Các vị giáo hoàng thường dùng bài diễn văn Urbi et Orbi (Cho Thành Phố và cho Thế Giới) của Lễ Phục Sinh để cầu cho hòa bình thế giới. Đức Phanxicô đã theo truyền thống này vào hôm Chúa Nhật. Trong số nhiều điều khác, ngài đề cập tới giải pháp hạch nhân giữa năm cường quốc cộng với một quốc gia (P5+1), trong đó có Hoa Kỳ, và Iran.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Trong hy vọng, chúng ta phó thác cho Chúa nhân từ khuôn khổ vừa được thỏa thuận tại Lausanne, ước mong đây là bước tiến dứt khoát hướng tới một thế giới an toàn và bằng hữu hơn”.
Đó có thể chưa phải là một ủng hộ trực tiếp, nhưng chắc chắn thuận lợi hơn nhận định của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hay Đảng Cộng Hòa Mỹ về thỏa hiệp đạt được ngày 2 tháng Tư tại Thụy Sĩ, ấy là chưa kể những người thủ cựu Iran vốn coi thỏa hiệp này như một đe dọa đối với quyền lợi quốc gia.
Tổng Thống Barack Obama chắc chắn khá khó khăn trong việc tập họp được sự ủng hộ của quốc hội đối với thỏa hiệp này, một phần vì Đảng Cộng Hòa đã quyết định dùng vấn đề này làm đề tài tranh cử cho năm 2016. Trong khi ấy, chính Lãnh Tụ Tối Cao của Iran là Ayatollah Ali Khamenei vẫn chưa chính thức ủng hộ thỏa hiệp, và một phong trào chính trị tên là “Chúng Tôi Lo Lắng”, thành lập năm ngoái để chống đối mọi nhượng bộ hạch nhân, hiện đang phát động một chiến dịch chống lại thỏa hiệp này.
Hãng tin AP tường trình rằng khoảng 200 người có chủ trương cứng rắn đã tụ tập trước quốc hội Iran vào thứ Ba vừa qua trong khi có buổi điều trần về thỏa hiệp. Họ trương các biểu ngữ gọi nó là một sự thất bại.
Nói cách khác, các người ôn hòa ở cả hai phía phải vất vả lắm mới hy vọng đưa được phe diều hâu về phía mình. Và theo nhà báo John Allen Jr., trong cố gắng này, Tòa Thánh rất có thể là một tài nguyên nhiều tiềm lực một cách bất ngờ.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện có dư vốn liếng chính trị nhờ tỷ lệ ủng hộ ngài rất cao cũng như thế giá tinh thần của ngài. Ngài cũng chứng tỏ có đủ khả năng diễn dịch vốn liếng này thành các kết quả cụ thể, như vai trò của ngài trong việc tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba gần đây đã chứng tỏ.
Nếu Đức Phanxicô chịu chính thức ủng hộ thỏa hiệp hạch nhân, hay chỉ cần ngài vận động cho nó một cách gián tiếp nhưng rõ ràng như cách hành động xưa nay của các vị giáo hoàng trong các vấn đề chính trị, cũng đủ là một khuyến khích rất mạnh đối với công luận.
Trên một căn bản trường kỳ hơn, Tòa Thánh có thể là định chế hoàn cầu thuận lợi nhất để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau giữa Iran và Tây Phương.
Iran là một xã hội nặng về tôn giáo mà thẩm quyền tối hậu vốn là một vị giáo sĩ. Muốn vào tận tâm điểm sự việc, người ta phải có khả năng đối thoại với họ không những bằng ngôn từ chính trị thực dụng (realpolitik) mà còn bằng các ý niệm tâm linh nữa. Không một chính khách Tây Phương nào làm được điều ấy, ngoại trừ Vatican.
Mặt khác, dù sao vẫn có sự gần gũi tự nhiên giữa Đạo Công Giáo và Hồi Giáo Shi’a, vốn là ngành thiểu số trong thế giới Hồi Giáo, nhưng lại là khối đa số tạo nền cho văn hóa Iran.
Nhà văn Iran tên Vali Nasr, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2006, tựa là “Cuộc Phục Hưng Của Shi'a”, cho rằng sự chia rẽ giữa Sunni và Shi’a mang dáng dấp sự chia rẽ giữa Thệ Phản và Công Giáo, với Shi’a là ngành gần gũi hơn với Công Giáo.
Trong số những điểm song song giữa Hồi Giáo Shi’a và Công Giáo, ta thấy có:
* Nhấn mạnh nhiều tới thẩm quyền giáo sĩ
* Cách tiếp cận Kinh Korăng lưu ý tới cả sách thánh lẫn truyền thống
* Một đường hướng nặng về huyền nhiệm
* Tôn sùng thánh gia (nơi người Shi’a là thân nhân máu mủ của Muhammad) và các thánh (Mười Hai Imans)
* Nền thần học hy lễ và chuộc tội qua Hussein, người từng lấy con gái Muhammad và lãnh đạo cộng đồng Shi’a tiên khởi, và được tôn kính vì đã chết trong trận Karbala
* Tin vào ý chí tự do (ngược với học lý tiền định của Sunni)
* Các ngày Lễ, ngày hành hương, và các đền thờ chữa bệnh
* Lời cầu bầu
* Các hình thức sùng kính bình dân nặng về xúc cảm.
Như Nasr nhấn mạnh, bất cứ ai từng được xem một cuộc rước kiệu vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở những nơi như Mễ Tây Cơ hay Phi Luật Tân, trong đó có cảnh người ta tự đánh mình và có khi còn đóng đinh mình trên thánh giá nữa để tưởng niệm việc Chúa Kitô chịu đóng đinh, hẳn phải ngạc nhiên trước sự giống nhau lạ lùng với ngày lễ Ashoura của phái Shi’a tưởng niệm cuộc tử đạo của Hussein.
Nhà văn Iran khác tên Reza Aslan nói rằng lối giải thích luật Hồi Giáo theo lối hợp lý luận của hàng giáo sĩ Shi’a đã tạo được một sự mềm dẻo mà Hồi Giáo Sunni không có; phái này thường bị dính cứng vào lối đọc Kôrăng theo nghĩa đen. Aslan tin rằng các xã hội chịu ảnh hưởng Shi’a dễ chấp nhận việc thử nghiệm dân chủ, nhân quyền và đa nguyên hơn, miễn là những thứ này đặt cơ sở trên lý luận tôn giáo, giống như trong học thuyết xã hội Công Giáo.
Linh mục Dòng Biển Đức Mark Serna, một nhà giao dịch kỳ cựu với Hồi Giáo, vốn cho rằng “khác với những người Hồi Giáo trong truyền thống Sunni, người Hồi Giáo Shi’a là đối tác đối thoại rất tự nhiên với người Công Giáo Rôma”.
Nói thế không có nghĩa Vatican không phê phán gì trong cách tiếp cận của mình với Iran. Rõ ràng nhất ta thấy Đức Phanxicô càng ngày càng lớn tiếng kết án bạo lực chống các Kitô hữu, và mối liên hệ hàm hồ của Iran với các lực lượng cực đoan chuyên nhắm tấn công Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác là một nguồn gây lo lắng thường xuyên.
Ấy thế nhưng, Tòa Thánh vẫn muốn giữ cho các đường truyền thông luôn luôn mở và việc này đang được Tehran lưu ý nồng nhiệt. Các liên hệ ngoại giao giữa Iran và Tòa Thánh đã có từ năm 1954, khiến chúng trở thành kỳ cựu hơn các liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh tới 30 năm, và tòa đại sứ Iran ở Tòa Thánh khá nổi tiếng tại Rôma vì số lượng nhân viên rất lớn và tinh thần năng nổ của họ.
Khi các giới chức của Iran và của Tòa Thánh cùng ngồi với nhau, họ nói chung một ngôn ngữ gồm những ý niệm tâm linh và thần học tương tự nhau.
Bằng một dấu hiệu tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người Y, hiện đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình của Tòa Thánh, gần đây đã gặp một phái đoàn phụ nữ cao cấp của Iran, trong đó có Shahindokht Molaverdi, phó tổng thống phụ trách về phụ nữ và các vấn đề gia đình. Khi người Iran thả nổi ý tưởng muốn tham dự Cuộc Họp Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia vào tháng Chín, một biến cố được Đức Phanxicô tham dự, Đức TGM Paglia ủng hộ ngay lập tức. Số nhà lãnh đạo thế giới dám làm một cử chỉ như thế trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu mà không sợ tạo ra một khó khăn ngoại giao quả không có nhiều.
John Allen tiết lộ rằng trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux hồi tháng Hai, phó tổng thống Iran, Molaverdi, tin rằng Đức Phanxicô có thể đóng vai trò mở cửa. Bà nói: “chắc chắn vị giáo hoàng này có khả năng đem người ta lại với nhau, việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới các chính phủ”.
Liệu các cơ hội đối thoại có thể được vận động nhanh chóng đủ để tạo ra khác biệt cho thỏa hiệp hạch nhân, một thỏa hiệp giả thiết phải được thông qua dứt khoát vào tháng Sáu này hay không, vẫn là điều còn phải chờ.
Tuy nhiên, với thời gian, nếu Iran và Tây Phương muốn tìm một cơ sở chung, thì Đức Phanxicô và các viên chức của ngài ở Tòa Thánh có thể là một thành phần chủ yếu khiến cơ sở này xuất hiện.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Trong hy vọng, chúng ta phó thác cho Chúa nhân từ khuôn khổ vừa được thỏa thuận tại Lausanne, ước mong đây là bước tiến dứt khoát hướng tới một thế giới an toàn và bằng hữu hơn”.
Đó có thể chưa phải là một ủng hộ trực tiếp, nhưng chắc chắn thuận lợi hơn nhận định của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hay Đảng Cộng Hòa Mỹ về thỏa hiệp đạt được ngày 2 tháng Tư tại Thụy Sĩ, ấy là chưa kể những người thủ cựu Iran vốn coi thỏa hiệp này như một đe dọa đối với quyền lợi quốc gia.
Tổng Thống Barack Obama chắc chắn khá khó khăn trong việc tập họp được sự ủng hộ của quốc hội đối với thỏa hiệp này, một phần vì Đảng Cộng Hòa đã quyết định dùng vấn đề này làm đề tài tranh cử cho năm 2016. Trong khi ấy, chính Lãnh Tụ Tối Cao của Iran là Ayatollah Ali Khamenei vẫn chưa chính thức ủng hộ thỏa hiệp, và một phong trào chính trị tên là “Chúng Tôi Lo Lắng”, thành lập năm ngoái để chống đối mọi nhượng bộ hạch nhân, hiện đang phát động một chiến dịch chống lại thỏa hiệp này.
Hãng tin AP tường trình rằng khoảng 200 người có chủ trương cứng rắn đã tụ tập trước quốc hội Iran vào thứ Ba vừa qua trong khi có buổi điều trần về thỏa hiệp. Họ trương các biểu ngữ gọi nó là một sự thất bại.
Nói cách khác, các người ôn hòa ở cả hai phía phải vất vả lắm mới hy vọng đưa được phe diều hâu về phía mình. Và theo nhà báo John Allen Jr., trong cố gắng này, Tòa Thánh rất có thể là một tài nguyên nhiều tiềm lực một cách bất ngờ.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện có dư vốn liếng chính trị nhờ tỷ lệ ủng hộ ngài rất cao cũng như thế giá tinh thần của ngài. Ngài cũng chứng tỏ có đủ khả năng diễn dịch vốn liếng này thành các kết quả cụ thể, như vai trò của ngài trong việc tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba gần đây đã chứng tỏ.
Nếu Đức Phanxicô chịu chính thức ủng hộ thỏa hiệp hạch nhân, hay chỉ cần ngài vận động cho nó một cách gián tiếp nhưng rõ ràng như cách hành động xưa nay của các vị giáo hoàng trong các vấn đề chính trị, cũng đủ là một khuyến khích rất mạnh đối với công luận.
Trên một căn bản trường kỳ hơn, Tòa Thánh có thể là định chế hoàn cầu thuận lợi nhất để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau giữa Iran và Tây Phương.
Iran là một xã hội nặng về tôn giáo mà thẩm quyền tối hậu vốn là một vị giáo sĩ. Muốn vào tận tâm điểm sự việc, người ta phải có khả năng đối thoại với họ không những bằng ngôn từ chính trị thực dụng (realpolitik) mà còn bằng các ý niệm tâm linh nữa. Không một chính khách Tây Phương nào làm được điều ấy, ngoại trừ Vatican.
Mặt khác, dù sao vẫn có sự gần gũi tự nhiên giữa Đạo Công Giáo và Hồi Giáo Shi’a, vốn là ngành thiểu số trong thế giới Hồi Giáo, nhưng lại là khối đa số tạo nền cho văn hóa Iran.
Nhà văn Iran tên Vali Nasr, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2006, tựa là “Cuộc Phục Hưng Của Shi'a”, cho rằng sự chia rẽ giữa Sunni và Shi’a mang dáng dấp sự chia rẽ giữa Thệ Phản và Công Giáo, với Shi’a là ngành gần gũi hơn với Công Giáo.
Trong số những điểm song song giữa Hồi Giáo Shi’a và Công Giáo, ta thấy có:
* Nhấn mạnh nhiều tới thẩm quyền giáo sĩ
* Cách tiếp cận Kinh Korăng lưu ý tới cả sách thánh lẫn truyền thống
* Một đường hướng nặng về huyền nhiệm
* Tôn sùng thánh gia (nơi người Shi’a là thân nhân máu mủ của Muhammad) và các thánh (Mười Hai Imans)
* Nền thần học hy lễ và chuộc tội qua Hussein, người từng lấy con gái Muhammad và lãnh đạo cộng đồng Shi’a tiên khởi, và được tôn kính vì đã chết trong trận Karbala
* Tin vào ý chí tự do (ngược với học lý tiền định của Sunni)
* Các ngày Lễ, ngày hành hương, và các đền thờ chữa bệnh
* Lời cầu bầu
* Các hình thức sùng kính bình dân nặng về xúc cảm.
Như Nasr nhấn mạnh, bất cứ ai từng được xem một cuộc rước kiệu vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở những nơi như Mễ Tây Cơ hay Phi Luật Tân, trong đó có cảnh người ta tự đánh mình và có khi còn đóng đinh mình trên thánh giá nữa để tưởng niệm việc Chúa Kitô chịu đóng đinh, hẳn phải ngạc nhiên trước sự giống nhau lạ lùng với ngày lễ Ashoura của phái Shi’a tưởng niệm cuộc tử đạo của Hussein.
Nhà văn Iran khác tên Reza Aslan nói rằng lối giải thích luật Hồi Giáo theo lối hợp lý luận của hàng giáo sĩ Shi’a đã tạo được một sự mềm dẻo mà Hồi Giáo Sunni không có; phái này thường bị dính cứng vào lối đọc Kôrăng theo nghĩa đen. Aslan tin rằng các xã hội chịu ảnh hưởng Shi’a dễ chấp nhận việc thử nghiệm dân chủ, nhân quyền và đa nguyên hơn, miễn là những thứ này đặt cơ sở trên lý luận tôn giáo, giống như trong học thuyết xã hội Công Giáo.
Linh mục Dòng Biển Đức Mark Serna, một nhà giao dịch kỳ cựu với Hồi Giáo, vốn cho rằng “khác với những người Hồi Giáo trong truyền thống Sunni, người Hồi Giáo Shi’a là đối tác đối thoại rất tự nhiên với người Công Giáo Rôma”.
Nói thế không có nghĩa Vatican không phê phán gì trong cách tiếp cận của mình với Iran. Rõ ràng nhất ta thấy Đức Phanxicô càng ngày càng lớn tiếng kết án bạo lực chống các Kitô hữu, và mối liên hệ hàm hồ của Iran với các lực lượng cực đoan chuyên nhắm tấn công Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác là một nguồn gây lo lắng thường xuyên.
Ấy thế nhưng, Tòa Thánh vẫn muốn giữ cho các đường truyền thông luôn luôn mở và việc này đang được Tehran lưu ý nồng nhiệt. Các liên hệ ngoại giao giữa Iran và Tòa Thánh đã có từ năm 1954, khiến chúng trở thành kỳ cựu hơn các liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh tới 30 năm, và tòa đại sứ Iran ở Tòa Thánh khá nổi tiếng tại Rôma vì số lượng nhân viên rất lớn và tinh thần năng nổ của họ.
Khi các giới chức của Iran và của Tòa Thánh cùng ngồi với nhau, họ nói chung một ngôn ngữ gồm những ý niệm tâm linh và thần học tương tự nhau.
Bằng một dấu hiệu tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người Y, hiện đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình của Tòa Thánh, gần đây đã gặp một phái đoàn phụ nữ cao cấp của Iran, trong đó có Shahindokht Molaverdi, phó tổng thống phụ trách về phụ nữ và các vấn đề gia đình. Khi người Iran thả nổi ý tưởng muốn tham dự Cuộc Họp Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia vào tháng Chín, một biến cố được Đức Phanxicô tham dự, Đức TGM Paglia ủng hộ ngay lập tức. Số nhà lãnh đạo thế giới dám làm một cử chỉ như thế trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu mà không sợ tạo ra một khó khăn ngoại giao quả không có nhiều.
John Allen tiết lộ rằng trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux hồi tháng Hai, phó tổng thống Iran, Molaverdi, tin rằng Đức Phanxicô có thể đóng vai trò mở cửa. Bà nói: “chắc chắn vị giáo hoàng này có khả năng đem người ta lại với nhau, việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới các chính phủ”.
Liệu các cơ hội đối thoại có thể được vận động nhanh chóng đủ để tạo ra khác biệt cho thỏa hiệp hạch nhân, một thỏa hiệp giả thiết phải được thông qua dứt khoát vào tháng Sáu này hay không, vẫn là điều còn phải chờ.
Tuy nhiên, với thời gian, nếu Iran và Tây Phương muốn tìm một cơ sở chung, thì Đức Phanxicô và các viên chức của ngài ở Tòa Thánh có thể là một thành phần chủ yếu khiến cơ sở này xuất hiện.