Khi bước chân xuống Lima, Peru, ngày 18 tháng 1, Đức Phanxicô sẽ gặp một Giáo Hội Công Giáo khá náo nhiệt mới giành được chiến thắng đối với ý thức hệ phái tính, trong khi đang phải đương đầu với những cuộc phục kích mới của “chủ nghĩa thực dân ý thức hệ” như kiểu nói Đức Phanxicô thường dùng để mô tả các mưu toan của ngoại quốc nhằm phá hoại các giá trị Kitô Giáo tại các nước nghèo hơn.
Đồng thời, Giáo Hội tại Peru khá mạnh, và phi chính trị, đủ để có thể cổ vũ hoà bình giữa 1 tổng thống đang bị vây khốn và một quốc hội từng muốn đàn hặc ông hồi tháng trước.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ở Chile 3 ngày và dự tính dành 3 ngày nữa, 18-21 tháng 2, để ở Peru trước khi trở lại Rôma.
Hai sáng kiến cao cấp trên, khi cố gắng tìm kiếm hòa giải và hòa bình đồng thời mạnh mẽ thách thức các sáng kiến chống lại gia đình, đã mạnh mẽ lên khuôn cho Giáo Hội Công Giáo ở Peru trong 17 năm qua, kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh tàn phá vốn lấy mất khoảng 70,000 sinh mạng.
Giáo hội có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, người từng là Tổng giám mục của Lima từ năm 2001. Một phần ba tổng số 32.4 triệu dân Peru sống ở Thủ Đô Lima. Hội đồng giám mục gồm 50 thành viên của quốc gia Châu Mỹ Latinh này cũng cam kết sâu sắc với các sắc dân bản địa ở vùng cao nguyên và rừng già của đất nước.
Lãnh đạo Công Giáo
Khi chủ tịch ngân hàng đầu tư Pedro Pablo Kuczynski, 79 tuổi, đánh bại xít xao người dân túy trung hữu Keiko Fujimori, 42 tuổi, con gái của cựu Tổng thống Alberto Fujimori, với 50.1% phiếu bầu vào tháng 6 năm 2016, việc này đã khiến Đức Hồng Y Cipriani đưa hai đối thủ chính trị, cả hai đều là người Công Giáo, lại với nhau trong một cuộc gặp gỡ lần thứ nhất 6 tháng sau cuộc bầu cử.
Đó không phải chỉ là một hành động lịch sự, mà còn là vấn đề ổn định chính trị. Trong khi Kuczynski cai trị đất nước, thì Fujimori kiểm soát Quốc hội: Đảng của bà, gọi là Lực Lượng Nhân Dân, giữ 71 trong tổng số 130 ghế, trong khi Đảng Người Peru Để Thay Đổi của Kuczynski hiện chỉ có 15 ghế.
Tháng 10 năm 2016, trong 1 bữa ăn sáng để cầu nguyện hàng năm, "PPK", như vị Tổng thống được gọi tắt, đã dâng chính ông, gia đình ông và Cộng Hòa Peru cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria. Không có tổng thống nào đã từng tham dự biến cố này, một biến cố dành cho chủ đề thương xót, tiếp theo tuyên bố năm thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thế nhưng, căng thẳng giữa hai chính trị gia hàng đầu này vẫn tác động mạnh mẽ trong phần lớn năm 2017.
Vụ ân xá nhân Lễ Giáng sinh
Bất ngờ, vào đêm Giáng sinh, Tổng Thống Kuczynski đã ân xá Alberto Fujimori, 79 tuổi, bị kết án năm 2009 đến 25 năm tù giam về tội giết người và bắt cóc do các lực lượng an ninh dưới sự giám sát của ông thực hiện.
Lúc còn cầm quyền, từ năm 1990 đến năm 2000, Fujimori được nhiều người nhớ đến vì đã đánh bại phong trào du kích theo chủ nghĩa Mao, tức Con Đường Rực Sáng, nhưng các chiến thuật phi pháp rõ ràng là một phần của chiến lược.
Mô tả hành vi của mình như một hành động nhân đạo vì bệnh tật của Fujimori, quyết định của PPK đã gây ra nhiều cuộc phản đối và phản ứng tiêu cực chính phát xuất từ các nhà quan sát phương Tây.
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên án vụ ân xá này; tờ The Economist (Nhà kinh tế học) mô tả nó là "gây rắc rối."
Hầu hết các nhà phân tích chính trị cho rằng tổng thống đã tặng món quà Indulto de Navidad (Ân Xá nhân lễ Giáng sinh) cho gia đình Fujimori để đổi lấy sự ủng hộ chủ yếu của Kenji Fujimori trong việc ngăn chặn việc gần đàn hặc PPK vào tuần trước đó.
Kenji là con trai của tổng thống được ân xá, một thành viên của Quốc hội trong đảng chính trị của em gái mình. Ông đã lãnh đạo khối 10 người không bỏ phiếu đàn hặc, về tội tham nhũng, một việc mà Keiko Fujimori ủng hộ.
Tuy nhiên, người Công Giáo ở Peru đã đọc tình huống này cách khác: Đức Hồng Y Cipriani ở Rôma đầu tháng 12 để đặt kế hoạch cho chuyến đi của Đức Thánh Cha; Tổng Thống Kuczynski ở Vatican tháng Chín.
Một nguồn tin ở Rôma nói Đức Hồng Y đã có sự hỗ trợ của Vatican trong việc khuyến khích sự hòa giải chính trị, vốn là chủ đề chủ đạo của Đức Phanxicô, ở một đất nước đang giải quyết một quá khứ bạo lực. Theo quan điểm này, Giáo Hội Công Giáo khuyến khích việc lấy một hành động thương xót làm hậu cảnh cho chuyến thăm viếng được nhiều người mong đợi của Đức Thánh Cha.
Nhà thương thuyết
Hai mươi mốt năm trước đây, khoảng 15 người khủng bố theo chủ nghĩa Mácxít có vũ trang đã đột nhập vào nhà của đại sứ Nhật ở Lima trong một bữa tiệc mừng ngày sinh nhật của hoàng đế. Phe nổi loạn đã bắt giữ hàng trăm yếu nhân làm con tin, bao gồm các nhà ngoại giao, viên chức chính phủ, doanh nhân và mẹ cùng em gái của Fujimori.
Thế là bắt đầu cuộc khủng hoảng con tin kéo dài trong bốn tháng. Một trong những người trung gian chính là Giám Mục Juan Luis Cipriani, lúc đó là mục tử của Ayacucho, một tỉnh miền Nam bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh du kích.
Mặc dù Đức Cha Cipriani nói rằng ngài chỉ chăm sóc mục vụ và dâng Thánh Lễ bên trong trú sở do quân phiến loạn kiểm soát, nhưng, theo tờ New York Times, quả ngài đã đóng “một vai trò quan trọng” trong việc "giải phóng con tin"; tờ báo này mô tả ngài như "bạn thân của Ông Fujimori. "
Cha Raymond Finch, bề trên cả của các cha và anh em Maryknoll, đã phục vụ 23 năm tại Peru như là một nhà truyền giáo cho người dân bản địa ở phía nam cao nguyên Andes trong cuộc xung đột nội bộ đầy bạo lực này.
Ngài xác định với tờ National Catholic Register rằng "Ở Peru, Giáo hội luôn được nhìn như một trong những định chế đáng cậy nhờ và đáng tin nhất trong việc cổ vũ hoà bình."
Cha Finch nói quốc gia này đã tham dự quá trình hòa giải dân tộc trong 10 năm qua, một quá trình cần được tiếp tục: "Khoảng 70,000 người đã bị giết, hầu hết là những người bàng quan thường dân vô tội."
Vì thế các nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo để cổ vũ hòa giải giữa các phe phái chính trị đánh đấm nhau là một phiên bản của một nỗ lực lớn hơn nhằm cổ vũ hoà bình ở một quốc gia bị tan nát.
Ý thức hệ phái tính
Mặc dù Tổng thống Kuczynski thường được gọi là người thực dụng, ông đã chấp nhận nghị trình của phe tả thiểu số trong 18 tháng đầu nhiệm kỳ - một trong những nguồn gây căng thẳng giữa chính phủ ông và Lực Lượng Nhân Dân.
Trong số những sáng kiến không được hoan nghênh là việc chính phủ đơn phương áp dụng một học trình mới cho các trường tiểu học toàn quốc, để thể hiện "ý thức hệ phái tính", tức ý niệm cho rằng phái tính là một sự lựa chọn cá nhân tách rời khỏi sinh học. Học trình này cũng buộc phải dạy về quyền tình dục và sinh sản, phá thai, đồng tính luyến ái và chuyển giới.
Người Công Giáo khắp Peru đã phản ứng nhanh chóng và dữ dội. Các cuộc diễn hành ở 26 thành phố thu hút khoảng 1,5 triệu người - và sự chú ý của hoàn cầu.
Hội Đồng Giám mục Peru, với 50 thành viên, đã đáp ứng một cách thật nhanh, nhấn mạnh rằng tài liệu này đã mâu thuẫn với hiến pháp Peru, vốn định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà."
ì
Một nhóm giáo dân, tức nhóm Cha Mẹ Hành Động, đã đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục vì cho thi hành tài liệu hướng dẫn này mà không tham khảo ý kiến các bên liên hệ chủ chốt, là cha mẹ, và đã mưu toan nhồi sọ trẻ em.
Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết ủng hộ các cha mẹ vào tháng 8.
Hai tháng trước đó, chính phủ đơn phương rút lại học trình gây tranh cãi trên, khôi phục ấn bản năm 2009 của các tài liệu hướng dẫn giáo dục vốn không có các giả thiết xúc phạm.
Juan Carlos Puertas Figallo, một luật sư Công Giáo và là người sáng lập ra Hiệp Hội Scalia, một hiệp hội đã tham gia bằng một bản bào chữa tóm tắt có tính thiện nguyện (amicus brief) nhằm hỗ trợ nhóm Các Cha Mẹ Hành Động, đã điện thoại cho tờ Register hay: vụ kiện chống Bộ Giáo dục vẫn đang chờ giải quyết: thắng tòa thứ nhất, vẫn sẽ được xử ở một tòa án cao hơn trong năm nay.
Luật sư trên nhận định "người Công Giáo là người biết suy nghĩ về những nguy hiểm của ý thức hệ phái tính. Để chiến thắng, mọi người Công Giáo phải cùng nhau đánh trận đánh này.”
Cơn ác mộng tái xuất
Chỉ một tháng sau khi kỷ niệm việc chính phủ rút lại một dị bản của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ khác đã xuất hiện: Giữa Lễ Giáng Sinh và Ngày Đầu Năm, thường là thời kỳ nghỉ ngơi của bất kỳ bộ máy hành chánh nào, Văn Phòng Tổng Thư Ký của Hội đồng Bộ trưởng triệu tập một cuộc họp ngày 28 tháng 12 để phê chuẩn "Kế Hoạch Nhân Quyền Quốc Gia: 2017-2021," đó là tin của hãng tin Công Giáo ACI Prensa.
Kế hoạch trên xác định các thành viên của cộng đồng "đồng tính, lưỡng tính, đổi tính” (tắt là LGBTI) là những người "dễ bị tổn thương," do đó đòi được bảo vệ - trên thực tế, là một đặc quyền. Hai giai cấp dễ bị tổn thương mới đã được kế hoạch tạo ra: công nhân làm việc nhà và những người bảo vệ nhân quyền.
Như Steven Mosher, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số, đã nói với tờ Register, "Điều này làm suy yếu khái niệm bình đẳng theo luật!"
Ông nói: "Điều chúng ta có ở đây là một nỗ lực nữa nhằm tạo ra một giai cấp được bảo vệ và áp đặt hình phạt lên những người bị buộc tội kỳ thị những người này." Đó là “một giai cấp tưởng tượng về phương diện luận lý có xu hướng thu nhỏ hoặc mở rộng tùy thuộc sở thích cá nhân, không như một bộ lạc với các thành viên rõ ràng."
Ông Mosher nói: Hoạt động tại Peru, Viện Nghiên Cứu Dân Số đã theo dõi cách thức" các nhóm được bên ngoài tài trợ hậu hĩnh ở Canada, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đi tới các nước tương đối nghèo như Peru, tuyển dụng người cho một mặt trận địa phương và phá hoại các nền dân chủ địa phương bằng cách áp đặt các giá trị ngoại lai.”
Ông nói tiếp, "Sau chủ nghĩa đế quốc ngừa thai và chủ nghĩa đế quốc phá thai, bây giờ chúng ta có chủ nghĩa đế quốc phái tính."
Juan Carlos Puertas Figallo đồng ý. Ông nói với tờ Register: "Hầu hết việc tài trợ, và suy nghĩ, nhằm thúc đẩy các sáng kiến ý thức hệ phái tính phát xuất từ bên ngoài, từ Liên Hiệp Quốc, từ [George] Soros, từ Planned Parenthood. Họ gửi tiền bạc cho các cơ quan phi chính phủ ở Peru.”
Các lực lượng hữu hiệu
Phản ứng cương quyết của Peru chống lại ý thức hệ phái tính dường như phụ thuộc vào ba nguồn sau đây: huy động giáo dân, hợp tác đại kết và sự hỗ trợ của các giám mục chủ chốt. Bên cạnh việc vận động quần chúng Công Giáo, phong trào Kitô hữu Tin Lành đang lớn mạnh của Peru đã đáp ứng nhanh chóng đối với thách đố và hai nhóm đức tin đã phối hợp một cách hữu hiệu.
Theo các dữ kiện năm 2014 của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, 76% dân số Peru là Công Giáo, 17% là Tin Lành, 4% không có tôn giáo, và 3% theo đạo "khác".
Trong khi Giáo Hội Công Giáo và các đồng minh của giáo hội này đã đạt được chiến thắng trong năm 2017 chống lại ý thức hệ phái tính, cuộc chiến đấu chống lại các hình thức mới của chủ nghĩa đế quốc này sẽ tiếp tục trong tương lai ở Peru và các nơi khác.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn nhận thức được hậu cảnh này.
Ngày 5 tháng 1, trong bài diễn văn với các nhà ngoại giao bên cạnh Tòa Thánh (một bài diễn văn quan trọng hàng năm liên quan đến các ưu tiên quốc tế của Đức Giáo Hoàng), Đức Thánh Cha chỉ ra "nguy cơ mà, nhân danh chính các nhân quyền, chúng ta sẽ thấy: xuất hiện các hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực dân ý thức hệ của người mạnh hơn và giàu có hơn, gây thiệt hại cho người nghèo hơn và dễ bị tổn thương nhất ", một hiện tượng mà người Công Giáo Peru biết quá rõ.
Dịch bài Peru’s Perilous Politics: Papal Visit Comes Amid Tensions của Victor Gaetan, đăng trên National Catholic Register, ngày 17 tháng 1, 2018
Đồng thời, Giáo Hội tại Peru khá mạnh, và phi chính trị, đủ để có thể cổ vũ hoà bình giữa 1 tổng thống đang bị vây khốn và một quốc hội từng muốn đàn hặc ông hồi tháng trước.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ở Chile 3 ngày và dự tính dành 3 ngày nữa, 18-21 tháng 2, để ở Peru trước khi trở lại Rôma.
Hai sáng kiến cao cấp trên, khi cố gắng tìm kiếm hòa giải và hòa bình đồng thời mạnh mẽ thách thức các sáng kiến chống lại gia đình, đã mạnh mẽ lên khuôn cho Giáo Hội Công Giáo ở Peru trong 17 năm qua, kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh tàn phá vốn lấy mất khoảng 70,000 sinh mạng.
Giáo hội có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, người từng là Tổng giám mục của Lima từ năm 2001. Một phần ba tổng số 32.4 triệu dân Peru sống ở Thủ Đô Lima. Hội đồng giám mục gồm 50 thành viên của quốc gia Châu Mỹ Latinh này cũng cam kết sâu sắc với các sắc dân bản địa ở vùng cao nguyên và rừng già của đất nước.
Lãnh đạo Công Giáo
Khi chủ tịch ngân hàng đầu tư Pedro Pablo Kuczynski, 79 tuổi, đánh bại xít xao người dân túy trung hữu Keiko Fujimori, 42 tuổi, con gái của cựu Tổng thống Alberto Fujimori, với 50.1% phiếu bầu vào tháng 6 năm 2016, việc này đã khiến Đức Hồng Y Cipriani đưa hai đối thủ chính trị, cả hai đều là người Công Giáo, lại với nhau trong một cuộc gặp gỡ lần thứ nhất 6 tháng sau cuộc bầu cử.
Đó không phải chỉ là một hành động lịch sự, mà còn là vấn đề ổn định chính trị. Trong khi Kuczynski cai trị đất nước, thì Fujimori kiểm soát Quốc hội: Đảng của bà, gọi là Lực Lượng Nhân Dân, giữ 71 trong tổng số 130 ghế, trong khi Đảng Người Peru Để Thay Đổi của Kuczynski hiện chỉ có 15 ghế.
Tháng 10 năm 2016, trong 1 bữa ăn sáng để cầu nguyện hàng năm, "PPK", như vị Tổng thống được gọi tắt, đã dâng chính ông, gia đình ông và Cộng Hòa Peru cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria. Không có tổng thống nào đã từng tham dự biến cố này, một biến cố dành cho chủ đề thương xót, tiếp theo tuyên bố năm thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thế nhưng, căng thẳng giữa hai chính trị gia hàng đầu này vẫn tác động mạnh mẽ trong phần lớn năm 2017.
Vụ ân xá nhân Lễ Giáng sinh
Bất ngờ, vào đêm Giáng sinh, Tổng Thống Kuczynski đã ân xá Alberto Fujimori, 79 tuổi, bị kết án năm 2009 đến 25 năm tù giam về tội giết người và bắt cóc do các lực lượng an ninh dưới sự giám sát của ông thực hiện.
Lúc còn cầm quyền, từ năm 1990 đến năm 2000, Fujimori được nhiều người nhớ đến vì đã đánh bại phong trào du kích theo chủ nghĩa Mao, tức Con Đường Rực Sáng, nhưng các chiến thuật phi pháp rõ ràng là một phần của chiến lược.
Mô tả hành vi của mình như một hành động nhân đạo vì bệnh tật của Fujimori, quyết định của PPK đã gây ra nhiều cuộc phản đối và phản ứng tiêu cực chính phát xuất từ các nhà quan sát phương Tây.
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên án vụ ân xá này; tờ The Economist (Nhà kinh tế học) mô tả nó là "gây rắc rối."
Hầu hết các nhà phân tích chính trị cho rằng tổng thống đã tặng món quà Indulto de Navidad (Ân Xá nhân lễ Giáng sinh) cho gia đình Fujimori để đổi lấy sự ủng hộ chủ yếu của Kenji Fujimori trong việc ngăn chặn việc gần đàn hặc PPK vào tuần trước đó.
Kenji là con trai của tổng thống được ân xá, một thành viên của Quốc hội trong đảng chính trị của em gái mình. Ông đã lãnh đạo khối 10 người không bỏ phiếu đàn hặc, về tội tham nhũng, một việc mà Keiko Fujimori ủng hộ.
Tuy nhiên, người Công Giáo ở Peru đã đọc tình huống này cách khác: Đức Hồng Y Cipriani ở Rôma đầu tháng 12 để đặt kế hoạch cho chuyến đi của Đức Thánh Cha; Tổng Thống Kuczynski ở Vatican tháng Chín.
Một nguồn tin ở Rôma nói Đức Hồng Y đã có sự hỗ trợ của Vatican trong việc khuyến khích sự hòa giải chính trị, vốn là chủ đề chủ đạo của Đức Phanxicô, ở một đất nước đang giải quyết một quá khứ bạo lực. Theo quan điểm này, Giáo Hội Công Giáo khuyến khích việc lấy một hành động thương xót làm hậu cảnh cho chuyến thăm viếng được nhiều người mong đợi của Đức Thánh Cha.
Nhà thương thuyết
Hai mươi mốt năm trước đây, khoảng 15 người khủng bố theo chủ nghĩa Mácxít có vũ trang đã đột nhập vào nhà của đại sứ Nhật ở Lima trong một bữa tiệc mừng ngày sinh nhật của hoàng đế. Phe nổi loạn đã bắt giữ hàng trăm yếu nhân làm con tin, bao gồm các nhà ngoại giao, viên chức chính phủ, doanh nhân và mẹ cùng em gái của Fujimori.
Thế là bắt đầu cuộc khủng hoảng con tin kéo dài trong bốn tháng. Một trong những người trung gian chính là Giám Mục Juan Luis Cipriani, lúc đó là mục tử của Ayacucho, một tỉnh miền Nam bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh du kích.
Mặc dù Đức Cha Cipriani nói rằng ngài chỉ chăm sóc mục vụ và dâng Thánh Lễ bên trong trú sở do quân phiến loạn kiểm soát, nhưng, theo tờ New York Times, quả ngài đã đóng “một vai trò quan trọng” trong việc "giải phóng con tin"; tờ báo này mô tả ngài như "bạn thân của Ông Fujimori. "
Cha Raymond Finch, bề trên cả của các cha và anh em Maryknoll, đã phục vụ 23 năm tại Peru như là một nhà truyền giáo cho người dân bản địa ở phía nam cao nguyên Andes trong cuộc xung đột nội bộ đầy bạo lực này.
Ngài xác định với tờ National Catholic Register rằng "Ở Peru, Giáo hội luôn được nhìn như một trong những định chế đáng cậy nhờ và đáng tin nhất trong việc cổ vũ hoà bình."
Cha Finch nói quốc gia này đã tham dự quá trình hòa giải dân tộc trong 10 năm qua, một quá trình cần được tiếp tục: "Khoảng 70,000 người đã bị giết, hầu hết là những người bàng quan thường dân vô tội."
Vì thế các nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo để cổ vũ hòa giải giữa các phe phái chính trị đánh đấm nhau là một phiên bản của một nỗ lực lớn hơn nhằm cổ vũ hoà bình ở một quốc gia bị tan nát.
Ý thức hệ phái tính
Mặc dù Tổng thống Kuczynski thường được gọi là người thực dụng, ông đã chấp nhận nghị trình của phe tả thiểu số trong 18 tháng đầu nhiệm kỳ - một trong những nguồn gây căng thẳng giữa chính phủ ông và Lực Lượng Nhân Dân.
Trong số những sáng kiến không được hoan nghênh là việc chính phủ đơn phương áp dụng một học trình mới cho các trường tiểu học toàn quốc, để thể hiện "ý thức hệ phái tính", tức ý niệm cho rằng phái tính là một sự lựa chọn cá nhân tách rời khỏi sinh học. Học trình này cũng buộc phải dạy về quyền tình dục và sinh sản, phá thai, đồng tính luyến ái và chuyển giới.
Người Công Giáo khắp Peru đã phản ứng nhanh chóng và dữ dội. Các cuộc diễn hành ở 26 thành phố thu hút khoảng 1,5 triệu người - và sự chú ý của hoàn cầu.
Hội Đồng Giám mục Peru, với 50 thành viên, đã đáp ứng một cách thật nhanh, nhấn mạnh rằng tài liệu này đã mâu thuẫn với hiến pháp Peru, vốn định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà."
ì
Một nhóm giáo dân, tức nhóm Cha Mẹ Hành Động, đã đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục vì cho thi hành tài liệu hướng dẫn này mà không tham khảo ý kiến các bên liên hệ chủ chốt, là cha mẹ, và đã mưu toan nhồi sọ trẻ em.
Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết ủng hộ các cha mẹ vào tháng 8.
Hai tháng trước đó, chính phủ đơn phương rút lại học trình gây tranh cãi trên, khôi phục ấn bản năm 2009 của các tài liệu hướng dẫn giáo dục vốn không có các giả thiết xúc phạm.
Juan Carlos Puertas Figallo, một luật sư Công Giáo và là người sáng lập ra Hiệp Hội Scalia, một hiệp hội đã tham gia bằng một bản bào chữa tóm tắt có tính thiện nguyện (amicus brief) nhằm hỗ trợ nhóm Các Cha Mẹ Hành Động, đã điện thoại cho tờ Register hay: vụ kiện chống Bộ Giáo dục vẫn đang chờ giải quyết: thắng tòa thứ nhất, vẫn sẽ được xử ở một tòa án cao hơn trong năm nay.
Luật sư trên nhận định "người Công Giáo là người biết suy nghĩ về những nguy hiểm của ý thức hệ phái tính. Để chiến thắng, mọi người Công Giáo phải cùng nhau đánh trận đánh này.”
Cơn ác mộng tái xuất
Chỉ một tháng sau khi kỷ niệm việc chính phủ rút lại một dị bản của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ khác đã xuất hiện: Giữa Lễ Giáng Sinh và Ngày Đầu Năm, thường là thời kỳ nghỉ ngơi của bất kỳ bộ máy hành chánh nào, Văn Phòng Tổng Thư Ký của Hội đồng Bộ trưởng triệu tập một cuộc họp ngày 28 tháng 12 để phê chuẩn "Kế Hoạch Nhân Quyền Quốc Gia: 2017-2021," đó là tin của hãng tin Công Giáo ACI Prensa.
Kế hoạch trên xác định các thành viên của cộng đồng "đồng tính, lưỡng tính, đổi tính” (tắt là LGBTI) là những người "dễ bị tổn thương," do đó đòi được bảo vệ - trên thực tế, là một đặc quyền. Hai giai cấp dễ bị tổn thương mới đã được kế hoạch tạo ra: công nhân làm việc nhà và những người bảo vệ nhân quyền.
Như Steven Mosher, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số, đã nói với tờ Register, "Điều này làm suy yếu khái niệm bình đẳng theo luật!"
Ông nói: "Điều chúng ta có ở đây là một nỗ lực nữa nhằm tạo ra một giai cấp được bảo vệ và áp đặt hình phạt lên những người bị buộc tội kỳ thị những người này." Đó là “một giai cấp tưởng tượng về phương diện luận lý có xu hướng thu nhỏ hoặc mở rộng tùy thuộc sở thích cá nhân, không như một bộ lạc với các thành viên rõ ràng."
Ông Mosher nói: Hoạt động tại Peru, Viện Nghiên Cứu Dân Số đã theo dõi cách thức" các nhóm được bên ngoài tài trợ hậu hĩnh ở Canada, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đi tới các nước tương đối nghèo như Peru, tuyển dụng người cho một mặt trận địa phương và phá hoại các nền dân chủ địa phương bằng cách áp đặt các giá trị ngoại lai.”
Ông nói tiếp, "Sau chủ nghĩa đế quốc ngừa thai và chủ nghĩa đế quốc phá thai, bây giờ chúng ta có chủ nghĩa đế quốc phái tính."
Juan Carlos Puertas Figallo đồng ý. Ông nói với tờ Register: "Hầu hết việc tài trợ, và suy nghĩ, nhằm thúc đẩy các sáng kiến ý thức hệ phái tính phát xuất từ bên ngoài, từ Liên Hiệp Quốc, từ [George] Soros, từ Planned Parenthood. Họ gửi tiền bạc cho các cơ quan phi chính phủ ở Peru.”
Các lực lượng hữu hiệu
Phản ứng cương quyết của Peru chống lại ý thức hệ phái tính dường như phụ thuộc vào ba nguồn sau đây: huy động giáo dân, hợp tác đại kết và sự hỗ trợ của các giám mục chủ chốt. Bên cạnh việc vận động quần chúng Công Giáo, phong trào Kitô hữu Tin Lành đang lớn mạnh của Peru đã đáp ứng nhanh chóng đối với thách đố và hai nhóm đức tin đã phối hợp một cách hữu hiệu.
Theo các dữ kiện năm 2014 của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, 76% dân số Peru là Công Giáo, 17% là Tin Lành, 4% không có tôn giáo, và 3% theo đạo "khác".
Trong khi Giáo Hội Công Giáo và các đồng minh của giáo hội này đã đạt được chiến thắng trong năm 2017 chống lại ý thức hệ phái tính, cuộc chiến đấu chống lại các hình thức mới của chủ nghĩa đế quốc này sẽ tiếp tục trong tương lai ở Peru và các nơi khác.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn nhận thức được hậu cảnh này.
Ngày 5 tháng 1, trong bài diễn văn với các nhà ngoại giao bên cạnh Tòa Thánh (một bài diễn văn quan trọng hàng năm liên quan đến các ưu tiên quốc tế của Đức Giáo Hoàng), Đức Thánh Cha chỉ ra "nguy cơ mà, nhân danh chính các nhân quyền, chúng ta sẽ thấy: xuất hiện các hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực dân ý thức hệ của người mạnh hơn và giàu có hơn, gây thiệt hại cho người nghèo hơn và dễ bị tổn thương nhất ", một hiện tượng mà người Công Giáo Peru biết quá rõ.
Dịch bài Peru’s Perilous Politics: Papal Visit Comes Amid Tensions của Victor Gaetan, đăng trên National Catholic Register, ngày 17 tháng 1, 2018