc chắn là mình có quyền nói những gì. Ngài bảo: “Trong một cuộc tranh luận công khai, việc trên có thể tái diễn nên nó vẫn còn là một vấn đề sống động”.
Ngài nói tiếp: “Việc thiếu chắc chắn có một hiệu quả làm nhụt cuộc tranh luận ở một thời điểm trong đó điều quan trọng là Giáo Hội có khả năng phát biểu các quan điểm của mình về một vấn đề rất có ý nghĩa đối với xã hội Úc là bản chất của hôn nhân”.
Đức Tổng Giám Mục Porteous nhận định rằng điều quan trọng là cả hai phía được tự do tham dự cuộc tranh luận mà không sợ bị truy tố.
Ai ủng hộ ai chống hôn nhân đồng tính
Dù các khuôn mặt chính trị lớn như Thủ Tướng Turnbull và Thủ Lãnh Đối Lập Shorten tuyên bố sẽ bỏ phiếu “yes” và dù phe “yes” khuya chiêng gõ mõ cho rằng mình chiếm đa số, và mặc dù phe “no” không những ít “huênh hoang” và quảng cáo hơn, mà còn bị phe “địch” mặc tình chế nhạo, khoác cho đủ thứ tên không hay ho gì, nhưng ai thắng ai thua chưa ai biết được.
Có điều, phe “yes” đang cố gắng gây chia rẽ nơi phe “no” bằng cách đưa ra những con số “thăm dò” giả tạo hoặc vận động một số nhân vật mà truyền thống vốn coi là thuộc phe “no” nhưng quen thói thích nổi bằng cách nói ngang.
Thực vậy, gây đây, có bản tin cho rằng một cuộc thăm dò cho thấy đa số người Công Giáo Úc ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Có điều cuộc thăm dò này do nhóm “yes” trả tiền. Thực vậy, theo tờ Sydney Morning Herald, đó là nhóm Equality Campaign thuê nhóm vô danh Reed of Newgate Research thực hiện nhằm “sử dụng kết quả tìm thấy để khuyến khích 5 triệu người Công Giáo Úc làm ngơ các chỉ thị của giới lãnh đạo Giáo Hội và thay vào đó bỏ phiếu bằng lương tâm của họ”! Hơn nữa, đây chỉ là một cuộc thăm dò bằng e-mail và số người tham dự chỉ là 1,000 người.
Có điều đáng lưu ý: phe “yes” là phe cực lực phản đối cuộc trưng cầu ý dân lần này cho rằng quyết định về hôn nhân đồng tính là việc của quốc hội. Họ trưng dẫn nhiều lý do để biện hộ. Nhưng lý do chính mà họ không nói ra là: họ nắm được đa số ở quốc hội, chứ không nắm được đa số nơi công chúng. Họ sợ thua trong cuộc trưng cầu ý dân lần này.
Thiển nghĩ cuộc thăm dò, hay đúng hơn cuộc nghiên cứu HILDA (Household, Income and Labour Dynamics in Australia) là tương đối khách quan hơn cả về các xu hướng ủng hộ và chống đối hôn nhân đồng tính. Nhưng kể cả cuộc nghiên cứu này cũng có tính hàm hồ ở chỗ câu hỏi họ nêu ra không hẳn là về hôn nhân đồng tính mà về quyền bình đẳng của các cặp đồng tính. Thực vậy, người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ họ đồng ý với câu “Các cặp đồng tính nên có cùng các quyền lợi như các cặp dị tính”. Thang điểm là: từ 1 (bất đồng mạnh mẽ) tới 7 (đồng ý mạnh mẽ).
Người ta có thể đồng ý cho các cặp đồng tính được hưởng cùng các quyền lợi như các cặp dị tính, nhưng không nhất thiết cho các cặp này kết hôn, vì hôn nhân thuộc một lãnh vực hoàn toàn khác. Thiết tưởng đây là lập trường của các nhóm tôn giáo hiện nay. Họ đâu có phản đối các cuộc kết hợp dân sự là những cuộc kết hợp được pháp luật nhìn nhận với đủ thứ quyền do luật pháp qui định.
Tuy nhiên, về phương diện thống kê cuộc nghiên cứu này có giá trị lớn về cách chọn mẫu cái nhiên, về tính đại biểu dân số với 17,000 người tham dự, kéo dài trong nhiều năm (ít nhất từ 2005 tới 2015). Kết quả: số người ủng hộ mạnh mẽ việc các cặp đồng tính có cùng các quyền lợi như các cặp dị tính tăng từ 19.2 phần trăm năm 2005 lên 46.3 phần trăm năm 2015. Trái lại, những người bất đồng mạnh mẽ giảm từ 26.7 phần trăm năm 2005 xuống còn 12.9 phần trăm năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ ủng hộ nghĩa là những người cho điểm từ 5 tới 7 lên tới 66 phần trăm năm 2015, trong khi năm 2005 tỷ lệ ấy là 39.8 phần trăm. Còn nếu tính từ 4 tới 7 điểm, tỷ lệ là 78 phần trăm.
Cuộc nghiên cứu trên do chính phủ Úc tài trợ qua Bộ Dịch Vụ Xã Hội và do Viện Melbourne (Melbourne Institute) thiết kế và quản trị với Công Ty Roy Morgan Research thu thập các dữ kiện.
Nghiên cứu các dữ kiện thu thập trên, người ta thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa giữa các tiểu nhóm dân số được hỏi ý kiến về các quyền bình đẳng dành cho các cặp đồng tính:
Các tiểu nhóm sau đây ủng hộ các quyền bình đẳng:
• Phụ nữ
• Người không dị tính luyến ái
• Người trẻ
• Người có bằng cấp đại học hoặc lớp 12
• Người không tôn giáo
• Người sinh ở Úc hay 1 nước nói tiếng Anh
• Người có thu nhập cao hơn
• Người sống tại các thành phố lớn.
Các nhóm đứng ở giữa, sẵn sàng nghiêng về bên này hay nghiêng về bên kia là:
• Đàn ông
• Người dị tính luyến ái
• Người hơn 40 tuổi
• Người tôn giáo
• Người học dưới lớp 12
• Người xuất thân từ các môi trường không nói tiếng Anh
• Người c óthu nhập thấp
• Người sống tại các vùng xa xôi.
Người Hồi Giáo và cuộc trưng cầu ý dân: sợ mất lòng phe tả
Trong cuộc tranh luận sôi nổi hiện nay về hôn nhân đồng tình, một trong các nhóm tôn giáo giữ im lặng, bất ngờ thay, lại là Hồi Giáo, một tôn giáo vốn nổi tiếng chống đồng tính luyến ái.
Mới đây, trên chương trình The Drum của Đài ABC, Ali Kadri, phát ngôn viên của Hội Đồng Hồi Giáo Tiểu Bang Queensland và Liên Minh Các Hội Đồng Hồi Giáo Úc cho biết lý do: cộng đồng của ông bị kẹt trong việc phải chọn lựa giữa việc làm mất lòng các đồng minh hay việc đứng về phe chống đối hôn nhân đồng tính, nên đành phải giữ im lặng.
Ông nói rõ như sau: “Bất hạnh thay, trong bầu không khí hiện nay, phe hữu và bảo thủ vốn tấn công người Hồi Giáo, coi họ như các tên khủng bố và cực đoan, trong khi phe tả vốn là đồng minh bênh vực chúng tôi trong một thời gian dài”.
Ông nói tiếp: “Chúng tôi sợ nếu ra mặt nói lên ý kiến của mình, thì phe tả có thể bỏ rơi chúng tôi vì đã đi ngược lại quan điểm của họ, trong khi chúng tôi không thể làm bạn với phe bảo thủ vì họ từng sát phạt chúng tôi suốt 15, 20 năm qua, không bỏ lỡ cơ hội nào… và họ đây bao gồm cả một số Kitô hữu”.
Dĩ nhiên, người Hồi Giáo lo sợ cho số phận tự do tôn giáo ở Úc, nhất là trong phạm vi giáo dục, phải dạy những điều đi ngược lại niềm tin căn bản của tôn giáo mình. Nhưng nào được tự do nói điều mình nói đâu mà không làm mất lòng một số người. “Thành thử chúng tôi mất cơ hội nói lên tiếng nói của mình trong cuộc tranh luận này và điều này là điều sai”.
Thực ra, riêng rẽ vẫn có những nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên tiếng. Chủ Tịch Hội Đồng Imam Queensland, Yusuf Peer, nói rằng hôn nhân đồng tính là điều không thể chấp nhận được đối với Hồi Giáo. Hội Đồng Imam Toàn Quốc cũng quả quyết rằng “Hồi Giáo đặt đơn vị gia đình ở tâm điểm một xã hội lành mạnh, và trong bối cảnh này, quyền của con cái được chăm nom và dưỡng dục bởi cả cha lẫn mẹ là quyền phải được bảo vệ. Hồi Giáo cũng minh nhiên và không hàm hồ quả quyết rằng liên hệ hôn nhân chỉ được phép giữa một người đàn ông và một người đàn bà; bất cứ mối liên hệ hôn nhân nào khác đều không được Hồi Giáo cho phép”.
Nhưng quan điểm ấy không được cộng đồng Hồi Giáo nhất tề chấp thuận. Nhóm Hồi Giáo Vì Các Giá Trị Tiến Bộ chẳng hạn minh nhiên ủng hộ hôn nhân đồng tính và tháng Tám vừa qua, nhóm Người Hồi Giáo Vì Bình Đẳng Hôn Nhân đã được thành lập. Fahad Ali, phát ngôn viên của nhóm và trước đây làm việc với Hội Đồng AIDS của Tiểu Bang New South Wales, nói rằng “Có sự đa dạng trong niềm tin và ý kiến về hôn nhân bình đẳng bên trong cộng đồng Hồi Giáo… có sợi chỉ bình đẳng và công bình xã hội mạnh mẽ trong Kinh Kôrăng và chúng tôi nghĩ nó rất có thể áp dụng vào vấn đề hôn nhân đồng tính”.
Kỳ sau: Đức Phanxicô có ủng hộ hôn nhân đồng tính, như một số người Công Giáo Úc nghĩ không?
Trong khi ấy, phe “yes” và phe “no” trong cuộc tranh cãi hôn nhân đồng tính đã bắt đầu đưa ra quan điểm của mình một cách thẳng thắn, không đợi đến ngày cuộc trưng cầu bắt đầu.
Tôn giáo có quyền sa thải nhân viên cưới người đồng tính
Thực vậy, theo tờ The Age, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của tổng giáo phận Melbourne, mấy ngày sau khi cuộc trưng cầu được công bố đã lên tiếng cảnh cáo 180,000 nhân viên đang làm việc cho Giáo Hội Công Giáo Úc rằng họ có thể bị sa thải nếu chính thức “kết hôn đồng tính”. Nguyên văn lời ngài nói với Farifax Media như sau: “Tôi hết sức muốn nhấn mạnh rằng các trường học, các giáo xứ của chúng tôi có đó để giảng dậy quan điểm Công Giáo về hôn nhân. Bất cứ lời nói hay hành động nào đi ngược với quan điểm này đều sẽ bị coi là rất nghiêm trọng. Các thầy cô của chúng tôi, các nhân viên giáo xứ của chúng tôi được mong đợi hoàn toàn đề cao đức tin Công Giáo và những gì chúng tôi tin về hôn nhân. Người ta phải thấy giáo huấn của chúng tôi về hôn nhân được nhấn mạnh bằng hành động và gương sáng. Chúng tôi không nên sơ suất về việc này”.
Cũng nên biết, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart hiện cũng là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Úc. Nhận định của ngài, vì thế, không phải chỉ đại biểu cho riêng tổng giáo phận Melbourne. Chính vì thế, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của tổng giáo phận Perth đã lên tiếng ủng hộ lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart. Đức Tổng Giám Mục Costelloe hiện là chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dục của Hội Đồng Giám Mục Úc.
Ngài cho rằng các thầy cô không nên “phá hoại” các giá trị của các trường học nơi họ giảng dậy nếu hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa.
Theo ngài, các phụ huynh, khi gửi con em tới trường Công Giáo, đều muốn con cái họ được giáo dục trong khuôn khổ Công Giáo, mà hôn nhân vốn là một phần của khuôn khổ này. Ngài nói với Fairfax Media: “Khi chấp nhận đóng một vai trò trong trường Công Giáo, các nhân viên phải nhìn nhận trách nhiệm của họ là ứng xử sao đó để đừng phá hoại triết lý sống nền tảng của trường. Giống mọi chủ nhân khác, Giáo Hội Công Giáo phải có khả năng bảo đảm rằng các giá trị của mình được đề cao bởi những người quyết định làm việc cho tổ chức”.
Quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Costelloe được linh mục Frank Brennan, một nhà tranh đấu xã hội, và hiện là giám đốc chấp hành của Catholic Social Services Australia, ủng hộ. Cha bênh vực việc các trường của Giáo Hội có quyền từ chối việc làm đối với những người đồng tính luyến ái và các cơ sở chăm sóc người già có quyền bác bỏ các cặp đồng tính cưới nhau.
Viết cho tờ The Guardian, Cha Brennan cho hay ngài rất có thể bỏ phiếu “yes” cho cuộc trưng cầu ý dân, nhưng quyền của Giáo Hội được tuyển dụng hay sa thải người đồng tính cưới nhau phải được duy trì.
Nên biết, theo luật lệ chống kỳ thị của Úc, các giáo hội được hưởng nhiều miễn trừ rộng rãi, cho phép họ được thuê mướn hay sa thải dựa trên xu hướng tính dục, tư thế hôn nhân và nhiều đặc tính khác.
Dù các người đồng tính và đổi tính khác (LGBTI) thông thường vốn được các chủ nhân của Giáo Hội khoan dung, nhưng việc cưới xin đồng tính bị coi là một bác bỏ công khai các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân.
Ed Santow, Tổng Ủy Trưởng Nhân Quyền ủng hộ các miễn trừ trên. Ông cho rằng bất cứ mưu toan nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính nào cũng cần phải duy trì các miễn trừ trên. Ông cho biết: “Tùy thuộc mỗi tôn giáo muốn đi xa bao nhiêu đối với các miễn trừ ấy. Phần lớn các cơ quan tôn giáo rất thận trọng và rất tôn trọng tính đa dạng của cộng đồng chúng ta”.
Giám Mục Michael Stead, chủ tịch Nhóm Tham Chiếu Tự Do Tôn Giáo của Giáo Phận Anh Giáo Sydney cũng kêu gọi phải duy trì các miễn trừ trên vì ngài cho rằng các cố gắng nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ở Úc, cho tới nay, hết sức thiếu sót trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự và tôn giáo.
Ngài nói: “Kinh nghiệm tại các nước đã tái định nghĩa hôn nhân cho thấy sự sói mòn nhanh chóng và đều đặn quyền tự do ngôn luận, tự do lương tâm và tự do tín ngưỡng”.
Lyle Shelton, tổng giám đốc của Australian Christian Lobby (Vận Động Hành Lang Kitô Giáo Úc) và là một trong các nhà vận động hàng đầu của lá phiếu “no” kỳ này cũng bênh vực quyền của các tổ chức Kitô Giáo được sa thải các nhân viên cưới người đồng tính. Ông nói: “Các tổ chức tôn giáo phải được các quyền tự do y như các đảng chính trị để bảo đảm nhân viên của họ chia sẻ triết lý sống của họ”.
Ông John Howard: chính phủ phải qui định rõ các miễn trừ cho các nhóm tôn giáo
Trở lại với vấn đề miễn trừ, cựu Thủ Tướng và là Thủ Tướng lâu đời nhất của Úc, Ông John Howard, vừa lên tiếng yêu cầu Chính Phủ Turnbull cung cấp nhiều chi tiết hơn nữa về các miễn trừ tôn giáo trước khi cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính bắt đầu.
Ông Howard là người vận động cho lá phiếu “no” kỳ này, nghĩa là ông chủ trương duy trì định nghĩa hiện hành về hôn nhân như cuộc kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Cùng với nhiều người vận động lá phiếu “no” khác, Ông Howard cho rằng bất cứ sự thay đổi nào đối với Đạo Luật Hôn Nhân hiện hành đều khiến cho các nhóm tôn giáo có thể bị kiện cáo dưới các đạo luật kỳ thị của Úc. Hiện không có luật lệ toàn diện nào của Liên Bang nhằm che chở tự do tôn giáo hay ngăn cấm sự kỳ thị vì lý do tôn giáo, tuy một số tiểu bang đã thông qua luật lệ riêng của họ.
Bộ Trưởng Tư Pháp George Brandis thì quả quyết rằng các nhóm tôn giáo sẽ được bảo vệ, nhưng ông Howard cho rằng Chính Phủ Liên Bang cần cung cấp nhiều chi tiết hơn. Ông nói: “Tôi nghĩ Chính Phủ cần phải ấn định rõ họ sẽ đưa ra những biện pháp nào để bảo đảm rằng các chính phủ tiểu bang không rút lại các miễn trừ trong các đạo luật kỳ thị… Tôi nghĩ việc này rất quan trọng. Tôi nghĩ, như một số người từng nói, sẽ không đủ khi nói ‘được, chúng tôi sẽ đối phó với việc này sau cuộc bỏ phiếu’. Họ phải đối phó với vấn đề này trước cuộc bỏ phiếu. Nói ‘chúng tôi sẽ đối phó với nó sau này’ tương đương với việc nói trong một chiến dịch tranh cử: ‘tôi sẽ tiêu 50 triệu dollars vào đường xá nhưng, sau ngày bầu cử, tôi mới cho qúy vị hay tôi sẽ lấy tiền đâu cho chi phí này’. Nếu qúy vị mưu toan làm điều này trong một chiến dịch tranh cử ngày nay, người ta sẽ cười vào mũi qúy vị”.
Một dự luật tư do dân biểu Tự Do Dean Smith đệ trình đầu năm nay đã nới rộng các tự do tôn giáo cho mọi giáo sĩ, trong khi các người cung cấp dịch vụ, như tiệm bánh và tiệm bông, cần chứng minh liên hệ của mình đối với một tổ chức tôn giáo.
Nhưng Ông Howard cho rằng Chính Phủ cần xem xét các bảo vệ ở bên ngoài nghi lễ, như liệu các trường tôn giáo có được phép từ chối việc ghi danh của con cái các cặp hôn nhân đồng tính hay không. Ông bảo: “tôi nghĩ chúng ta cần có nhiều chi tiết hơn, nhiều bảo đảm hơn, nhiều yếu tố chuyên biệt hơn, chứ các chi tiết trong dự luật của Dean Smith chỉ liên hệ tới nghi lễ hôn phối mà thôi, trong khi có nhiều điều hơn thế”.
Nên biết, năm 2004, Chính Phủ Howard đã sửa đổi Đạo Luật Hôn Nhân để lồng vào đó câu định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Hồi ấy, Liên Minh cầm quyền của Ông Howard đã thông qua việc tu chính trên mà không cần trưng cầu ý dân. Nhưng ông cho hay: Đảng Lao Động hồi ấy ủng hộ dự án này. Thành thử ông cho rằng chỉ mới có 12 hay 13 năm trôi qua, Đảng Lao Động đã quay 360 độ để lên án những người chống hôn nhân đồng tính là cuồng tín!
Đức Tổng Giám Mục Porteous kêu gọi được bảo vệ quyền tự do ngôn luận
Thực vậy, ngày 14 tháng Tám, Giáo Hội Công Giáo ở Tiểu Bang Tasmania, Úc, lên tiếng kêu gọi được bảo vệ quyền tự do ngôn luận để có thể bênh vực hôn nhân truyền thống trong những ngày dẫn tới cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính.
Sở dĩ có lời kêu gọi trên vì năm 2015, Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous đã bị Martine Delaney, người đấu tranh cho hôn nhân đồng tính, đưa ra trước Tổng Ủy Trưởng Chống Kỳ Thị, với lý do bà này bị xúc phạm bởi nhiều phần trong tập sách “Đừng Xía vào Hôn Nhân” (“Don’t Mess With Marriage”), tập sách mà ngài muốn phân phối tới các phụ huynh qua hệ thống trường Công Giáo.
Dù bên nguyên sau đó tự ý rút lui, nhưng Đức Tổng Giám Mục Porteous cho rằng kết quả vụ trên khiến người ta không chắc chắn là mình có quyền nói những gì. Ngài bảo: “Trong một cuộc tranh luận công khai, việc trên có thể tái diễn nên nó vẫn còn là một vấn đề sống động”.
Ngài nói tiếp: “Việc thiếu chắc chắn có một hiệu quả làm nhụt cuộc tranh luận ở một thời điểm trong đó điều quan trọng là Giáo Hội có khả năng phát biểu các quan điểm của mình về một vấn đề rất có ý nghĩa đối với xã hội Úc là bản chất của hôn nhân”.
Đức Tổng Giám Mục Porteous nhận định rằng điều quan trọng là cả hai phía được tự do tham dự cuộc tranh luận mà không sợ bị truy tố.
Ai ủng hộ ai chống hôn nhân đồng tính
Dù các khuôn mặt chính trị lớn như Thủ Tướng Turnbull và Thủ Lãnh Đối Lập Shorten tuyên bố sẽ bỏ phiếu “yes” và dù phe “yes” khuya chiêng gõ mõ cho rằng mình chiếm đa số, và mặc dù phe “no” không những ít “huênh hoang” và quảng cáo hơn, mà còn bị phe “địch” mặc tình chế nhạo, khoác cho đủ thứ tên không hay ho gì, nhưng ai thắng ai thua chưa ai biết được.
Có điều, phe “yes” đang cố gắng gây chia rẽ nơi phe “no” bằng cách đưa ra những con số “thăm dò” giả tạo hoặc vận động một số nhân vật mà truyền thống vốn coi là thuộc phe “no” nhưng quen thói thích nổi bằng cách nói ngang.
Thực vậy, gây đây, có bản tin cho rằng một cuộc thăm dò cho thấy đa số người Công Giáo Úc ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Có điều cuộc thăm dò này do nhóm “yes” trả tiền. Thực vậy, theo tờ Sydney Morning Herald, đó là nhóm Equality Campaign thuê nhóm vô danh Reed of Newgate Research thực hiện nhằm “sử dụng kết quả tìm thấy để khuyến khích 5 triệu người Công Giáo Úc làm ngơ các chỉ thị của giới lãnh đạo Giáo Hội và thay vào đó bỏ phiếu bằng lương tâm của họ”! Hơn nữa, đây chỉ là một cuộc thăm dò bằng e-mail và số người tham dự chỉ là 1,000 người.
Có điều đáng lưu ý: phe “yes” là phe cực lực phản đối cuộc trưng cầu ý dân lần này cho rằng quyết định về hôn nhân đồng tính là việc của quốc hội. Họ trưng dẫn nhiều lý do để biện hộ. Nhưng lý do chính mà họ không nói ra là: họ nắm được đa số ở quốc hội, chứ không nắm được đa số nơi công chúng. Họ sợ thua trong cuộc trưng cầu ý dân lần này.
Thiển nghĩ cuộc thăm dò, hay đúng hơn cuộc nghiên cứu HILDA (Household, Income and Labour Dynamics in Australia) là tương đối khách quan hơn cả về các xu hướng ủng hộ và chống đối hôn nhân đồng tính. Nhưng kể cả cuộc nghiên cứu này cũng có tính hàm hồ ở chỗ câu hỏi họ nêu ra không hẳn là về hôn nhân đồng tính mà về quyền bình đẳng của các cặp đồng tính. Thực vậy, người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ họ đồng ý với câu “Các cặp đồng tính nên có cùng các quyền lợi như các cặp dị tính”. Thang điểm là: từ 1 (bất đồng mạnh mẽ) tới 7 (đồng ý mạnh mẽ).
Người ta có thể đồng ý cho các cặp đồng tính được hưởng cùng các quyền lợi như các cặp dị tính, nhưng không nhất thiết cho các cặp này kết hôn, vì hôn nhân thuộc một lãnh vực hoàn toàn khác. Thiết tưởng đây là lập trường của các nhóm tôn giáo hiện nay. Họ đâu có phản đối các cuộc kết hợp dân sự là những cuộc kết hợp được pháp luật nhìn nhận với đủ thứ quyền do luật pháp qui định.
Tuy nhiên, về phương diện thống kê cuộc nghiên cứu này có giá trị lớn về cách chọn mẫu cái nhiên, về tính đại biểu dân số với 17,000 người tham dự, kéo dài trong nhiều năm (ít nhất từ 2005 tới 2015). Kết quả: số người ủng hộ mạnh mẽ việc các cặp đồng tính có cùng các quyền lợi như các cặp dị tính tăng từ 19.2 phần trăm năm 2005 lên 46.3 phần trăm năm 2015. Trái lại, những người bất đồng mạnh mẽ giảm từ 26.7 phần trăm năm 2005 xuống còn 12.9 phần trăm năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ ủng hộ nghĩa là những người cho điểm từ 5 tới 7 lên tới 66 phần trăm năm 2015, trong khi năm 2005 tỷ lệ ấy là 39.8 phần trăm. Còn nếu tính từ 4 tới 7 điểm, tỷ lệ là 78 phần trăm.
Cuộc nghiên cứu trên do chính phủ Úc tài trợ qua Bộ Dịch Vụ Xã Hội và do Viện Melbourne (Melbourne Institute) thiết kế và quản trị với Công Ty Roy Morgan Research thu thập các dữ kiện.
Nghiên cứu các dữ kiện thu thập trên, người ta thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa giữa các tiểu nhóm dân số được hỏi ý kiến về các quyền bình đẳng dành cho các cặp đồng tính:
Các tiểu nhóm sau đây ủng hộ các quyền bình đẳng:
• Phụ nữ
• Người không dị tính luyến ái
• Người trẻ
• Người có bằng cấp đại học hoặc lớp 12
• Người không tôn giáo
• Người sinh ở Úc hay 1 nước nói tiếng Anh
• Người có thu nhập cao hơn
• Người sống tại các thành phố lớn.
Các nhóm đứng ở giữa, sẵn sàng nghiêng về bên này hay nghiêng về bên kia là:
• Đàn ông
• Người dị tính luyến ái
• Người hơn 40 tuổi
• Người tôn giáo
• Người học dưới lớp 12
• Người xuất thân từ các môi trường không nói tiếng Anh
• Người c óthu nhập thấp
• Người sống tại các vùng xa xôi.
Người Hồi Giáo và cuộc trưng cầu ý dân: sợ mất lòng phe tả
Trong cuộc tranh luận sôi nổi hiện nay về hôn nhân đồng tình, một trong các nhóm tôn giáo giữ im lặng, bất ngờ thay, lại là Hồi Giáo, một tôn giáo vốn nổi tiếng chống đồng tính luyến ái.
Mới đây, trên chương trình The Drum của Đài ABC, Ali Kadri, phát ngôn viên của Hội Đồng Hồi Giáo Tiểu Bang Queensland và Liên Minh Các Hội Đồng Hồi Giáo Úc cho biết lý do: cộng đồng của ông bị kẹt trong việc phải chọn lựa giữa việc làm mất lòng các đồng minh hay việc đứng về phe chống đối hôn nhân đồng tính, nên đành phải giữ im lặng.
Ông nói rõ như sau: “Bất hạnh thay, trong bầu không khí hiện nay, phe hữu và bảo thủ vốn tấn công người Hồi Giáo, coi họ như các tên khủng bố và cực đoan, trong khi phe tả vốn là đồng minh bênh vực chúng tôi trong một thời gian dài”.
Ông nói tiếp: “Chúng tôi sợ nếu ra mặt nói lên ý kiến của mình, thì phe tả có thể bỏ rơi chúng tôi vì đã đi ngược lại quan điểm của họ, trong khi chúng tôi không thể làm bạn với phe bảo thủ vì họ từng sát phạt chúng tôi suốt 15, 20 năm qua, không bỏ lỡ cơ hội nào… và họ đây bao gồm cả một số Kitô hữu”.
Dĩ nhiên, người Hồi Giáo lo sợ cho số phận tự do tôn giáo ở Úc, nhất là trong phạm vi giáo dục, phải dạy những điều đi ngược lại niềm tin căn bản của tôn giáo mình. Nhưng nào được tự do nói điều mình nói đâu mà không làm mất lòng một số người. “Thành thử chúng tôi mất cơ hội nói lên tiếng nói của mình trong cuộc tranh luận này và điều này là điều sai”.
Thực ra, riêng rẽ vẫn có những nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên tiếng. Chủ Tịch Hội Đồng Imam Queensland, Yusuf Peer, nói rằng hôn nhân đồng tính là điều không thể chấp nhận được đối với Hồi Giáo. Hội Đồng Imam Toàn Quốc cũng quả quyết rằng “Hồi Giáo đặt đơn vị gia đình ở tâm điểm một xã hội lành mạnh, và trong bối cảnh này, quyền của con cái được chăm nom và dưỡng dục bởi cả cha lẫn mẹ là quyền phải được bảo vệ. Hồi Giáo cũng minh nhiên và không hàm hồ quả quyết rằng liên hệ hôn nhân chỉ được phép giữa một người đàn ông và một người đàn bà; bất cứ mối liên hệ hôn nhân nào khác đều không được Hồi Giáo cho phép”.
Nhưng quan điểm ấy không được cộng đồng Hồi Giáo nhất tề chấp thuận. Nhóm Hồi Giáo Vì Các Giá Trị Tiến Bộ chẳng hạn minh nhiên ủng hộ hôn nhân đồng tính và tháng Tám vừa qua, nhóm Người Hồi Giáo Vì Bình Đẳng Hôn Nhân đã được thành lập. Fahad Ali, phát ngôn viên của nhóm và trước đây làm việc với Hội Đồng AIDS của Tiểu Bang New South Wales, nói rằng “Có sự đa dạng trong niềm tin và ý kiến về hôn nhân bình đẳng bên trong cộng đồng Hồi Giáo… có sợi chỉ bình đẳng và công bình xã hội mạnh mẽ trong Kinh Kôrăng và chúng tôi nghĩ nó rất có thể áp dụng vào vấn đề hôn nhân đồng tính”.
Kỳ sau: Đức Phanxicô có ủng hộ hôn nhân đồng tính, như một số người Công Giáo Úc nghĩ không?