Suy Niệm LỄ KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ
Ngày 30 tháng 11
Thánh An-rê thuộc nhóm 12 Tông đồ, được Đức Giêsu trực tiếp chọn (x. Mt 4,18-20). Ngài là con của ông Gio-na (x. Mt 16,17), anh của ông Si-môn Phê-rô, quê ở Bết-xai-đa (x. Ga 1,44). Trước khi theo Đức Giêsu, An-rê là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chính Thánh Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu Đức Giêsu cho môn đệ của mình (x. Ga 1, 35-40). Sau khi biết Đức Giêsu, An-rê lại giới thiệu Đức Giêsu cho em mình là Phê-rô (x. Ga 1, 41-42).
Trước khi phép lạ hóa bánh ra nhiều xảy ra, An-rê là người đã báo cho Đức Giêsu biết rằng: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”(Ga 6,9). Ngài và Thánh Phi-lip-phê đã giới thiệu những người ngoại giáo Hy-lạp với Đức Giêsu (x. Ga 12, 20-22). Sau khi Đức Giêsu phục sinh, An-rê đã đi loan báo Tin mừng ở nhiều nơi và đã bị đóng đinh vào thập giá hình chữ X tại A-khai-a.
Ngày hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục mời gọi mọi người chúng ta: “Anh chị em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho anh chị em trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”(x. Mt 4,19). Cũng như Phê-rô và An-rê, Đức Giêsu cũng muốn chúng ta “lập tức bỏ mọi sự mà đi theo Người”(x. Mt 4,20). Đi theo Đức Giêsu, không chỉ lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mà hằng ngày còn phải gắn bó với Ngài trong đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích khác. Đi theo Đức Giêsu cần học hỏi giáo lý, đọc và suy niệm Lời Chúa. Đi theo Đức Giêsu cần để cho người huấn luyện hầu trở nên người tông đồ đích thực. Khi đã trở nên người tông đồ đích thực, tức là có đủ vốn liếng, hành trang của người Tông đồ, lúc đó mới có thể ra đi để “đánh bắt người như đánh bắt cá.” Có nhiều cách để đánh bắt người, xin được nêu lên hai cách thế sau đây:
1. Rao giảng
Thánh An-rê và các Tông đồ đã đi khắp nơi để rao giảng Lời Chúa. Đây là phương pháp hết sức cần thiết trong việc loan báo Tin mừng. Vì như Thánh Phao-lô nói với các tín hữu Rôma rằng: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Ki-tô” (x. Rm 10,17). Chính Đức Giêsu đã dành trọn 3 năm để đi rao giảng. Nhờ lời rao giảng của Ngài, dân chúng tuôn đến với Ngài rất đông. Nhiều người tin theo Ngài. Trong số đó, có các Tông đồ, các môn đệ và các kitô hữu đầu tiên. Nhờ lời rao giảng của Ngài, các thánh ký mới có cơ sở để ghi chép lại, nhờ đó chúng ta mới có những cuốn Tin mừng như hôm nay.
Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ, các môn đệ và các kitô hữu tiên khởi tiếp tục rao giảng Tin mừng. Từ đó tới nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục sứ mạng rao giảng Lời Đức Giêsu cho mọi người. Trách nhiệm rao giảng Lời Chúa không chỉ là đặc quyền đặc lợi của các linh mục, tu sỹ mà là bổn phận của hết thảy mọi người Kitô hữu. Rao giảng ở trong nhà thờ. Rao giảng tại các gia đình. Rao giảng ở các lớp giáo lý. Rao giảng ở khắp mọi nơi. Rao giảng cho người có đạo. Rao giảng cho những người chưa biết Chúa. Rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Thánh Phao-lô nói: “hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (x. 2Tm 4,2). Rao giảng cả những khi bị cấm cách, bắt bớ. Trước thượng hồi đồng Do Thái cấm không cho các Tông đồ rao giảng về danh Đức Giêsu nữa, Thánh Phê-rô và thánh Gio-an nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Sau này, chính Thánh Gio-an cũng viết trong thư thứ nhất của Ngài rằng: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người” (x. I Ga 1,3).
Trong thực tế, nhiều người nghĩ rằng, rao giảng Tin mừng là nhiệm vụ của các linh mục, của những người đi tu và các nhà truyền giáo, chứ không phải của người giáo dân. Đó là một sai lầm lớn. Rao giảng Tin mừng là của mọi người Kitô hữu, không dành cho riêng ai. Rao giảng như thế nào? Chúng ta có thể đọc Lời Chúa cho người khác nghe. Chúng ta có thể giải thích Lời Chúa cho người khác hiểu. Chúng ta có thể giúp người khác sống Lời Chúa bằng cách: sống thật thà, không lừa dối nhau; vợ chồng phải sống chung thủy với nhau, không được ngoại tình; hãy tôn trọng sự sống không được phá thai; Hãy biết sống quảng đại, bác ái, chia sẻ; hãy giữ đức công bằng không được trộm cắp, gian lận, tham ô tham nhũng…Đó là cách thức chúng ta đang rao giảng Lời Chúa.
Cho nên, chúng ta mới hiểu tại sao, các Giám mục, linh mục và người Công Giáo chúng ta thường lên tiếng bênh vực sự thật và công lý, bênh vực cho người dân thấp cổ bé miệng trước sự áp bức của kẻ mạnh, của các nhà cầm quyền. Cụ thể, gần nữa năm qua, nạn Ô nhiễm môi trường biển do công ty gang thép Formoza gây nên. Đức Giám Mục Giáo phận, các linh mục và nhiều người thành tâm thiện chí đã, đang và sẽ lên tiếng phản đối việc làm của công ty này và những người có liên quan, đồng thời bênh vực cho người dân bị ảnh hưởng thảm họa. Các ngài đang nói tiếng nói của ngôn sứ, đang nói tiếng nói của sự thật, nghĩa là đang rao giảng Lời Chúa. Vì vậy, cách này hay cách khác, chúng ta hãy tiếp tục bênh vực cho công lý và sự thật, tiếp tục rao giảng Lời Chúa. Mahatma Gandi đã từng nói: “Một chân lý mà bị muôn người bác bỏ thì nó vẫn là chân lý.”
2. Làm chứng
Năm 1937, Mahatma Gadhi vị anh hùng dân tộc Ấn độ nói với các nhà truyền giáo rằng: “Hãy để cho đời sống các Ngài nói với chúng tôi như đóa hoa hồng không cần ngôn ngữ mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình tỏa lan. Cả người mù không nhìn thấy mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của muôn dân của các ngài khi họ tỏa hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời kitô hữu chứ không phải chú giải nó.”
Chính vì thế, đi liền với lời rao giảng là làm chứng bằng đời sống. Chính Đức Giêsu, Thánh An-rê và các Tông đồ không chỉ rao giảng bằng lời nói mà các Ngài còn làm chứng bằng đời sống, đặc biệt là các Ngài đã lấy cái chết của mình làm chứng cho lời mình rao giảng.
Trong tông thư sứ vụ Đấng Cứu Thế, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: “…Rõ ràng là không thể nào có sự công bố Tin mừng thực sự nếu các Kitô hữu không lấy đời sống mình làm chứng tá, đi đôi với việc mình rao giảng.” Thật vậy, thời đại chúng ta đang sống, làm chứng bằng đời sống có sức thuyết phục hơn bằng lời nói. Chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân.”
Trong thư mục vụ năm thánh truyền giáo 2003, số 10, Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã nêu rõ: “Trước khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống. Người tín hữu giáo dân hãy nỗ lực cùng với đồng bào xây dựng một nếp sống lành mạnh trong khu phố xóm làng, loại trừ mọi tệ đoan tật xấu. Đăc biệt hãy nêu gương tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá con người, sống theo lương tâm ngay thẳng làm chứng về sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, Nước “đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đâỳ tràn tình thương, công lý và bình an” (Kinh Tiền tụng Lễ Chúa Kitô Vua). Người tín hữu cũng hãy nêu gương về đời sống hiệp nhất yêu thương. Không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo phận, như Lời Chúa phán: “Chính nơi điều nầy mà mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy: ấy là nếu anh em thương yêu nhau” (x. Ga 13,35); “Để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong chúng ta và thế gian tin là Cha đã sai Con” (x. Ga 17,21 )
Vậy, mỗi người chúng ta hãy xét mình lại xem: lâu nay chúng ta đã ý thức làm chứng cho đạo, làm chứng cho Chúa bằng đời sống của chúng ta chưa? Hay chúng ta lại làm những điều trái với giáo huấn của Đức Giêsu?
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh An-rê Tông đồ, xin cho mỗi người chúng con luôn biết dùng lời nói và đời sống của mình để làm chứng cho Chúa khắp mọi nơi. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 30 tháng 11
Thánh An-rê thuộc nhóm 12 Tông đồ, được Đức Giêsu trực tiếp chọn (x. Mt 4,18-20). Ngài là con của ông Gio-na (x. Mt 16,17), anh của ông Si-môn Phê-rô, quê ở Bết-xai-đa (x. Ga 1,44). Trước khi theo Đức Giêsu, An-rê là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chính Thánh Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu Đức Giêsu cho môn đệ của mình (x. Ga 1, 35-40). Sau khi biết Đức Giêsu, An-rê lại giới thiệu Đức Giêsu cho em mình là Phê-rô (x. Ga 1, 41-42).
Trước khi phép lạ hóa bánh ra nhiều xảy ra, An-rê là người đã báo cho Đức Giêsu biết rằng: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”(Ga 6,9). Ngài và Thánh Phi-lip-phê đã giới thiệu những người ngoại giáo Hy-lạp với Đức Giêsu (x. Ga 12, 20-22). Sau khi Đức Giêsu phục sinh, An-rê đã đi loan báo Tin mừng ở nhiều nơi và đã bị đóng đinh vào thập giá hình chữ X tại A-khai-a.
Ngày hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục mời gọi mọi người chúng ta: “Anh chị em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho anh chị em trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”(x. Mt 4,19). Cũng như Phê-rô và An-rê, Đức Giêsu cũng muốn chúng ta “lập tức bỏ mọi sự mà đi theo Người”(x. Mt 4,20). Đi theo Đức Giêsu, không chỉ lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mà hằng ngày còn phải gắn bó với Ngài trong đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích khác. Đi theo Đức Giêsu cần học hỏi giáo lý, đọc và suy niệm Lời Chúa. Đi theo Đức Giêsu cần để cho người huấn luyện hầu trở nên người tông đồ đích thực. Khi đã trở nên người tông đồ đích thực, tức là có đủ vốn liếng, hành trang của người Tông đồ, lúc đó mới có thể ra đi để “đánh bắt người như đánh bắt cá.” Có nhiều cách để đánh bắt người, xin được nêu lên hai cách thế sau đây:
1. Rao giảng
Thánh An-rê và các Tông đồ đã đi khắp nơi để rao giảng Lời Chúa. Đây là phương pháp hết sức cần thiết trong việc loan báo Tin mừng. Vì như Thánh Phao-lô nói với các tín hữu Rôma rằng: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Ki-tô” (x. Rm 10,17). Chính Đức Giêsu đã dành trọn 3 năm để đi rao giảng. Nhờ lời rao giảng của Ngài, dân chúng tuôn đến với Ngài rất đông. Nhiều người tin theo Ngài. Trong số đó, có các Tông đồ, các môn đệ và các kitô hữu đầu tiên. Nhờ lời rao giảng của Ngài, các thánh ký mới có cơ sở để ghi chép lại, nhờ đó chúng ta mới có những cuốn Tin mừng như hôm nay.
Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ, các môn đệ và các kitô hữu tiên khởi tiếp tục rao giảng Tin mừng. Từ đó tới nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục sứ mạng rao giảng Lời Đức Giêsu cho mọi người. Trách nhiệm rao giảng Lời Chúa không chỉ là đặc quyền đặc lợi của các linh mục, tu sỹ mà là bổn phận của hết thảy mọi người Kitô hữu. Rao giảng ở trong nhà thờ. Rao giảng tại các gia đình. Rao giảng ở các lớp giáo lý. Rao giảng ở khắp mọi nơi. Rao giảng cho người có đạo. Rao giảng cho những người chưa biết Chúa. Rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Thánh Phao-lô nói: “hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (x. 2Tm 4,2). Rao giảng cả những khi bị cấm cách, bắt bớ. Trước thượng hồi đồng Do Thái cấm không cho các Tông đồ rao giảng về danh Đức Giêsu nữa, Thánh Phê-rô và thánh Gio-an nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Sau này, chính Thánh Gio-an cũng viết trong thư thứ nhất của Ngài rằng: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người” (x. I Ga 1,3).
Trong thực tế, nhiều người nghĩ rằng, rao giảng Tin mừng là nhiệm vụ của các linh mục, của những người đi tu và các nhà truyền giáo, chứ không phải của người giáo dân. Đó là một sai lầm lớn. Rao giảng Tin mừng là của mọi người Kitô hữu, không dành cho riêng ai. Rao giảng như thế nào? Chúng ta có thể đọc Lời Chúa cho người khác nghe. Chúng ta có thể giải thích Lời Chúa cho người khác hiểu. Chúng ta có thể giúp người khác sống Lời Chúa bằng cách: sống thật thà, không lừa dối nhau; vợ chồng phải sống chung thủy với nhau, không được ngoại tình; hãy tôn trọng sự sống không được phá thai; Hãy biết sống quảng đại, bác ái, chia sẻ; hãy giữ đức công bằng không được trộm cắp, gian lận, tham ô tham nhũng…Đó là cách thức chúng ta đang rao giảng Lời Chúa.
Cho nên, chúng ta mới hiểu tại sao, các Giám mục, linh mục và người Công Giáo chúng ta thường lên tiếng bênh vực sự thật và công lý, bênh vực cho người dân thấp cổ bé miệng trước sự áp bức của kẻ mạnh, của các nhà cầm quyền. Cụ thể, gần nữa năm qua, nạn Ô nhiễm môi trường biển do công ty gang thép Formoza gây nên. Đức Giám Mục Giáo phận, các linh mục và nhiều người thành tâm thiện chí đã, đang và sẽ lên tiếng phản đối việc làm của công ty này và những người có liên quan, đồng thời bênh vực cho người dân bị ảnh hưởng thảm họa. Các ngài đang nói tiếng nói của ngôn sứ, đang nói tiếng nói của sự thật, nghĩa là đang rao giảng Lời Chúa. Vì vậy, cách này hay cách khác, chúng ta hãy tiếp tục bênh vực cho công lý và sự thật, tiếp tục rao giảng Lời Chúa. Mahatma Gandi đã từng nói: “Một chân lý mà bị muôn người bác bỏ thì nó vẫn là chân lý.”
2. Làm chứng
Năm 1937, Mahatma Gadhi vị anh hùng dân tộc Ấn độ nói với các nhà truyền giáo rằng: “Hãy để cho đời sống các Ngài nói với chúng tôi như đóa hoa hồng không cần ngôn ngữ mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình tỏa lan. Cả người mù không nhìn thấy mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của muôn dân của các ngài khi họ tỏa hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời kitô hữu chứ không phải chú giải nó.”
Chính vì thế, đi liền với lời rao giảng là làm chứng bằng đời sống. Chính Đức Giêsu, Thánh An-rê và các Tông đồ không chỉ rao giảng bằng lời nói mà các Ngài còn làm chứng bằng đời sống, đặc biệt là các Ngài đã lấy cái chết của mình làm chứng cho lời mình rao giảng.
Trong tông thư sứ vụ Đấng Cứu Thế, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: “…Rõ ràng là không thể nào có sự công bố Tin mừng thực sự nếu các Kitô hữu không lấy đời sống mình làm chứng tá, đi đôi với việc mình rao giảng.” Thật vậy, thời đại chúng ta đang sống, làm chứng bằng đời sống có sức thuyết phục hơn bằng lời nói. Chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân.”
Trong thư mục vụ năm thánh truyền giáo 2003, số 10, Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã nêu rõ: “Trước khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống. Người tín hữu giáo dân hãy nỗ lực cùng với đồng bào xây dựng một nếp sống lành mạnh trong khu phố xóm làng, loại trừ mọi tệ đoan tật xấu. Đăc biệt hãy nêu gương tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá con người, sống theo lương tâm ngay thẳng làm chứng về sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, Nước “đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đâỳ tràn tình thương, công lý và bình an” (Kinh Tiền tụng Lễ Chúa Kitô Vua). Người tín hữu cũng hãy nêu gương về đời sống hiệp nhất yêu thương. Không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo phận, như Lời Chúa phán: “Chính nơi điều nầy mà mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy: ấy là nếu anh em thương yêu nhau” (x. Ga 13,35); “Để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong chúng ta và thế gian tin là Cha đã sai Con” (x. Ga 17,21 )
Vậy, mỗi người chúng ta hãy xét mình lại xem: lâu nay chúng ta đã ý thức làm chứng cho đạo, làm chứng cho Chúa bằng đời sống của chúng ta chưa? Hay chúng ta lại làm những điều trái với giáo huấn của Đức Giêsu?
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh An-rê Tông đồ, xin cho mỗi người chúng con luôn biết dùng lời nói và đời sống của mình để làm chứng cho Chúa khắp mọi nơi. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành