Chúa Nhật I Mùa Vọng A
TỈNH THỨC
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Từ ngày 26/10/2010 núi lửa Merapi trên đảo Java tại Indonesia phun trào, tính đến ngày 13/11/2010, số người thiệt mạng bởi các đợt phun trào của núi lửa Merapi đã lên đến 240 người.
Ngôi làng Bronggang, cách núi lửa chừng 15km, ban đầu theo dự đoán của các nhà khoa học, nằm ngoài khu vực nguy hiểm nên cuộc sống ngôi làng vẫn bình thường. Thế nhưng giữa đêm tối ngày 5/11 khi Merapi phun trào những đợt mới, cả ngôi làng bừng tỉnh bởi nhiều tiếng nổ lớn vang lên. Cái họ không ngờ đã xảy ra đối với họ: Dung nham từ miệng núi lửa đuổi theo họ với tốc độ 100 km/h: Bụi bay dày đặc, mọi người vội vã lao lên xe máy tìm đường thoát thân… Ngôi làng đã bị san bằng, và là nơi chịu tác động nặng nề nhất: xác gia súc cháy đen, đồ đạc hỏng và những mái nhà bị bao phủ bởi lớp tro mịn màu trắng và tang thương hơn là cả gần trăm người chết trong các ngôi nhà, trên đường phố. Một lớp tro có độ dày tới 30cm phủ kín các tử thi.
Núi lửa Merapi đã phun trào nhiều lần trong 200 năm qua, thường gây ra hậu quả chết người. Vào năm 1994, khoảng 60 người thiệt mạng trong một đợt phun trào. Trước đó, vào năm 1930, hơn 10 ngôi làng bị thiêu trụi và ít nhất 1.300 người thiệt mạng. Thiệt hại về người và của rất nặng nề, có lúc không dự báo được núi lửa hoạt động lại, nhưng lần này dù đã có dự báo trước, thiệt hại vẫn quá nặng nề.
Núi lửa phun trào gợi lại sự kiện luôn được nhắc mãi trong lịch sử của núi lửa: Vào năm 79 núi Vésuve bất thình lình phun lửa dữ dội, chôn vùi thành phố Pompei phồn vinh dưới một lớp nham thạch dày tới 7m. Người ta kể lại rằng ban đầu xuất hiện những cột khói càng lúc càng dầy đặc hơn và nhiều người trong số 20.000 dân cư của thành phố đã di tản tới chỗ an toàn. Nhiều ngày trôi qua như không có chuyện gì xảy ra, một số người đã quay trở lại với công việc thường nhật của họ. Thế rồi một ngày kia, khi mọi người đã trở nên quá quen thuộc với cảnh sinh sống giữa vòng nguy hiểm, thì sự tận cùng đã đến khi Vésuve phun trào : hơn 16.000 người đã bị chết ngạt bởi những dòng nham thạch sôi bỏng bùng lên.
Năm 1748, người ta bắt đầu khai quật thành phố xấu số này. Giữa bao dinh thự đổ nát, bao đồ vật ngổn ngang, hiện ra các hình ảnh thật xúc động: biết bao người chết đau đớn hoảng sợ, người ta còn ngạc nhiên khi tìm thấy xác của 38 người lính La mã đang thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong lúc xảy ra tại họa khủng khiếp. Những người lính này đang tuần canh, tay còn cầm gươm, đi trong tư thế thi hành nhiệm vụ mặc dù cái chết kề bên. Nhưng cũng có người chết đang lúc nhậu nhẹt, có người đang đánh nhau để tranh dành một số tiền. Có cô gái trẻ đã quay trở lại để lấy một đội bông tai bằng ngọc trai, để rồi bị thiêu đốt bởi nham thạch ngay trước của nhà mình. Một người đàn ông trở lại nhà lấy túi đồng tiền vàng, ông đã bị chôn vùi chung với số vàng trong tay…
Hình ảnh bất ngờ phun trào của các núi lửa xưa và nay, dù đã được dự báo và phòng ngừa, nhưng vẫn luôn để lại những hậu quả không lường trước được, bất ngờ như đại hồng thuỷ thời Nôê ập đến đã cuốn đi tất cả. Ngày Chúa Kitô quang lâm, xét xử trần gian cũng sẽ bất ngờ, Chúa Giêsu nói rất rõ: “Thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu.Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24,37-39), cho nên phải sẵn sàng tỉnh thức và chuẩn bị như Nôê để được cứu. Mỗi năm Giáo Hội bước vào năm phụng vụ với Mùa Vọng gióng lên tiếng chuông nhắc nhở sẵn sàng tỉnh thức.
Mùa Vọng, tiếng La tinh là “Adventus”. Adventus có nghĩa là “đến, hiện diện hay hiển trị”. Chúa Cứu Thế là Đấng sẽ đến hay hiển trị. Chúng ta chờ Ngài đến và Ngài đã đến rồi, Ngài đến trong biến cố nhập thể mà chúng ta kỉ niệm lại hàng năm qua ngày mừng Chúa Giáng Sinh. Việc chờ đợi và kỉ niệm mừng Chúa Giáng Sinh bằng Mùa Vọng, cũng là nhắc nhở chúng ta luôn sẵn sàng chờ đợi ngày quang lâm của Ngài, ngày Ngài đến trong vinh quang như một vị Vua thẩm phán oai hùng.
Về việc Con Người trở lại, thánh sử Matthêu là tác giả duy nhất trong bốn tác giả Tin mừng dùng từ ngữ "Quang lâm –Parousia” (x. Mt 24,3.27.37.39). Nguyên khởi, "Quang lâm –Parousia” có nghĩa là "đến, hiện diện". Trong thế giới La-Hy (Hy lạp-La mã), người ta dùng nó để chỉ việc hoàng đế long trọng ngự đến hay chính thức thăm viếng một thành nào. Trong Kitô giáo sơ khai, từ ngữ sớm được sử dụng để nói về cuộc trở lại vinh quang của Chúa Kitô vào ngày cánh chung (x. 1Tx 2,19; 4,15; 2Tx 2, 1.8.9; 1Cr 15,23) ngày Ngài đến, hiện diện và hiển trị - Adventus. Trong quang lâm Chúa phán xét, cho nên con người sống tỉnh thức sẵn sàng, sẵn sàng khi tỏ chính mình sống không gì đáng trách (x. 1Tx 3,16; 5,23). Ngài đến bất ngờ: thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24, 37), bất ngờ như kẻ trộm (x. Mt 24, 43): “Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40), “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2; 2 Pr 3,10).
Tác giả Cl Tassin suy niệm về hình ảnh ngày Chúa đến bất ngờ như Đại hồng thuỷ và như kẻ trộm : “Dụ ngôn về lụt đại hồng thủy trình bầy cho thấy sự phán xét của Thiên Chúa ập xuống nghiệt ngã giữa dòng đời thường của con người. Dụ ngôn kẻ trộm đêm kêu gọi phải tỉnh táo truớc mọi thứ bất ngờ không hẹn trước”. Cho nên phải thức tỉnh như hình ảnh phác hoạ qua dụ ngôn người đầy tớ trung tín: luôn sẵn sàng tỉnh thức chờ chủ về (x. Mt 24, 45- 51; Lc 12, 42 -46), mà Cl Tassin đã nhận định: “Dụ ngôn về người đầy tớ trung tín nêu rõ tinh thần vâng phục, Chúa phải là linh hồn của thời gian chờ đợi. Hội thánh sống với lòng mong đợi ngày cánh chung ở cuối chân trời, nhưng cuộc phán xét đã bắt đầu hôm nay, trong những lựa chọn của đời sống hằng ngày” (Tassin, l’Évangile de Matthieu, Centurion, tr 260).
Chính vì thế Lời Chúa luôn vang trong mùa Vọng nói riêng và cho cả cuộc đời nói chung: “Các con phải sẵn sàng” (Mt 24,44) vì như Thánh Phaolô nói: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến ” (Rm 13,12), cho nên như Ngôn sứ Isaia kêu mời: “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2,5). Thật thế, phải chuẩn bị sẵn sàng, luôn bước đi trong ánh sáng, nếu không hậu quả như câu ngạn ngữ Việt Nam có nói “Nước tới chân mới nhảy” thì quá trễ.
Nhưng trong thực thế con người thường mộng mơ và sống không thực như Ngôn sứ Gioen vang vọng lịch sử: “Trẻ thì mộng tới tương lai, già thì chiêm bao về quá khứ” (Ge 3,1). Dù mong tương lai hay hoài ức về quá khứ, chúng ta luôn sống trong thức tỉnh như thánh Phaolô kêu gọi : « hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt” (Rm 13,13-14). Tất cả biểu lộ như câu ca dao Việt Nam :
"Người đời hữu tử hữu sinh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm".
Khi so sánh ngày Thiên Chúa quang lâm bất ngờ như biến cố Đại Hồng Thuỷ, con người và thế giới bị nhấn chìm trong Đại Hồng Thuỷ trừ Tổ phụ Nôê, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo gương tổ phụ Nôê: Được cứu thoát khỏi nạn hồng thủy nhờ làm theo lời dạy của Chúa, khi bắt tay vào việc, làm tàu lớn bằng gỗ. Thật thế, ông Nôê làm việc cật lực, bất chấp những lời dèm pha, dị nghị của những người chung quanh. Chúng ta hãy làm mọi việc thường ngày với lòng tin tưởng vững chắc: chu toàn bổn phận, và làm mọi việc dù là những việc nhỏ mọn với tình mến Chúa yêu người, đó chính là thái độ sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong tỉnh thức. Nhờ đó chúng ta không bỏ lỡ cơ hội khi Chúa đến.
Vâng, con sẽ như:
“Đầy tớ tín trung luôn thức tỉnh,
Làm việc cần chuyên, chủ khen thay”.
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 27/11/2016.
TỈNH THỨC
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Từ ngày 26/10/2010 núi lửa Merapi trên đảo Java tại Indonesia phun trào, tính đến ngày 13/11/2010, số người thiệt mạng bởi các đợt phun trào của núi lửa Merapi đã lên đến 240 người.
Ngôi làng Bronggang, cách núi lửa chừng 15km, ban đầu theo dự đoán của các nhà khoa học, nằm ngoài khu vực nguy hiểm nên cuộc sống ngôi làng vẫn bình thường. Thế nhưng giữa đêm tối ngày 5/11 khi Merapi phun trào những đợt mới, cả ngôi làng bừng tỉnh bởi nhiều tiếng nổ lớn vang lên. Cái họ không ngờ đã xảy ra đối với họ: Dung nham từ miệng núi lửa đuổi theo họ với tốc độ 100 km/h: Bụi bay dày đặc, mọi người vội vã lao lên xe máy tìm đường thoát thân… Ngôi làng đã bị san bằng, và là nơi chịu tác động nặng nề nhất: xác gia súc cháy đen, đồ đạc hỏng và những mái nhà bị bao phủ bởi lớp tro mịn màu trắng và tang thương hơn là cả gần trăm người chết trong các ngôi nhà, trên đường phố. Một lớp tro có độ dày tới 30cm phủ kín các tử thi.
Núi lửa Merapi đã phun trào nhiều lần trong 200 năm qua, thường gây ra hậu quả chết người. Vào năm 1994, khoảng 60 người thiệt mạng trong một đợt phun trào. Trước đó, vào năm 1930, hơn 10 ngôi làng bị thiêu trụi và ít nhất 1.300 người thiệt mạng. Thiệt hại về người và của rất nặng nề, có lúc không dự báo được núi lửa hoạt động lại, nhưng lần này dù đã có dự báo trước, thiệt hại vẫn quá nặng nề.
Núi lửa phun trào gợi lại sự kiện luôn được nhắc mãi trong lịch sử của núi lửa: Vào năm 79 núi Vésuve bất thình lình phun lửa dữ dội, chôn vùi thành phố Pompei phồn vinh dưới một lớp nham thạch dày tới 7m. Người ta kể lại rằng ban đầu xuất hiện những cột khói càng lúc càng dầy đặc hơn và nhiều người trong số 20.000 dân cư của thành phố đã di tản tới chỗ an toàn. Nhiều ngày trôi qua như không có chuyện gì xảy ra, một số người đã quay trở lại với công việc thường nhật của họ. Thế rồi một ngày kia, khi mọi người đã trở nên quá quen thuộc với cảnh sinh sống giữa vòng nguy hiểm, thì sự tận cùng đã đến khi Vésuve phun trào : hơn 16.000 người đã bị chết ngạt bởi những dòng nham thạch sôi bỏng bùng lên.
Năm 1748, người ta bắt đầu khai quật thành phố xấu số này. Giữa bao dinh thự đổ nát, bao đồ vật ngổn ngang, hiện ra các hình ảnh thật xúc động: biết bao người chết đau đớn hoảng sợ, người ta còn ngạc nhiên khi tìm thấy xác của 38 người lính La mã đang thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong lúc xảy ra tại họa khủng khiếp. Những người lính này đang tuần canh, tay còn cầm gươm, đi trong tư thế thi hành nhiệm vụ mặc dù cái chết kề bên. Nhưng cũng có người chết đang lúc nhậu nhẹt, có người đang đánh nhau để tranh dành một số tiền. Có cô gái trẻ đã quay trở lại để lấy một đội bông tai bằng ngọc trai, để rồi bị thiêu đốt bởi nham thạch ngay trước của nhà mình. Một người đàn ông trở lại nhà lấy túi đồng tiền vàng, ông đã bị chôn vùi chung với số vàng trong tay…
Hình ảnh bất ngờ phun trào của các núi lửa xưa và nay, dù đã được dự báo và phòng ngừa, nhưng vẫn luôn để lại những hậu quả không lường trước được, bất ngờ như đại hồng thuỷ thời Nôê ập đến đã cuốn đi tất cả. Ngày Chúa Kitô quang lâm, xét xử trần gian cũng sẽ bất ngờ, Chúa Giêsu nói rất rõ: “Thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu.Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24,37-39), cho nên phải sẵn sàng tỉnh thức và chuẩn bị như Nôê để được cứu. Mỗi năm Giáo Hội bước vào năm phụng vụ với Mùa Vọng gióng lên tiếng chuông nhắc nhở sẵn sàng tỉnh thức.
Mùa Vọng, tiếng La tinh là “Adventus”. Adventus có nghĩa là “đến, hiện diện hay hiển trị”. Chúa Cứu Thế là Đấng sẽ đến hay hiển trị. Chúng ta chờ Ngài đến và Ngài đã đến rồi, Ngài đến trong biến cố nhập thể mà chúng ta kỉ niệm lại hàng năm qua ngày mừng Chúa Giáng Sinh. Việc chờ đợi và kỉ niệm mừng Chúa Giáng Sinh bằng Mùa Vọng, cũng là nhắc nhở chúng ta luôn sẵn sàng chờ đợi ngày quang lâm của Ngài, ngày Ngài đến trong vinh quang như một vị Vua thẩm phán oai hùng.
Về việc Con Người trở lại, thánh sử Matthêu là tác giả duy nhất trong bốn tác giả Tin mừng dùng từ ngữ "Quang lâm –Parousia” (x. Mt 24,3.27.37.39). Nguyên khởi, "Quang lâm –Parousia” có nghĩa là "đến, hiện diện". Trong thế giới La-Hy (Hy lạp-La mã), người ta dùng nó để chỉ việc hoàng đế long trọng ngự đến hay chính thức thăm viếng một thành nào. Trong Kitô giáo sơ khai, từ ngữ sớm được sử dụng để nói về cuộc trở lại vinh quang của Chúa Kitô vào ngày cánh chung (x. 1Tx 2,19; 4,15; 2Tx 2, 1.8.9; 1Cr 15,23) ngày Ngài đến, hiện diện và hiển trị - Adventus. Trong quang lâm Chúa phán xét, cho nên con người sống tỉnh thức sẵn sàng, sẵn sàng khi tỏ chính mình sống không gì đáng trách (x. 1Tx 3,16; 5,23). Ngài đến bất ngờ: thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24, 37), bất ngờ như kẻ trộm (x. Mt 24, 43): “Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40), “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2; 2 Pr 3,10).
Tác giả Cl Tassin suy niệm về hình ảnh ngày Chúa đến bất ngờ như Đại hồng thuỷ và như kẻ trộm : “Dụ ngôn về lụt đại hồng thủy trình bầy cho thấy sự phán xét của Thiên Chúa ập xuống nghiệt ngã giữa dòng đời thường của con người. Dụ ngôn kẻ trộm đêm kêu gọi phải tỉnh táo truớc mọi thứ bất ngờ không hẹn trước”. Cho nên phải thức tỉnh như hình ảnh phác hoạ qua dụ ngôn người đầy tớ trung tín: luôn sẵn sàng tỉnh thức chờ chủ về (x. Mt 24, 45- 51; Lc 12, 42 -46), mà Cl Tassin đã nhận định: “Dụ ngôn về người đầy tớ trung tín nêu rõ tinh thần vâng phục, Chúa phải là linh hồn của thời gian chờ đợi. Hội thánh sống với lòng mong đợi ngày cánh chung ở cuối chân trời, nhưng cuộc phán xét đã bắt đầu hôm nay, trong những lựa chọn của đời sống hằng ngày” (Tassin, l’Évangile de Matthieu, Centurion, tr 260).
Chính vì thế Lời Chúa luôn vang trong mùa Vọng nói riêng và cho cả cuộc đời nói chung: “Các con phải sẵn sàng” (Mt 24,44) vì như Thánh Phaolô nói: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến ” (Rm 13,12), cho nên như Ngôn sứ Isaia kêu mời: “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2,5). Thật thế, phải chuẩn bị sẵn sàng, luôn bước đi trong ánh sáng, nếu không hậu quả như câu ngạn ngữ Việt Nam có nói “Nước tới chân mới nhảy” thì quá trễ.
Nhưng trong thực thế con người thường mộng mơ và sống không thực như Ngôn sứ Gioen vang vọng lịch sử: “Trẻ thì mộng tới tương lai, già thì chiêm bao về quá khứ” (Ge 3,1). Dù mong tương lai hay hoài ức về quá khứ, chúng ta luôn sống trong thức tỉnh như thánh Phaolô kêu gọi : « hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt” (Rm 13,13-14). Tất cả biểu lộ như câu ca dao Việt Nam :
"Người đời hữu tử hữu sinh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm".
Khi so sánh ngày Thiên Chúa quang lâm bất ngờ như biến cố Đại Hồng Thuỷ, con người và thế giới bị nhấn chìm trong Đại Hồng Thuỷ trừ Tổ phụ Nôê, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo gương tổ phụ Nôê: Được cứu thoát khỏi nạn hồng thủy nhờ làm theo lời dạy của Chúa, khi bắt tay vào việc, làm tàu lớn bằng gỗ. Thật thế, ông Nôê làm việc cật lực, bất chấp những lời dèm pha, dị nghị của những người chung quanh. Chúng ta hãy làm mọi việc thường ngày với lòng tin tưởng vững chắc: chu toàn bổn phận, và làm mọi việc dù là những việc nhỏ mọn với tình mến Chúa yêu người, đó chính là thái độ sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong tỉnh thức. Nhờ đó chúng ta không bỏ lỡ cơ hội khi Chúa đến.
Vâng, con sẽ như:
“Đầy tớ tín trung luôn thức tỉnh,
Làm việc cần chuyên, chủ khen thay”.
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 27/11/2016.