Chúa Nhật XIX Thường Niên
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48
Một trong những chủ đề chính của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.
Khi được Rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì,” cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”
Vậy thì tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công Giáo có một định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Quả thế, tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ, một số lề luật, một số tín điều..., nhưng tin chính là gặp gỡ, là gắn bó với một Con Người, bước theo một Con Người, hiến mình cho một Con Người và để Con Người đó hướng dẫn ta, chỉ cho ta biết đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là ý nghĩa tối hậu của cuộc đời. Con Người đó có tên là Đức Giêsu Nadarét. Như thế, tin là gặp gỡ, gắn bó với Đức Kitô và cùng với Người bước đi trong cuộc đời này.
1- Những trở ngại của đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong bối cảnh của ngày hôm nay, chúng ta đang bị thử thách, đang gặp trở ngại.
Trong cuốn The New World of Faith, Đức Hồng Y Every Dulles, một nhà thần học gia nổi tiếng của nước Mỹ, nói tới ba trở ngại lớn:
1) chủ nghĩa duy lịch sử;
2) chủ nghĩa đa nguyên;
3) và tâm thức thị trường tự do.
Trước hết, chủ nghĩa duy lịch sử khiến cho con người không còn chấp nhận có chân lý nào là tuyệt đối, vì mọi sự đều thay đổi, kể cả những xác tín đã cắm rễ thật sâu, nay cũng bị đảo lộn, lật nhào. Chẳng hạn như vấn đề hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly, vấn đề hôn nhân đồng giới, ly dị và phá thai...
Kế đến, các phương tiện truyền thông cho phép người ta tiếp cận vô vàn những tư tưởng khác nhau, từ đó họ nghĩ rằng đức tin Kitô giáo cũng chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn, do đó không mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn ngày xưa, cha ông chúng ta luôn xác tín rằng muốn được cứu độ, phải cho con cái vào trong Giáo Hội, được rửa tội, nhưng ngày nay, nhiều gia đình cha mẹ để cho con cái muốn theo đạo nào cũng được, bởi vì đạo nào cũng tốt, cũng như nhau.
Cuối cùng, thế giới hôm nay là thế giới của thị trường tự do. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành món hàng trên thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua hay bán thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình.
Sống trong một thế giới như thế, tất cả chúng ta cũng đang bị cuốn hút vào cơn lốc và dòng chảy đó của cuộc sống. Đức tin của chúng ta như con thuyền bé nhỏ bấp bênh, bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó. Và thực tế đã có nhiều người đánh mất đức tin, con thuyền đã chìm vì không có định hướng.
2- Một đức tin cá vị và tỉnh thức
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc Tin Mừng hôm nay, tôi tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn đó. Nghĩa là mỗi người chúng ta phải có một đức tin mang tính cá vị và tỉnh thức.
Trước hết, đức tin của chúng ta phải mang tính cá vị: có nghĩa là đức tin đó phải là một xác tín, là một chọn lựa riêng của mỗi người chúng ta. Như Ápbraham, được Chúa gọi ông lên đường, dù không biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ông vẫn xác tín và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Cuộc sống ngày hôm nay có bao nhiêu lối rẽ, bao bóng mát cuộc đời, bao cám dỗ mời mọc hấp dẫn, nhưng tôi xin chọn “Chúa là gia nghiệp của riêng mình” (Tv 32, 12b). Và tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới mang lại ý nghĩa cuộc sống, ơn cứu độ, Nước Trời, sự sống đời đời cho tôi như Chúa đã hứa (bài đọc II và bài Tin Mừng). Với xác tín cá vị đó, dù môi trường, hoàn cảnh có thay đổi, dù thấy những mời mọc khác, nhưng tôi vẫn trung kiên theo Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Đức Giêsu, và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước những thách đố mới của cuộc sống hôm nay.
Thứ đến, sống đức tin hôm nay, chúng ta cần phải tỉnh thức: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn sáng trong tay... Các con hãy sẵn sàng vì giờ các con không ngờ thì Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức có nghĩa là không có ngủ. Và nếu mắt có ngủ nhưng lòng vẫn thức. Theo một nghĩa tinh thần, tỉnh thức có nghĩa là nhạy bén nhận ra các giá trị và lời mời gọi của Tin Mừng, và nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của đức tin, nhận ra những điều nghịch với Tin Mừng.
Nhưng vì bản tính của Ađam trong chúng ta, nhiều lúc chúng ta thích ngủ hơn là thức. Hơn thế nữa, ngày hôm nay có những cám dỗ và lối sống rất ư ngọt ngào, êm ái như nệm mút vậy, chúng ta tự nhủ: “Thức làm gì cho mệt. Dại gì mà thức, mình hưởng tí rồi đi xưng tội có sao đâu!” Vâng, chúng ta vẫn cứ lý luận theo kiểu của những đầy tớ bất tín trong Tin Mừng... Bởi thế, Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để biết mình, nhận ra mình đang ở đâu, nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của cuộc sống mà chúng ta đang đối diện. Nhờ sống tỉnh thức, chúng ta nhận ra những nguy cơ đang làm tổn hại tới đức tin và đời sống của mình.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của Chúng con đang bị sóng gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tỉnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng, luôn chờ đợi sự trở về của Chúa để cùng với Chúa vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48
Một trong những chủ đề chính của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.
Khi được Rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì,” cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”
Vậy thì tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công Giáo có một định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Quả thế, tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ, một số lề luật, một số tín điều..., nhưng tin chính là gặp gỡ, là gắn bó với một Con Người, bước theo một Con Người, hiến mình cho một Con Người và để Con Người đó hướng dẫn ta, chỉ cho ta biết đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là ý nghĩa tối hậu của cuộc đời. Con Người đó có tên là Đức Giêsu Nadarét. Như thế, tin là gặp gỡ, gắn bó với Đức Kitô và cùng với Người bước đi trong cuộc đời này.
1- Những trở ngại của đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong bối cảnh của ngày hôm nay, chúng ta đang bị thử thách, đang gặp trở ngại.
Trong cuốn The New World of Faith, Đức Hồng Y Every Dulles, một nhà thần học gia nổi tiếng của nước Mỹ, nói tới ba trở ngại lớn:
1) chủ nghĩa duy lịch sử;
2) chủ nghĩa đa nguyên;
3) và tâm thức thị trường tự do.
Trước hết, chủ nghĩa duy lịch sử khiến cho con người không còn chấp nhận có chân lý nào là tuyệt đối, vì mọi sự đều thay đổi, kể cả những xác tín đã cắm rễ thật sâu, nay cũng bị đảo lộn, lật nhào. Chẳng hạn như vấn đề hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly, vấn đề hôn nhân đồng giới, ly dị và phá thai...
Kế đến, các phương tiện truyền thông cho phép người ta tiếp cận vô vàn những tư tưởng khác nhau, từ đó họ nghĩ rằng đức tin Kitô giáo cũng chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn, do đó không mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn ngày xưa, cha ông chúng ta luôn xác tín rằng muốn được cứu độ, phải cho con cái vào trong Giáo Hội, được rửa tội, nhưng ngày nay, nhiều gia đình cha mẹ để cho con cái muốn theo đạo nào cũng được, bởi vì đạo nào cũng tốt, cũng như nhau.
Cuối cùng, thế giới hôm nay là thế giới của thị trường tự do. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành món hàng trên thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua hay bán thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình.
Sống trong một thế giới như thế, tất cả chúng ta cũng đang bị cuốn hút vào cơn lốc và dòng chảy đó của cuộc sống. Đức tin của chúng ta như con thuyền bé nhỏ bấp bênh, bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó. Và thực tế đã có nhiều người đánh mất đức tin, con thuyền đã chìm vì không có định hướng.
2- Một đức tin cá vị và tỉnh thức
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc Tin Mừng hôm nay, tôi tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn đó. Nghĩa là mỗi người chúng ta phải có một đức tin mang tính cá vị và tỉnh thức.
Trước hết, đức tin của chúng ta phải mang tính cá vị: có nghĩa là đức tin đó phải là một xác tín, là một chọn lựa riêng của mỗi người chúng ta. Như Ápbraham, được Chúa gọi ông lên đường, dù không biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ông vẫn xác tín và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Cuộc sống ngày hôm nay có bao nhiêu lối rẽ, bao bóng mát cuộc đời, bao cám dỗ mời mọc hấp dẫn, nhưng tôi xin chọn “Chúa là gia nghiệp của riêng mình” (Tv 32, 12b). Và tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới mang lại ý nghĩa cuộc sống, ơn cứu độ, Nước Trời, sự sống đời đời cho tôi như Chúa đã hứa (bài đọc II và bài Tin Mừng). Với xác tín cá vị đó, dù môi trường, hoàn cảnh có thay đổi, dù thấy những mời mọc khác, nhưng tôi vẫn trung kiên theo Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Đức Giêsu, và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước những thách đố mới của cuộc sống hôm nay.
Thứ đến, sống đức tin hôm nay, chúng ta cần phải tỉnh thức: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn sáng trong tay... Các con hãy sẵn sàng vì giờ các con không ngờ thì Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức có nghĩa là không có ngủ. Và nếu mắt có ngủ nhưng lòng vẫn thức. Theo một nghĩa tinh thần, tỉnh thức có nghĩa là nhạy bén nhận ra các giá trị và lời mời gọi của Tin Mừng, và nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của đức tin, nhận ra những điều nghịch với Tin Mừng.
Nhưng vì bản tính của Ađam trong chúng ta, nhiều lúc chúng ta thích ngủ hơn là thức. Hơn thế nữa, ngày hôm nay có những cám dỗ và lối sống rất ư ngọt ngào, êm ái như nệm mút vậy, chúng ta tự nhủ: “Thức làm gì cho mệt. Dại gì mà thức, mình hưởng tí rồi đi xưng tội có sao đâu!” Vâng, chúng ta vẫn cứ lý luận theo kiểu của những đầy tớ bất tín trong Tin Mừng... Bởi thế, Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để biết mình, nhận ra mình đang ở đâu, nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của cuộc sống mà chúng ta đang đối diện. Nhờ sống tỉnh thức, chúng ta nhận ra những nguy cơ đang làm tổn hại tới đức tin và đời sống của mình.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của Chúng con đang bị sóng gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tỉnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng, luôn chờ đợi sự trở về của Chúa để cùng với Chúa vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An