Đầy Tớ Chúa “Anrê Majcen”, Tổ phụ Gia đình Salêdiêng Việt Nam
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
(Tập sinh của Cha Majcen sdb)
Theo tin từ Tỉnh dòng Salêdiêng Việt Nam ngày 28/7/2017 thì sau cuộc viếng thăm xứ Mongolia, Cha bề trên Tổng quyền Tu Hội Salêdiêng chính thức mời gọi đại gia đình Salêdiêng Việt Nam hãy dành ngày 30 hàng tháng để “đào sâu tinh thần nhiệt thành và tâm hồn tông đồ hăng say dành cho giới trẻ nơi các hội viên Salêdiêng, gọi là ngày của “Anrê Majcen”, một Đầy tờ Chúa và một Don Bosco của Việt Nam.
Là một tập sinh của cha Anrê Majcen, cá nhân chúng tôi cùng nhiều hội viên Salêdiêng Việt Nam khác đã được cha như một người mẹ hiền cưu mang, uốn nắn, yêu thương trong suốt năm tập để trở nên một tu sĩ Salêdiêng. Hồi nhớ lại đồi Tập viện Don Bosco Trạm Hành, Đơn dương thuộc tỉnh Tuyên Đức cách thành phố Đàlạt mộng mơ khoảng 25 cây số cha Tập sư Majcen đã cần cù kiên nhẫn giáo huấn và đào tạo chúng tôi. Chúng tôi nhớ lớp tập sinh năm 1970 của chúng tôi rất đông, có tới 35 thầy tập sinh; ấy vậy mà hàng ngày ngoài giờ học Hiến luật của Tu hội và Tu đức trong ngày, mỗi chiều trước giờ kinh chiều và ăn tối là giờ Huấn đức của cha Tập sư… Tôi nhớ hầu như không ngày nào mà lại thiếu giờ huấn đức này dù là đại lễ như Tết hay Giáng sinh và Phục sinh… Ngoài các giờ huấn đức và tu đức, học hỏi cha còn dành giờ linh hứơng cho từng tập sinh hàng tuần!
Tình thương dịu hiền cha dành cho chúng tôi, sự thánh thiện hy sinh nêu gương nhân đức cho chúng tôi đã in đận trong tâm hồn chúng tôi và tinh thần Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco được cha truyền đạt, đặt để và gieo vào trái tim tâm hồn chúng tôi và các con cái cha đã và đang được tiếp nối không chỉ tại quê hương Việt Nam mà thôi mà đang được gieo trồng hay tái tạo lại sức sống tinh thần Salêdiêng tại các nước Âu Châu, Mỹ châu và Úc châu!
Xưa kia khi nghe cha nói “chúng con sẽ tung cánh đi truyền giáo tại các vùng đất mới và nhất là tại các nơi ngày xưa Don Bosco đã xây dựng… Không ai trong chúng tôi có thể mường tượng ra được, vì chính mình đang được nhưng người con của các quốc gia ấy ươm trồng huấn luyện… Nào ngờ đâu sau mấy chục năm sau, những người Salêdiêng Việt Nam ngày nay đang tái truyền giáo cho các vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu của các cánh đồng bát ngát chĩu vàng lúa hạt và trũi nặng hoa trái năm xưa…
Để tưởng nhớ tới người cha tập sư kính yêu này, chúng tôi xin lược tóm vài nét về thân thế về cha và chút kỷ niệm về người:
• Cha được sinh ra ở Maribor – Slovenia ngày 30/9/1904
• Được lãnh nhận Bí tích Thanh tảy vào 9/10/1904
• Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm lúc 19 tuổi chàng thư sinh vất vả, cố hết sức mà vẫn không kiếm được việc; cho đến khi chàng gặp lại được vị thày cũ đang giữ chức vụ Thanh tra học vụ, giới thiệu cho chàng dậy học cho một trường của các cha Salêdiêng tại Radna. Thế là cuộc đời của chàng được thay đổi từ đây… Khi tiếp xúc với sự dịu hiền, tình bạn thân thiết của các tu sĩ Salêdiêng, đặc biệt được đón tiếp và lắng nghe các tu sĩ Salêdiêng truyền giáo tại Nam mỹ như Đức Hồng Y Cagliero đến chia sẻ, đã dấy lên trong lòng chàng ơn gọi khát khao đi truyền giáo...
• Năm 1924 – 1925 thày được nhận vào Nhà tập và những gì thày hấp thụ từ cha giáo tập thì vào năm 1960 cha lại đóng vai trò giáo tập đầu tiên tại Việt Nam…
• Thầy được khấn dòng lần đầu vào ngày 4/10/1925 và khấn trọn vào 9/1/1932
• Thầy được Thụ phong Linh mục ngày 2/7/1933 và phục vụ tại quê nhà trong vai trò Giám học và giáo sư cho tới ngày 15/8/1935 cha mới được chấp thuận cho đi truyền giáo và được sai đi Trung Hoa, tới tỉnh Côn Minh vào năm 1935 và ở đó cho tới năm1951. Dù phải đối diện với đầy dẫy khó khăn, sự túng nghèo, chiến tranh và những khắt khe cấm cách của Cộng sản. Cha đã làm việc quá lao nhọc đến ngất xỉu và phải trải qua cuộc giải phẫu trầm kha nên cha phải về Macau tĩnh dưỡng trong những năm 1951 – 1952
• Vì những nguy hiểm của Trung Cộng nên bề trên tỉnh gửi cha qua Hà nội – Việt Nam năm 1952. Trước lời mời của cha Kim (Seitz), một linh mục của Hội Thừa sai Ba lê, khi Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Kontum, miền Trung. Bề trên đã bài sai Cha Minh (Giacomino) làm giám đốc và cha Majcen phụ tá ngài trông coi Cô nhi viện Kitô Vua Hà Nội cho đến năm 1954.
• Khi đất nước chia đôi Bắc Nam, Cộng sản và Dân chủ thì các cha và các em dìu nhau di cư vào Ban Mê Thuột và cuối cùng vào Sài gòn… Dù cha Minh được đặt làm giám đốc nhưng hầu hết công việc điều hành và xây dựng đều nằm trong tay cha Majcen vì cha Minh cần được đi học tiếng Việt. Cha Majcen trong thời gian ở Côn Minh, cũng đã qua lại Việt Nam nhiều lần, đã tiếp cận với người Việt nên biết chút chút tiếng Việt.
• Và rồi trước những khó khăn tại Việt Nam khi đất nước bị phân đôi: Cộng sản và Dân chủ… Tình trạng bấp bênh nên các bề trên ra lệnh rút hết Salêdiêng về lại Hồng Kông vào năm 1954. Cha Majcen đã vâng lời với một trái tim òa vỡ vì phải xa cách đoàn con Việt Nam. Trong thời gian những năm 1954 – 1956 cha về Hồng Kông nắm giữ chức vụ giám đốc trường Tang-kim-po, một ngôi trường lớn của dòng ở Hồng Kông. Ngôi trường đang phát triển, thì cha được bài sai đi Việt Nam vào năm 1956.
• Lần này cha được sai đi Saigon và cha ở lại đây tới năm 1976,của tỉnh dòng với tư cách là đại diện Giám tỉnh Hồng Kông tại Việt Nam. Đây cũng là một thời gian vàng son của Salêdiêng tại Việt Nam với trường Kỹ Thuật Don Bosco nổi tiếng tại Gò Vấp, trường Trung học Đệ tử Thủ Đức, mà một thời đã trở thành trường trung học cấp 2 liên dòng, một Tập viện và trường trung học cấp 1 to lớn tại Trạm hành và một học viện đồ sộ tại Đà lạt.
• Salêdiêng rất nổi tiếng thời đệ nhị Cộng hòa qua các sinh hoạt về âm nhạc với Đội kèn, dàn nhạc hòa tấu; nổi tiếng về thể thao với các bộ môn bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền; và đặc biệt ngôi trường kỹ thuật Gò vấp ngang ngửa với trường kỹ thuật Phú thọ của chính phủ… Nhưng vận nước thương đau năm 1975, Việt Cộng đánh chiếm miền nam, các trường sở bị tịch thu, các cha thày ngoại quốc bị trục xuất… Cha Anrê Majcen có quốc tịch Cộng sản Nam Tư, nên cha được ở lại Việt Nam thêm được 9 tháng và cha là người ngoại quốc cuối cùng bị trục xuất khọi Việt nam vào gần cuối năm 1976. Cha ra đi với hy vọng trở lại, nhưng ước mơ đó không bao giờ được hiện thực cho cha cũng như hầu hết các vị truyền giáo khác.
• Bị trục xuất khỏi Việt Nam, cha trở về sống tại Tainan – Taiwan từ 1976 cho tới 1979.
• Sau đó cha trở về quê hương Slovenia vào năm 1979. Khi thấy giấc mơ về lại với đoàn con Việt Nam yêu dấu không thể hiện thực được, cha đã dốc sức còn lại để tìm kiếm ân nhân tài chánh nâng đỡ các Salêdiêng tại Việt Nam và ghi lại những trang sử Salêdiêng tại Việt Nam cho đến ngày cha qua đời tại Ljubljana – Slovenia ngày 30/9/1999.
• Cá nhân chúng tôi còn nhớ, năm 1981 khi vược biên tới được trại tỵ nạn Galang, bắt được liên lạc với cha, thì cha ui mừng viết khích lệ kèm theo chút tiền hàng tháng… Không chỉ cho cá nhân chúng tôi là một hội viên Salêdiêng, mà còn cho tất cả các cựu học viên cũng như cựu tu sĩ Salêdiêng… Cha đều chia sẻ tình thương qua những thư từ nâng đỡ kèm theo những đồng đôla phụ giúp trong những lúng túng cực… Tấm lòng của cha thật bao la.
• Xin cảm tạ Chúa cho chúng con một tấm gương đạo đức thánh thiện, một người cha có trái tim bao la như biển khơi. Cầu mong một ngày Cha được cất nhắc lên bàn thánh, được Giáo Hội hoàn vũ tôn kính như một bậc thánh nhân.
• Sau đây là kinh Tạ ơn của “Đầy tớ Chúa Anrê Majcen SDB” bằng tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của cá nhân chúng tôi.
Prayer of thanksgiving
(Andrej Majcen)
Thank you, God, for calling me
and giving me the courage to repond to your call…
Thank you, God, especially
for the paths I took
at home and in the missions…
I am happy
that I followed this road…
Thank you God, for calling me
to the Salesian Congregation
and for sending me to proclaim the Gospel in Far Eastern lands.
Mary, Help of Christians,
thank you for everything,
because I know that this is what I learned from St John Bosco,
that everything I have achieved is your work.
Without Mary I am nothing.
If I am not a saint I am nothing.
Lời Kinh Tạ Ơn (Linh mục Anrê Majcen)
Lạy Chúa, Con cảm tạ Chúa, đã gọi con và ban cho con can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi…
Con cảm tạ Chúa đã dẫn con trên những nẻo đường quê hương con và dẫn con vào cánh đồng truyền giáo…
Con thật hạnh phúc được tiến bước trên con đường này…
Con cảm tạ Chúa đã gọi con vào tu hội Salêdiêng
và gửi con đi loan truyền Tin mừng cho các vùng đất Viễn Đông
Lạy Mẹ Maria, Phù hộ các Giáo hữu,
con cám ơn Mẹ về mọi sự, vì con xác tín rằng điều con đã học hỏi được
nơi Cha thánh Gioan Bosco là bất kỳ điều gì con thực hiện được đều là việc của Mẹ.
Không có Mẹ, con chỉ là hư vô
Nếu con không nên thánh, con cũng là hư không.
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
(Tập sinh của Cha Majcen sdb)
Là một tập sinh của cha Anrê Majcen, cá nhân chúng tôi cùng nhiều hội viên Salêdiêng Việt Nam khác đã được cha như một người mẹ hiền cưu mang, uốn nắn, yêu thương trong suốt năm tập để trở nên một tu sĩ Salêdiêng. Hồi nhớ lại đồi Tập viện Don Bosco Trạm Hành, Đơn dương thuộc tỉnh Tuyên Đức cách thành phố Đàlạt mộng mơ khoảng 25 cây số cha Tập sư Majcen đã cần cù kiên nhẫn giáo huấn và đào tạo chúng tôi. Chúng tôi nhớ lớp tập sinh năm 1970 của chúng tôi rất đông, có tới 35 thầy tập sinh; ấy vậy mà hàng ngày ngoài giờ học Hiến luật của Tu hội và Tu đức trong ngày, mỗi chiều trước giờ kinh chiều và ăn tối là giờ Huấn đức của cha Tập sư… Tôi nhớ hầu như không ngày nào mà lại thiếu giờ huấn đức này dù là đại lễ như Tết hay Giáng sinh và Phục sinh… Ngoài các giờ huấn đức và tu đức, học hỏi cha còn dành giờ linh hứơng cho từng tập sinh hàng tuần!
Tình thương dịu hiền cha dành cho chúng tôi, sự thánh thiện hy sinh nêu gương nhân đức cho chúng tôi đã in đận trong tâm hồn chúng tôi và tinh thần Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco được cha truyền đạt, đặt để và gieo vào trái tim tâm hồn chúng tôi và các con cái cha đã và đang được tiếp nối không chỉ tại quê hương Việt Nam mà thôi mà đang được gieo trồng hay tái tạo lại sức sống tinh thần Salêdiêng tại các nước Âu Châu, Mỹ châu và Úc châu!
Xưa kia khi nghe cha nói “chúng con sẽ tung cánh đi truyền giáo tại các vùng đất mới và nhất là tại các nơi ngày xưa Don Bosco đã xây dựng… Không ai trong chúng tôi có thể mường tượng ra được, vì chính mình đang được nhưng người con của các quốc gia ấy ươm trồng huấn luyện… Nào ngờ đâu sau mấy chục năm sau, những người Salêdiêng Việt Nam ngày nay đang tái truyền giáo cho các vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu của các cánh đồng bát ngát chĩu vàng lúa hạt và trũi nặng hoa trái năm xưa…
Để tưởng nhớ tới người cha tập sư kính yêu này, chúng tôi xin lược tóm vài nét về thân thế về cha và chút kỷ niệm về người:
Cha Majcen giữa những người trẻ Việt nam |
• Cha được sinh ra ở Maribor – Slovenia ngày 30/9/1904
• Được lãnh nhận Bí tích Thanh tảy vào 9/10/1904
• Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm lúc 19 tuổi chàng thư sinh vất vả, cố hết sức mà vẫn không kiếm được việc; cho đến khi chàng gặp lại được vị thày cũ đang giữ chức vụ Thanh tra học vụ, giới thiệu cho chàng dậy học cho một trường của các cha Salêdiêng tại Radna. Thế là cuộc đời của chàng được thay đổi từ đây… Khi tiếp xúc với sự dịu hiền, tình bạn thân thiết của các tu sĩ Salêdiêng, đặc biệt được đón tiếp và lắng nghe các tu sĩ Salêdiêng truyền giáo tại Nam mỹ như Đức Hồng Y Cagliero đến chia sẻ, đã dấy lên trong lòng chàng ơn gọi khát khao đi truyền giáo...
• Năm 1924 – 1925 thày được nhận vào Nhà tập và những gì thày hấp thụ từ cha giáo tập thì vào năm 1960 cha lại đóng vai trò giáo tập đầu tiên tại Việt Nam…
• Thầy được khấn dòng lần đầu vào ngày 4/10/1925 và khấn trọn vào 9/1/1932
• Thầy được Thụ phong Linh mục ngày 2/7/1933 và phục vụ tại quê nhà trong vai trò Giám học và giáo sư cho tới ngày 15/8/1935 cha mới được chấp thuận cho đi truyền giáo và được sai đi Trung Hoa, tới tỉnh Côn Minh vào năm 1935 và ở đó cho tới năm1951. Dù phải đối diện với đầy dẫy khó khăn, sự túng nghèo, chiến tranh và những khắt khe cấm cách của Cộng sản. Cha đã làm việc quá lao nhọc đến ngất xỉu và phải trải qua cuộc giải phẫu trầm kha nên cha phải về Macau tĩnh dưỡng trong những năm 1951 – 1952
• Vì những nguy hiểm của Trung Cộng nên bề trên tỉnh gửi cha qua Hà nội – Việt Nam năm 1952. Trước lời mời của cha Kim (Seitz), một linh mục của Hội Thừa sai Ba lê, khi Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Kontum, miền Trung. Bề trên đã bài sai Cha Minh (Giacomino) làm giám đốc và cha Majcen phụ tá ngài trông coi Cô nhi viện Kitô Vua Hà Nội cho đến năm 1954.
• Khi đất nước chia đôi Bắc Nam, Cộng sản và Dân chủ thì các cha và các em dìu nhau di cư vào Ban Mê Thuột và cuối cùng vào Sài gòn… Dù cha Minh được đặt làm giám đốc nhưng hầu hết công việc điều hành và xây dựng đều nằm trong tay cha Majcen vì cha Minh cần được đi học tiếng Việt. Cha Majcen trong thời gian ở Côn Minh, cũng đã qua lại Việt Nam nhiều lần, đã tiếp cận với người Việt nên biết chút chút tiếng Việt.
• Và rồi trước những khó khăn tại Việt Nam khi đất nước bị phân đôi: Cộng sản và Dân chủ… Tình trạng bấp bênh nên các bề trên ra lệnh rút hết Salêdiêng về lại Hồng Kông vào năm 1954. Cha Majcen đã vâng lời với một trái tim òa vỡ vì phải xa cách đoàn con Việt Nam. Trong thời gian những năm 1954 – 1956 cha về Hồng Kông nắm giữ chức vụ giám đốc trường Tang-kim-po, một ngôi trường lớn của dòng ở Hồng Kông. Ngôi trường đang phát triển, thì cha được bài sai đi Việt Nam vào năm 1956.
• Lần này cha được sai đi Saigon và cha ở lại đây tới năm 1976,của tỉnh dòng với tư cách là đại diện Giám tỉnh Hồng Kông tại Việt Nam. Đây cũng là một thời gian vàng son của Salêdiêng tại Việt Nam với trường Kỹ Thuật Don Bosco nổi tiếng tại Gò Vấp, trường Trung học Đệ tử Thủ Đức, mà một thời đã trở thành trường trung học cấp 2 liên dòng, một Tập viện và trường trung học cấp 1 to lớn tại Trạm hành và một học viện đồ sộ tại Đà lạt.
• Salêdiêng rất nổi tiếng thời đệ nhị Cộng hòa qua các sinh hoạt về âm nhạc với Đội kèn, dàn nhạc hòa tấu; nổi tiếng về thể thao với các bộ môn bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền; và đặc biệt ngôi trường kỹ thuật Gò vấp ngang ngửa với trường kỹ thuật Phú thọ của chính phủ… Nhưng vận nước thương đau năm 1975, Việt Cộng đánh chiếm miền nam, các trường sở bị tịch thu, các cha thày ngoại quốc bị trục xuất… Cha Anrê Majcen có quốc tịch Cộng sản Nam Tư, nên cha được ở lại Việt Nam thêm được 9 tháng và cha là người ngoại quốc cuối cùng bị trục xuất khọi Việt nam vào gần cuối năm 1976. Cha ra đi với hy vọng trở lại, nhưng ước mơ đó không bao giờ được hiện thực cho cha cũng như hầu hết các vị truyền giáo khác.
• Bị trục xuất khỏi Việt Nam, cha trở về sống tại Tainan – Taiwan từ 1976 cho tới 1979.
• Sau đó cha trở về quê hương Slovenia vào năm 1979. Khi thấy giấc mơ về lại với đoàn con Việt Nam yêu dấu không thể hiện thực được, cha đã dốc sức còn lại để tìm kiếm ân nhân tài chánh nâng đỡ các Salêdiêng tại Việt Nam và ghi lại những trang sử Salêdiêng tại Việt Nam cho đến ngày cha qua đời tại Ljubljana – Slovenia ngày 30/9/1999.
• Cá nhân chúng tôi còn nhớ, năm 1981 khi vược biên tới được trại tỵ nạn Galang, bắt được liên lạc với cha, thì cha ui mừng viết khích lệ kèm theo chút tiền hàng tháng… Không chỉ cho cá nhân chúng tôi là một hội viên Salêdiêng, mà còn cho tất cả các cựu học viên cũng như cựu tu sĩ Salêdiêng… Cha đều chia sẻ tình thương qua những thư từ nâng đỡ kèm theo những đồng đôla phụ giúp trong những lúng túng cực… Tấm lòng của cha thật bao la.
• Xin cảm tạ Chúa cho chúng con một tấm gương đạo đức thánh thiện, một người cha có trái tim bao la như biển khơi. Cầu mong một ngày Cha được cất nhắc lên bàn thánh, được Giáo Hội hoàn vũ tôn kính như một bậc thánh nhân.
• Sau đây là kinh Tạ ơn của “Đầy tớ Chúa Anrê Majcen SDB” bằng tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của cá nhân chúng tôi.
Prayer of thanksgiving
(Andrej Majcen)
Thank you, God, for calling me
and giving me the courage to repond to your call…
Thank you, God, especially
for the paths I took
at home and in the missions…
I am happy
that I followed this road…
Thank you God, for calling me
to the Salesian Congregation
and for sending me to proclaim the Gospel in Far Eastern lands.
Mary, Help of Christians,
thank you for everything,
because I know that this is what I learned from St John Bosco,
that everything I have achieved is your work.
Without Mary I am nothing.
If I am not a saint I am nothing.
Lời Kinh Tạ Ơn (Linh mục Anrê Majcen)
Lạy Chúa, Con cảm tạ Chúa, đã gọi con và ban cho con can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi…
Con cảm tạ Chúa đã dẫn con trên những nẻo đường quê hương con và dẫn con vào cánh đồng truyền giáo…
Con thật hạnh phúc được tiến bước trên con đường này…
Con cảm tạ Chúa đã gọi con vào tu hội Salêdiêng
và gửi con đi loan truyền Tin mừng cho các vùng đất Viễn Đông
Lạy Mẹ Maria, Phù hộ các Giáo hữu,
con cám ơn Mẹ về mọi sự, vì con xác tín rằng điều con đã học hỏi được
nơi Cha thánh Gioan Bosco là bất kỳ điều gì con thực hiện được đều là việc của Mẹ.
Không có Mẹ, con chỉ là hư vô
Nếu con không nên thánh, con cũng là hư không.