Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada nổi tiếng thế giới, mỗi năm thu hút hơn 2 triệu người đến hành hương. Nhận Thánh Cả làm Quan Thầy nên tôi ước ao một lần đến kính viếng nguyện cầu cùng Ngài.
Hình ảnh
Dịp may đã đến. Hội nghị Signis về Truyền thông Công Giáo Quốc tế tổ chức tại Thành phố Quebec – Canada, từ ngày 19 đến 22 tháng 6 năm 2017, với chủ đề “Quảng bá những câu chuyện về Hy Vọng”. Hơn 200 tham dự viên đến từ 140 quốc gia.
Đại biểu của Truyền thông Công Giáo Việt Nam có 5 thành viên, gồm 3 linh mục và 2 bạn trẻ, cha GiuseVũ Hữu Hiền Tổng thư ký UBTT thuộc HĐGMVN, cha Giuse Đinh Hiền Tiến TGP Sài gòn và cha Giuse Nguyễn Hữu An GP Phan Thiết. Hai bạn trẻ Trí và Vi từ Sài gòn, đã được Signis mời đến trước một tuần cùng với nhóm bạn trẻ khắp thế giới làm những câu chuyện phim cũng như thuyết trình về vấn đề tuổi trẻ và truyền thông.
Trong 4 ngày hội nghị, các tham dự viên lắng nghe các chuyên viên truyền thông quốc tế thuyết trình các đề tài truyền thông mang tính thời sự và tham dự các buổi hội thảo theo chủ đề. Đại hội Truyền thông Công Giáo Quốc tế kết thúc với lễ kỷ niệm 90 năm thành lập, sau đó lễ trao giải và tôn vinh những người đóng góp công sức vào sự hình thành phát triển hiệp hội quốc tế này.Thánh lễ bế mạc tại Nhà thờ Chính tòa Quebec. Hẹn nhau 4 năm sau, Hội nghị sẽ tổ chức tại Hàn quốc.
Sau những ngày đại hội, chúng tôi đi thăm thành phố, thăm đại chủng viện và hành hương đến Vương cung thánh đường Thánh Anna. Ngày Chúa Nhật đi hành hương đến Vương cung thánh đường Notre Dame Du Cap cùng giáo đoàn Việt Nam, dâng thánh lễ và đi 14 chặng đàng thánh giá đi hành hương cùng giáo đoàn Việt Nam tại Quebec. Bà con giáo dân Việt Nam nơi đây có khoảng 100 người, cha GB Nguyễn Ngọc Lâm phụ trách Tòa án hôn phối lien địa phận, chăm sóc mục vụ cho giáo đoàn hơn 100 người. Đức Ông Peter Godet giáo sư Đại chủng viện Quebec đã từng giúp đỡ người Việt từ những năm khó khăn thuở đầu, ngài thương và hay đến dùng cơm với các gia đình. Họ sống gắn bó với nhau như một gia đình, gặp nhau hàng tuần dâng lễ và ăn uống chuyện trò thân tình. Họ thật tận tình, quan tâm chu đáo, chở chúng tôi đi tham quan các danh lam thắng cảnh, các đền thánh, họ mời về nhà dùng cơm, bao câu chuyện hàn huyên tâm sự.
Ngày 26 tháng 6, chúng tôi đi Montreal kính viếng Thánh Giuse. Ra khỏi thành phố, xe đi lần qua các cánh rừng. Đường rộng thênh thang. Dưới ánh nắng của buổi ban mai, cái lạnh bớt buốt giá, mặt trời chiếu nắng ấm, xe chạy qua ngút ngàn những cánh rừng xanh biếc. Sau đường dài 250km, chúng tôi đến nơi.
Vương cung thánh đường Thánh Giuse nổi bật trên đỉnh đồi Mount Royal. Tổng diện tích thánh địa hơn 500 ha. Đền Thánh thật nguy nga và cổ kính như nhiều người từng kể. Cả một quần thể gồm nhiều kiến trúc khác nhau, tạo thành một ngọn đồi thánh thiêng.
1. Đôi nét tổng quát
Ngay cạnh nhà tiếp đón du khách có một tháp chuông cao, nơi đó treo cả một bộ chuông gồm 56 chuông lớn nhỏ khác nhau, tùy theo âm thanh mỗi chuông phát ra tạo thành một cuộc hòa âm bằng tiếng chuông ngân.Tổng trọng lượng bộ chuông này là 11 tấn. Thực ra bộ chuông quý giá có một không hai này do Chính phủ Pháp đặt làm để trang trí trên Tháp Eiffel tại Thủ Ðô Paris, nhưng vì lý do kỹ thuật, nhà sản xuất Paccard et Frères đã dâng tặng Ðền Thánh năm 1955, nhân kỷ niệm 50 năm xây cất đền thờ.
Chúng tôi bước qua cửa chính để tiến vào Nguyện Ðường Khấn Thánh Giuse. Nơi đây trang trí 8 phù điêu lớn rất quý giá do điêu khắc gia người Canada Joseph Guardo thực hiện năm 1948, theo TÁM tước hiệu mà truyền thống Công Giáo suy tôn Thánh Giuse : Ðấng Bảo Trợ các Gia Ðình, Bổn Mạng giới Thợ Thuyền, Bảo Trợ các Tâm Hồn Thanh Khiết, Bổn Mạng Người Chết Lành, Nâng Ðỡ những ai Ðau Khổ, Hy Vọng của Bệnh Nhân, Đấng Xua đuổi thần dữ và Ðấng Bảo Trợ Giáo Hội.
Dọc theo hành lang nguyện đường, trên các bức tường có nhiều chiếc nạng, và những bia đá cẩm thạch khách hành hương tri ân thánh Giuse. Trước mỗi phù điêu biểu tượng hình ảnh Thánh Giuse, tôi cảm nhận bầu khí thánh thiêng lan tỏa, từng đoàn du khách, đủ các sắc dân, nhiều ngôn ngữ…thành kính thắp lên những ngọn nến và thinh lặng cầu nguyện. Tổng số những đèn nến này lên tới trên 10.000 chiếc.
Từ hành lang nguyện đường nhỏ, tiến sang phía tay phải có một ngôi mộ lớn bằng đá cẩm thạch màu đen huyền, nơi an nghỉ của Thầy Anrê. Nhiều người đặt trên phần mộ thầm khấn nguyện với thánh nhân. Có nhiều phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Thầy Anrê. Thánh Gioan Phaolô II đã suy tôn Thầy lên bậc Chân Phước ngày 23 tháng 5 năm 1982. Và Đức ĐGH Biển Đức XVI suy tôn lên bậc hiển thánh ngày 17 tháng 10 năm 2010.
Sau đó chúng tôi bước vào Nhà Thờ Hầm, nằm dưới Vương Cung Thánh Ðường. Thánh lễ đang cử hành. Nhà thờ thật rộng rãi với hơn ngàn chỗ ngồi, được xây cất năm 1916, do hai kiến trúc sư Dalbé Viau và Alphonse Venne thiết kế.
Ngay chính giữa cung thánh là tượng Thánh Cả Giuse, chiều cao 2m75, nặng 2,3 tấn, do một nghệ sĩ người Ý, ông A. Giacomini, đã tạc bằng đá hoa cương màu trắng rất quý hiếm gọi là carrara. Chung quanh tượng thánh có gắn những hào quang kim khí mạ vàng sáng chói. Trên những bức tường Nhà Thờ Hầm, thật ngưỡng mộ những tranh màu bằng kính mô tả những giai đoạn chính trong cuộc đời Thánh Cả Giuse. Ðây là công trình nghệ thuật của hai nghệ sĩ Canada, ông Perdriau và ông O' Shea hoàn thành năm 1919. Phía bên phải cung thánh có tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh, khách hành hương đã đến sờ vào bàn chân của Ngài và cầu nguyện và rất nhiều người lành bệnh, nay bàn chân tượng Chịu nạn đã bị mòn đi rất nhiều.
Từ nhà thờ hầm bước ra, chúng tôi vào cầu thang cuốn để lên trên lầu. Nơi đây là phòng nghỉ chân cho các đoàn khách hành hương. Trên đây có một bức tranh lớn vẽ ngay trên tường, rất đẹp và công phu họa chân dung Thánh Cả Giuse với những đoàn hành hương đến cầu nguyện. Kế bên có gắn 13 phù hiệu gồm 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ của Canada, vì Thánh Giuse đã được Chính Phủ và Giáo Hội tôn vinh là Thánh Bổn Mạng của đất nước Canada. Từ đây chúng tôi bước ra ngoài ban công khá cao phía trước, phóng tầm mắt để có một cái nhìn bao quát thành phố Montréal trước mặt. Phía đối diện là Ðại Học Notre Dame, nơi mà Thầy Anrê đã phục vụ như một người gác cổng trường trên 40 năm. Xa xa về hướng Tây Bắc là đảo nhỏ Montréal. Phía tay mặt đàng xa là Ðại Học Montréal. Phía tay trái là Hồ Saint Louis.
Sau đó lên lầu viếng thăm một khu triển lãm nhỏ về cuộc đời Thầy Anrê. Ngoài những bức tranh trên tường chụp căn nhà bé nhỏ tồi tàn Sư Huynh đã cất tiếng khóc chào đời, cho đến những tài liệu, những hình ảnh chụp lúc sinh thời và khi qua đời, tôi thấy có 4 phòng lớn : Phòng I mô tả cảnh Thầy Anrê làm người gác dan suốt 40 năm tại cổng trường đại học Notre Dame (1870-1909). Phòng II là văn phòng nơi Sư Huynh đón tiếp và săn sóc các bệnh nhân. Phòng III là căn phòng ngủ đơn sơ, có một giường cá nhân, một bàn nhỏ và chiếc ghế, một cái dù đen treo trên tường. Phòng IV là một phòng nhỏ bằng sắt mạ đồng, có lan can chung quanh, chính giữa có đặt trái tim đã khô của Sư Huynh trong một hộp nhỏ bằng vàng. Ðây là một truyền thống lâu đời của nước Pháp và nước Ý, thường lấy trái tim của các bậc vĩ nhân nổi tiếng để dân chúng tri ân và tôn vinh.
Từ đây tôi trở lại phòng nghỉ chân để đi sang khu vườn bên cạnh. Nơi đây là cả một khu vườn rất rộng, cây cối và hoa cảnh cắt xén mỹ thuật, do kiến trúc sư phối cảnh Frederick G. Todd thiết kế để dựng 14 chặng đàng Thánh Giá, với những bức tượng màu trắng rất mỹ thuật do hai nghệ sĩ Ercolo Barieri và Louis Parent tạc bằng đá cẩm thạch quý giá. Những bức tượng 14 đàng Thánh gia này với kích thước như một người trung bình được chiếu sáng ban đêm do một hệ thống ánh sáng do chuyên viên Jean d'Orsay nghiên cứu. Tại khu vườn này cũng có một tượng Chúa Kitô Phục sinh, dưới chân tượng là một hệ thống phun nước khá lớn, giúp người hành hương có những giây phút trầm lặng suy tư về cuộc đời.
Trên phương diện mỹ thuật tôn giáo, đặc điểm có ý nghĩa và đáng lưu ý nhất trong quần thể Ðền Thánh Giuse Montréal là Bảo Tàng Viện chiếm cả một khu vực lớn cạnh Vương Cung Thánh Ðường. Bảo tàng viện này được thực hiện với chủ đề Thánh Gia Thất: Ðức Kitô, Ðức Mẹ và Thánh Giuse, chiếm cả hai tầng lầu mênh mông là một công trình thu thập các tác phẩm nghệ thuật quý giá, qua nhiều năm khác nhau, khởi đầu từ khi xây cất đền thờ nhỏ đầu tiên từ năm 1905.
Bước vào bảo tàng viện, chúng tôi bị choáng ngợp bởi một bức tranh sơn dầu thật lớn do nghệ sĩ Anrê Bergeron thực hiện cùng với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Canada và hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bảo tàng viện chia thành 2 khu vực khác nhau: Bảo tàng viện bằng sáp do nghệ sĩ Joseph Guardo thực hiện năm 1955, gồm 10 cảnh sinh hoạt của Thánh Gia Thất, với 76 bức tượng bằng sáp, với kích thước giống như người thật. Tất cả 76 bức tượng này rất sống động được các đoàn du khách đặc biệt quan sát và trầm trồ ngưỡng mộ.
Khu vực II là Bảo tàng viện Giáng Sinh, bao gồm 330 máng cỏ do các nghệ sĩ của 130 quốc gia trên khắp thế giới thực hiện. Từ chủ đề Ðức Kitô Giáng Sinh, người ta thấy mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể này đã được các nghệ sĩ của các quốc gia Âu Châu, Mỹ Châu, Phi Châu, Á Châu, Châu Thái Bình Dương tìm nguồn cảm hứng và thể hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Bất cứ đoàn du khách của quốc gia nào cũng cố đi tìm tác phẩm của quốc gia mình trong số 130 quốc gia ấy. Bên cạnh những máng cỏ bằng gỗ, bằng phalê, bằng kiếng, bằng vải, sơn dầu, tranh thủy mạc, bằng sứ, bằng sành ... đã nói lên tinh hoa và văn hóa của mỗi dân tộc.
Tại đây có hai bộ hang đá máng cỏ của Việt Nam : một bằng rễ cây đẽo gọt rất tinh vi mỹ thuật và một tranh sơn mài vẽ Ðức Kitô, Ðức Mẹ và Thánh Giuse dưới y phục và dáng vóc người Việt Nam. Hai hang đá máng cỏ này do Nhà văn Phạm Ðình Khiêm, Sàigòn, kính tặng bảo tàng viện năm 1992. Phải đến tận nơi nhìn ngắm các máng cỏ từng quốc gia rất tinh vi mỹ thuật của các nước như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Tiệp Khắc, Pháp, Ðức v.v..người ta mới thấy giá trị mỹ thuật tôn giáo của bảo tàng viện.
Điểm đến của cuộc hành hương là Vương Cung Thánh Ðường kính Thánh Giuse. Vương Cung Thánh Ðường dài 105 mét, rộng 65 mét, chiều cao từ nền đến mái vòm 60 mét, nếu tính chung từ nhà thờ hầm đến chóp đỉnh thánh giá 319 mét, đường kính mái vòm bên trong 26 mét, mái vòm bên ngoài 39 mét. Toàn bộ Vương Cung Thánh Ðường cao 263 mét sánh với mặt biển, đây cũng là ngọn tháp cao nhất thành phố Montréal. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khởi công xây dựng, chính phủ Canada đã ghi Đền Thánh vào sổ các Danh Lam Thắng Cảnh Lịch Sử Quốc Gia.
Quỳ gối cầu nguyện trong thánh đường, tôi thầm tạ ơn Chúa, cám ơn thánh Giuse về chuyến hành hương nhiều ý nghĩa. Còn ở lại Motreal vài ngày, tồi sẽ trở lại đền Thánh một lần nữa.
Trong lịch sử hơn hai ngàn năm của Giáo Hội, Chúa thường chọn những con người tầm thường, bé nhỏ, ít học, bình dân như Thầy Anrê để thực hiện những công trình lớn lao. Tôi cũng xác tín hơn về lời chuyển cầu của thánh Giuse, và thật thán phục niềm tin của người tín hữu, khắp nơi trên thế giới hành hương với niềm hy vọng, tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa tình yêu.
2. Thầy Anrê Bessette
Thầy Anrê có lòng sùng kính Thánh Giuse cách đặc biệt. Suốt đời chỉ là một Thầy Dòng đơn sơ, khó nghèo và khiêm tốn, chỉ biết đọc, biết viết chút ít; nhưng ảnh hưởng của Thầy đã lan rộng khắp Canada và nhiều nơi trên thế giới. Khi Thầy còn sống, bao người đến xin những lời khuyên bảo và xin Thầy chữa lành bệnh. Cũng chỉ là một Thầy Dòng nghèo khó mà Thầy đã có thể khởi công xây dựng một công trình rất vĩ đại.
Thầy Anrê sinh ngày 9 tháng 8 năm 1845 tại một thành phố nhỏ vùng Quebec, cách Montreal khoảng 40 cây số. Thầy là người con thứ 8 trong gia đình 12 người con; hai người mất sớm, còn lại 10 người. Cha mẹ Thầy là những người đạo đức, tốt lành. Cha Thầy, ông Isaac Bessette, làm nghề đốn cây rừng và làm thợ mộc. Mẹ Thầy, bà Clothilde Foisy Bessette, lo việc gia đình và giáo dục con cái. Cha Thầy chết do một tai nạn khi đốn cây. Ít năm sau, mẹ Thầy cũng chết vì bệnh lao phổi. Như vậy, Thầy mồ côi cha mẹ từ lúc 12 tuổi, và phải đi làm nhiều nghề khác nhau để sinh sống cùng với anh chị em trong gia đình. Suốt đời, Thầy đau ốm luôn và chỉ được học để biết đọc, biết viết chút ít. Tuy nhiên, từ nhỏ Thầy đã có lòng đạo đức khác thường. Tuy vẫn phải làm ăn vất vả, nhưng Thầy dành những giờ rảnh rỗi để cầu nguyện trước Thánh Giá Chúa (đây cũng là lý do sau này Thầy xin vào Dòng Thánh Giá). Thầy thích nói chuyện về Phúc Âm với các bạn bè.
Sau bao nhiêu gian truân, vất vả và thử thách trong cuộc sống, năm 1870, lúc đã 25 tuổi, Thầy cảm nhận ơn gọi vào Dòng Thánh Giá, và cũng được sự khuyến khích của Cha Sở giáo xứ của Thầy. Trong thư giới thiệu, Cha sở của Thầy viết: “Tôi xin gửi đến Nhà Dòng một vị Thánh…!” Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu kém và học lực quá thấp, mà các Thầy Dòng Thánh Giá lại chuyên về việc dạy học; vì thế, Nhà Dòng quyết định cho Thầy về. Dầu vậy, Thầy vẫn cầu khẩn với Thánh Giuse. Sau đó, nhờ sự can thiệp đặc biệt của Đức Cha Ignace Bourget, Tổng Giám Mục Montreal thời đó, Thầy được nhận lại và sau thời gian Nhà Thử, Nhà Tập, Thầy được khấn dòng vào năm 1874, lúc Thầy đã 28 tuổi, và từ đó được gọi là ‘Thầy Anrê’. Sau khi Thầy khấn rồi, Bề Trên Nhà Dòng không biết phải cử Thầy làm việc gì, nên cho Thầy nhiệm vụ là người canh cổng trường Đức Bà (College of Notre Dame, Montreal), lo việc canh cổng và làm đủ thứ việc lặt vặt. Trong suốt 40 năm giữ nhiệm vụ khiêm nhường này, Thầy luôn vui vẻ tiếp đãi và giúp đỡ mọi người đến với Thầy, và vào đêm khuya, Thầy vào Nhà Nguyện để cầu nguyện nhiều giờ.
Sau 40 năm giữ việc canh cổng, Nhà Dòng chuyển Thầy đến coi sóc ngôi nhà nguyện Thánh Giuse nhỏ bé tại ngọn đồi ‘Mount Royal’ cũng gần Notre Dame College. Tại đây, Thầy lại tiếp tục sống đời sống âm thầm cầu nguyện, và đặc biệt khấn xin Thánh Giuse. Cũng tại nơi đây, qua lời bầu cử của Thánh Giuse, Chúa đã làm những việc ‘kỳ diệu’ nơi Thầy. Có hàng nhiều ngàn người thuộc các tôn giáo khác nhau, kể cả anh em Tin Lành, từ khắp nơi ở Canada đến với Thầy để xin những lời khuyên bảo, an ủi. Những bệnh nhân, những người đau khổ đến xin khấn và xin chữa bệnh. Nhiều người đã được lành bệnh hoặc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người ta gọi Thầy là ‘Người Chữa Lành’, ‘Người làm phép lạ thành Montreal’. Trong lúc đó, Thầy cũng phải chịu nhiều đau khổ vì gặp những người nghi ngờ, chống đối, dèm pha; nhưng danh tiếng của Thầy vẫn lan rộng, và càng ngày càng có nhiều người đến với Thầy. Thầy phải dành từ 8 đến 10 giờ một ngày để tiếp những người đến với Thầy. Hàng năm có tới 80,000 bức thư gởi đến Thầy để xin khấn và những lời khuyên bảo; phải có rất nhiều người làm thư ký để giúp Thầy trả lời. Tuy nhiên, Thầy vẫn sống rất giản dị và rất khiêm tốn. Khi người ta ca tụng Thầy, Thầy chỉ nói “Tôi chỉ là kẻ ngu dốt. Nếu có ai ngu dốt hơn tôi, chắc Chúa đã chọn người đó thay tôi.” (Đúng là Chúa đã dùng những con người nhỏ bé, khiêm nhường để làm những việc vĩ đại). Khi những người đến xin Thầy khấn và được khỏi bệnh cám ơn Thầy, Thầy chỉ nói: “Đó là Thánh Giuse chữa; chứ tôi chỉ là con chó nhỏ của Ngài mà thôi.” Những thời giờ ngắn ngủi còn lại, Thầy cầu nguyện và xin khấn Thánh Giuse để làm một Nhà Thờ lớn hơn vì Nhà Nguyện đã trở nên quá nhỏ bé so với số người đến kính viếng.
Suốt nhiều năm cầu nguyện và xin khấn Thánh Giuse, và tìm hết cách để ‘gây qũy’, có khi cắt tóc cho học sinh để kiếm 5 cents mỗi em bỏ vào qũy, vào năm 1940, Thầy đã làm được một nhà nguyện lớn hơn bên cạnh nhà nguyện cũ. Sau cùng, cũng là phép lạ đặc biệt của Chúa qua lời bầu cử của Thánh Giuse, bao vị hảo tâm đã đóng góp, và Thầy đã xây được một Nhà Thờ lớn cũng ngay trên đồi Mount Royal, đủ chỗ ngồi cho một ngàn người. Năm 1917, Thầy làm thêm các tầng trên và công việc kiến thiết tiếp tục, sau khi Thầy đã qua đời (năm 1937). Năm 1955, Đại Thánh Đường đã được thánh hiến với danh hiệu Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse; tuy vẫn thường được gọi là Đền Thánh Giuse Mount Royal (Saint Joseph’s Oratory of Mount Royal). Có lẽ đây là một Đền Thờ kính Thánh Giuse lớn nhất thế giới. Vào năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày khởi công xây dựng, chính phủ Canada đã ghi Đền Thánh vào sổ các Danh Lam Thắng Cảnh Lịch Sử Quốc Gia. Hiện nay, hàng năm vẫn có hơn hai triệu người hành hương đến kính viếng và nhiều người xin khấn được nhiều ơn.
Dù suốt đời đau yếu, nhưng Chúa đã để Thầy Anrê sống khá lâu để thực hiện những công việc Chúa muốn Thầy làm để vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Thầy mất vào ngày 6 tháng 01 năm 1937, hưởng thọ 91 tuổi. Trong đám tang của Thầy đã có hơn một triệu người từ các nơi đến kính viếng và dự Lễ an táng. (theo tư liệu của Lm. Anphong Trần Đức Phương).
Công việc xây cất Đền Thánh Giuse kỳ diệu, hùng vĩ tại Montreal, Canada, được coi như một ‘phép lạ’ qua lời khấn xin với Thánh Giuse của Thầy Anrê.
3. Lòng kính mến thánh cả Giuse
Trong các tư liệu về cuộc đời Thầy Anrê, có kể, từ cổng trường ở nhà dòng, hàng ngày thầy Anrê ngồi đó và nhìn lên ngọn đồi cầu nguyện và suy niệm. Ngài rất có lòng kính mến đặc biệt thánh cả Giuse và ước ao xây lên trên đó một nhà nguyện để sau này sẽ trở thành đền kính thánh cả Giuse.
Ðã nhiều năm Tu Hội Thánh Giá cố thương lượng với chủ đất để mua lấy miếng đất trên ngọn đồi Royal nhưng không thành công. Một hôm thầy Anrê dẫn vài người khác đã leo lên đó để đặt một tượng Thánh Giuse. Bỗng dưng ít bữa sau chủ đất đồng ý. Thầy Anrê quyên góp được $200 để xây một nhà nguyện nhỏ và dùng làm nơi ngài cầu nguyện. Sau khi về già ngài mới được bề trên chấp nhận cho lên đây ở trong một nhà nguyện nhỏ trên qủa đồi này và từ đây thầy chăm lo cho việc cầu nguyện và phép lạ bắt đầu xảy ra.
Nhiều người đến xin thầy cầu nguyện tuần cửu nhật và rất nhiều người được Chúa ban cho những ơn lành khỏi những bệnh nan y...
Tiếng lành đồn xa ngày càng nhiều người đến đây hơn, không chỉ xin cầu nguyện mà còn nhờ thầy hướng dẫn cho để giải quyết những việc khó khăn. Rồi cả những người không Công Giáo cũng đến đây nhờ thầy linh hướng ...
Dù tuổi đời đã cao nhưng ngài luôn làm đủ mọi công việc không nề hà. Mỗi năm có khoảng 80 ngàn lá thơ gởi về cho thầy Anrê, thầy phải cần tới 4 người thơ ký để giải quyết hàng đống thơ mỗi ngày, mặc dù bận thế nhưng ngài vẫn dành ra rất nhiều thời gian để cầu nguyện. Rất nhiều người được ơn khỏi bệnh đã trở lại đây giúp đỡ dâng cúng tiền của và thầy bắt đầu thực hiện chương trình xây đền thánh Giusetheo ước nguyện. Năm 1917 thì ngôi nhà thờ đầu tiên được hoàn tất và có thể chứa được khoảng 1 ngàn người, sau đó vì để giải quyết cho số người ngày về hành hương một đông nên đền thánh bắt đầu nới rộng và xây lên lớn hơn. Thầy qua đời khi công việc xây dựng đền thánh còn dở dang. Công việc xây dựng vẫn nối tiếp đến năm 1955, Đền thánh đã được thánh hiến với danh hiệu Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse.
Một câu ngạn ngữ của người Nigêria nói rằng: Hãy lắng nghe và bạn sẽ nghe được những bước chân của các con kiến. Theo gương Thầy Anrê, ai cũng được mời gọi để lắng nghe những bước chân âm thầm của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.
Nhiều vị Thánh có lòng sùng mộ Thánh Giuse cách đặc biệt như Thánh Margaret Cortona, Thánh Brigit Thụy Điển, Thánh Vinh Sơn Ferrer, Thánh Bernardine Siena, Thánh Gioan Gerson…Thánh Nữ Teresa Avila nói “không bao giờ tôi khấn xin Thánh Giuse mà không được nhận lời”.
Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo Hội toàn cầu, cũng là Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, Bổn mạng nhiều Hội Dòng, Quan Thầy nhiều người...
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi. Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động, ngài xứng đáng là Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ, là Đấng Bảo Trợ Giáo Hội.
Lạy Thánh Cả Giuse, xin thương đến Giáo Hội và mỗi người chúng con.
Đến Thánh Giuse là trường học về cuộc đời Thánh Cả. Bài học lắng nghe và thi hành Lời Chúa trong tinh thần khiêm tốn, vâng phục, tin tưởng và phó thác. Lạy Thánh Cả Giuse, xin nâng đỡ Hàng Giám Mục, quý anh em Linh Mục trong hành trình sứ vụ mục tử theo gương Ngài, để chúng con mãi luôn là tôi tớ trung tín và khôn ngoan, với một con tim nhạy cảm theo thánh ý Thiên Chúa, nhạy cảm với sứ mạng Chúa trao và nhạy cảm với lời của Chúa. Amen.
Montreal ngày 27.6.2017
Hình ảnh
Đại biểu của Truyền thông Công Giáo Việt Nam có 5 thành viên, gồm 3 linh mục và 2 bạn trẻ, cha GiuseVũ Hữu Hiền Tổng thư ký UBTT thuộc HĐGMVN, cha Giuse Đinh Hiền Tiến TGP Sài gòn và cha Giuse Nguyễn Hữu An GP Phan Thiết. Hai bạn trẻ Trí và Vi từ Sài gòn, đã được Signis mời đến trước một tuần cùng với nhóm bạn trẻ khắp thế giới làm những câu chuyện phim cũng như thuyết trình về vấn đề tuổi trẻ và truyền thông.
Trong 4 ngày hội nghị, các tham dự viên lắng nghe các chuyên viên truyền thông quốc tế thuyết trình các đề tài truyền thông mang tính thời sự và tham dự các buổi hội thảo theo chủ đề. Đại hội Truyền thông Công Giáo Quốc tế kết thúc với lễ kỷ niệm 90 năm thành lập, sau đó lễ trao giải và tôn vinh những người đóng góp công sức vào sự hình thành phát triển hiệp hội quốc tế này.Thánh lễ bế mạc tại Nhà thờ Chính tòa Quebec. Hẹn nhau 4 năm sau, Hội nghị sẽ tổ chức tại Hàn quốc.
Sau những ngày đại hội, chúng tôi đi thăm thành phố, thăm đại chủng viện và hành hương đến Vương cung thánh đường Thánh Anna. Ngày Chúa Nhật đi hành hương đến Vương cung thánh đường Notre Dame Du Cap cùng giáo đoàn Việt Nam, dâng thánh lễ và đi 14 chặng đàng thánh giá đi hành hương cùng giáo đoàn Việt Nam tại Quebec. Bà con giáo dân Việt Nam nơi đây có khoảng 100 người, cha GB Nguyễn Ngọc Lâm phụ trách Tòa án hôn phối lien địa phận, chăm sóc mục vụ cho giáo đoàn hơn 100 người. Đức Ông Peter Godet giáo sư Đại chủng viện Quebec đã từng giúp đỡ người Việt từ những năm khó khăn thuở đầu, ngài thương và hay đến dùng cơm với các gia đình. Họ sống gắn bó với nhau như một gia đình, gặp nhau hàng tuần dâng lễ và ăn uống chuyện trò thân tình. Họ thật tận tình, quan tâm chu đáo, chở chúng tôi đi tham quan các danh lam thắng cảnh, các đền thánh, họ mời về nhà dùng cơm, bao câu chuyện hàn huyên tâm sự.
Ngày 26 tháng 6, chúng tôi đi Montreal kính viếng Thánh Giuse. Ra khỏi thành phố, xe đi lần qua các cánh rừng. Đường rộng thênh thang. Dưới ánh nắng của buổi ban mai, cái lạnh bớt buốt giá, mặt trời chiếu nắng ấm, xe chạy qua ngút ngàn những cánh rừng xanh biếc. Sau đường dài 250km, chúng tôi đến nơi.
Vương cung thánh đường Thánh Giuse nổi bật trên đỉnh đồi Mount Royal. Tổng diện tích thánh địa hơn 500 ha. Đền Thánh thật nguy nga và cổ kính như nhiều người từng kể. Cả một quần thể gồm nhiều kiến trúc khác nhau, tạo thành một ngọn đồi thánh thiêng.
1. Đôi nét tổng quát
Ngay cạnh nhà tiếp đón du khách có một tháp chuông cao, nơi đó treo cả một bộ chuông gồm 56 chuông lớn nhỏ khác nhau, tùy theo âm thanh mỗi chuông phát ra tạo thành một cuộc hòa âm bằng tiếng chuông ngân.Tổng trọng lượng bộ chuông này là 11 tấn. Thực ra bộ chuông quý giá có một không hai này do Chính phủ Pháp đặt làm để trang trí trên Tháp Eiffel tại Thủ Ðô Paris, nhưng vì lý do kỹ thuật, nhà sản xuất Paccard et Frères đã dâng tặng Ðền Thánh năm 1955, nhân kỷ niệm 50 năm xây cất đền thờ.
Chúng tôi bước qua cửa chính để tiến vào Nguyện Ðường Khấn Thánh Giuse. Nơi đây trang trí 8 phù điêu lớn rất quý giá do điêu khắc gia người Canada Joseph Guardo thực hiện năm 1948, theo TÁM tước hiệu mà truyền thống Công Giáo suy tôn Thánh Giuse : Ðấng Bảo Trợ các Gia Ðình, Bổn Mạng giới Thợ Thuyền, Bảo Trợ các Tâm Hồn Thanh Khiết, Bổn Mạng Người Chết Lành, Nâng Ðỡ những ai Ðau Khổ, Hy Vọng của Bệnh Nhân, Đấng Xua đuổi thần dữ và Ðấng Bảo Trợ Giáo Hội.
Dọc theo hành lang nguyện đường, trên các bức tường có nhiều chiếc nạng, và những bia đá cẩm thạch khách hành hương tri ân thánh Giuse. Trước mỗi phù điêu biểu tượng hình ảnh Thánh Giuse, tôi cảm nhận bầu khí thánh thiêng lan tỏa, từng đoàn du khách, đủ các sắc dân, nhiều ngôn ngữ…thành kính thắp lên những ngọn nến và thinh lặng cầu nguyện. Tổng số những đèn nến này lên tới trên 10.000 chiếc.
Từ hành lang nguyện đường nhỏ, tiến sang phía tay phải có một ngôi mộ lớn bằng đá cẩm thạch màu đen huyền, nơi an nghỉ của Thầy Anrê. Nhiều người đặt trên phần mộ thầm khấn nguyện với thánh nhân. Có nhiều phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Thầy Anrê. Thánh Gioan Phaolô II đã suy tôn Thầy lên bậc Chân Phước ngày 23 tháng 5 năm 1982. Và Đức ĐGH Biển Đức XVI suy tôn lên bậc hiển thánh ngày 17 tháng 10 năm 2010.
Sau đó chúng tôi bước vào Nhà Thờ Hầm, nằm dưới Vương Cung Thánh Ðường. Thánh lễ đang cử hành. Nhà thờ thật rộng rãi với hơn ngàn chỗ ngồi, được xây cất năm 1916, do hai kiến trúc sư Dalbé Viau và Alphonse Venne thiết kế.
Ngay chính giữa cung thánh là tượng Thánh Cả Giuse, chiều cao 2m75, nặng 2,3 tấn, do một nghệ sĩ người Ý, ông A. Giacomini, đã tạc bằng đá hoa cương màu trắng rất quý hiếm gọi là carrara. Chung quanh tượng thánh có gắn những hào quang kim khí mạ vàng sáng chói. Trên những bức tường Nhà Thờ Hầm, thật ngưỡng mộ những tranh màu bằng kính mô tả những giai đoạn chính trong cuộc đời Thánh Cả Giuse. Ðây là công trình nghệ thuật của hai nghệ sĩ Canada, ông Perdriau và ông O' Shea hoàn thành năm 1919. Phía bên phải cung thánh có tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh, khách hành hương đã đến sờ vào bàn chân của Ngài và cầu nguyện và rất nhiều người lành bệnh, nay bàn chân tượng Chịu nạn đã bị mòn đi rất nhiều.
Từ nhà thờ hầm bước ra, chúng tôi vào cầu thang cuốn để lên trên lầu. Nơi đây là phòng nghỉ chân cho các đoàn khách hành hương. Trên đây có một bức tranh lớn vẽ ngay trên tường, rất đẹp và công phu họa chân dung Thánh Cả Giuse với những đoàn hành hương đến cầu nguyện. Kế bên có gắn 13 phù hiệu gồm 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ của Canada, vì Thánh Giuse đã được Chính Phủ và Giáo Hội tôn vinh là Thánh Bổn Mạng của đất nước Canada. Từ đây chúng tôi bước ra ngoài ban công khá cao phía trước, phóng tầm mắt để có một cái nhìn bao quát thành phố Montréal trước mặt. Phía đối diện là Ðại Học Notre Dame, nơi mà Thầy Anrê đã phục vụ như một người gác cổng trường trên 40 năm. Xa xa về hướng Tây Bắc là đảo nhỏ Montréal. Phía tay mặt đàng xa là Ðại Học Montréal. Phía tay trái là Hồ Saint Louis.
Sau đó lên lầu viếng thăm một khu triển lãm nhỏ về cuộc đời Thầy Anrê. Ngoài những bức tranh trên tường chụp căn nhà bé nhỏ tồi tàn Sư Huynh đã cất tiếng khóc chào đời, cho đến những tài liệu, những hình ảnh chụp lúc sinh thời và khi qua đời, tôi thấy có 4 phòng lớn : Phòng I mô tả cảnh Thầy Anrê làm người gác dan suốt 40 năm tại cổng trường đại học Notre Dame (1870-1909). Phòng II là văn phòng nơi Sư Huynh đón tiếp và săn sóc các bệnh nhân. Phòng III là căn phòng ngủ đơn sơ, có một giường cá nhân, một bàn nhỏ và chiếc ghế, một cái dù đen treo trên tường. Phòng IV là một phòng nhỏ bằng sắt mạ đồng, có lan can chung quanh, chính giữa có đặt trái tim đã khô của Sư Huynh trong một hộp nhỏ bằng vàng. Ðây là một truyền thống lâu đời của nước Pháp và nước Ý, thường lấy trái tim của các bậc vĩ nhân nổi tiếng để dân chúng tri ân và tôn vinh.
Từ đây tôi trở lại phòng nghỉ chân để đi sang khu vườn bên cạnh. Nơi đây là cả một khu vườn rất rộng, cây cối và hoa cảnh cắt xén mỹ thuật, do kiến trúc sư phối cảnh Frederick G. Todd thiết kế để dựng 14 chặng đàng Thánh Giá, với những bức tượng màu trắng rất mỹ thuật do hai nghệ sĩ Ercolo Barieri và Louis Parent tạc bằng đá cẩm thạch quý giá. Những bức tượng 14 đàng Thánh gia này với kích thước như một người trung bình được chiếu sáng ban đêm do một hệ thống ánh sáng do chuyên viên Jean d'Orsay nghiên cứu. Tại khu vườn này cũng có một tượng Chúa Kitô Phục sinh, dưới chân tượng là một hệ thống phun nước khá lớn, giúp người hành hương có những giây phút trầm lặng suy tư về cuộc đời.
Trên phương diện mỹ thuật tôn giáo, đặc điểm có ý nghĩa và đáng lưu ý nhất trong quần thể Ðền Thánh Giuse Montréal là Bảo Tàng Viện chiếm cả một khu vực lớn cạnh Vương Cung Thánh Ðường. Bảo tàng viện này được thực hiện với chủ đề Thánh Gia Thất: Ðức Kitô, Ðức Mẹ và Thánh Giuse, chiếm cả hai tầng lầu mênh mông là một công trình thu thập các tác phẩm nghệ thuật quý giá, qua nhiều năm khác nhau, khởi đầu từ khi xây cất đền thờ nhỏ đầu tiên từ năm 1905.
Bước vào bảo tàng viện, chúng tôi bị choáng ngợp bởi một bức tranh sơn dầu thật lớn do nghệ sĩ Anrê Bergeron thực hiện cùng với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Canada và hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bảo tàng viện chia thành 2 khu vực khác nhau: Bảo tàng viện bằng sáp do nghệ sĩ Joseph Guardo thực hiện năm 1955, gồm 10 cảnh sinh hoạt của Thánh Gia Thất, với 76 bức tượng bằng sáp, với kích thước giống như người thật. Tất cả 76 bức tượng này rất sống động được các đoàn du khách đặc biệt quan sát và trầm trồ ngưỡng mộ.
Khu vực II là Bảo tàng viện Giáng Sinh, bao gồm 330 máng cỏ do các nghệ sĩ của 130 quốc gia trên khắp thế giới thực hiện. Từ chủ đề Ðức Kitô Giáng Sinh, người ta thấy mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể này đã được các nghệ sĩ của các quốc gia Âu Châu, Mỹ Châu, Phi Châu, Á Châu, Châu Thái Bình Dương tìm nguồn cảm hứng và thể hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Bất cứ đoàn du khách của quốc gia nào cũng cố đi tìm tác phẩm của quốc gia mình trong số 130 quốc gia ấy. Bên cạnh những máng cỏ bằng gỗ, bằng phalê, bằng kiếng, bằng vải, sơn dầu, tranh thủy mạc, bằng sứ, bằng sành ... đã nói lên tinh hoa và văn hóa của mỗi dân tộc.
Tại đây có hai bộ hang đá máng cỏ của Việt Nam : một bằng rễ cây đẽo gọt rất tinh vi mỹ thuật và một tranh sơn mài vẽ Ðức Kitô, Ðức Mẹ và Thánh Giuse dưới y phục và dáng vóc người Việt Nam. Hai hang đá máng cỏ này do Nhà văn Phạm Ðình Khiêm, Sàigòn, kính tặng bảo tàng viện năm 1992. Phải đến tận nơi nhìn ngắm các máng cỏ từng quốc gia rất tinh vi mỹ thuật của các nước như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Tiệp Khắc, Pháp, Ðức v.v..người ta mới thấy giá trị mỹ thuật tôn giáo của bảo tàng viện.
Điểm đến của cuộc hành hương là Vương Cung Thánh Ðường kính Thánh Giuse. Vương Cung Thánh Ðường dài 105 mét, rộng 65 mét, chiều cao từ nền đến mái vòm 60 mét, nếu tính chung từ nhà thờ hầm đến chóp đỉnh thánh giá 319 mét, đường kính mái vòm bên trong 26 mét, mái vòm bên ngoài 39 mét. Toàn bộ Vương Cung Thánh Ðường cao 263 mét sánh với mặt biển, đây cũng là ngọn tháp cao nhất thành phố Montréal. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khởi công xây dựng, chính phủ Canada đã ghi Đền Thánh vào sổ các Danh Lam Thắng Cảnh Lịch Sử Quốc Gia.
Quỳ gối cầu nguyện trong thánh đường, tôi thầm tạ ơn Chúa, cám ơn thánh Giuse về chuyến hành hương nhiều ý nghĩa. Còn ở lại Motreal vài ngày, tồi sẽ trở lại đền Thánh một lần nữa.
Trong lịch sử hơn hai ngàn năm của Giáo Hội, Chúa thường chọn những con người tầm thường, bé nhỏ, ít học, bình dân như Thầy Anrê để thực hiện những công trình lớn lao. Tôi cũng xác tín hơn về lời chuyển cầu của thánh Giuse, và thật thán phục niềm tin của người tín hữu, khắp nơi trên thế giới hành hương với niềm hy vọng, tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa tình yêu.
2. Thầy Anrê Bessette
Thầy Anrê có lòng sùng kính Thánh Giuse cách đặc biệt. Suốt đời chỉ là một Thầy Dòng đơn sơ, khó nghèo và khiêm tốn, chỉ biết đọc, biết viết chút ít; nhưng ảnh hưởng của Thầy đã lan rộng khắp Canada và nhiều nơi trên thế giới. Khi Thầy còn sống, bao người đến xin những lời khuyên bảo và xin Thầy chữa lành bệnh. Cũng chỉ là một Thầy Dòng nghèo khó mà Thầy đã có thể khởi công xây dựng một công trình rất vĩ đại.
Thầy Anrê sinh ngày 9 tháng 8 năm 1845 tại một thành phố nhỏ vùng Quebec, cách Montreal khoảng 40 cây số. Thầy là người con thứ 8 trong gia đình 12 người con; hai người mất sớm, còn lại 10 người. Cha mẹ Thầy là những người đạo đức, tốt lành. Cha Thầy, ông Isaac Bessette, làm nghề đốn cây rừng và làm thợ mộc. Mẹ Thầy, bà Clothilde Foisy Bessette, lo việc gia đình và giáo dục con cái. Cha Thầy chết do một tai nạn khi đốn cây. Ít năm sau, mẹ Thầy cũng chết vì bệnh lao phổi. Như vậy, Thầy mồ côi cha mẹ từ lúc 12 tuổi, và phải đi làm nhiều nghề khác nhau để sinh sống cùng với anh chị em trong gia đình. Suốt đời, Thầy đau ốm luôn và chỉ được học để biết đọc, biết viết chút ít. Tuy nhiên, từ nhỏ Thầy đã có lòng đạo đức khác thường. Tuy vẫn phải làm ăn vất vả, nhưng Thầy dành những giờ rảnh rỗi để cầu nguyện trước Thánh Giá Chúa (đây cũng là lý do sau này Thầy xin vào Dòng Thánh Giá). Thầy thích nói chuyện về Phúc Âm với các bạn bè.
Sau bao nhiêu gian truân, vất vả và thử thách trong cuộc sống, năm 1870, lúc đã 25 tuổi, Thầy cảm nhận ơn gọi vào Dòng Thánh Giá, và cũng được sự khuyến khích của Cha Sở giáo xứ của Thầy. Trong thư giới thiệu, Cha sở của Thầy viết: “Tôi xin gửi đến Nhà Dòng một vị Thánh…!” Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu kém và học lực quá thấp, mà các Thầy Dòng Thánh Giá lại chuyên về việc dạy học; vì thế, Nhà Dòng quyết định cho Thầy về. Dầu vậy, Thầy vẫn cầu khẩn với Thánh Giuse. Sau đó, nhờ sự can thiệp đặc biệt của Đức Cha Ignace Bourget, Tổng Giám Mục Montreal thời đó, Thầy được nhận lại và sau thời gian Nhà Thử, Nhà Tập, Thầy được khấn dòng vào năm 1874, lúc Thầy đã 28 tuổi, và từ đó được gọi là ‘Thầy Anrê’. Sau khi Thầy khấn rồi, Bề Trên Nhà Dòng không biết phải cử Thầy làm việc gì, nên cho Thầy nhiệm vụ là người canh cổng trường Đức Bà (College of Notre Dame, Montreal), lo việc canh cổng và làm đủ thứ việc lặt vặt. Trong suốt 40 năm giữ nhiệm vụ khiêm nhường này, Thầy luôn vui vẻ tiếp đãi và giúp đỡ mọi người đến với Thầy, và vào đêm khuya, Thầy vào Nhà Nguyện để cầu nguyện nhiều giờ.
Sau 40 năm giữ việc canh cổng, Nhà Dòng chuyển Thầy đến coi sóc ngôi nhà nguyện Thánh Giuse nhỏ bé tại ngọn đồi ‘Mount Royal’ cũng gần Notre Dame College. Tại đây, Thầy lại tiếp tục sống đời sống âm thầm cầu nguyện, và đặc biệt khấn xin Thánh Giuse. Cũng tại nơi đây, qua lời bầu cử của Thánh Giuse, Chúa đã làm những việc ‘kỳ diệu’ nơi Thầy. Có hàng nhiều ngàn người thuộc các tôn giáo khác nhau, kể cả anh em Tin Lành, từ khắp nơi ở Canada đến với Thầy để xin những lời khuyên bảo, an ủi. Những bệnh nhân, những người đau khổ đến xin khấn và xin chữa bệnh. Nhiều người đã được lành bệnh hoặc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người ta gọi Thầy là ‘Người Chữa Lành’, ‘Người làm phép lạ thành Montreal’. Trong lúc đó, Thầy cũng phải chịu nhiều đau khổ vì gặp những người nghi ngờ, chống đối, dèm pha; nhưng danh tiếng của Thầy vẫn lan rộng, và càng ngày càng có nhiều người đến với Thầy. Thầy phải dành từ 8 đến 10 giờ một ngày để tiếp những người đến với Thầy. Hàng năm có tới 80,000 bức thư gởi đến Thầy để xin khấn và những lời khuyên bảo; phải có rất nhiều người làm thư ký để giúp Thầy trả lời. Tuy nhiên, Thầy vẫn sống rất giản dị và rất khiêm tốn. Khi người ta ca tụng Thầy, Thầy chỉ nói “Tôi chỉ là kẻ ngu dốt. Nếu có ai ngu dốt hơn tôi, chắc Chúa đã chọn người đó thay tôi.” (Đúng là Chúa đã dùng những con người nhỏ bé, khiêm nhường để làm những việc vĩ đại). Khi những người đến xin Thầy khấn và được khỏi bệnh cám ơn Thầy, Thầy chỉ nói: “Đó là Thánh Giuse chữa; chứ tôi chỉ là con chó nhỏ của Ngài mà thôi.” Những thời giờ ngắn ngủi còn lại, Thầy cầu nguyện và xin khấn Thánh Giuse để làm một Nhà Thờ lớn hơn vì Nhà Nguyện đã trở nên quá nhỏ bé so với số người đến kính viếng.
Suốt nhiều năm cầu nguyện và xin khấn Thánh Giuse, và tìm hết cách để ‘gây qũy’, có khi cắt tóc cho học sinh để kiếm 5 cents mỗi em bỏ vào qũy, vào năm 1940, Thầy đã làm được một nhà nguyện lớn hơn bên cạnh nhà nguyện cũ. Sau cùng, cũng là phép lạ đặc biệt của Chúa qua lời bầu cử của Thánh Giuse, bao vị hảo tâm đã đóng góp, và Thầy đã xây được một Nhà Thờ lớn cũng ngay trên đồi Mount Royal, đủ chỗ ngồi cho một ngàn người. Năm 1917, Thầy làm thêm các tầng trên và công việc kiến thiết tiếp tục, sau khi Thầy đã qua đời (năm 1937). Năm 1955, Đại Thánh Đường đã được thánh hiến với danh hiệu Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse; tuy vẫn thường được gọi là Đền Thánh Giuse Mount Royal (Saint Joseph’s Oratory of Mount Royal). Có lẽ đây là một Đền Thờ kính Thánh Giuse lớn nhất thế giới. Vào năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày khởi công xây dựng, chính phủ Canada đã ghi Đền Thánh vào sổ các Danh Lam Thắng Cảnh Lịch Sử Quốc Gia. Hiện nay, hàng năm vẫn có hơn hai triệu người hành hương đến kính viếng và nhiều người xin khấn được nhiều ơn.
Dù suốt đời đau yếu, nhưng Chúa đã để Thầy Anrê sống khá lâu để thực hiện những công việc Chúa muốn Thầy làm để vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Thầy mất vào ngày 6 tháng 01 năm 1937, hưởng thọ 91 tuổi. Trong đám tang của Thầy đã có hơn một triệu người từ các nơi đến kính viếng và dự Lễ an táng. (theo tư liệu của Lm. Anphong Trần Đức Phương).
Công việc xây cất Đền Thánh Giuse kỳ diệu, hùng vĩ tại Montreal, Canada, được coi như một ‘phép lạ’ qua lời khấn xin với Thánh Giuse của Thầy Anrê.
3. Lòng kính mến thánh cả Giuse
Trong các tư liệu về cuộc đời Thầy Anrê, có kể, từ cổng trường ở nhà dòng, hàng ngày thầy Anrê ngồi đó và nhìn lên ngọn đồi cầu nguyện và suy niệm. Ngài rất có lòng kính mến đặc biệt thánh cả Giuse và ước ao xây lên trên đó một nhà nguyện để sau này sẽ trở thành đền kính thánh cả Giuse.
Ðã nhiều năm Tu Hội Thánh Giá cố thương lượng với chủ đất để mua lấy miếng đất trên ngọn đồi Royal nhưng không thành công. Một hôm thầy Anrê dẫn vài người khác đã leo lên đó để đặt một tượng Thánh Giuse. Bỗng dưng ít bữa sau chủ đất đồng ý. Thầy Anrê quyên góp được $200 để xây một nhà nguyện nhỏ và dùng làm nơi ngài cầu nguyện. Sau khi về già ngài mới được bề trên chấp nhận cho lên đây ở trong một nhà nguyện nhỏ trên qủa đồi này và từ đây thầy chăm lo cho việc cầu nguyện và phép lạ bắt đầu xảy ra.
Nhiều người đến xin thầy cầu nguyện tuần cửu nhật và rất nhiều người được Chúa ban cho những ơn lành khỏi những bệnh nan y...
Tiếng lành đồn xa ngày càng nhiều người đến đây hơn, không chỉ xin cầu nguyện mà còn nhờ thầy hướng dẫn cho để giải quyết những việc khó khăn. Rồi cả những người không Công Giáo cũng đến đây nhờ thầy linh hướng ...
Dù tuổi đời đã cao nhưng ngài luôn làm đủ mọi công việc không nề hà. Mỗi năm có khoảng 80 ngàn lá thơ gởi về cho thầy Anrê, thầy phải cần tới 4 người thơ ký để giải quyết hàng đống thơ mỗi ngày, mặc dù bận thế nhưng ngài vẫn dành ra rất nhiều thời gian để cầu nguyện. Rất nhiều người được ơn khỏi bệnh đã trở lại đây giúp đỡ dâng cúng tiền của và thầy bắt đầu thực hiện chương trình xây đền thánh Giusetheo ước nguyện. Năm 1917 thì ngôi nhà thờ đầu tiên được hoàn tất và có thể chứa được khoảng 1 ngàn người, sau đó vì để giải quyết cho số người ngày về hành hương một đông nên đền thánh bắt đầu nới rộng và xây lên lớn hơn. Thầy qua đời khi công việc xây dựng đền thánh còn dở dang. Công việc xây dựng vẫn nối tiếp đến năm 1955, Đền thánh đã được thánh hiến với danh hiệu Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse.
Một câu ngạn ngữ của người Nigêria nói rằng: Hãy lắng nghe và bạn sẽ nghe được những bước chân của các con kiến. Theo gương Thầy Anrê, ai cũng được mời gọi để lắng nghe những bước chân âm thầm của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.
Nhiều vị Thánh có lòng sùng mộ Thánh Giuse cách đặc biệt như Thánh Margaret Cortona, Thánh Brigit Thụy Điển, Thánh Vinh Sơn Ferrer, Thánh Bernardine Siena, Thánh Gioan Gerson…Thánh Nữ Teresa Avila nói “không bao giờ tôi khấn xin Thánh Giuse mà không được nhận lời”.
Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo Hội toàn cầu, cũng là Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, Bổn mạng nhiều Hội Dòng, Quan Thầy nhiều người...
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi. Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động, ngài xứng đáng là Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ, là Đấng Bảo Trợ Giáo Hội.
Lạy Thánh Cả Giuse, xin thương đến Giáo Hội và mỗi người chúng con.
Đến Thánh Giuse là trường học về cuộc đời Thánh Cả. Bài học lắng nghe và thi hành Lời Chúa trong tinh thần khiêm tốn, vâng phục, tin tưởng và phó thác. Lạy Thánh Cả Giuse, xin nâng đỡ Hàng Giám Mục, quý anh em Linh Mục trong hành trình sứ vụ mục tử theo gương Ngài, để chúng con mãi luôn là tôi tớ trung tín và khôn ngoan, với một con tim nhạy cảm theo thánh ý Thiên Chúa, nhạy cảm với sứ mạng Chúa trao và nhạy cảm với lời của Chúa. Amen.
Montreal ngày 27.6.2017