Nhiều bản dịch Tân Ước của Việt ngữ trước đây đều gọi Anrê là em của Phêrô. Riêng bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ lại gọi Anrê là anh của Phêrô với chú thích là theo truyền thống lịch sử thánh thì Thiên Chúa thường chọn hoặc ưu ái người em hơn là người anh, chẳng hạn như cặp anh em Cain và Abel, Êsau và Giacóp.
Tôi thấy có chút gì không ổn khi dựa vào một tiêu chí nhỏ của thần học Thánh Kinh mà bỏ qua nền văn hóa Do Thái thời bấy giờ vốn tôn trọng tôn ti trật tự khi liệt kê danh sách hay gia phả. Tên của người anh thường được đặt trước người em. Tên của Phêrô thường được kể trước Anrê và tên của Giacôbê được kể trước Gioan.
Ngoài ra xét về lối hành văn thì trong một đoạn ngắn người ta không thể dùng hai kiểu nói khác nhau khi đề cập đến cùng mối liên hệ huyết tộc như nhau (anh em) qua bản tường thuật Chúa gọi bốn môn đệ đầu tiên.
Theo bản dịch của NPDCGKPV “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simon cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển….Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan…” (Mt 4,18-22). “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy ông Simon và người anh là ông Anrê….Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Giêbêđê, và người em là ông Gioan….” (Mc 1,16-20).
Theo bản dịch trong Sách Bài đọc: “…Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông….Đi xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới ….”(Mt 4,18-22).
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy, để đọc hiểu Thánh Kinh thì cần chú ý đến nghĩa văn tự cũng như nền văn hóa và phong tục tập quán của bối cảnh lịch sử trước tiên. Vì thế có lẽ việc diễn giải và cả phiên dịch theo ý nghĩa thần học phải đi sau thì mới chuẩn hơn (x. MK số 12).
Xét theo lãnh vực chuyện môn Kinh Thánh, bản thân là “dân ngoại đạo”, vì thế chắc chắn còn nhiều bất cập và sai sót. Tuy nhiên từ bé đến nay vốn quen học và nghe đọc Phêrô là anh của Anrê, bây giờ lại đọc và nghe Anrê là anh của Phêrô thì thấy chút gì hơi khó quen tai vậy thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tôi thấy có chút gì không ổn khi dựa vào một tiêu chí nhỏ của thần học Thánh Kinh mà bỏ qua nền văn hóa Do Thái thời bấy giờ vốn tôn trọng tôn ti trật tự khi liệt kê danh sách hay gia phả. Tên của người anh thường được đặt trước người em. Tên của Phêrô thường được kể trước Anrê và tên của Giacôbê được kể trước Gioan.
Ngoài ra xét về lối hành văn thì trong một đoạn ngắn người ta không thể dùng hai kiểu nói khác nhau khi đề cập đến cùng mối liên hệ huyết tộc như nhau (anh em) qua bản tường thuật Chúa gọi bốn môn đệ đầu tiên.
Theo bản dịch của NPDCGKPV “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simon cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển….Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan…” (Mt 4,18-22). “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy ông Simon và người anh là ông Anrê….Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Giêbêđê, và người em là ông Gioan….” (Mc 1,16-20).
Theo bản dịch trong Sách Bài đọc: “…Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông….Đi xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới ….”(Mt 4,18-22).
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy, để đọc hiểu Thánh Kinh thì cần chú ý đến nghĩa văn tự cũng như nền văn hóa và phong tục tập quán của bối cảnh lịch sử trước tiên. Vì thế có lẽ việc diễn giải và cả phiên dịch theo ý nghĩa thần học phải đi sau thì mới chuẩn hơn (x. MK số 12).
Xét theo lãnh vực chuyện môn Kinh Thánh, bản thân là “dân ngoại đạo”, vì thế chắc chắn còn nhiều bất cập và sai sót. Tuy nhiên từ bé đến nay vốn quen học và nghe đọc Phêrô là anh của Anrê, bây giờ lại đọc và nghe Anrê là anh của Phêrô thì thấy chút gì hơi khó quen tai vậy thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột