VATICAN: Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tìm ra các hình thức di cư hợp pháp có an ninh mới, giúp thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ và đương đầu với hiện tượng di cư trên thế giới.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi hội nghị về di cư do chính quyền Mêhicô tổ chức khai diễn ngày 14-7-2014 tại thành phố Mêhicô. Tham dự hội nghị có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, nhiều giới chức đạo đời gồm cả các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và các thiện nguyện viên nam nữ làm việc cho người di cư và tị nạn.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng việc toàn cầu hóa là một hiện tượng gọi hỏi chúng ta liên quan tới nhiều thách đố mới, trong đó có phong trào di cư. Mặc dù di cư là sự kiện xảy ra trong hầu hết mọi đại lục và các quốc gia trên thế giới, nó vẫn bị coi như một tình trạng cấp bách hay một sự kiện lâu lâu mới xảy ra một lần. Di cư là một hiện tượng đem theo nhiều hứa hẹn lớn, nhưng người di cư vẫn bị kỳ thị và bài trừ, trong khi họ đã đau khổ vì bị cưỡng bách ra đi, và thường khi họ bị bó buộc phải rời xa gia đình người thân và chết cách thê thảm trên đường di cư. Chúng ta tất cả cần phải thay đổi thái độ đối với người di cư tỵ nạn: từ thế thủ và sợ hãi, thờ ơ hay gạt bỏ là thái độ của ”nền văn hóa gạt bỏ” đổi sang thái độ cởi mở, quảng đại tiếp đón của ”nền văn hóa gặp gỡ”, là nền văn hóa duy nhất giúp xây dựng một thế giới công bằng, huynh đệ và tốt đẹp hơn.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt mời gọi lưu ý tới hàng ngàn trẻ em di cư không có cha mẹ và người lớn đi kèm để thoát cảnh nghèo đói và bạo lực. Các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh và tìm sang Hoa Kỳ qua ngã biên giới Mêhicô. Cần phải có các cơ cấu tiếp đón và che chở các em. Nhưng cũng cần có các đường lối chính trị thông tin tức chính xác về các nguy hiểm người di cư có thể gặp phải, và nhất là thăng tiến phát triển tại các quốc gia gốc, để người dân có cuộc sống xứng đáng, khỏi phải di cư. Điều này chỉ có thể thực hiện, nếu có các hình thức mới của việc di cư hợp pháp và an ninh.
Phát biểu trong hội nghị, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định phẩm giá và các quyền con người trong đó có quyền tự do tôn giáo, mà mọi quốc gia cần thăng tiến và tôn trọng. Các ý niệm này là kết qủa đóng góp lớn của Kitô giáo cho nhân loại khi rao giảng tình yêu thương huynh đệ đại đồng. Trong số các lý do gây ra nạn di cư có việc vi phạm các quyền căn bản của con người, chiến tranh, bạo lực, bất công, đàn áp, nghèo đói và bần cùng. Bước vào thế kỷ XXI rồi mà thế giới ngày nay vần còn có biết bao nhiêu bạo lực chính trị, kinh tế và xã hội, khiến cho con người phải sống trong nghèo đói, bị hạ nhục xúc phạm đến phẩm giá của họ, và đôi khi bị tra tấn hành hạ, bị khai thác bóc lột phải làm việc như nô lệ, bị lạm dụng tính dục, hay rơi vào tay các tổ chức tội phạm và chết trong sự thờ ơ của nhiều người... Tất cả mọi người và mọi dân nước đều có bổn phận góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt lành hơn. Giáo Hội Công Giáo tại Mêhicô đã đưa ra rất nhiều sáng kiến nhắm tiếp đón các anh chị em di cư ty nạn để giúp họ có cuộc sống mới an bình và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên các tổ chức quốc tế và các chính quyền phải phối hợp với nhau để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trên bình diện vùng miền cho vấn đề di cư tỵ nạn, làm sao để phẩm giá vá các quyền của họ được tôn trọng và bảo đảm hơn (SD 14-7-2014).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi hội nghị về di cư do chính quyền Mêhicô tổ chức khai diễn ngày 14-7-2014 tại thành phố Mêhicô. Tham dự hội nghị có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, nhiều giới chức đạo đời gồm cả các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và các thiện nguyện viên nam nữ làm việc cho người di cư và tị nạn.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng việc toàn cầu hóa là một hiện tượng gọi hỏi chúng ta liên quan tới nhiều thách đố mới, trong đó có phong trào di cư. Mặc dù di cư là sự kiện xảy ra trong hầu hết mọi đại lục và các quốc gia trên thế giới, nó vẫn bị coi như một tình trạng cấp bách hay một sự kiện lâu lâu mới xảy ra một lần. Di cư là một hiện tượng đem theo nhiều hứa hẹn lớn, nhưng người di cư vẫn bị kỳ thị và bài trừ, trong khi họ đã đau khổ vì bị cưỡng bách ra đi, và thường khi họ bị bó buộc phải rời xa gia đình người thân và chết cách thê thảm trên đường di cư. Chúng ta tất cả cần phải thay đổi thái độ đối với người di cư tỵ nạn: từ thế thủ và sợ hãi, thờ ơ hay gạt bỏ là thái độ của ”nền văn hóa gạt bỏ” đổi sang thái độ cởi mở, quảng đại tiếp đón của ”nền văn hóa gặp gỡ”, là nền văn hóa duy nhất giúp xây dựng một thế giới công bằng, huynh đệ và tốt đẹp hơn.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt mời gọi lưu ý tới hàng ngàn trẻ em di cư không có cha mẹ và người lớn đi kèm để thoát cảnh nghèo đói và bạo lực. Các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh và tìm sang Hoa Kỳ qua ngã biên giới Mêhicô. Cần phải có các cơ cấu tiếp đón và che chở các em. Nhưng cũng cần có các đường lối chính trị thông tin tức chính xác về các nguy hiểm người di cư có thể gặp phải, và nhất là thăng tiến phát triển tại các quốc gia gốc, để người dân có cuộc sống xứng đáng, khỏi phải di cư. Điều này chỉ có thể thực hiện, nếu có các hình thức mới của việc di cư hợp pháp và an ninh.
Phát biểu trong hội nghị, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định phẩm giá và các quyền con người trong đó có quyền tự do tôn giáo, mà mọi quốc gia cần thăng tiến và tôn trọng. Các ý niệm này là kết qủa đóng góp lớn của Kitô giáo cho nhân loại khi rao giảng tình yêu thương huynh đệ đại đồng. Trong số các lý do gây ra nạn di cư có việc vi phạm các quyền căn bản của con người, chiến tranh, bạo lực, bất công, đàn áp, nghèo đói và bần cùng. Bước vào thế kỷ XXI rồi mà thế giới ngày nay vần còn có biết bao nhiêu bạo lực chính trị, kinh tế và xã hội, khiến cho con người phải sống trong nghèo đói, bị hạ nhục xúc phạm đến phẩm giá của họ, và đôi khi bị tra tấn hành hạ, bị khai thác bóc lột phải làm việc như nô lệ, bị lạm dụng tính dục, hay rơi vào tay các tổ chức tội phạm và chết trong sự thờ ơ của nhiều người... Tất cả mọi người và mọi dân nước đều có bổn phận góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt lành hơn. Giáo Hội Công Giáo tại Mêhicô đã đưa ra rất nhiều sáng kiến nhắm tiếp đón các anh chị em di cư ty nạn để giúp họ có cuộc sống mới an bình và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên các tổ chức quốc tế và các chính quyền phải phối hợp với nhau để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trên bình diện vùng miền cho vấn đề di cư tỵ nạn, làm sao để phẩm giá vá các quyền của họ được tôn trọng và bảo đảm hơn (SD 14-7-2014).