Khu PK-5
Ngay những phút trước khi DTC bắt đầu cuộc thăm viếng ngôi đền thờ Hồi Giáo ở khu PK-5 (), người ta vẫn khuyên DTC là không nên đi tới nơi này.
Đây là tiết mục rủi ro nhất cuả cuộc tông du Phi Châu, một cuộc tông du sẵn được mô tả là đầy không khí căng thẳng và nguy hiểm.
Khu PK-5 là chiến khu cuả người Hồi Giáo ngay giữa lòng thủ đô Bangui, Cộng Hoà Trung Phi. Những người Hồi Giáo ở đây đang bị vây hãm bởi một vòng đai cuả nhiều nhóm anti-Balaka khác nhau.
Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạnh hỗn loạn từ năm 2013 sau khi các phiến quân cuả một nhóm thiểu số Hồi giáo có tên là Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize và áp dụng một chính sách tàn bạo để cưỡng bức Hồi Giáo hoá toàn thể đất nước. Nhiều nhóm 'dân quân tự vệ' ô hợp gọi chung là Anti-Balaka đã tự động nổi dậy chống lại họ và họ đã phải từ bỏ chánh quyền một năm sau.
Nhưng những phản ứng dữ dội, nhanh chóng và khủng khiếp đã diễn ra để trả thù. Những người Hồi giáo, dù có liên quan hay không, đã trở thành mục tiêu.
Trong những tháng đầu năm 2014, Anti-Balaka đã tấn công vào mọi người Hồi giáo, chặt đầu, chặt chân tay hay hoả thiêu họ ngay trên đường phố. Các cửa hàng cuả người Hồi Giáo bị đốt phá. Hàng chục ngàn thường dân Hồi giáo đã phải bỏ chạy sang hai nước láng giềng Chad và Cameroon.
Tại thủ đô Bangui, vốn từng có tới 122.000 cư dân Hồi giáo thì nay chỉ còn khoảng 15.000 người. Họ đã chạy đến khu PK-5 để tử thủ, tạo ra một khu tị nạn với nhiều ngàn người sống trong lều ở chung quanh ngôi đền thờ chính và ngôi trường Koudoukou. Họ sống qua ngày nhờ những viện trợ nhỏ gịot cuà LHQ. Khu PK-5 trước đây từng là một khu thị tứ sinh động với nhiều cửa hàng sang trọng do ngưòi Hồi làm chủ, nay chỉ còn là một đống gạnh vụn.
Những nhóm dân quân tử thủ cuả Hồi giáo không cho phép ai đi vào, và cư dân ở đó cũng không thể đi ra ngoài.
Hai loại dân quân Anti-Balaka và dân quân Hồi giáo tử thủ giao tranh với nhau hàng ngày, lấy mạng đổi mạng, răng đổi răng.
Cuộc viếng thăm
DGH Phanxicô đã khăng khăng đòi đến khu phố PK5 để thỉnh nguyện cho hòa bình.
Dù cho nơi đây là một khu cực kỳ nguy hiểm, DTC vẫn tới trên chiếc xe popemobile hai bên để trống.
Nhân viên an ninh cuả Vatican và lính bảo an cuả LHQ chạy sát hai bên để bảo vệ Ngài. Nhiều lính bắn xẻ cuả LHQ cũng được bố trí trên những tháp chuông nhìn xuống đám đông ở dưới.
Có khoảng 200 người ngồi bên trong đền thờ chờ đợi DGH đến, nhưng hàng ngàn ngươi khác thì quây quần chung quanh đền thờ và trong sân trường học để theo dõi trên nhiều màn ảnh TV.
Ngỏ lời với vị lãnh tụ Hồi giáo, DTC nhấn mạnh rằng người Hồi giáo và Kitô hữu đều là anh em và cần phải cư xử với nhau như là anh em.
"Kitô hữu và người Hồi giáo củng như các thành viên của các tôn giáo truyền thống đã sống một cách hòa bình trong nhiều năm," Ngài nói. "Vậy cùng với nhau, chúng ta phải nói 'Không' với hận thù, với trả thù và với bạo lực, đặc biệt là 'Không' đối với những tàn bạo nhân danh Thiên Chuá hay một tôn giáo."
"Bởi vì Thiên Chuá là 'Salam'" DGH sử dụng tiếng Ả Rập có nghiả là Hoà Bình.
Francis kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm tất cả để đem đất nước này ra khỏi chu kỳ bạo lực, nói rằng cuộc xung đột hiện nay chỉ là một thời điểm trong một lịch sử lâu dai - ". Một giây phút đau lòng, một khoảnh khắc đáng tiếc, nhưng chỉ cần một khoảnh khắc như thế thì đã quá dài"
"Vâng, tôi xác nhận," DGH nói, "các Kitô hữu và người Hồi giáo của đất nước này bị kết án phải sống chung với nhau và yêu thương nhau."
DGH nhắc nhở những người Hồi giáo rằng nguồn gốc của xung đột không phải là tôn giáo và kêu gọi họ phải đặt lợi ích riêng của họ sang một bên.
"Chúng ta phải liên kết để ngăn chặn bất kỳ hành động từ cả hai phía đã làm méo mó khuôn mặt của Thiên Chúa và ngăn chặn những bạo lực có mục đích là phục vụ cho một lợi ích cá nhân bất kể sự mất mát về công ích," Ngài nói.
Vị đạo trưởng là Tidiani Moussa Naibi đã đáp lời cảm ơn DTC vì đã thực hiện chuyến viếng thăm, ông nói đây là "một biểu tượng mà tất cả chúng ta đều hiểu được."
Ông lập lại ý tưởng cuả DGH, ông bảo đảm với Ngài là: "Những mối dây liên hệ giữa những người anh em Kitô hữu và Hồi Giáo thì sâu xa đến nỗi những âm mưu nhằm chia rẽ nó thì không thể nào thành công được."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tháo giày, cúi đầu và lặng lẽ đứng ở mihrab, là nơi trong đền thờ Hồi giáo để hướng về thánh địa Mecca.
Phản ứng
Phản ứng cuả nhửng người Hồi Giáo thì được mô tả là 'cuồng nhiệt'.
"They love him" (họ yêu Ngài), nhiều tờ báo báo cáo như thế.
Trong bối cảnh giữa những hận thù chồng chất và nhiều nhóm dân quân quá khích đang tìm cách phá hoại nỗ lực hoà bình cuả DTC, thì đã có nhiều người bày tỏ một cách công khai sự ủng hộ với DGH trong khu PK-5.
Có nhiều bích chương giương lên một cách đột ngột "Hãy nói Có để có đối thoại liên tôn."
Một phụ nữ vừa khóc vừa tuyên bố là đại diện cho một nhóm phụ nữ và giương cao một biểu ngữ nhân danh những người phụ nữ Hồi Giáo tị nạn chào đón Đức Giáo Hoàng.
Một thanh niên Hồi giáo tên là Abakar Babikir đã can đảm giơ cao một cây Thánh Giá lên, anh giải thích cha anh là một Kitô giáo và cây thánh giá là vật kỷ niệm chuyến viếng thăm cuả Đức Giáo Hoàng John Paul II năm 1985. "Tôi kính mến Giáo hoàng Phanxicô ! " anh nói, rồi để nhấn mạnh hơn, anh kêu to lên bằng tiếng Anh. "I really love you!" ("Tôi thật sự yêu bạn!")
Babikir cho biết mẹ anh là người Hồi giáo và anh theo đạo cuả bà mẹ, nhưng thông điệp hiệp nhất và hòa bình của DGH Phanxicô đã tạo ra một tiếng vang cho anh. "Đức Thánh Cha nói Công Giáo và Hồi giáo phải yêu thương nhau và phát triển sự đoàn kết giữa nhau," anh la hò như thế.
Khi DGH rời khu PK-5, bỗng nhiên có hàng trăm người đã ồ nhau chạy theo, vượt qua cửa sân trường và tạo nên những đám mây bụi mờ. Họ chạy theo Ngài, dắt theo con cái hoặc chở nhau đến ba bốn người trên một chiêc xe gắn máy, đến tận sân vận động nơi Ngài sẽ dâng lễ đại trào cuối cùng trước khi lên đường về Roma.
Vị đạo sĩ hồi giáo cũng được DGH mời lên xe popemobile cùng tiến vào sân vận động.
Cùng lúc đó, hàng ngàn người Hồi Giáo khác đã vượt qua những vòng đai 'không người' và la to lên khẩu hiệu "hết chiến tranh rồi". Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng trời họ đã dám vượt qua những vòng đai 'xạ thủ' để đi xa hơn vào những khu vực Kitô giáo chung quanh...và không có một tiếng súng nổ để ngăn chặn họ.
Cô Fatou Asham, một cư dân của PK-5, bày tỏ mong muốn một cuộc sống mà người Hồi giáo có thể một lần nữa đi thăm bạn bè hoặc thành viên gia đình theo đạo Thiên Chúa. "Cuộc sống ở đây rất khó khăn," cô nói. "Tôi sẵn sàng tha thứ tất cả những bạo lực trong quá khứ. Chúng ta nên quên đi và di chuyển về phía trước."
Lúc đó trong sân vận động, Đức Giáo Hoàng Francis đã ban phép lành cho một thanh niên bị mất chân phải trong một cuộc tấn công bằng lựu đạn của phiến quân Hồi giáo. Anh Stanislas Redepouzou, mới có 28 tuổi, cho biết cuộc tấn công tháng 12 năm 2013 cũng đã giết chết cha mẹ cuả anh.
Anh Redepouzou đã đi vào sân vận động với chiếc xe lăn, trang trí bằng những lá cờ của Cộng hòa Trung Phi, và đã được Đức Giáo Hoàng để ý khi Ngài đi vòng quanh. Đám đông đã vỗ tay vang dội, khi anh biểu diễn một màn ngoạn mục bằng cách xoay xe quay tít vòng quanh.
"Tôi sẵn sàng tha thứ cho những người đã làm tổn hại tôi," Redepouzou nói. "Tôi sẵn sàng hòa giải với họ."
Ngay những phút trước khi DTC bắt đầu cuộc thăm viếng ngôi đền thờ Hồi Giáo ở khu PK-5 (), người ta vẫn khuyên DTC là không nên đi tới nơi này.
Đây là tiết mục rủi ro nhất cuả cuộc tông du Phi Châu, một cuộc tông du sẵn được mô tả là đầy không khí căng thẳng và nguy hiểm.
Khu PK-5 là chiến khu cuả người Hồi Giáo ngay giữa lòng thủ đô Bangui, Cộng Hoà Trung Phi. Những người Hồi Giáo ở đây đang bị vây hãm bởi một vòng đai cuả nhiều nhóm anti-Balaka khác nhau.
Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạnh hỗn loạn từ năm 2013 sau khi các phiến quân cuả một nhóm thiểu số Hồi giáo có tên là Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize và áp dụng một chính sách tàn bạo để cưỡng bức Hồi Giáo hoá toàn thể đất nước. Nhiều nhóm 'dân quân tự vệ' ô hợp gọi chung là Anti-Balaka đã tự động nổi dậy chống lại họ và họ đã phải từ bỏ chánh quyền một năm sau.
Nhưng những phản ứng dữ dội, nhanh chóng và khủng khiếp đã diễn ra để trả thù. Những người Hồi giáo, dù có liên quan hay không, đã trở thành mục tiêu.
Trong những tháng đầu năm 2014, Anti-Balaka đã tấn công vào mọi người Hồi giáo, chặt đầu, chặt chân tay hay hoả thiêu họ ngay trên đường phố. Các cửa hàng cuả người Hồi Giáo bị đốt phá. Hàng chục ngàn thường dân Hồi giáo đã phải bỏ chạy sang hai nước láng giềng Chad và Cameroon.
Tại thủ đô Bangui, vốn từng có tới 122.000 cư dân Hồi giáo thì nay chỉ còn khoảng 15.000 người. Họ đã chạy đến khu PK-5 để tử thủ, tạo ra một khu tị nạn với nhiều ngàn người sống trong lều ở chung quanh ngôi đền thờ chính và ngôi trường Koudoukou. Họ sống qua ngày nhờ những viện trợ nhỏ gịot cuà LHQ. Khu PK-5 trước đây từng là một khu thị tứ sinh động với nhiều cửa hàng sang trọng do ngưòi Hồi làm chủ, nay chỉ còn là một đống gạnh vụn.
Những nhóm dân quân tử thủ cuả Hồi giáo không cho phép ai đi vào, và cư dân ở đó cũng không thể đi ra ngoài.
Hai loại dân quân Anti-Balaka và dân quân Hồi giáo tử thủ giao tranh với nhau hàng ngày, lấy mạng đổi mạng, răng đổi răng.
Cuộc viếng thăm
DGH Phanxicô đã khăng khăng đòi đến khu phố PK5 để thỉnh nguyện cho hòa bình.
Dù cho nơi đây là một khu cực kỳ nguy hiểm, DTC vẫn tới trên chiếc xe popemobile hai bên để trống.
Nhân viên an ninh cuả Vatican và lính bảo an cuả LHQ chạy sát hai bên để bảo vệ Ngài. Nhiều lính bắn xẻ cuả LHQ cũng được bố trí trên những tháp chuông nhìn xuống đám đông ở dưới.
Có khoảng 200 người ngồi bên trong đền thờ chờ đợi DGH đến, nhưng hàng ngàn ngươi khác thì quây quần chung quanh đền thờ và trong sân trường học để theo dõi trên nhiều màn ảnh TV.
Ngỏ lời với vị lãnh tụ Hồi giáo, DTC nhấn mạnh rằng người Hồi giáo và Kitô hữu đều là anh em và cần phải cư xử với nhau như là anh em.
"Kitô hữu và người Hồi giáo củng như các thành viên của các tôn giáo truyền thống đã sống một cách hòa bình trong nhiều năm," Ngài nói. "Vậy cùng với nhau, chúng ta phải nói 'Không' với hận thù, với trả thù và với bạo lực, đặc biệt là 'Không' đối với những tàn bạo nhân danh Thiên Chuá hay một tôn giáo."
"Bởi vì Thiên Chuá là 'Salam'" DGH sử dụng tiếng Ả Rập có nghiả là Hoà Bình.
Francis kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm tất cả để đem đất nước này ra khỏi chu kỳ bạo lực, nói rằng cuộc xung đột hiện nay chỉ là một thời điểm trong một lịch sử lâu dai - ". Một giây phút đau lòng, một khoảnh khắc đáng tiếc, nhưng chỉ cần một khoảnh khắc như thế thì đã quá dài"
"Vâng, tôi xác nhận," DGH nói, "các Kitô hữu và người Hồi giáo của đất nước này bị kết án phải sống chung với nhau và yêu thương nhau."
DGH nhắc nhở những người Hồi giáo rằng nguồn gốc của xung đột không phải là tôn giáo và kêu gọi họ phải đặt lợi ích riêng của họ sang một bên.
"Chúng ta phải liên kết để ngăn chặn bất kỳ hành động từ cả hai phía đã làm méo mó khuôn mặt của Thiên Chúa và ngăn chặn những bạo lực có mục đích là phục vụ cho một lợi ích cá nhân bất kể sự mất mát về công ích," Ngài nói.
Vị đạo trưởng là Tidiani Moussa Naibi đã đáp lời cảm ơn DTC vì đã thực hiện chuyến viếng thăm, ông nói đây là "một biểu tượng mà tất cả chúng ta đều hiểu được."
Ông lập lại ý tưởng cuả DGH, ông bảo đảm với Ngài là: "Những mối dây liên hệ giữa những người anh em Kitô hữu và Hồi Giáo thì sâu xa đến nỗi những âm mưu nhằm chia rẽ nó thì không thể nào thành công được."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tháo giày, cúi đầu và lặng lẽ đứng ở mihrab, là nơi trong đền thờ Hồi giáo để hướng về thánh địa Mecca.
Phản ứng
Phản ứng cuả nhửng người Hồi Giáo thì được mô tả là 'cuồng nhiệt'.
"They love him" (họ yêu Ngài), nhiều tờ báo báo cáo như thế.
Trong bối cảnh giữa những hận thù chồng chất và nhiều nhóm dân quân quá khích đang tìm cách phá hoại nỗ lực hoà bình cuả DTC, thì đã có nhiều người bày tỏ một cách công khai sự ủng hộ với DGH trong khu PK-5.
Có nhiều bích chương giương lên một cách đột ngột "Hãy nói Có để có đối thoại liên tôn."
Một phụ nữ vừa khóc vừa tuyên bố là đại diện cho một nhóm phụ nữ và giương cao một biểu ngữ nhân danh những người phụ nữ Hồi Giáo tị nạn chào đón Đức Giáo Hoàng.
Một thanh niên Hồi giáo tên là Abakar Babikir đã can đảm giơ cao một cây Thánh Giá lên, anh giải thích cha anh là một Kitô giáo và cây thánh giá là vật kỷ niệm chuyến viếng thăm cuả Đức Giáo Hoàng John Paul II năm 1985. "Tôi kính mến Giáo hoàng Phanxicô ! " anh nói, rồi để nhấn mạnh hơn, anh kêu to lên bằng tiếng Anh. "I really love you!" ("Tôi thật sự yêu bạn!")
Babikir cho biết mẹ anh là người Hồi giáo và anh theo đạo cuả bà mẹ, nhưng thông điệp hiệp nhất và hòa bình của DGH Phanxicô đã tạo ra một tiếng vang cho anh. "Đức Thánh Cha nói Công Giáo và Hồi giáo phải yêu thương nhau và phát triển sự đoàn kết giữa nhau," anh la hò như thế.
Khi DGH rời khu PK-5, bỗng nhiên có hàng trăm người đã ồ nhau chạy theo, vượt qua cửa sân trường và tạo nên những đám mây bụi mờ. Họ chạy theo Ngài, dắt theo con cái hoặc chở nhau đến ba bốn người trên một chiêc xe gắn máy, đến tận sân vận động nơi Ngài sẽ dâng lễ đại trào cuối cùng trước khi lên đường về Roma.
Vị đạo sĩ hồi giáo cũng được DGH mời lên xe popemobile cùng tiến vào sân vận động.
Cùng lúc đó, hàng ngàn người Hồi Giáo khác đã vượt qua những vòng đai 'không người' và la to lên khẩu hiệu "hết chiến tranh rồi". Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng trời họ đã dám vượt qua những vòng đai 'xạ thủ' để đi xa hơn vào những khu vực Kitô giáo chung quanh...và không có một tiếng súng nổ để ngăn chặn họ.
Cô Fatou Asham, một cư dân của PK-5, bày tỏ mong muốn một cuộc sống mà người Hồi giáo có thể một lần nữa đi thăm bạn bè hoặc thành viên gia đình theo đạo Thiên Chúa. "Cuộc sống ở đây rất khó khăn," cô nói. "Tôi sẵn sàng tha thứ tất cả những bạo lực trong quá khứ. Chúng ta nên quên đi và di chuyển về phía trước."
Lúc đó trong sân vận động, Đức Giáo Hoàng Francis đã ban phép lành cho một thanh niên bị mất chân phải trong một cuộc tấn công bằng lựu đạn của phiến quân Hồi giáo. Anh Stanislas Redepouzou, mới có 28 tuổi, cho biết cuộc tấn công tháng 12 năm 2013 cũng đã giết chết cha mẹ cuả anh.
Anh Redepouzou đã đi vào sân vận động với chiếc xe lăn, trang trí bằng những lá cờ của Cộng hòa Trung Phi, và đã được Đức Giáo Hoàng để ý khi Ngài đi vòng quanh. Đám đông đã vỗ tay vang dội, khi anh biểu diễn một màn ngoạn mục bằng cách xoay xe quay tít vòng quanh.
"Tôi sẵn sàng tha thứ cho những người đã làm tổn hại tôi," Redepouzou nói. "Tôi sẵn sàng hòa giải với họ."