Thông điệp môi sinh Laudato Sii của Đức GH Phanxicô sẽ được chính thức công bố vào ngày 18 tháng 6 tới đây, nhưng dư luận nôn nóng được đọc thông điệp này đang lên cao.
Nữ ký giả Maureen Fiedler cho rằng sự chờ mong trên cô chưa thấy bao giờ. Thực vậy, thông điệp trên đang thu hút nhiều sự chú ý hơn bất cứ văn kiện nào từ trước tới nay. Và các lời bình luận về nó tích cực có mà tiêu cực cũng có.
Một sự kiện chưa bao giờ có
Những người bác bỏ sự kiện khí hậu đang thay đổi thì dự đoán thông điệp trên sẽ bênh vực việc ta có trách nhiệm luân lý phải hành động để cứu vãn hành tinh ta. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa, James Inhofe, một người trong số này cho rằng “Đức Giáo Hoàng nên yên vị với công việc của ngài, và chúng tôi yên vị với công việc của chúng tôi”. Một ít phút sau, ông nói thêm: “Tôi không nói về Đức Giáo Hoàng. Ngài hãy điều hành cửa tiệm của ngài, còn chúng tôi, chúng tôi sẽ điều hành cửa tiệm của chúng tôi”.
Và Viện Heartland, một cơ quan nghiên cứu của phe bảo thủ đặt cơ sở ở Chicago, nói rằng họ sẽ gửi một toán khoa học gia về khí hậu tới Rôma “để thông tri cho Đức GH Phanxicô biết sự thật về khoa khí hậu học”. Không ai hay họ đã hành động như lời tuyên bố.
Bill Donohue của Liên Đoàn Công Giáo đồng ý với Thượng Nghị Sĩ Rick Santorum (người Công Giáo) rằng Đức Giáo Hoàng nên ở lại với thần học chứ không phải với khoa học. Theo ông, thế giá của Đức Giáo Hoàng chỉ ở trong đức tin và luân lý mà thôi, và rõ ràng sự sống còn của hành tinh chẳng ăn nhằm gì tới hai lãnh vực này cả.
Nhưng sự mong chờ có tính tích cực thì mạnh mẽ hơn nhiều. Tuần rồi, Giáo Sĩ Do Thái Giáo Arthur Waskow của Trung Tâm Shalom tại Philadelphia có gửi cho Fiedler một e-mail cho biết 300 giáo sĩ Do Thái được gợi hứng bởi thông điệp sắp tới của Đức GH nhằm kêu gọi phải có hành động mạnh mẽ về việc thay đổi khí hậu. Đã có bao giờ có sự kiện 300 giáo sĩ Do Thái lên tiếng về một thông điệp chưa công bố không? Fiedler cho rằng chưa bao giờ có sự kiện này.
Các tổ chức liên tôn GreenFaith và Interfaith Power and Light đều đã rất vui mừng trước ngày công bố thông điệp. Thực thế, GreenFaith (đứng đầu là mục sư Fletcher Harper, một mục sư Episcopal) đang dự kiến một hành động nào đó ngay tại Rôma vào tuần này để chào đón thông điệp.
Nhiều nhóm tôn giáo khác cũng sẽ làm như thế. Họ nhìn nhận sức mạnh do nhân cách và lòng tốt của Đức GH Phanxcô và khả năng hướng dẫn công luận của ngài tạo ra.Ta có quyền hy vọng rằng sự lôi cuốn và thông điệp của ngài sẽ có tác dụng thực sự đối với hội nghị về khí hậu của LHQ ở Paris sắp tới.
Và dù nói gì thì nói, sự mong chờ tích cực đối với thông điệp đã được chính báo chí thế giới chứng tỏ. Cụ thể là tờ báo Ý L’Espresso đã cho đăng tải văn kiện dài 192 trang này vào hôm thứ Hai vừa qua.
Tuy nhiên, theo Catholic World News, Tòa Thánh cho rằng bản do L’Espresso đăng tải chưa phải là bản văn sau cùng. Và một phát ngôn viên mô tả việc tiết lộ văn kiện dù có lời cấm (embargo) trước là một hành vi “ghê tởm”. Một cách chính thức hơn, Phòng Báo Chí Tòa Thánh tuyên bố như sau: “Một bản bằng tiếng Ý dự thảo Thông Điệp Laudato Sii của Đức Giáo Hoàng đã bị công bố. Xin vui lòng ghi nhận rằng đó không phải là bản văn sau cùng, và các luật lệ về Ngăn Cấm vẫn còn hiệu lực. Chúng tôi yêu cầu các ký giả tôn trọng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, là các luật lệ đòi phải chờ tới lúc công bố chính thức bản văn cuối cùng của nó”.
Đức Bênêđíctô thứ hai
Theo ký giả John Allen, với tuyên ngôn sắp tới về môi sinh, Đức Phanxicô quả là “Đức Bênêđictô 2.0”. Trái với nhiều huyền thoại và bình luận của truyền thông, Đức Phanxicô vẫn là một điển hình cho thấy rõ vị tiền nhiệm của mình. Ngài đem lại một cái nhìn ấm áp và hợp lòng người hơn cho những chủ trương căn bản vốn được vị tiền nhiệm thông thái của ngài đưa ra.
Trước nhất, tranh đấu cho chính nghĩa bảo vệ môi sinh khó có thể đi ngược lại chủ trương của Đức Bênêđíctô, người từng cho đặt các tấm lấy năng lượng mặt trời trên nóc Nhà Yết Kiến tại Vatican và ký thỏa ước biến Vatican thành quốc gia phi carbon đầu tiên.
Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức năm 2011, Đức Bênêđíctô nói rằng việc xuất hiện Phong Trào Xanh tại Đức trong thập niên 1970 là “tiếng kêu cứu một bầu khí tươi mát, một tiếng kêu ta không thể làm ngơ hay gạt qua một bên”.
Tuy nhiên, Đức Bênêđícô cố gắng vẽ ra một sắc thái Xanh có tính Công Giáo một cách riêng biệt. Và gần đây, theo Allen, Đức Phanxicô cũng cho thấy ngài cũng chủ trương tương tự. Thực vậy, trên chuyến bay từ Bosnia trở về Rôma, ngài cho hay trong thông điệp sắp tới, ngài sẽ đương đầu với chủ nghĩa duy tương đối, mà ngài mô tả như là “bệnh cancer của xã hội”.
Ai cũng biết chủ nghĩa duy tương đối là một chủ trương triết học. Thuyết này cho rằng không hề có các qui luật luân lý tuyệt đối, vì mọi sự đều tương đối, tùy theo các hoàn cảnh và các cá nhân đặc thù. Trên bình diện bình dân, nó có ý chỉ thứ luân lý “mọi sự đều được phép” đi ngược lại giáo huấn truyền thống của Công Giáo.
Xem ra Đức Phanxicô khó có thể dùng vấn đề môi sinh để mở cuộc tranh luận về triết học luân lý. Nhưng đây lại là điều Đức Bênêđíctô có thể giúp một tay. Thực thế, theo Đức Bênêđíctô, phong trào môi sinh thế tục là con đường hứa hẹn nhất để ta phục hồi ý hướng “luật tự nhiên”, nghĩa là luật cho rằng điều tốt và điều xấu, điều đúng và điều sai, đều là những phẩm chất có thực trong thiên nhiên, và là các phẩm tính mà con người nhân bản có thể tìm ra bằng cách sử dụng chính lý trí và lương tâm của họ.
Nhiều tư tưởng gia Công Giáo, trong đó có Đức Bênêđícô, sợ rằng luật tự nhiên đã bị đầu óc người bình dân thay thế hoặc bằng chủ nghĩa duy tương đối hoặc bằng chủ nghĩ duy thực nghiệm, tức ý niệm cho rằng các quy luật luân lý đều do thế giá con người áp đặt và do đó giống việc giới hạn tốc độ hơn là chính trọng lực, một điều gì đó được sáng chế ra, thay vì được thiết định ngay trong bản nhiên.
Nhưng Đức Bênêđíctô tin rằng chủ nghĩa môi sinh đang dẫn con người trở lại với ý niệm luật tự nhiên, vì nó chứng minh rằng các giới hạn đối với những gì con người nhân bản có thể làm mà không phải trả giá không phải chỉ là tùy tiện, mà có thực một cách tuyệt đối và khách quan.
Năm 2007, ngài nói rằng “ngày nay, mọi người đều có thể thấy rằng… ta không thể làm bất cứ điều gì mình muốn với trái đất này, một trái đất đã được ủy thác cho ta, ta phải tôn trọng các luật lệ nội tại của sáng thế, của trái đất này, nếu ta muốn sống còn”.
Từ đó, Đức Bênêđíctô bảo, ta cũng có thể học cách lắng nghe bản tính nhân bản của ta, để khám phá ra các luật lệ luân lý vốn đứng trên chính cái tôi của chúng ta. Ngài gọi điều này là “con đường thế tục” để đào tạo lương tâm.
Các nhận định của ngài vào thứ Bẩy qua về chủ nghĩa duy tương đối cho thấy Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đưa ra cùng một quan điểm như thế, coi chủ nghĩa môi sinh không phải chỉ là một chính nghĩa xã hội quan trọng, mà còn là một điểm giáo huấn về luân lý nữa.
Văn phong mục vụ
Ký giả kiêm thần học gia Andrea Gagliarducci thì cho rằng thông điệp môi sinh của Đức Phanxicô chỉ là dịp để ngài yêu cầu các nhà cai trị thế giới hợp tác hỗ tương hơn nữa và cam kết với hòa bình nhiều hơn. Ngài cũng muốn mời gọi mọi người thiện chí chấp nhận một lối sống “đạm bạc” hơn.
Ông cũng cho rằng dù ai cũng muốn “nhận vơ” thông điệp về phe với mình, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ không làm ai ngạc nhiên cả. Thực vậy, suốt hai năm qua, Đức Phanxicô đã đưa ra một đường lối suy luận, đại khái như sau: không thể bác bỏ việc thế giới đang bị hâm nóng. Đường lối suy luận này đã được chứng thực trong một hội nghị liên tôn về thay đổi khí hậu được tổ chức tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học ngày 28 tháng Tư vừa qua. Không phải là chuyện tình cờ, các kết luận của hội nghị này gần như đã được Đức TGM Silvano Maria Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh cạnh LHQ ở Geneva lặp lại trong tham luận tại một cuộc họp thượng đỉnh về thay đổi khí hậu.
Có điều, LHQ, khi nói tới môi sinh, đã đề cập tới cả các vấn đề như phá thai cũng như ý thức hệ phái tính. Đức Phanxicô biết rõ điều này. Ngài đã lên tiếng phê phán ý thức hệ phái tính và bảo vệ gia đình truyền thống, như trong lúc tiếp các giám mục Puerto Rico và các giám mục Latvia và Estonia và trong các bài giáo lý hàng tuần.
Trong thông điệp sắp tới, theo Gagliarducci, Đức Phanxicô sẽ nói tới việc phá thai. Vì nhiều lần ngài cho rằng ngài rất ngạc nhiên trước việc người ta bảo vệ môi sinh nhưng lại không bảo vệ phôi thai người.
Vì Đức Phanxicô tha thiết với chủ trương: thực phẩm dành cho mọi người, một “quyền lợi không loại trừ ai”, nên chắc chắn ngài sẽ nói tới quyền này trong thông điệp sắp tới.
Ngài cũng từng lên tiếng phê phán các chính sách của các chính phủ cá thể và yêu cầu cộng đồng quốc tế đảm nhiệm các vấn đề chính yếu của thế giới. Ngài nhấn mạnh tới “nền văn hóa gặp gỡ” một nền văn hóa đòi hỏi ý niệm ngoại giao hợp đạo đức nghĩa là nền ngoại giao nhằm ích chung.
Cuộc chiến chống phí phạm nghĩa là “nền văn hóa vứt bỏ” cũng đòi hỏi một lối sống đạm bạc hơn, một lối sống mà Đức Phanxicô không ngừng khuyên người Công Giáo áp dụng. Chủ đề này chắc chắn sẽ được ngài nhắc tới trong thông điệp.
Dĩ nhiên, Đức Phanxicô cũng sẽ đề cập tới việc chiến tranh cũng như tai ương tự nhiên gây hại cho người nghèo trước nhất và thảm hại nhất. Về phương diện này, các vấn đề như “độc canh” (monocultivation), các chính sách thực phẩm nhân tạo (GMO), cướp đất đai, việc phân phối các thiện ích trong đó có việc đặc biệt chú trọng tới nước, các tranh chấp nhằm kiểm soát nguồn nước cũng như phân phối thực phẩm chắc chắn sẽ được bao gồm.
Đọc lại các văn kiện của Tòa Thánh, ta thấy hầu hết các vấn đề nêu trên đã được đề cập tới. Thành thử có thể nói, nội dung thông điệp không hẳn là điều mới lạ. Nói cho ngay, khởi điểm của thông điệp vốn là dự thảo do Hội Đồng Giáo Hoàng về Hòa Bình và Công Lý đệ trình hồi tháng Tám năm 2014. Chắc chắn ngài sẽ chấp nhận dự thảo này hầu như nguyên vẹn, chỉ thêm văn phong có tính mục vụ, vốn là sở trường của ngài.
Như đã thấy, đối với ngài, thực tại lúc nào cũng lớn hơn các ý niệm. Cho nên cách tiếp cận của ngài là dựa vào các dữ kiện có thực và từ những dữ kiện này, ngài tìm ra ý hướng phổ quát của sự vật. Phương pháp này ngài đã áp dụng trong thông điệp thứ nhất của ngài là Niềm Vui Tin Mừng: từ dữ kiện thực tại bước vào các trích dẫn và suy niệm Thánh Kinh, chứ không từ các nguyên tắc trừu tượng bước xuống việc giải thích thực tại.
Trong các cuộc gặp gỡ báo chí, ngài ít khi chúc lành cho họ, tránh không làm phật lòng các ký giả không có niềm tin. Trong thông điệp này cũng thế, chắc chắn ngài sẽ hạn chế trong việc minh nhiên nói tới đức tin Công Giáo. Ngài sẽ chú trọng tới các nguyên tắc chung của mọi tuyên tín Kitô Giáo cũng như của mọi người thiện chí, với hy vọng sẽ đánh động được tâm hồn mọi người, nhất là Hội Nghị Paris về Thay Đổi Khí Hậu vào tháng 12.
Hội nghị vừa rồi rất được Đức Phanxicô và Tòa Thánh kỳ vọng. Một phần vì hội nghị trước đó đã không buộc các nước hội viên bất cứ trách nhiệm thực chất nào. Về hội nghị đó tại Lima (tháng 12 năm 2014), trên chuyến bay từ Phi Luật Tân về, Đức Phanxicô cho hay ngài khá thất vọng vì bản văn của nó không xác định ai kiểm soát điều gì, và việc kiểm soát này tiến hành ra sao.
Có người cho hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn tập chú vào hạn từ chủ yếu “sinh thái nhân bản” (“human ecology”), và hạn từ “hóan cải sinh thái” (“ecological conversion”). Chính những điểm này làm người ta hết sức chú ý tới thông điệp sắp tới của ngài
Nữ ký giả Maureen Fiedler cho rằng sự chờ mong trên cô chưa thấy bao giờ. Thực vậy, thông điệp trên đang thu hút nhiều sự chú ý hơn bất cứ văn kiện nào từ trước tới nay. Và các lời bình luận về nó tích cực có mà tiêu cực cũng có.
Một sự kiện chưa bao giờ có
Những người bác bỏ sự kiện khí hậu đang thay đổi thì dự đoán thông điệp trên sẽ bênh vực việc ta có trách nhiệm luân lý phải hành động để cứu vãn hành tinh ta. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa, James Inhofe, một người trong số này cho rằng “Đức Giáo Hoàng nên yên vị với công việc của ngài, và chúng tôi yên vị với công việc của chúng tôi”. Một ít phút sau, ông nói thêm: “Tôi không nói về Đức Giáo Hoàng. Ngài hãy điều hành cửa tiệm của ngài, còn chúng tôi, chúng tôi sẽ điều hành cửa tiệm của chúng tôi”.
Và Viện Heartland, một cơ quan nghiên cứu của phe bảo thủ đặt cơ sở ở Chicago, nói rằng họ sẽ gửi một toán khoa học gia về khí hậu tới Rôma “để thông tri cho Đức GH Phanxicô biết sự thật về khoa khí hậu học”. Không ai hay họ đã hành động như lời tuyên bố.
Bill Donohue của Liên Đoàn Công Giáo đồng ý với Thượng Nghị Sĩ Rick Santorum (người Công Giáo) rằng Đức Giáo Hoàng nên ở lại với thần học chứ không phải với khoa học. Theo ông, thế giá của Đức Giáo Hoàng chỉ ở trong đức tin và luân lý mà thôi, và rõ ràng sự sống còn của hành tinh chẳng ăn nhằm gì tới hai lãnh vực này cả.
Nhưng sự mong chờ có tính tích cực thì mạnh mẽ hơn nhiều. Tuần rồi, Giáo Sĩ Do Thái Giáo Arthur Waskow của Trung Tâm Shalom tại Philadelphia có gửi cho Fiedler một e-mail cho biết 300 giáo sĩ Do Thái được gợi hứng bởi thông điệp sắp tới của Đức GH nhằm kêu gọi phải có hành động mạnh mẽ về việc thay đổi khí hậu. Đã có bao giờ có sự kiện 300 giáo sĩ Do Thái lên tiếng về một thông điệp chưa công bố không? Fiedler cho rằng chưa bao giờ có sự kiện này.
Các tổ chức liên tôn GreenFaith và Interfaith Power and Light đều đã rất vui mừng trước ngày công bố thông điệp. Thực thế, GreenFaith (đứng đầu là mục sư Fletcher Harper, một mục sư Episcopal) đang dự kiến một hành động nào đó ngay tại Rôma vào tuần này để chào đón thông điệp.
Nhiều nhóm tôn giáo khác cũng sẽ làm như thế. Họ nhìn nhận sức mạnh do nhân cách và lòng tốt của Đức GH Phanxcô và khả năng hướng dẫn công luận của ngài tạo ra.Ta có quyền hy vọng rằng sự lôi cuốn và thông điệp của ngài sẽ có tác dụng thực sự đối với hội nghị về khí hậu của LHQ ở Paris sắp tới.
Và dù nói gì thì nói, sự mong chờ tích cực đối với thông điệp đã được chính báo chí thế giới chứng tỏ. Cụ thể là tờ báo Ý L’Espresso đã cho đăng tải văn kiện dài 192 trang này vào hôm thứ Hai vừa qua.
Tuy nhiên, theo Catholic World News, Tòa Thánh cho rằng bản do L’Espresso đăng tải chưa phải là bản văn sau cùng. Và một phát ngôn viên mô tả việc tiết lộ văn kiện dù có lời cấm (embargo) trước là một hành vi “ghê tởm”. Một cách chính thức hơn, Phòng Báo Chí Tòa Thánh tuyên bố như sau: “Một bản bằng tiếng Ý dự thảo Thông Điệp Laudato Sii của Đức Giáo Hoàng đã bị công bố. Xin vui lòng ghi nhận rằng đó không phải là bản văn sau cùng, và các luật lệ về Ngăn Cấm vẫn còn hiệu lực. Chúng tôi yêu cầu các ký giả tôn trọng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, là các luật lệ đòi phải chờ tới lúc công bố chính thức bản văn cuối cùng của nó”.
Đức Bênêđíctô thứ hai
Theo ký giả John Allen, với tuyên ngôn sắp tới về môi sinh, Đức Phanxicô quả là “Đức Bênêđictô 2.0”. Trái với nhiều huyền thoại và bình luận của truyền thông, Đức Phanxicô vẫn là một điển hình cho thấy rõ vị tiền nhiệm của mình. Ngài đem lại một cái nhìn ấm áp và hợp lòng người hơn cho những chủ trương căn bản vốn được vị tiền nhiệm thông thái của ngài đưa ra.
Trước nhất, tranh đấu cho chính nghĩa bảo vệ môi sinh khó có thể đi ngược lại chủ trương của Đức Bênêđíctô, người từng cho đặt các tấm lấy năng lượng mặt trời trên nóc Nhà Yết Kiến tại Vatican và ký thỏa ước biến Vatican thành quốc gia phi carbon đầu tiên.
Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức năm 2011, Đức Bênêđíctô nói rằng việc xuất hiện Phong Trào Xanh tại Đức trong thập niên 1970 là “tiếng kêu cứu một bầu khí tươi mát, một tiếng kêu ta không thể làm ngơ hay gạt qua một bên”.
Tuy nhiên, Đức Bênêđícô cố gắng vẽ ra một sắc thái Xanh có tính Công Giáo một cách riêng biệt. Và gần đây, theo Allen, Đức Phanxicô cũng cho thấy ngài cũng chủ trương tương tự. Thực vậy, trên chuyến bay từ Bosnia trở về Rôma, ngài cho hay trong thông điệp sắp tới, ngài sẽ đương đầu với chủ nghĩa duy tương đối, mà ngài mô tả như là “bệnh cancer của xã hội”.
Ai cũng biết chủ nghĩa duy tương đối là một chủ trương triết học. Thuyết này cho rằng không hề có các qui luật luân lý tuyệt đối, vì mọi sự đều tương đối, tùy theo các hoàn cảnh và các cá nhân đặc thù. Trên bình diện bình dân, nó có ý chỉ thứ luân lý “mọi sự đều được phép” đi ngược lại giáo huấn truyền thống của Công Giáo.
Xem ra Đức Phanxicô khó có thể dùng vấn đề môi sinh để mở cuộc tranh luận về triết học luân lý. Nhưng đây lại là điều Đức Bênêđíctô có thể giúp một tay. Thực thế, theo Đức Bênêđíctô, phong trào môi sinh thế tục là con đường hứa hẹn nhất để ta phục hồi ý hướng “luật tự nhiên”, nghĩa là luật cho rằng điều tốt và điều xấu, điều đúng và điều sai, đều là những phẩm chất có thực trong thiên nhiên, và là các phẩm tính mà con người nhân bản có thể tìm ra bằng cách sử dụng chính lý trí và lương tâm của họ.
Nhiều tư tưởng gia Công Giáo, trong đó có Đức Bênêđícô, sợ rằng luật tự nhiên đã bị đầu óc người bình dân thay thế hoặc bằng chủ nghĩa duy tương đối hoặc bằng chủ nghĩ duy thực nghiệm, tức ý niệm cho rằng các quy luật luân lý đều do thế giá con người áp đặt và do đó giống việc giới hạn tốc độ hơn là chính trọng lực, một điều gì đó được sáng chế ra, thay vì được thiết định ngay trong bản nhiên.
Nhưng Đức Bênêđíctô tin rằng chủ nghĩa môi sinh đang dẫn con người trở lại với ý niệm luật tự nhiên, vì nó chứng minh rằng các giới hạn đối với những gì con người nhân bản có thể làm mà không phải trả giá không phải chỉ là tùy tiện, mà có thực một cách tuyệt đối và khách quan.
Năm 2007, ngài nói rằng “ngày nay, mọi người đều có thể thấy rằng… ta không thể làm bất cứ điều gì mình muốn với trái đất này, một trái đất đã được ủy thác cho ta, ta phải tôn trọng các luật lệ nội tại của sáng thế, của trái đất này, nếu ta muốn sống còn”.
Từ đó, Đức Bênêđíctô bảo, ta cũng có thể học cách lắng nghe bản tính nhân bản của ta, để khám phá ra các luật lệ luân lý vốn đứng trên chính cái tôi của chúng ta. Ngài gọi điều này là “con đường thế tục” để đào tạo lương tâm.
Các nhận định của ngài vào thứ Bẩy qua về chủ nghĩa duy tương đối cho thấy Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đưa ra cùng một quan điểm như thế, coi chủ nghĩa môi sinh không phải chỉ là một chính nghĩa xã hội quan trọng, mà còn là một điểm giáo huấn về luân lý nữa.
Văn phong mục vụ
Ký giả kiêm thần học gia Andrea Gagliarducci thì cho rằng thông điệp môi sinh của Đức Phanxicô chỉ là dịp để ngài yêu cầu các nhà cai trị thế giới hợp tác hỗ tương hơn nữa và cam kết với hòa bình nhiều hơn. Ngài cũng muốn mời gọi mọi người thiện chí chấp nhận một lối sống “đạm bạc” hơn.
Ông cũng cho rằng dù ai cũng muốn “nhận vơ” thông điệp về phe với mình, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ không làm ai ngạc nhiên cả. Thực vậy, suốt hai năm qua, Đức Phanxicô đã đưa ra một đường lối suy luận, đại khái như sau: không thể bác bỏ việc thế giới đang bị hâm nóng. Đường lối suy luận này đã được chứng thực trong một hội nghị liên tôn về thay đổi khí hậu được tổ chức tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học ngày 28 tháng Tư vừa qua. Không phải là chuyện tình cờ, các kết luận của hội nghị này gần như đã được Đức TGM Silvano Maria Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh cạnh LHQ ở Geneva lặp lại trong tham luận tại một cuộc họp thượng đỉnh về thay đổi khí hậu.
Có điều, LHQ, khi nói tới môi sinh, đã đề cập tới cả các vấn đề như phá thai cũng như ý thức hệ phái tính. Đức Phanxicô biết rõ điều này. Ngài đã lên tiếng phê phán ý thức hệ phái tính và bảo vệ gia đình truyền thống, như trong lúc tiếp các giám mục Puerto Rico và các giám mục Latvia và Estonia và trong các bài giáo lý hàng tuần.
Trong thông điệp sắp tới, theo Gagliarducci, Đức Phanxicô sẽ nói tới việc phá thai. Vì nhiều lần ngài cho rằng ngài rất ngạc nhiên trước việc người ta bảo vệ môi sinh nhưng lại không bảo vệ phôi thai người.
Vì Đức Phanxicô tha thiết với chủ trương: thực phẩm dành cho mọi người, một “quyền lợi không loại trừ ai”, nên chắc chắn ngài sẽ nói tới quyền này trong thông điệp sắp tới.
Ngài cũng từng lên tiếng phê phán các chính sách của các chính phủ cá thể và yêu cầu cộng đồng quốc tế đảm nhiệm các vấn đề chính yếu của thế giới. Ngài nhấn mạnh tới “nền văn hóa gặp gỡ” một nền văn hóa đòi hỏi ý niệm ngoại giao hợp đạo đức nghĩa là nền ngoại giao nhằm ích chung.
Cuộc chiến chống phí phạm nghĩa là “nền văn hóa vứt bỏ” cũng đòi hỏi một lối sống đạm bạc hơn, một lối sống mà Đức Phanxicô không ngừng khuyên người Công Giáo áp dụng. Chủ đề này chắc chắn sẽ được ngài nhắc tới trong thông điệp.
Dĩ nhiên, Đức Phanxicô cũng sẽ đề cập tới việc chiến tranh cũng như tai ương tự nhiên gây hại cho người nghèo trước nhất và thảm hại nhất. Về phương diện này, các vấn đề như “độc canh” (monocultivation), các chính sách thực phẩm nhân tạo (GMO), cướp đất đai, việc phân phối các thiện ích trong đó có việc đặc biệt chú trọng tới nước, các tranh chấp nhằm kiểm soát nguồn nước cũng như phân phối thực phẩm chắc chắn sẽ được bao gồm.
Đọc lại các văn kiện của Tòa Thánh, ta thấy hầu hết các vấn đề nêu trên đã được đề cập tới. Thành thử có thể nói, nội dung thông điệp không hẳn là điều mới lạ. Nói cho ngay, khởi điểm của thông điệp vốn là dự thảo do Hội Đồng Giáo Hoàng về Hòa Bình và Công Lý đệ trình hồi tháng Tám năm 2014. Chắc chắn ngài sẽ chấp nhận dự thảo này hầu như nguyên vẹn, chỉ thêm văn phong có tính mục vụ, vốn là sở trường của ngài.
Như đã thấy, đối với ngài, thực tại lúc nào cũng lớn hơn các ý niệm. Cho nên cách tiếp cận của ngài là dựa vào các dữ kiện có thực và từ những dữ kiện này, ngài tìm ra ý hướng phổ quát của sự vật. Phương pháp này ngài đã áp dụng trong thông điệp thứ nhất của ngài là Niềm Vui Tin Mừng: từ dữ kiện thực tại bước vào các trích dẫn và suy niệm Thánh Kinh, chứ không từ các nguyên tắc trừu tượng bước xuống việc giải thích thực tại.
Trong các cuộc gặp gỡ báo chí, ngài ít khi chúc lành cho họ, tránh không làm phật lòng các ký giả không có niềm tin. Trong thông điệp này cũng thế, chắc chắn ngài sẽ hạn chế trong việc minh nhiên nói tới đức tin Công Giáo. Ngài sẽ chú trọng tới các nguyên tắc chung của mọi tuyên tín Kitô Giáo cũng như của mọi người thiện chí, với hy vọng sẽ đánh động được tâm hồn mọi người, nhất là Hội Nghị Paris về Thay Đổi Khí Hậu vào tháng 12.
Hội nghị vừa rồi rất được Đức Phanxicô và Tòa Thánh kỳ vọng. Một phần vì hội nghị trước đó đã không buộc các nước hội viên bất cứ trách nhiệm thực chất nào. Về hội nghị đó tại Lima (tháng 12 năm 2014), trên chuyến bay từ Phi Luật Tân về, Đức Phanxicô cho hay ngài khá thất vọng vì bản văn của nó không xác định ai kiểm soát điều gì, và việc kiểm soát này tiến hành ra sao.
Có người cho hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn tập chú vào hạn từ chủ yếu “sinh thái nhân bản” (“human ecology”), và hạn từ “hóan cải sinh thái” (“ecological conversion”). Chính những điểm này làm người ta hết sức chú ý tới thông điệp sắp tới của ngài