Chúa Nhật 1 Mùa Vọng năm B
Mc 13,33-37
Hôm nay là Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng, bắt đầu năm Phụng vụ mới. Trong những tuần lễ cuối cùng của năm Phụng vụ vừa qua, chúng ta được nghe các bài đọc kêu mời phải tỉnh thức chờ đợi. Bước vào tuần lễ đầu tiên của năm Phụng vụ mới, chúng ta lại được nghe những bài đọc khác kêu mời tỉnh thức chờ đợi. Mối nối kết giữa năm Phụng vụ cũ và mới là tâm tình tỉnh thức chờ đợi. Như vậy có hai lần chờ đợi được liên kết với nhau trong cùng một hành động.
Tỉnh thức chờ đợi trong mùa Vọng hướng đến việc chờ đợi đại lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa giáng trần, ngày Chúa đến lần thứ nhất. Tỉnh thức chờ đợi của thời gian cuối năm Phụng vụ nhấn mạnh đến việc chờ đợi Chúa đến trong vinh quang, đặt dấu chấm hết lịch sử nhân loại, cũng là ngày Chúa phán xét kẻ sống và kẻ chết, đây là lần đến thứ hai.
Sống mùa Vọng là mang lấy tâm tình chờ đợi của dân Israen xưa đón chờ Đấng Cứu Thế đến lần thứ nhất để chờ đợi Chúa quang lâm của lần đến thứ hai.
Sứ điệp chính yếu của các dụ ngôn nói về tỉnh thức và cách riêng trong bài Tin Mừng hôm nay, là lời kêu mời phải luôn tỉnh thức vì ngày Chúa đến thật bất ngờ, bất ngờ như người chủ đi phương xa trở về. Lời kêu gọi tỉnh thức đó dễ khiến chúng ta có cảm tưởng đây là một lời đe doạ. Biến cố Chúa đến bất ngờ xem ra ẩn chứa những nguy cơ khôn lường khiến chúng ta lo âu sợ hãi.
Nếu Chúa là một chủ nợ đến đòi nợ, nếu Chúa là một hung thần đến gây tai hoạ…, thì ngày Chúa đến đáng sợ thật. Nhưng nếu Chúa là Đấng yêu thương chúng ta, sẵn sàng chịu khổ và chết thay cho chúng ta, đồng thời chúng ta cũng hết lòng yêu mến Người, thì việc Chúa đến có còn đáng sợ không nhỉ? Vợ chờ chồng, cha mẹ chờ con cái đi làm phương xa trở về, người con đi học xa sắp đến ngày trở về gia đình… càng gần đến ngày hội ngộ, càng vui; và nếu người thân có bất ngờ trở về thì sự bất ngờ đó lại làm niềm vui gia tăng gấp bội. Đó là cái chờ đợi của hai người yêu nhau. Ở hai đầu nỗi nhớ, hai tâm hồn hướng về nhau. Đó là cái chờ đợi của hạnh phúc, chờ đợi trong hạnh phúc. Hai nỗi niềm thương nhớ nay được gặp gỡ. Đó là cuộc gặp gỡ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, đâu có gì là đe doạ, đâu có gì khiến chúng ta phải lo sợ! Có lẽ dụ ngôn hay nhất diễn tả niềm vui chờ đợi gặp gỡ này là dụ ngôn 10 cô trinh nữ cầm đèn ra đón chàng rể, đi vào tiệc cưới; tiệc cưới nói lên niềm vui Nước Trời…
Chỉ là không vui, chẳng kể là bất ngờ hay không bất ngờ, khi một trong hai bên không sống như kỳ vọng của bên kia. Chẳng hạn, người con đi học xa, cha mẹ già ở quê dành dụm tất cả của cải tiền bạc trao cho con, tạo điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập… thế mà con không lo học, chỉ đàn đúm, ăn chơi, nhậu nhẹt cùng chúng bạn… càng gần ngày về, bạn trẻ đó càng bối rối… Là không vui khi vợ chồng xa nhau thời gian dài, nay một bên không còn chung thuỷ… ngày hội ngộ sẽ là ngày buồn thảm, bẽ bàng không ai mong đợi.
Chắc chắn, Giáo Hội mời gọi chúng ta sống mùa Vọng trong tâm tình tỉnh thức chờ đợi của những người đang yêu và biết rằng mình được yêu. Chúng ta là những người con được Thiên Chúa luôn yêu thương đón chờ, đồng thời chúng ta cũng thực tâm yêu Cha trên trời, mong được đoàn tụ nơi nhà Cha trên Thiên Quốc.
Xem ra sống tâm tình mùa Vọng trong vui tươi và hạnh phúc như thế thật quá dễ, chúng ta chỉ cần chu toàn các việc bổn phận của mình. Thật vậy, bài Tin Mừng đã so sánh: “Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức”. Chúng ta được Thiên Chúa giao cho mỗi người một việc, mỗi người một trách nhiệm, một sứ vụ…
Là cha mẹ trong gia đình, ta có chu toàn bổn phận giáo dục con cái theo và luật Chúa Kitô và Hội Thánh không? Là người con đối với cha mẹ, ta có thảo hiếu, kính trọng bậc sinh thành hay không? Rồi còn bổn phận của vợ với chồng, của chồng với vợ: ta có yêu thương và kính trọng nhau suốt đời không?
Ngoài những bổn phận trong gia đình, còn có những bổn phận đối với xã hội, bổn phận của công dân: tôi có ý thức góp phần xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ, nơi quyền con người được tôn trọng, tất cả được sống xứng với phẩm giá con người, nơi mọi người được xét xử công bằng trước pháp luật…? Tại sao lại có những người bị kết tội về tư tưởng, khi họ biểu đạt những sự thật trên quê hương mình? Họ phải lãnh những bản án nặng nề, bất công; danh sách ngày càng dài, chỉ kể vài gương mặt tiêu biểu mới nhất, đó là Trần Thị Nga, Phan Kim Khánh và mới đây hơn là Nguyễn Văn Hoá và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…
Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy và thậm chí, cách nào đó, từng là nạn nhân của những bất công, tiêu cực, nhũng lạm ngày càng gia tăng, lan tràn khắp nơi, trên mọi lãnh vực của cuộc sống… Làm sao tránh được? Đi học thì phải đến trường, bệnh thì phải vào bệnh viện, qua sông thì phải luỵ đò, trên bộ thì luỵ cầu cống, đường xá, làm giấy tờ thì phải đến công an, chính quyền, làm ăn thì đụng đến thuế vụ… rồi ăn uống, hít thở, mua sắm thì đụng đến môi trường, chợ búa… Ai cũng nhìn thấy những bất công vô lý sờ sờ ra đó, để rồi có dịp nơi trà dư tửu hậu thì kể ra không hết. Nhưng nói để mà nói, chẳng có hành động cụ thể nào để chấm dứt, hay ít ra, góp phần giảm thiểu tình trạng bất hợp lý đó.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết: “Chúng ta phẫn nộ khi thấy trẻ con bị đánh, người dân bị án oan 10 năm vì bức cung, người lao động nghèo bị bóp cổ, tham nhũng tràn lan trong xã hội... Và chúng ta phẫn nộ trong im lặng bởi nó chưa đụng chạm đến chúng ta bằng mắt thường. Và mọi thứ cứ lặng lẽ trôi qua như một ấm nước sôi sùng sục rồi trở nguội, không có gì thay đổi. Vậy thì chúng ta phẫn nộ để làm gì? Đã đến lúc đừng để sự phẫn nộ của chúng ta dần trở nên một phản ứng bình thường và vô cảm nếu chúng ta muốn mọi thứ thay đổi thật sự”.
Có lẽ chúng ta ít tỉnh thức, hay nói đúng hơn đang mê ngủ trong việc chu toàn bổn phận xã hội. Cần phải học để biết quyền của mình, để biết cách bảo vệ quyền của mình.
Chiến thuật dùng tiền lẻ của những người đi xe qua trạm thu phí Cai Lậy và nói chung đối với những bất hợp lý của những trạm BOT, là một gợi ý tốt để chúng ta biết làm thế nào bảo vệ quyền lợi của mình cũng là xây dựng lợi ích chung, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Cần phải tỉnh thức đón chờ Chúa đến, Người đến bất ngờ!
Mc 13,33-37
Hôm nay là Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng, bắt đầu năm Phụng vụ mới. Trong những tuần lễ cuối cùng của năm Phụng vụ vừa qua, chúng ta được nghe các bài đọc kêu mời phải tỉnh thức chờ đợi. Bước vào tuần lễ đầu tiên của năm Phụng vụ mới, chúng ta lại được nghe những bài đọc khác kêu mời tỉnh thức chờ đợi. Mối nối kết giữa năm Phụng vụ cũ và mới là tâm tình tỉnh thức chờ đợi. Như vậy có hai lần chờ đợi được liên kết với nhau trong cùng một hành động.
Tỉnh thức chờ đợi trong mùa Vọng hướng đến việc chờ đợi đại lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa giáng trần, ngày Chúa đến lần thứ nhất. Tỉnh thức chờ đợi của thời gian cuối năm Phụng vụ nhấn mạnh đến việc chờ đợi Chúa đến trong vinh quang, đặt dấu chấm hết lịch sử nhân loại, cũng là ngày Chúa phán xét kẻ sống và kẻ chết, đây là lần đến thứ hai.
Sống mùa Vọng là mang lấy tâm tình chờ đợi của dân Israen xưa đón chờ Đấng Cứu Thế đến lần thứ nhất để chờ đợi Chúa quang lâm của lần đến thứ hai.
Sứ điệp chính yếu của các dụ ngôn nói về tỉnh thức và cách riêng trong bài Tin Mừng hôm nay, là lời kêu mời phải luôn tỉnh thức vì ngày Chúa đến thật bất ngờ, bất ngờ như người chủ đi phương xa trở về. Lời kêu gọi tỉnh thức đó dễ khiến chúng ta có cảm tưởng đây là một lời đe doạ. Biến cố Chúa đến bất ngờ xem ra ẩn chứa những nguy cơ khôn lường khiến chúng ta lo âu sợ hãi.
Nếu Chúa là một chủ nợ đến đòi nợ, nếu Chúa là một hung thần đến gây tai hoạ…, thì ngày Chúa đến đáng sợ thật. Nhưng nếu Chúa là Đấng yêu thương chúng ta, sẵn sàng chịu khổ và chết thay cho chúng ta, đồng thời chúng ta cũng hết lòng yêu mến Người, thì việc Chúa đến có còn đáng sợ không nhỉ? Vợ chờ chồng, cha mẹ chờ con cái đi làm phương xa trở về, người con đi học xa sắp đến ngày trở về gia đình… càng gần đến ngày hội ngộ, càng vui; và nếu người thân có bất ngờ trở về thì sự bất ngờ đó lại làm niềm vui gia tăng gấp bội. Đó là cái chờ đợi của hai người yêu nhau. Ở hai đầu nỗi nhớ, hai tâm hồn hướng về nhau. Đó là cái chờ đợi của hạnh phúc, chờ đợi trong hạnh phúc. Hai nỗi niềm thương nhớ nay được gặp gỡ. Đó là cuộc gặp gỡ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, đâu có gì là đe doạ, đâu có gì khiến chúng ta phải lo sợ! Có lẽ dụ ngôn hay nhất diễn tả niềm vui chờ đợi gặp gỡ này là dụ ngôn 10 cô trinh nữ cầm đèn ra đón chàng rể, đi vào tiệc cưới; tiệc cưới nói lên niềm vui Nước Trời…
Chỉ là không vui, chẳng kể là bất ngờ hay không bất ngờ, khi một trong hai bên không sống như kỳ vọng của bên kia. Chẳng hạn, người con đi học xa, cha mẹ già ở quê dành dụm tất cả của cải tiền bạc trao cho con, tạo điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập… thế mà con không lo học, chỉ đàn đúm, ăn chơi, nhậu nhẹt cùng chúng bạn… càng gần ngày về, bạn trẻ đó càng bối rối… Là không vui khi vợ chồng xa nhau thời gian dài, nay một bên không còn chung thuỷ… ngày hội ngộ sẽ là ngày buồn thảm, bẽ bàng không ai mong đợi.
Chắc chắn, Giáo Hội mời gọi chúng ta sống mùa Vọng trong tâm tình tỉnh thức chờ đợi của những người đang yêu và biết rằng mình được yêu. Chúng ta là những người con được Thiên Chúa luôn yêu thương đón chờ, đồng thời chúng ta cũng thực tâm yêu Cha trên trời, mong được đoàn tụ nơi nhà Cha trên Thiên Quốc.
Xem ra sống tâm tình mùa Vọng trong vui tươi và hạnh phúc như thế thật quá dễ, chúng ta chỉ cần chu toàn các việc bổn phận của mình. Thật vậy, bài Tin Mừng đã so sánh: “Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức”. Chúng ta được Thiên Chúa giao cho mỗi người một việc, mỗi người một trách nhiệm, một sứ vụ…
Là cha mẹ trong gia đình, ta có chu toàn bổn phận giáo dục con cái theo và luật Chúa Kitô và Hội Thánh không? Là người con đối với cha mẹ, ta có thảo hiếu, kính trọng bậc sinh thành hay không? Rồi còn bổn phận của vợ với chồng, của chồng với vợ: ta có yêu thương và kính trọng nhau suốt đời không?
Ngoài những bổn phận trong gia đình, còn có những bổn phận đối với xã hội, bổn phận của công dân: tôi có ý thức góp phần xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ, nơi quyền con người được tôn trọng, tất cả được sống xứng với phẩm giá con người, nơi mọi người được xét xử công bằng trước pháp luật…? Tại sao lại có những người bị kết tội về tư tưởng, khi họ biểu đạt những sự thật trên quê hương mình? Họ phải lãnh những bản án nặng nề, bất công; danh sách ngày càng dài, chỉ kể vài gương mặt tiêu biểu mới nhất, đó là Trần Thị Nga, Phan Kim Khánh và mới đây hơn là Nguyễn Văn Hoá và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…
Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy và thậm chí, cách nào đó, từng là nạn nhân của những bất công, tiêu cực, nhũng lạm ngày càng gia tăng, lan tràn khắp nơi, trên mọi lãnh vực của cuộc sống… Làm sao tránh được? Đi học thì phải đến trường, bệnh thì phải vào bệnh viện, qua sông thì phải luỵ đò, trên bộ thì luỵ cầu cống, đường xá, làm giấy tờ thì phải đến công an, chính quyền, làm ăn thì đụng đến thuế vụ… rồi ăn uống, hít thở, mua sắm thì đụng đến môi trường, chợ búa… Ai cũng nhìn thấy những bất công vô lý sờ sờ ra đó, để rồi có dịp nơi trà dư tửu hậu thì kể ra không hết. Nhưng nói để mà nói, chẳng có hành động cụ thể nào để chấm dứt, hay ít ra, góp phần giảm thiểu tình trạng bất hợp lý đó.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết: “Chúng ta phẫn nộ khi thấy trẻ con bị đánh, người dân bị án oan 10 năm vì bức cung, người lao động nghèo bị bóp cổ, tham nhũng tràn lan trong xã hội... Và chúng ta phẫn nộ trong im lặng bởi nó chưa đụng chạm đến chúng ta bằng mắt thường. Và mọi thứ cứ lặng lẽ trôi qua như một ấm nước sôi sùng sục rồi trở nguội, không có gì thay đổi. Vậy thì chúng ta phẫn nộ để làm gì? Đã đến lúc đừng để sự phẫn nộ của chúng ta dần trở nên một phản ứng bình thường và vô cảm nếu chúng ta muốn mọi thứ thay đổi thật sự”.
Có lẽ chúng ta ít tỉnh thức, hay nói đúng hơn đang mê ngủ trong việc chu toàn bổn phận xã hội. Cần phải học để biết quyền của mình, để biết cách bảo vệ quyền của mình.
Chiến thuật dùng tiền lẻ của những người đi xe qua trạm thu phí Cai Lậy và nói chung đối với những bất hợp lý của những trạm BOT, là một gợi ý tốt để chúng ta biết làm thế nào bảo vệ quyền lợi của mình cũng là xây dựng lợi ích chung, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Cần phải tỉnh thức đón chờ Chúa đến, Người đến bất ngờ!