Caritas Philippines: Cần đưa đói nghèo, phát triển và khí hậu vào nghị trình chính trị
Manila (Agenzia Fides) – Hãy làm việc hướng đến sự phát triển và đặt người nghèo "ở trung tâm của nghị trình chính trị": đây là lời kêu gọi của Caritas Philippines cùng một nhóm khoảng 30 tổ chức tôn giáo và dân sự gởi đến Tổng thống mới vừa đắc cử Rodrigo Duterte.
Caritas kêu gọi chính phủ "nỗ lực hơn nữa để cải thiện cuộc sống của người nghèo và người thiệt thòi" theo quan điểm của "sự thay đổi thực sự". Nếu Tổng thống đã xem mình chịu trách nhiệm cho sự đổi mới này "chúng tôi yêu cầu thay đổi dựa trên công lý và phẩm giá con người".
Thông cáo được chia sẻ bởi hơn 30 tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự đang tìm cách "bảo vệ quyền lợi của người nông dân, đặc biệt là quyền sở hữu đất đai", kêu gọi xem xét cơ chế trợ cấp "để hỗ trợ sản xuất trong nước và thương mại công bằng", thúc đẩy "canh tác bền vững và hữu cơ", áp dụng "một cuộc cải cách ruộng đất thực sự".
Thông cáo cũng đề cập đến "việc loại bỏ dần các quyền của người dân bản địa", nạn nhân của các vụ lạm dụng nhân quyền, và đề xuất một kế hoạch để "thúc đẩy công lý khí hậu", loại bỏ tất cả các giấy phép xây dựng cấp cho các nhà máy than đá và chấm dứt những nhượng bộ dành cho khai thác mỏ, thường được giao cho công ty đa quốc gia chà đạp lên quyền lợi của người dân địa phương.
Cha Edwin Gariguez, thư ký điều hành Caritas Philippines, nhắc lại chủ đề biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu: "Sự thay đổi đáng mong muốn nếu nó mang lại lợi ích chung, công lý và hòa bình cho nhân loại".
Lã Thụ Nhân
Caritas kêu gọi chính phủ "nỗ lực hơn nữa để cải thiện cuộc sống của người nghèo và người thiệt thòi" theo quan điểm của "sự thay đổi thực sự". Nếu Tổng thống đã xem mình chịu trách nhiệm cho sự đổi mới này "chúng tôi yêu cầu thay đổi dựa trên công lý và phẩm giá con người".
Thông cáo được chia sẻ bởi hơn 30 tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự đang tìm cách "bảo vệ quyền lợi của người nông dân, đặc biệt là quyền sở hữu đất đai", kêu gọi xem xét cơ chế trợ cấp "để hỗ trợ sản xuất trong nước và thương mại công bằng", thúc đẩy "canh tác bền vững và hữu cơ", áp dụng "một cuộc cải cách ruộng đất thực sự".
Thông cáo cũng đề cập đến "việc loại bỏ dần các quyền của người dân bản địa", nạn nhân của các vụ lạm dụng nhân quyền, và đề xuất một kế hoạch để "thúc đẩy công lý khí hậu", loại bỏ tất cả các giấy phép xây dựng cấp cho các nhà máy than đá và chấm dứt những nhượng bộ dành cho khai thác mỏ, thường được giao cho công ty đa quốc gia chà đạp lên quyền lợi của người dân địa phương.
Cha Edwin Gariguez, thư ký điều hành Caritas Philippines, nhắc lại chủ đề biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu: "Sự thay đổi đáng mong muốn nếu nó mang lại lợi ích chung, công lý và hòa bình cho nhân loại".
Lã Thụ Nhân