Chuyện Phiếm Canada: TẾT CON DÊ
Chưa tết năm nào nhóm già chúng tôi vui bằng tết con dê năm nay. Nguồn vui bắt đầu từ ngày ông Từ Hòe hội viên viễn cư về làng làm bếp ăn tết. Các cụ còn nhớ cái ông Từ Hòe này chứ. Hồi đầu thì ông ở với chúng tôi tại thành phố Toronto thân yêu này, sau rồi vì chú em kết nghĩa được sang Canada và được chính phủ cho định cư ở miền tây nên ông giữ đúng lời thề ‘sống chết có nhau’, ông bỏ làng sang với chú em. Ông bỏ chúng tôi mà buồn đứt ruột, nên ông xin hứa hằng năm sẽ về ăn tết với làng.
Tết con dê này, ông đã về đây từ ngày cúng ông Táo. Năm nào về ông cũng đem theo qùa, năm thì giò chả, năm thì bánh chưng. Riêng năm nay thì ông có một món qùa đặc biệt, bí mật lắm, từ từ rồi tôi sẽ trình các cụ.
Vừa nghe tin ông về tới Toronto và ở nhà cụ Chánh tiên chỉ thì dân làng kéo đến ngay. Thấy ông là thấy tết liền. Từ xưa ông đã giữ chức trưởng ban nấu cỗ mà. Tay bắt mặt mừng một lúc rồi ông trình cả làng: Tôi mới du lịch xa về. Xin đố cả làng tôi đã đi đâu ? Câu hỏi khó chứ, phải không ạ. Sống ở Bắc Mỹ này chứ có phải sống ở Việt Nam ngày xưa đâu, nên muốn đi bất cứ chỗ nào mà chả được. Đối với ông thì chắc chỉ có một nơi ông không muốn đến mà thôi, đó là nước Việt Nam đang bị cộng sản cai trị. Không ai biết ông đã đi đâu. Thấy làng không đoán nổi thì ông cười hà hà rồi trả lời ngay: Tôi vừa đi một nơi mà chắc cả làng ta chưa ai nghĩ tới chứ đừng nói tới chuyện đã đi tới. Thưa đó là miền Nunavut đặc khu phía bắc cực của nước Canada chúng ta. Nghe đến đây thì ai cũng à lên một tiếng thật to và gật đầu. Đúng vậy, cứ nghe tới Nunavut là nghĩ ngay tới tuyết, tới giá lạnh, ai cũng teo lại hết.
Ông Từ Hòe kể: Ban đầu có người rủ đi thì tôi lắc đầu ngay vì thấy xa quá và lạnh qúa. Nhưng rồi tôi đã đổi ý. Người làm tôi đổi ý các bạn có biết là ai không? Thưa đó chính là vợ chồng chú em kết nghĩa của tôi. Cô chú ấy làm việc ở nhà thờ, nghe mấy bà sơ khoe về chuyến đi Nunavut, được mấy bà sơ cho xem hình ảnh, cô chú ấy mê liền, mua vé đi liền. Đây là một chuyến đi do hãng du lịch tổ chức, mình chỉ cần trả tiền còn các sự khác họ lo hết. Các bạn biết Nunavut ở đâu rồi chứ? Nó ở bên trên tỉnh bang Manitoba, chạy dài tới tận bắc cực. Trước thì Nunanvut thuộc đặc khu Northwest Territories, nhưng rồi thấy rằng miền này lớn qúa nên năm 1999 chính phủ đã cắt ra và lập nên đặc khu thứ ba này. Ôi, cái dặc khu này rộng mênh mang, hơn 2 triệu cây số vuông, lớn bằng cả Âu Châu, mà dân số chỉ có vào khỏang 33.000 người. Đi lại toàn phải dùng máy bay. Đoàn du lịch chúng tôi cũng di chuyển toàn bằng máy bay. Miền này mùa hè thì chỉ có ngày chứ không có đêm, chúng tôi đi vào tháng Tám nên không thấy mặt trời lặn bao giờ.
Chị Ba Biên Hòa giơ tay xin hỏi chuyện bên lề, chuyện chú em của ông. Ông nói ngay: chú ấy bây giờ đạo đức lắm, cả hai vợ chồng đã về hưu, cả tuần làm việc bác ái. Trong tuần thì hai vợ chồng làm thiện nguyện cho một cơ quan xã hội, tìm việc làm cho người thất nghiệp, tìm chỗ ở cho người vô gia cư, lúc rảnh thì đi thăm những người đau ốm trong nhà thương, cuối tuần thì giúp việc nhà thờ, giúp những người lang thang đến xin ngủ đêm ở nhà thờ, cho họ ăn sáng và ăn tối. Chú ấy càng về già càng ghét cộng sản. Ngày xưa còn ở ngoài Bắc, chú ấy là cán bộ cao cấp hạng nặng, được huấn luyện sống chết với đảng, sang bên này, càng ngày chú ấy càng sáng mắt ra khi nhìn lại. Mới tháng trước đây chú ấy tâm sự với tôi về chữ ‘tiêu thổ kháng chiến’ thập niên 1940. Chú bảo ngày xưa Bác Hồ là thần tượng, lời bác nói là chân lý. Bác bảo ta hãy tiêu thổ kháng chiến để chống Pháp, không cho Pháp chỗ ở. Chú là người hăng say nhất trong chiến dịch này. Chú bắt mọi ngươi tản cư, rồi chú đốt nhà của họ, cốt dể giặc Pháp không có chỗ ở. Ai dè, bây giờ nghĩ lại mới thấy mình ngu và mù quáng. Quân Pháp đâu có ở nhà dân. Bọn họ đóng đồn ở ngã ba ngã tư trọng yếu chứ. Thì ra đây là dã tâm của Hồ Chí Minh. Việc phá nhà đốt nhà chính là dã tâm muốn bần cùng hóa nhân dân, làm cho mọi người trắng tay để Đảng dễ sai khiến. Chú ấy luôn miệng nói rằng bọn CS là bọn gian trá và nguy hiểm, chúng không yêu tổ quốc VN mà chúng chỉ yêu cái đảng của chúng…
Cả làng đang say sưa nghe ông Từ Hòe kể chuyện thì Cụ Chánh rung chuông mời làng ăm trưa. Chúng tôi sung sướng thế đấy. Đây là bữa ăn dã chiến, cụ Chánh đếm đầu người rồi gọi hàng bánh cuốn dưới phố. Loáng một cái là có bánh cuốn ngay. Thât là nóng sốt. Mỗi người một hộp lớn. Mở hộp ra thì nào bánh cuốn nóng, nào giò chả, nào đậu phụ chiên, nào giá chín, nào lá thơm, nào dưa leo, nào nước mắm, nào ớt cay. Tôi mê hộp bánh cuốn này qúa. Đây là bữa ăn ngon, lành, bổ. Cụ Chánh không phải lo bát đũa ly chén gì cả. Có sẵn hết trong hộp. Sau bữa ăn thì Chị Ba Biên Hòa, hai Cô Tôn Nữ và Cao Xuân lo cà phê cùng nước trà.
Rồi chúng tôi xin ông Từ Hòe nói tiếp chuyện Nunavut. Ông bảo ông bây giờ có tuổi rồi, trí nhớ sa sút lắm. Chút nữa ông sẽ cho cả làng coi video mà ông đã quay. Rồi ông nhâm nhi tiếp cà phê. Rồi ông thốt lên: Ôi chao, ăn bánh cuốn Thanh Trì VN rồi uống cà phê Starbucks Canada, hai thứ này quyện lấy nhau, sao mà nó hợp với nhau thế, y như là Chị Ba với anh John vậy. Cả làng phá ra cười rũ rượi và gật gù đồng ý.
Thấy cả làng đang lúc sung sướng như vậy, Chị Ba Biên Hòa liền lên tiếng hỏi ông về ý nghĩa danh xưng Nunavut. Ông trả lời: Theo sách vở thì Nunavut là tiếng Da Đỏ, nghĩa là ‘ Đất của chúng ta / Our land’. Nghe thấy vậy, ông ODP liền góp ý ngay:
- Xưa nay các nhà viết sử có câu hỏi về nguồn gốc người Da Đỏ. Họ không
phải là người Da Trắng hay Da Đen, họ da vàng rõ ràng. Vậy họ từ miền Á Châu nào tới đây? Các nhà nhân chủng học cho rằng người Da Đỏ đã có mặt ở Canada này ít nhất là 25 ngàn năm. Nét mặt họ không giống nét mặt người Tàu, người Nhật hay người Cao Ly, mắt họ không bé và không xếch. Họ là người Việt cổ, anh em của chúng ta chăng? Có thể lắm, dám lắm. Theo huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ thời tiền sử thì 50 người con đã theo cha xuống biển, còn 50 người con theo mẹ lên núi, tức là lên miền bắc. Khi tới cực bắc phía tây thì gặp eo biển Bering, tức là con đường dẫn vào đất Canada. Con cái mẹ Âu Cơ đã dừng chân ở đây, còn thắc mắc gì nữa.
Năm xưa, có một vị cao niên khả kính cũng đồng quan điểm với tôi. Đó là Cụ Nguyễn Bách Bằng, cựu hội trưởng Hội Cao Niên Ottawa. Mùa xuân năm 1999 Cụ Bằng viết thư cho tôi nói về buổi lễ thành lập tân đặc khu Nunanut ngày 1.4.1999, thư như sau:
“…Đại lễ do Ông Toàn Quyền Leblanc và Thủ tướng Chrétien chủ tọa, với sự tham dự của nội các, các dân biểu và ngoại giao đoàn. Buổi lễ thật long trọng. Quan Toàn quyền ký tên vào lá cờ Nunavut rồi trao cờ cho bà đại diện đặc khu. Bà này cầm lá cờ ấp vào ngực, mắt long lanh giọt lệ. Sau đó là phần văn nghệ của dân địa phương Da Đỏ. Tôi thấy phụ nữ Da Đỏ Nunavut sao giống người Việt Nam chúng ta thế. Họ thật mảnh mai, trái hẳn với thân hình đồ sộ người da trắng. Nhất là khi một thiếu nữ mặc cái áo giống y như áo dài VN, cô hát những lời ca có điệu ‘ý a, ỳ a, ối a’ sao mà nó giống điệu hát quan họ của chúng ta đến thế. Hồi thập niên 1930, tôi có đến dự Hội Lim cách Hà Nội 13 cây số, đã được nghe hát quan họ, cung điệu y như cung điệu cô gái Da Đỏ vừa hát. Tôi đã đem chuyện này kể với nhà văn lão thành Tú Hát, tức cụ Đinh Bá Hoàn lúc đó đang ở Misissauga. Cụ Hoàn cũng gật đầu đồng ý với Cụ Bằng và còn nói danh xưng Nunavut làm cụ nhớ tới bài hát tiếng Việt của trẻ em ngày xưa trong trò chơi xỉa chân. Các em vừa ngồi vừa duỗi chân ra vừa hát: ‘ nu na nu nống, cái cống nằm trong, cái ong nằm ngoài…’ Đây là tiếng Việt cổ, NU = hoặc là, NA = mày, NỐNG = tao, CỐNG=con chó, ONG= con dê, đại ý bài ca nói rằng hoặc mày hoặc tao sẽ phải rụt chân vào nếu bị con chó hay con dê cắn…
Theo Cụ Bằng và Cụ Hoàn thì danh xưng tân lãnh địa Nunavut là tiếng Việt cổ. Căn cứ vào hình dáng, y phục và ngôn ngữ trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng người Da Đỏ chính là người Việt cổ. Họ đã đến đây trước chúng ta, nay chúng ta cũng đến đây, tức là anh em đang gặp nhau mà chưa nhận ra nhau đấy thôi.
Sau này tôi còn đem việc này hỏi cụ Đào Trọng Cương trong buổi lễ mừng đại thọ 100 tuổi của cụ mấy năm trước đây, Cụ Cương gật đầu bảo ý của tôi rất đúng. Cụ Cương là cây đại thụ Bắc Kỳ, là kỹ sư xây cất đầu tiên ở Hà Nội thập niên 1940, lời cụ đầy trọng lượng và uy tín.
Ông ODP kể chuyện cũ này xong rồi hỏi cả làng: Còn dân làng ta thì nghĩ sao cơ? Cụ Chánh tiên chỉ đáp ngay: Còn nghĩ gì nữa. Chứng cớ rành rành. Chúng ta đang sống ở đất Canada là đang sống trên đất của anh em chúng ta, tức là gia tộc nhà mình,. không phải sống nhờ nha.
Nghe đến đây ai cũng vỗ tay và cười. Ông H.O. chỉ vào anh John da trắng: Chúng tôi sống ở đất nhà anh em chúng tôi, chỉ có anh là đang sống nhờ đất người khác đó nha! Chị Ba Biên Hòa nghe vậy thì thích qúa, liền hỏi anh John: Anh nghe rõ chưa?
Ngày tết nói cho vui vậy chứ câu hỏi nguồn gốc người Da Đỏ là câu hỏi khó, phải không cơ. Nhưng thôi, đây là chuyện năm cũ con ngựa, nhân ngày cúng ông Táo. Xin Ông Táo đem việc này trình Ngọc Hoàng. Bây giờ tôi kể hầu các cụ chuyện ông Từ Hòe nấu cỗ tết Con Dê.
Dân làng đón chào ông Từ Hòe, được ông kể chuyện và xem phim ông chụp ở Nunavut, được cụ Chánh thết bánh cuốn Thanh Trì, ai cũng vui vẻ sung sướng, nhưng trên đường về nhà, đầu óc ai cũng vẫn còn nghĩ tới ông Từ Hòe. Cái ông này mưu trí lắm. Năm nào ông cũng nấu cổ tết, năm con nào thì cỗ có thịt con đó, năm con gà thì ông nấu món gà, năm con trâu thì ông nấu món trâu, năm con ngựa năm ngoái thì ông nấu món ngựa, năm nay con dê thì chắc ông nấu món dê nhưng không biết ông nấu dê món gì. Ngoài ra ai cũng còn thắc mắc là ông du lịch Nunavut thì không biết ông đã mua món qùa gì cho làng.
Cả làng hồi hộp chờ. Cái ông Từ Hòe này láu lắm. Chúng tôi hỏi Ông ODP và ông H.O. mà hai vị này cũng lắc đầu không đoán ra. Chúng tôi hỏi Cụ Chánh tiên chỉ làng thì Cụ chỉ cười hà hà bí mật, hóa ra cụ vào phe với ông Từ Hoè mất rồi. Đành phải chờ đến ngày tết.
Và ngày trọng đại đã đến. Ông Từ Hòe đứng ra nhận các lễ vật đóng góp của dân làng mang tới và bầy hết lên bàn thờ tổ tiên. Loáng một cái mà bàn thờ đã đầy của lễ. Cụ Chánh đốt nến và đốt hương rồi cùng mọi người chắp tay khấn vái. Cụ lớn tiếng cầu xin tổ tiên phù hộ cho quê hương VN hết nạn CS và phù hộ cho dân làng và con cháu, bên ngoài bây giờ là người Canada nhưng bên trong vẫn mãi là người VN có gốc Rồng Tiên. Rồi chúng tôi lần lượt lên đốt một cây hương và lậy 3 vái. Quả là cảm động.
Rồi cỗ trên bàn thờ được đem xuống, thức ăn trong bếp được mang ra. Món chính là món tái dê và cà ri dê. Năm con dê mà. Và món mọi người chờ mong là món của ông Từ Hòe mua từ Nunavut về. Ông để mọi ngươi hồi hộp chờ đợi một chập rồi ông mới mở lò đem lên một khay thơm ngào ngạt. Các cụ có đoán ra là món gì không ạ ? Thưa là món ‘Hải Cẩu ’. Ông Từ Hòe cười ha ha rồi nói: Ở Nunavut người ta chỉ được săn 40 ngàn con hải cẩu một năm. Họ lấy da, lấy lông xuất cảng. Còn thịt hải cẩu vừa bán trong nước cũng vừa xuất cảng. Tôi có nghiên cứu về con hải cẩu, bữa nay xin cho tôi nói đôi điều về con vật đặc biêt của Canada này. Các nước bên Âu Châu, tuy trong bụng thì thích lông con hải cẩu và da con hải cẩu, nhưng ngoài miệng thì la Canada là tàn ác trong việc giết hải cẩu, rồi lên tiếng tẩy chay. To tiếng nhất là cô đào già Brigitte Bardot. Báo chí Canada lâu nay tỏ ra giận Âu Châu về việc này. Các ngài lên tiếng cấm chúng tôi giết hải cẩu hả? Các ngài có biết một năm lũ ‘chó biển’ này ăn bao nhiêu hải sản của chúng tôi không? Canada đã bỏ ngoài tai việc Âu Châu lên án, Canada vẫn tiếp tục cho phép bắt giết hải cẩu, và tháng Ba vừa qua để tỏ ra thách thức Âu Châu, nhà hàng của quốc hội Canada đã chính thức có món hải cẩu trong thực đơn, hàng tuần sẽ thay đổi món nấu. Các cụ phương xa đã thấy Canada ‘gân’ chưa?
Tôi có đi ăn nhà hàng, có hỏi thăm mấy ông đầu bếp, các ông cho biết thịt hải cẩu cũng gần giống như thịt bò. Khi làm món thịt này thì phải dùng giao thật sắc, bỏ da bỏ mỡ, rồi ngâm nước muối, rồi ướp với chanh và tẩm bột, rồi chiên với bơ hay với dầu. Tôi đã làm như ông đâu bếp Nunavut chỉ, ăn ngon lắm. Tôi không chiên mà nướng và chấm nước mắm gừng tỏi ớt, ăn với cơm hay bánh mì đều hợp cả. Tôi và chú em đã mua một lô thịt đông lạnh đem về. Hôm nay xin làm lễ trình làng.
Cả làng vỗ tay râm ran, món ông vừa bưng ra là món hải cẩu nướng thơm lừng. Trong khi làng vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon, thì ông Từ Hòe lại đứng lên rồi lẳng lặng vào bếp. Lúc ông ra thì ông bưng một đĩa khói ngùn ngụt, và đi thẳng tới bàn phe liền ông. Thấy các đấng quân tử vỗ tay râm ran, bà Cụ B.95 lên tiếng ngay: Bác Từ Hòe phải công bằng nha. Cỗ tết hôm nay phải bằng nhau, mâm phái nữ chúng tôi cũng phải đủ món y như mâm các ông.
Ông Từ Hòe, vừa cười vừa gãi đầu rồi nói: Tôi nấu món này chỉ sợ các bà la nên phải nấu bí mật. Cụ đã nói như vậy, thì tôi xin thành thực khai rằng đây là món ‘hải cẩu pín’, món mà ông cụ Võ Văn Vân ngày xưa đã làm thuốc ‘bổ thận hoàn’ cho phái nam. Phe các bà liền vỗ tay khen sự thành thực khai báo của đầu bếp Từ Hòe, và bà nào cũng đòi nếm thử. Các cụ đã thấy phe liền bà trong làng tôi bạo gan chưa.
Thấy cả làng đều vui mừng tiếp đón món qúy, ông Từ Hòe nói tiếp: Tôi phải vất vả lắm mới tìm mua được món ‘pín’ này. Năm xưa ở Saigon nhà thuốc Võ Văn Vân quảng cáo rầm rộ về sản phẩm ‘Tam Tinh Hải Cẩu bổ thận hoàn’, hồi đó làm gì Võ Văn Vân có món qúy của hải cẩu mà làm thuốc. Còn tôi, lặn lội từ miền tây Canada lên tận miền bắc Canada mới tìm mua được đồ qúy của nó. Tôi phải ướp đá. Hôm nay mới xả đá và làm món chiên với hành tỏi nước mắm. Mời các bạn xơi với rượu để rượu dẫn thẳng vào máu cái sự qúy báu của con vật bắc cực này.
Không phải chỉ các nhà quân tử phái nam trong làng gắp món này, mà phe các bà cũng gắp lia chia nha. Bạo qúa sức vậy đó. Và tiếng cười nói vang lên. Cụ Chánh tuyên bố ơn đại xá: Hôm nay là ngày tết, vui nhất trong một năm, theo truyền thống của làng, mọi người được phép nói các thứ chuyện mặn, không phải kiêng cữ gì cả.
Ông ODP xin kể chuyện ngay. Ông bảo chuyện này không mặn gì cả. Rằng ngày xưa ở Saigon, ông có xem một nhóm chuyên đi bán thuốc dạo với sự lãnh đạo của một anh mãi võ Sơn Đông. Anh này bẻm mép vô cùng. Anh ta luôn luôn có cái trống và cái phèng la phụ họa. Anh ta rao bán thuốc như thế này:
Lùng tùng xoèng
Những người vợ bỏ vợ chê
Tôi cho thuốc uống, vợ mê lại liền
Lùng tùng xoèng…
Rồi anh ta giơ bao thuốc Tam Tinh hải cẩu ra. Thế là giới bình dân ta, nhất là phe liền ông, chạy tới mua ào ào.
Anh H.O. cũng góp chuyện: Ngày xưa tôi cũng có nghe nói về thuốc Tam Tinh Hải Cẩu mà hồi đó không biết con hải cẩu hình dáng như thế nào và nó sống ở đâu. Sang Canada này mới biết hải cẩu sống ở miền băng tuyết phía bắc. Nghe tiếng cái ấy của hải cẩu là thuốc qúy nhưng không biết nó qúy như thế nào, hiệu nghiệm như thế nào. Ở VN quê mình thì tôi chỉ nghe nói con dê và cái ấy của con dê qúy mà thôi. Tôi cũng thấy người Canada chuộng cái ấy lắm, chắc họ cũng có một niềm tin như người mình. Bạn đi chợ mà muốn mua ‘pín’ dê thì phải biết kêu cho đúng tên. Ở Montreal miền nói tiếng Pháp, họ gọi ‘pín’ dê bằng cái tên rất thơ mộng và ngộ nghĩnh là ‘amourette’. Theo tự điển thì amourette là mối tình nhỏ, mối tình dấu kín, còn ở chợ thịt dê thì amourette chỉ của qúy của chú dê.
Nhân nói tới dê, anh John nói rằng anh thích nhất cái chữ bình dân chỉ trái cà tím. Tự điển dịch trái ‘egg plant’ là trái cà tím. Lời này chỉ nói lên được một khía cạnh mầu sắc mà không nói lên được đúng hình dáng. Giới bình dân không gọi là trái cà tím mà gọi là ‘cà giái dê’. Đúng và gây ấn tượng hết sức. Ngoài ra anh John bảo rằng anh đã học được nhiều tiếng bình dân và tiếng lóng của tiếng Việt, anh thấy những tiếng này hay vô cùng. Bữa nay ngày tết Cụ Chánh đã cho nói thả dàn nên anh xin nói hết cái kho cười bình dân mà anh hằng dấu vợ. Anh kể rắng một hôm ăn cơm ở nhà hàng, anh nghe mấy ông VN nhậu bàn bên cạnh nói thế này: Thịt dê bổ dưỡng cả thằng lớn cả thằng nhỏ.
Cái chữ ‘thằng nhỏ’ này hay quá. Trong tiếng Anh khi không muốn nói thẳng tên thằng nhỏ thì người ta gọi thằng nhỏ là John Henri. Trong tiếng VN, ngày xưa ngoài Bắc giới lao động ghét Hồ Chí Minh đến độ họ gọi ‘thằng nhỏ’ là ‘Cụ Hồ’. Một năm hai thước vải thô, Lấy gì che kín Cụ Hồ em ơi!
Nghe đến đây thì Chị Ba giơ tay bịt miệng chồng lại, không cho nói nữa. Ông Từ Hòe thấy anh John bị vợ đàn áp, bèn tiếp sức ngay: Năm nay là năm dê nên xin cho tôi dài dòng về dê, tôi thấy trong tiếng Việt dùng chữ ‘dê’ để chỉ cái tính 35 của liền ông. Tôi học được cái nghĩa này từ câu chuyện giữa 2 cô bạn thân. Hai cô nói chuyện như sau: - Mi quen tên đó hả?
- Ừ, thì sao?
- Tên đó ‘dê’ lắm.
- Sao mi biết ?
- Cứ nghe nó cười là biết liền
Cười dê là cười thế nào, thưa các cụ ? Cụ B.95 liền đáp ngay: Anh kể xong câu chuyện dê rồi anh cười be be là cười dê đó.
Cụ già B.95 nói vậy nghe đúng qúa, phải không cơ.
Ông ODP được mời nói tiếp về dê thì có vẻ thích lắm. Ông xin nói chuyện dê theo sách vở. Rằng con dê lớn lên được 6 tháng tuổi là đã biết chuyện yêu đương. Dê được coi là một trong tứ linh được chọn làm vật tế lễ: heo, bò, trâu và dê. Phó mát bên Âu Châu ngon nhất là Camembert làm bằng sữa dê. Sữa dê được coi là béo và bổ nhất trong các loại sữa. Sữa dê đã góp sức cho Đức Phật.
Chuyện kể rằng sau 6 năm tu khổ hạnh, Đức Phật nhận thấy thể xác héo mòn và tâm thần sa sút, nên Ngài quyết định đổi cách tu. Ngài không hãm xác nhịn đói nữa. Có một bà già ngày nào cũng mang sữa dê đến cho ngài. Chỉ một thời gian, Ngài phục hồi sức khỏe rồi theo lối tu khác và Ngài đắc đạo thành Phật.
Trong việc chơi bài, trong 40 con vật thì con dê được vẽ trên lá bài thứ 35, chính vì thế mới sinh ra tiếng ‘máu 35’để chỉ người có máu dê. Mà nghĩ cũng buồn cười, anh con trai có máu 35 thì gọi là dê, còn chị đàn bà mà có máu 35 thì không gọi là dê, mà là ngựa, ‘Con đó ngựa lắm’ chứ không nói ‘con đó dê lắm’.
Nói đến đây tôi liền nhớ đến chuyện Cụ Vương Hồng Sển, một học giả về khảo cổ, tả con dê. Cụ kể rằng thời đó có một ông xã đem biếu quan tây một con dê. Ông tây không biết là con gì liền hỏi, ông xã nói tiếng Tây bồi, ba xí ba tú tả con dê như sau: Lúy mắm xốt xiềng, da na báp, da na cót’ Các cụ nghe có hiểu gì không cơ ? Quan tây nghe xong thì mặt ớ ra, chả hiểu gì. Quan liền cho gọi viên thông ngôn. Ông xã lặp lại câu ông vừa nói, anh thông ngôn bèn phá ra cười rồi trình quan tây: Ông ta nói: Lui même chose chien, il a barbe, il a corne, nó giống con chó, nó có râu, nó có sừng… Cụ Sển chỉ kể đến đây rồi thôi. Cụ không cho biết sau đó ông quan tây có giết dê làm tái dê, lấy pín dê làm món nhậu và lấy máu dê pha với rượu uống thay whisky hay không. Tôi thắc mắc như vậy là vì con dê béo được cha ông ta liệt vào danh sách 3 cái mê ly nhất của đàn ông, ca dao chép rõ ràng:
Thế gian ba sự khôn chừa
Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ
Sách của Cụ Sển chép nhiều câu gay cấn lắm, cụ nói thẳng, không úp mở gì cả. Cụ người Nam mà. Ta hãy nghe cụ tả người đẹp ‘ gái vừa đương tơ’ như sau:
Hai quả núi vàng pha núm tuyết
Một khe hang ngọc nức mùi hương
Và cụ kết luận: Chỉ nhiêu ấy cũng đủ khuynh gia bại sản.
Rồi ông ODP nói tiếp: Cụ Sển tả người đẹp qủa là tuyệt bút, và cụ kết luận qủa là chí lý. Tôi xin kể một chuyện chót về con dê: Xin khoe với cả làng một việc cũng liên quan tới chữ nghĩa. Số là tôi có một bạn già tuổi dê đang sống bên Hoa Kỳ. Ông này gốc nhà báo, nên dịp tết này tôi đã viết một tấm thiệp gửi sang tết ông. Phần chúc tết của tôi mang dạng thách đối, phần một tôi ca tụng nước Mỹ của ông như sau:
Không có hoa nào đẹp bằng Hoa kỳ
Không có nước nào đẹp bằng nước Mỹ
Và phần hai tôi chúc tết tuổi dê:
Năm Ất Mùi, mùi nào cũng qúy, qúy nào cũng mùi
Tết cụ Dê, dê nào cũng cụ, cụ nào cũng dê
Ông bạn già của tôi nhiều chữ lắm, chắc ông ta sẽ đối lại. Bao giờ được thư ông phúc đáp, tôi sẽ trình làng.
Cả làng xuýt xoa khen ông ODP giỏi văn thơ, ông lắc đầu ngay: mấy câu trên đây tôi gặp trong sách báo, chứ không phải do tôi nghĩ ra đâu. Bây giờ tuồi già, chữ nghĩa bay đi hết rồi
Các cụ xem ông bồ chữ ODP của làng tôi có thành thực và khiêm tốn không.
Lúc này Cô Tôn Nữ mới lên tiếng: Ngày tết các bác nói toàn những chuyện văn chương khô qúa, cụ Chánh đã cho nói chuyện ướt cơ mà. Câu này đã chọc tức anh H.O. Biết các bà thích nghe chuyện ướt, anh H.O. liền xin đọc một đoạn thơ tếu bàn về vợ và bồ nhí:
Vợ là cửa cái
Bạn gái là cửa sổ
Càng nhiều cửa sổ càng sang
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra
Vợ là cửa cái nhà ta
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng !
Nghe đến đây ai cũng phá ra cười. Để làng cười một chập rồi cụ Chánh lên tiếng:
- Lão biết tác giả mấy câu thơ trên đây là Nguyễn Bảo Sinh. Ông này làm thơ
có thần, hay như Bùi Giáng vậy. Trong các bài thơ của ông Nguyễn Bảo Sinh, lão thích bài thơ ‘Mê Ngộ’ nhất. Rất thấm vì có chất thiền. Lão xin đọc mấy câu để mừng tuổi mọi người:
Khi mê bùn chỉ là bùn
ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
ngộ ra mới biết trong dâm có tình
………………
Lão mê các chữ ngộ này quá. Chỉ có ngộ mới giải thoát chúng ta.
Năm mới xin kính chúc các cụ tỉnh mọi cơn mê, ngộ ra hết nha.
Trân trọng,
TRÀ LŨ
LTS: Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1800 chuyện. Đây là món quà Christmas và Năm Mới trang nhã nhất. Bạn sẽ cười cả năm. Giá bán tại Canada và Hoa Kỳ là 100 Gia kim hay 100 Mỹ kim (gồm tiền sách và bưu phí). Không bán lẻ từng cuốn. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
Chưa tết năm nào nhóm già chúng tôi vui bằng tết con dê năm nay. Nguồn vui bắt đầu từ ngày ông Từ Hòe hội viên viễn cư về làng làm bếp ăn tết. Các cụ còn nhớ cái ông Từ Hòe này chứ. Hồi đầu thì ông ở với chúng tôi tại thành phố Toronto thân yêu này, sau rồi vì chú em kết nghĩa được sang Canada và được chính phủ cho định cư ở miền tây nên ông giữ đúng lời thề ‘sống chết có nhau’, ông bỏ làng sang với chú em. Ông bỏ chúng tôi mà buồn đứt ruột, nên ông xin hứa hằng năm sẽ về ăn tết với làng.
Tết con dê này, ông đã về đây từ ngày cúng ông Táo. Năm nào về ông cũng đem theo qùa, năm thì giò chả, năm thì bánh chưng. Riêng năm nay thì ông có một món qùa đặc biệt, bí mật lắm, từ từ rồi tôi sẽ trình các cụ.
Vừa nghe tin ông về tới Toronto và ở nhà cụ Chánh tiên chỉ thì dân làng kéo đến ngay. Thấy ông là thấy tết liền. Từ xưa ông đã giữ chức trưởng ban nấu cỗ mà. Tay bắt mặt mừng một lúc rồi ông trình cả làng: Tôi mới du lịch xa về. Xin đố cả làng tôi đã đi đâu ? Câu hỏi khó chứ, phải không ạ. Sống ở Bắc Mỹ này chứ có phải sống ở Việt Nam ngày xưa đâu, nên muốn đi bất cứ chỗ nào mà chả được. Đối với ông thì chắc chỉ có một nơi ông không muốn đến mà thôi, đó là nước Việt Nam đang bị cộng sản cai trị. Không ai biết ông đã đi đâu. Thấy làng không đoán nổi thì ông cười hà hà rồi trả lời ngay: Tôi vừa đi một nơi mà chắc cả làng ta chưa ai nghĩ tới chứ đừng nói tới chuyện đã đi tới. Thưa đó là miền Nunavut đặc khu phía bắc cực của nước Canada chúng ta. Nghe đến đây thì ai cũng à lên một tiếng thật to và gật đầu. Đúng vậy, cứ nghe tới Nunavut là nghĩ ngay tới tuyết, tới giá lạnh, ai cũng teo lại hết.
Ông Từ Hòe kể: Ban đầu có người rủ đi thì tôi lắc đầu ngay vì thấy xa quá và lạnh qúa. Nhưng rồi tôi đã đổi ý. Người làm tôi đổi ý các bạn có biết là ai không? Thưa đó chính là vợ chồng chú em kết nghĩa của tôi. Cô chú ấy làm việc ở nhà thờ, nghe mấy bà sơ khoe về chuyến đi Nunavut, được mấy bà sơ cho xem hình ảnh, cô chú ấy mê liền, mua vé đi liền. Đây là một chuyến đi do hãng du lịch tổ chức, mình chỉ cần trả tiền còn các sự khác họ lo hết. Các bạn biết Nunavut ở đâu rồi chứ? Nó ở bên trên tỉnh bang Manitoba, chạy dài tới tận bắc cực. Trước thì Nunanvut thuộc đặc khu Northwest Territories, nhưng rồi thấy rằng miền này lớn qúa nên năm 1999 chính phủ đã cắt ra và lập nên đặc khu thứ ba này. Ôi, cái dặc khu này rộng mênh mang, hơn 2 triệu cây số vuông, lớn bằng cả Âu Châu, mà dân số chỉ có vào khỏang 33.000 người. Đi lại toàn phải dùng máy bay. Đoàn du lịch chúng tôi cũng di chuyển toàn bằng máy bay. Miền này mùa hè thì chỉ có ngày chứ không có đêm, chúng tôi đi vào tháng Tám nên không thấy mặt trời lặn bao giờ.
Chị Ba Biên Hòa giơ tay xin hỏi chuyện bên lề, chuyện chú em của ông. Ông nói ngay: chú ấy bây giờ đạo đức lắm, cả hai vợ chồng đã về hưu, cả tuần làm việc bác ái. Trong tuần thì hai vợ chồng làm thiện nguyện cho một cơ quan xã hội, tìm việc làm cho người thất nghiệp, tìm chỗ ở cho người vô gia cư, lúc rảnh thì đi thăm những người đau ốm trong nhà thương, cuối tuần thì giúp việc nhà thờ, giúp những người lang thang đến xin ngủ đêm ở nhà thờ, cho họ ăn sáng và ăn tối. Chú ấy càng về già càng ghét cộng sản. Ngày xưa còn ở ngoài Bắc, chú ấy là cán bộ cao cấp hạng nặng, được huấn luyện sống chết với đảng, sang bên này, càng ngày chú ấy càng sáng mắt ra khi nhìn lại. Mới tháng trước đây chú ấy tâm sự với tôi về chữ ‘tiêu thổ kháng chiến’ thập niên 1940. Chú bảo ngày xưa Bác Hồ là thần tượng, lời bác nói là chân lý. Bác bảo ta hãy tiêu thổ kháng chiến để chống Pháp, không cho Pháp chỗ ở. Chú là người hăng say nhất trong chiến dịch này. Chú bắt mọi ngươi tản cư, rồi chú đốt nhà của họ, cốt dể giặc Pháp không có chỗ ở. Ai dè, bây giờ nghĩ lại mới thấy mình ngu và mù quáng. Quân Pháp đâu có ở nhà dân. Bọn họ đóng đồn ở ngã ba ngã tư trọng yếu chứ. Thì ra đây là dã tâm của Hồ Chí Minh. Việc phá nhà đốt nhà chính là dã tâm muốn bần cùng hóa nhân dân, làm cho mọi người trắng tay để Đảng dễ sai khiến. Chú ấy luôn miệng nói rằng bọn CS là bọn gian trá và nguy hiểm, chúng không yêu tổ quốc VN mà chúng chỉ yêu cái đảng của chúng…
Cả làng đang say sưa nghe ông Từ Hòe kể chuyện thì Cụ Chánh rung chuông mời làng ăm trưa. Chúng tôi sung sướng thế đấy. Đây là bữa ăn dã chiến, cụ Chánh đếm đầu người rồi gọi hàng bánh cuốn dưới phố. Loáng một cái là có bánh cuốn ngay. Thât là nóng sốt. Mỗi người một hộp lớn. Mở hộp ra thì nào bánh cuốn nóng, nào giò chả, nào đậu phụ chiên, nào giá chín, nào lá thơm, nào dưa leo, nào nước mắm, nào ớt cay. Tôi mê hộp bánh cuốn này qúa. Đây là bữa ăn ngon, lành, bổ. Cụ Chánh không phải lo bát đũa ly chén gì cả. Có sẵn hết trong hộp. Sau bữa ăn thì Chị Ba Biên Hòa, hai Cô Tôn Nữ và Cao Xuân lo cà phê cùng nước trà.
Rồi chúng tôi xin ông Từ Hòe nói tiếp chuyện Nunavut. Ông bảo ông bây giờ có tuổi rồi, trí nhớ sa sút lắm. Chút nữa ông sẽ cho cả làng coi video mà ông đã quay. Rồi ông nhâm nhi tiếp cà phê. Rồi ông thốt lên: Ôi chao, ăn bánh cuốn Thanh Trì VN rồi uống cà phê Starbucks Canada, hai thứ này quyện lấy nhau, sao mà nó hợp với nhau thế, y như là Chị Ba với anh John vậy. Cả làng phá ra cười rũ rượi và gật gù đồng ý.
Thấy cả làng đang lúc sung sướng như vậy, Chị Ba Biên Hòa liền lên tiếng hỏi ông về ý nghĩa danh xưng Nunavut. Ông trả lời: Theo sách vở thì Nunavut là tiếng Da Đỏ, nghĩa là ‘ Đất của chúng ta / Our land’. Nghe thấy vậy, ông ODP liền góp ý ngay:
- Xưa nay các nhà viết sử có câu hỏi về nguồn gốc người Da Đỏ. Họ không
phải là người Da Trắng hay Da Đen, họ da vàng rõ ràng. Vậy họ từ miền Á Châu nào tới đây? Các nhà nhân chủng học cho rằng người Da Đỏ đã có mặt ở Canada này ít nhất là 25 ngàn năm. Nét mặt họ không giống nét mặt người Tàu, người Nhật hay người Cao Ly, mắt họ không bé và không xếch. Họ là người Việt cổ, anh em của chúng ta chăng? Có thể lắm, dám lắm. Theo huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ thời tiền sử thì 50 người con đã theo cha xuống biển, còn 50 người con theo mẹ lên núi, tức là lên miền bắc. Khi tới cực bắc phía tây thì gặp eo biển Bering, tức là con đường dẫn vào đất Canada. Con cái mẹ Âu Cơ đã dừng chân ở đây, còn thắc mắc gì nữa.
Năm xưa, có một vị cao niên khả kính cũng đồng quan điểm với tôi. Đó là Cụ Nguyễn Bách Bằng, cựu hội trưởng Hội Cao Niên Ottawa. Mùa xuân năm 1999 Cụ Bằng viết thư cho tôi nói về buổi lễ thành lập tân đặc khu Nunanut ngày 1.4.1999, thư như sau:
“…Đại lễ do Ông Toàn Quyền Leblanc và Thủ tướng Chrétien chủ tọa, với sự tham dự của nội các, các dân biểu và ngoại giao đoàn. Buổi lễ thật long trọng. Quan Toàn quyền ký tên vào lá cờ Nunavut rồi trao cờ cho bà đại diện đặc khu. Bà này cầm lá cờ ấp vào ngực, mắt long lanh giọt lệ. Sau đó là phần văn nghệ của dân địa phương Da Đỏ. Tôi thấy phụ nữ Da Đỏ Nunavut sao giống người Việt Nam chúng ta thế. Họ thật mảnh mai, trái hẳn với thân hình đồ sộ người da trắng. Nhất là khi một thiếu nữ mặc cái áo giống y như áo dài VN, cô hát những lời ca có điệu ‘ý a, ỳ a, ối a’ sao mà nó giống điệu hát quan họ của chúng ta đến thế. Hồi thập niên 1930, tôi có đến dự Hội Lim cách Hà Nội 13 cây số, đã được nghe hát quan họ, cung điệu y như cung điệu cô gái Da Đỏ vừa hát. Tôi đã đem chuyện này kể với nhà văn lão thành Tú Hát, tức cụ Đinh Bá Hoàn lúc đó đang ở Misissauga. Cụ Hoàn cũng gật đầu đồng ý với Cụ Bằng và còn nói danh xưng Nunavut làm cụ nhớ tới bài hát tiếng Việt của trẻ em ngày xưa trong trò chơi xỉa chân. Các em vừa ngồi vừa duỗi chân ra vừa hát: ‘ nu na nu nống, cái cống nằm trong, cái ong nằm ngoài…’ Đây là tiếng Việt cổ, NU = hoặc là, NA = mày, NỐNG = tao, CỐNG=con chó, ONG= con dê, đại ý bài ca nói rằng hoặc mày hoặc tao sẽ phải rụt chân vào nếu bị con chó hay con dê cắn…
Theo Cụ Bằng và Cụ Hoàn thì danh xưng tân lãnh địa Nunavut là tiếng Việt cổ. Căn cứ vào hình dáng, y phục và ngôn ngữ trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng người Da Đỏ chính là người Việt cổ. Họ đã đến đây trước chúng ta, nay chúng ta cũng đến đây, tức là anh em đang gặp nhau mà chưa nhận ra nhau đấy thôi.
Sau này tôi còn đem việc này hỏi cụ Đào Trọng Cương trong buổi lễ mừng đại thọ 100 tuổi của cụ mấy năm trước đây, Cụ Cương gật đầu bảo ý của tôi rất đúng. Cụ Cương là cây đại thụ Bắc Kỳ, là kỹ sư xây cất đầu tiên ở Hà Nội thập niên 1940, lời cụ đầy trọng lượng và uy tín.
Ông ODP kể chuyện cũ này xong rồi hỏi cả làng: Còn dân làng ta thì nghĩ sao cơ? Cụ Chánh tiên chỉ đáp ngay: Còn nghĩ gì nữa. Chứng cớ rành rành. Chúng ta đang sống ở đất Canada là đang sống trên đất của anh em chúng ta, tức là gia tộc nhà mình,. không phải sống nhờ nha.
Nghe đến đây ai cũng vỗ tay và cười. Ông H.O. chỉ vào anh John da trắng: Chúng tôi sống ở đất nhà anh em chúng tôi, chỉ có anh là đang sống nhờ đất người khác đó nha! Chị Ba Biên Hòa nghe vậy thì thích qúa, liền hỏi anh John: Anh nghe rõ chưa?
Ngày tết nói cho vui vậy chứ câu hỏi nguồn gốc người Da Đỏ là câu hỏi khó, phải không cơ. Nhưng thôi, đây là chuyện năm cũ con ngựa, nhân ngày cúng ông Táo. Xin Ông Táo đem việc này trình Ngọc Hoàng. Bây giờ tôi kể hầu các cụ chuyện ông Từ Hòe nấu cỗ tết Con Dê.
Dân làng đón chào ông Từ Hòe, được ông kể chuyện và xem phim ông chụp ở Nunavut, được cụ Chánh thết bánh cuốn Thanh Trì, ai cũng vui vẻ sung sướng, nhưng trên đường về nhà, đầu óc ai cũng vẫn còn nghĩ tới ông Từ Hòe. Cái ông này mưu trí lắm. Năm nào ông cũng nấu cổ tết, năm con nào thì cỗ có thịt con đó, năm con gà thì ông nấu món gà, năm con trâu thì ông nấu món trâu, năm con ngựa năm ngoái thì ông nấu món ngựa, năm nay con dê thì chắc ông nấu món dê nhưng không biết ông nấu dê món gì. Ngoài ra ai cũng còn thắc mắc là ông du lịch Nunavut thì không biết ông đã mua món qùa gì cho làng.
Cả làng hồi hộp chờ. Cái ông Từ Hòe này láu lắm. Chúng tôi hỏi Ông ODP và ông H.O. mà hai vị này cũng lắc đầu không đoán ra. Chúng tôi hỏi Cụ Chánh tiên chỉ làng thì Cụ chỉ cười hà hà bí mật, hóa ra cụ vào phe với ông Từ Hoè mất rồi. Đành phải chờ đến ngày tết.
Và ngày trọng đại đã đến. Ông Từ Hòe đứng ra nhận các lễ vật đóng góp của dân làng mang tới và bầy hết lên bàn thờ tổ tiên. Loáng một cái mà bàn thờ đã đầy của lễ. Cụ Chánh đốt nến và đốt hương rồi cùng mọi người chắp tay khấn vái. Cụ lớn tiếng cầu xin tổ tiên phù hộ cho quê hương VN hết nạn CS và phù hộ cho dân làng và con cháu, bên ngoài bây giờ là người Canada nhưng bên trong vẫn mãi là người VN có gốc Rồng Tiên. Rồi chúng tôi lần lượt lên đốt một cây hương và lậy 3 vái. Quả là cảm động.
Rồi cỗ trên bàn thờ được đem xuống, thức ăn trong bếp được mang ra. Món chính là món tái dê và cà ri dê. Năm con dê mà. Và món mọi người chờ mong là món của ông Từ Hòe mua từ Nunavut về. Ông để mọi ngươi hồi hộp chờ đợi một chập rồi ông mới mở lò đem lên một khay thơm ngào ngạt. Các cụ có đoán ra là món gì không ạ ? Thưa là món ‘Hải Cẩu ’. Ông Từ Hòe cười ha ha rồi nói: Ở Nunavut người ta chỉ được săn 40 ngàn con hải cẩu một năm. Họ lấy da, lấy lông xuất cảng. Còn thịt hải cẩu vừa bán trong nước cũng vừa xuất cảng. Tôi có nghiên cứu về con hải cẩu, bữa nay xin cho tôi nói đôi điều về con vật đặc biêt của Canada này. Các nước bên Âu Châu, tuy trong bụng thì thích lông con hải cẩu và da con hải cẩu, nhưng ngoài miệng thì la Canada là tàn ác trong việc giết hải cẩu, rồi lên tiếng tẩy chay. To tiếng nhất là cô đào già Brigitte Bardot. Báo chí Canada lâu nay tỏ ra giận Âu Châu về việc này. Các ngài lên tiếng cấm chúng tôi giết hải cẩu hả? Các ngài có biết một năm lũ ‘chó biển’ này ăn bao nhiêu hải sản của chúng tôi không? Canada đã bỏ ngoài tai việc Âu Châu lên án, Canada vẫn tiếp tục cho phép bắt giết hải cẩu, và tháng Ba vừa qua để tỏ ra thách thức Âu Châu, nhà hàng của quốc hội Canada đã chính thức có món hải cẩu trong thực đơn, hàng tuần sẽ thay đổi món nấu. Các cụ phương xa đã thấy Canada ‘gân’ chưa?
Tôi có đi ăn nhà hàng, có hỏi thăm mấy ông đầu bếp, các ông cho biết thịt hải cẩu cũng gần giống như thịt bò. Khi làm món thịt này thì phải dùng giao thật sắc, bỏ da bỏ mỡ, rồi ngâm nước muối, rồi ướp với chanh và tẩm bột, rồi chiên với bơ hay với dầu. Tôi đã làm như ông đâu bếp Nunavut chỉ, ăn ngon lắm. Tôi không chiên mà nướng và chấm nước mắm gừng tỏi ớt, ăn với cơm hay bánh mì đều hợp cả. Tôi và chú em đã mua một lô thịt đông lạnh đem về. Hôm nay xin làm lễ trình làng.
Cả làng vỗ tay râm ran, món ông vừa bưng ra là món hải cẩu nướng thơm lừng. Trong khi làng vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon, thì ông Từ Hòe lại đứng lên rồi lẳng lặng vào bếp. Lúc ông ra thì ông bưng một đĩa khói ngùn ngụt, và đi thẳng tới bàn phe liền ông. Thấy các đấng quân tử vỗ tay râm ran, bà Cụ B.95 lên tiếng ngay: Bác Từ Hòe phải công bằng nha. Cỗ tết hôm nay phải bằng nhau, mâm phái nữ chúng tôi cũng phải đủ món y như mâm các ông.
Ông Từ Hòe, vừa cười vừa gãi đầu rồi nói: Tôi nấu món này chỉ sợ các bà la nên phải nấu bí mật. Cụ đã nói như vậy, thì tôi xin thành thực khai rằng đây là món ‘hải cẩu pín’, món mà ông cụ Võ Văn Vân ngày xưa đã làm thuốc ‘bổ thận hoàn’ cho phái nam. Phe các bà liền vỗ tay khen sự thành thực khai báo của đầu bếp Từ Hòe, và bà nào cũng đòi nếm thử. Các cụ đã thấy phe liền bà trong làng tôi bạo gan chưa.
Thấy cả làng đều vui mừng tiếp đón món qúy, ông Từ Hòe nói tiếp: Tôi phải vất vả lắm mới tìm mua được món ‘pín’ này. Năm xưa ở Saigon nhà thuốc Võ Văn Vân quảng cáo rầm rộ về sản phẩm ‘Tam Tinh Hải Cẩu bổ thận hoàn’, hồi đó làm gì Võ Văn Vân có món qúy của hải cẩu mà làm thuốc. Còn tôi, lặn lội từ miền tây Canada lên tận miền bắc Canada mới tìm mua được đồ qúy của nó. Tôi phải ướp đá. Hôm nay mới xả đá và làm món chiên với hành tỏi nước mắm. Mời các bạn xơi với rượu để rượu dẫn thẳng vào máu cái sự qúy báu của con vật bắc cực này.
Không phải chỉ các nhà quân tử phái nam trong làng gắp món này, mà phe các bà cũng gắp lia chia nha. Bạo qúa sức vậy đó. Và tiếng cười nói vang lên. Cụ Chánh tuyên bố ơn đại xá: Hôm nay là ngày tết, vui nhất trong một năm, theo truyền thống của làng, mọi người được phép nói các thứ chuyện mặn, không phải kiêng cữ gì cả.
Ông ODP xin kể chuyện ngay. Ông bảo chuyện này không mặn gì cả. Rằng ngày xưa ở Saigon, ông có xem một nhóm chuyên đi bán thuốc dạo với sự lãnh đạo của một anh mãi võ Sơn Đông. Anh này bẻm mép vô cùng. Anh ta luôn luôn có cái trống và cái phèng la phụ họa. Anh ta rao bán thuốc như thế này:
Lùng tùng xoèng
Những người vợ bỏ vợ chê
Tôi cho thuốc uống, vợ mê lại liền
Lùng tùng xoèng…
Rồi anh ta giơ bao thuốc Tam Tinh hải cẩu ra. Thế là giới bình dân ta, nhất là phe liền ông, chạy tới mua ào ào.
Anh H.O. cũng góp chuyện: Ngày xưa tôi cũng có nghe nói về thuốc Tam Tinh Hải Cẩu mà hồi đó không biết con hải cẩu hình dáng như thế nào và nó sống ở đâu. Sang Canada này mới biết hải cẩu sống ở miền băng tuyết phía bắc. Nghe tiếng cái ấy của hải cẩu là thuốc qúy nhưng không biết nó qúy như thế nào, hiệu nghiệm như thế nào. Ở VN quê mình thì tôi chỉ nghe nói con dê và cái ấy của con dê qúy mà thôi. Tôi cũng thấy người Canada chuộng cái ấy lắm, chắc họ cũng có một niềm tin như người mình. Bạn đi chợ mà muốn mua ‘pín’ dê thì phải biết kêu cho đúng tên. Ở Montreal miền nói tiếng Pháp, họ gọi ‘pín’ dê bằng cái tên rất thơ mộng và ngộ nghĩnh là ‘amourette’. Theo tự điển thì amourette là mối tình nhỏ, mối tình dấu kín, còn ở chợ thịt dê thì amourette chỉ của qúy của chú dê.
Nhân nói tới dê, anh John nói rằng anh thích nhất cái chữ bình dân chỉ trái cà tím. Tự điển dịch trái ‘egg plant’ là trái cà tím. Lời này chỉ nói lên được một khía cạnh mầu sắc mà không nói lên được đúng hình dáng. Giới bình dân không gọi là trái cà tím mà gọi là ‘cà giái dê’. Đúng và gây ấn tượng hết sức. Ngoài ra anh John bảo rằng anh đã học được nhiều tiếng bình dân và tiếng lóng của tiếng Việt, anh thấy những tiếng này hay vô cùng. Bữa nay ngày tết Cụ Chánh đã cho nói thả dàn nên anh xin nói hết cái kho cười bình dân mà anh hằng dấu vợ. Anh kể rắng một hôm ăn cơm ở nhà hàng, anh nghe mấy ông VN nhậu bàn bên cạnh nói thế này: Thịt dê bổ dưỡng cả thằng lớn cả thằng nhỏ.
Cái chữ ‘thằng nhỏ’ này hay quá. Trong tiếng Anh khi không muốn nói thẳng tên thằng nhỏ thì người ta gọi thằng nhỏ là John Henri. Trong tiếng VN, ngày xưa ngoài Bắc giới lao động ghét Hồ Chí Minh đến độ họ gọi ‘thằng nhỏ’ là ‘Cụ Hồ’. Một năm hai thước vải thô, Lấy gì che kín Cụ Hồ em ơi!
Nghe đến đây thì Chị Ba giơ tay bịt miệng chồng lại, không cho nói nữa. Ông Từ Hòe thấy anh John bị vợ đàn áp, bèn tiếp sức ngay: Năm nay là năm dê nên xin cho tôi dài dòng về dê, tôi thấy trong tiếng Việt dùng chữ ‘dê’ để chỉ cái tính 35 của liền ông. Tôi học được cái nghĩa này từ câu chuyện giữa 2 cô bạn thân. Hai cô nói chuyện như sau: - Mi quen tên đó hả?
- Ừ, thì sao?
- Tên đó ‘dê’ lắm.
- Sao mi biết ?
- Cứ nghe nó cười là biết liền
Cười dê là cười thế nào, thưa các cụ ? Cụ B.95 liền đáp ngay: Anh kể xong câu chuyện dê rồi anh cười be be là cười dê đó.
Cụ già B.95 nói vậy nghe đúng qúa, phải không cơ.
Ông ODP được mời nói tiếp về dê thì có vẻ thích lắm. Ông xin nói chuyện dê theo sách vở. Rằng con dê lớn lên được 6 tháng tuổi là đã biết chuyện yêu đương. Dê được coi là một trong tứ linh được chọn làm vật tế lễ: heo, bò, trâu và dê. Phó mát bên Âu Châu ngon nhất là Camembert làm bằng sữa dê. Sữa dê được coi là béo và bổ nhất trong các loại sữa. Sữa dê đã góp sức cho Đức Phật.
Chuyện kể rằng sau 6 năm tu khổ hạnh, Đức Phật nhận thấy thể xác héo mòn và tâm thần sa sút, nên Ngài quyết định đổi cách tu. Ngài không hãm xác nhịn đói nữa. Có một bà già ngày nào cũng mang sữa dê đến cho ngài. Chỉ một thời gian, Ngài phục hồi sức khỏe rồi theo lối tu khác và Ngài đắc đạo thành Phật.
Trong việc chơi bài, trong 40 con vật thì con dê được vẽ trên lá bài thứ 35, chính vì thế mới sinh ra tiếng ‘máu 35’để chỉ người có máu dê. Mà nghĩ cũng buồn cười, anh con trai có máu 35 thì gọi là dê, còn chị đàn bà mà có máu 35 thì không gọi là dê, mà là ngựa, ‘Con đó ngựa lắm’ chứ không nói ‘con đó dê lắm’.
Nói đến đây tôi liền nhớ đến chuyện Cụ Vương Hồng Sển, một học giả về khảo cổ, tả con dê. Cụ kể rằng thời đó có một ông xã đem biếu quan tây một con dê. Ông tây không biết là con gì liền hỏi, ông xã nói tiếng Tây bồi, ba xí ba tú tả con dê như sau: Lúy mắm xốt xiềng, da na báp, da na cót’ Các cụ nghe có hiểu gì không cơ ? Quan tây nghe xong thì mặt ớ ra, chả hiểu gì. Quan liền cho gọi viên thông ngôn. Ông xã lặp lại câu ông vừa nói, anh thông ngôn bèn phá ra cười rồi trình quan tây: Ông ta nói: Lui même chose chien, il a barbe, il a corne, nó giống con chó, nó có râu, nó có sừng… Cụ Sển chỉ kể đến đây rồi thôi. Cụ không cho biết sau đó ông quan tây có giết dê làm tái dê, lấy pín dê làm món nhậu và lấy máu dê pha với rượu uống thay whisky hay không. Tôi thắc mắc như vậy là vì con dê béo được cha ông ta liệt vào danh sách 3 cái mê ly nhất của đàn ông, ca dao chép rõ ràng:
Thế gian ba sự khôn chừa
Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ
Sách của Cụ Sển chép nhiều câu gay cấn lắm, cụ nói thẳng, không úp mở gì cả. Cụ người Nam mà. Ta hãy nghe cụ tả người đẹp ‘ gái vừa đương tơ’ như sau:
Hai quả núi vàng pha núm tuyết
Một khe hang ngọc nức mùi hương
Và cụ kết luận: Chỉ nhiêu ấy cũng đủ khuynh gia bại sản.
Rồi ông ODP nói tiếp: Cụ Sển tả người đẹp qủa là tuyệt bút, và cụ kết luận qủa là chí lý. Tôi xin kể một chuyện chót về con dê: Xin khoe với cả làng một việc cũng liên quan tới chữ nghĩa. Số là tôi có một bạn già tuổi dê đang sống bên Hoa Kỳ. Ông này gốc nhà báo, nên dịp tết này tôi đã viết một tấm thiệp gửi sang tết ông. Phần chúc tết của tôi mang dạng thách đối, phần một tôi ca tụng nước Mỹ của ông như sau:
Không có hoa nào đẹp bằng Hoa kỳ
Không có nước nào đẹp bằng nước Mỹ
Và phần hai tôi chúc tết tuổi dê:
Năm Ất Mùi, mùi nào cũng qúy, qúy nào cũng mùi
Tết cụ Dê, dê nào cũng cụ, cụ nào cũng dê
Ông bạn già của tôi nhiều chữ lắm, chắc ông ta sẽ đối lại. Bao giờ được thư ông phúc đáp, tôi sẽ trình làng.
Cả làng xuýt xoa khen ông ODP giỏi văn thơ, ông lắc đầu ngay: mấy câu trên đây tôi gặp trong sách báo, chứ không phải do tôi nghĩ ra đâu. Bây giờ tuồi già, chữ nghĩa bay đi hết rồi
Các cụ xem ông bồ chữ ODP của làng tôi có thành thực và khiêm tốn không.
Lúc này Cô Tôn Nữ mới lên tiếng: Ngày tết các bác nói toàn những chuyện văn chương khô qúa, cụ Chánh đã cho nói chuyện ướt cơ mà. Câu này đã chọc tức anh H.O. Biết các bà thích nghe chuyện ướt, anh H.O. liền xin đọc một đoạn thơ tếu bàn về vợ và bồ nhí:
Vợ là cửa cái
Bạn gái là cửa sổ
Càng nhiều cửa sổ càng sang
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra
Vợ là cửa cái nhà ta
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng !
Nghe đến đây ai cũng phá ra cười. Để làng cười một chập rồi cụ Chánh lên tiếng:
- Lão biết tác giả mấy câu thơ trên đây là Nguyễn Bảo Sinh. Ông này làm thơ
có thần, hay như Bùi Giáng vậy. Trong các bài thơ của ông Nguyễn Bảo Sinh, lão thích bài thơ ‘Mê Ngộ’ nhất. Rất thấm vì có chất thiền. Lão xin đọc mấy câu để mừng tuổi mọi người:
Khi mê bùn chỉ là bùn
ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
ngộ ra mới biết trong dâm có tình
………………
Lão mê các chữ ngộ này quá. Chỉ có ngộ mới giải thoát chúng ta.
Năm mới xin kính chúc các cụ tỉnh mọi cơn mê, ngộ ra hết nha.
Trân trọng,
TRÀ LŨ
LTS: Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1800 chuyện. Đây là món quà Christmas và Năm Mới trang nhã nhất. Bạn sẽ cười cả năm. Giá bán tại Canada và Hoa Kỳ là 100 Gia kim hay 100 Mỹ kim (gồm tiền sách và bưu phí). Không bán lẻ từng cuốn. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com