Ký giả Công Giáo Philippine bị sát hại vì bảo vệ các bộ tộc bản địa
Gerry Ortega đã nổi tiếng với các chương trình phát phát thanh về truyền giáo và các hoạt động nhân quyền. Cuộc chiến trả giá bằng mạng sống của ông nhằm bảo vệ đảo Palawan chống lại sự tàn phá của một dự án khai thác mỏ.
Manila - Theo hãng tin AsiaNews, một ký giả Công Giáo và là nhà hoạt động nhân quyền, Gerry Ortega đã bị bắn chết hôm 24/01 tại Puerto Princesa ở đảo Palawan.
Gerry Ortega, là ký giả thứ 142 bị sát hại ở Phi Luật Tân trong 25 năm qua. Mới đây các giám mục đã đưa ra lời cảnh báo về tình trạng gia tăng tội ác và bạo lực, nhất là chống lại các ký giả, các nhà hoạt động tôn giáo, các thành viên công đoàn và các luật sư bảo vệ các quyền của người nghèo và người bị gạt bỏ bên lề xã hội.
Gerry Ortega, 47 tuổi, đã tham gia vào một chiến dịch để bảo vệ các cộng đồng bản địa Palawan. Ông thường mời các nhà truyền giáo, các thành viên của các cộng đoàn Kitô giáo và các tổ chức phi chính phủ, các nhóm môi trường tham gia chương trình phát thanh của ông để đưa ra kiến nghị nhằm gìn giữ một trong những hòn đảo đẹp nhất Phi Luật Tân.
Palawan có nguy cơ bị tàn phá bởi một dự án khai thác mỏ chính được chính quyền trung ương và cấp tỉnh uỷ quyền.
Palawan là nơi cư trú của các sắc tộc bản địa như Tagbanua, Palawanon, Tau't Bato, Batak và Molbog, họ sống trong các làng nhỏ hoặc khu vực miền núi dọc theo bờ biển và kiếm sống từ ngư nghiệp và nông nghiệp. Hai công ty đa quốc gia Celestial và MacroAsia đã bắt đầu xây dựng đường giao thông và mở hầm mỏ.
MacroAsia có một thỏa thuận với chính phủ Manila về quyền khai thác mỏ trên các vùng đất luôn do các cộng đồng bản địa sở hữu, một số cộng đồng ít khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và sự sống còn có thể bị đe dọa bởi các kế hoạch khai thác.
Chiến dịch bảo vệ Palawan đã mang lại kết quả trong việc yêu cầu chính quyền Manila bãi bỏ "Đạo luật Khai thác mỏ" năm 1995 vốn mở đường cho việc khai thác các vùng đất thuộc các bộ tộc bản địa trên khắp đất nước. Gerry Ortega, cũng tham gia vào đời sống của Giáo Hội, đã nổi tiếng với những cuộc chiến qua đài phát thanh trong việc bảo vệ nhân quyền ở Phi Luật Tân.
Gerry Ortega đã nổi tiếng với các chương trình phát phát thanh về truyền giáo và các hoạt động nhân quyền. Cuộc chiến trả giá bằng mạng sống của ông nhằm bảo vệ đảo Palawan chống lại sự tàn phá của một dự án khai thác mỏ.
Manila - Theo hãng tin AsiaNews, một ký giả Công Giáo và là nhà hoạt động nhân quyền, Gerry Ortega đã bị bắn chết hôm 24/01 tại Puerto Princesa ở đảo Palawan.
Gerry Ortega, là ký giả thứ 142 bị sát hại ở Phi Luật Tân trong 25 năm qua. Mới đây các giám mục đã đưa ra lời cảnh báo về tình trạng gia tăng tội ác và bạo lực, nhất là chống lại các ký giả, các nhà hoạt động tôn giáo, các thành viên công đoàn và các luật sư bảo vệ các quyền của người nghèo và người bị gạt bỏ bên lề xã hội.
Gerry Ortega, 47 tuổi, đã tham gia vào một chiến dịch để bảo vệ các cộng đồng bản địa Palawan. Ông thường mời các nhà truyền giáo, các thành viên của các cộng đoàn Kitô giáo và các tổ chức phi chính phủ, các nhóm môi trường tham gia chương trình phát thanh của ông để đưa ra kiến nghị nhằm gìn giữ một trong những hòn đảo đẹp nhất Phi Luật Tân.
Palawan có nguy cơ bị tàn phá bởi một dự án khai thác mỏ chính được chính quyền trung ương và cấp tỉnh uỷ quyền.
Palawan là nơi cư trú của các sắc tộc bản địa như Tagbanua, Palawanon, Tau't Bato, Batak và Molbog, họ sống trong các làng nhỏ hoặc khu vực miền núi dọc theo bờ biển và kiếm sống từ ngư nghiệp và nông nghiệp. Hai công ty đa quốc gia Celestial và MacroAsia đã bắt đầu xây dựng đường giao thông và mở hầm mỏ.
MacroAsia có một thỏa thuận với chính phủ Manila về quyền khai thác mỏ trên các vùng đất luôn do các cộng đồng bản địa sở hữu, một số cộng đồng ít khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và sự sống còn có thể bị đe dọa bởi các kế hoạch khai thác.
Chiến dịch bảo vệ Palawan đã mang lại kết quả trong việc yêu cầu chính quyền Manila bãi bỏ "Đạo luật Khai thác mỏ" năm 1995 vốn mở đường cho việc khai thác các vùng đất thuộc các bộ tộc bản địa trên khắp đất nước. Gerry Ortega, cũng tham gia vào đời sống của Giáo Hội, đã nổi tiếng với những cuộc chiến qua đài phát thanh trong việc bảo vệ nhân quyền ở Phi Luật Tân.