Trong một thế giới thay đổi, biến động từng ngày, năm 2013 sắp qua đi để lại không ít sự kiện đáng chú ý – xẩy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tại nhiều nơi khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và cũng tạo nên những cảm giác, phản ứng hoàn toàn khác nhau.
Có những biến cố làm thế giới ngạc nhiên, bất ngờ nhưng cũng có những sự việc khác lại làm nhiều người kinh ngạc, sợ hãi. Có sự việc xẩy ra gợi lên một điều gì đó tốt đẹp, đáng trân trọng vì chúng góp phần làm cho thế giới yên bình, tươi đẹp hơn nhưng cũng có những tin, những chuyện lại làm người đọc, người chứng kiến thấy bất bình, bất an vì chúng làm thế giới thêm bất ổn.
Những ngày cuối năm, thử điểm lại một vại sự kiện, biến cố ấy.
Hai biến cố lớn trong Giáo Hội
Một trong những sự kiện nổi bật nhất và cũng gây nhiều bất ngờ nhất trong năm 2013 là việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm vào tháng Hai. Quyết định này – được Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y, đoàn mô tả như ‘một tiếng sấm giữa trời thanh quang’– đã làm cả giáo triều Roma sửng sốt.
Không chỉ người Công Giáo mà cả thế giới cũng thấy bất ngờ về quyết định có một không hai ấy vì đây là lần đầu tiên sau gần 600 năm – kể từ khi Đức Giáo hoàng Gregory XII từ chức vào năm 1415 – một vị Giáo hoàng đương chức từ nhiệm.
Ngài từ nhiệm vì biết mình ‘tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa’ – một sứ vụ mà Ngài cho rằng để chu toàn nó, đặc biệt trong một thế giới đầy chuyển biến và luôn bị dao động trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với đời sống đức tin, ‘cần có nghị lực cả thể xác lẫn tinh thần’.
Nếu sửng sốt, bất ngờ bao nhiêu về chuyện Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thoái vị, Giáo Hội Công Giáo và thế giới nói chung vui mừng và ngạc nhiên bấy nhiêu khi chứng kiến Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo hoàng hơn một tháng sau đó.
Ngạc nhiên vì đây cũng là một biến cố hy hữu. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên kể từ năm 741 – khi Đức Giáo Hoàng Gregory III, sinh ở Syria, được bầu làm Giáo hoàng – Giáo Hội Công Giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu.
Với việc chọn Francis (hay Phanxicô) – tên của Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Nghèo) – làm tông hiệu, Ngài muốn nhấn mạnh đời sống khó nghèo, đơn sơ và qua đó cũng mời gọi con cái mình và cả thế giới biết quan tâm đến những ai bất hạnh, thấp bé, bệnh tật.
Là một người luôn sống đơn sơ, khó nghèo – ngay từ khi còn là Linh mục, Giám mục và Hồng Y tại Argentina – sau khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Francis đã có những lời nói, cử chỉ, hành động bày tỏ tình liên đới đối với những người nghèo, bé mọn, bệnh tật. Vì vậy, Ngài được báo chí đặt cho những danh hiệu như ‘Giáo hoàng của người nghèo’ hay ‘Giáo hoàng của quần chúng’.
Và mới đây, Ngài đã được tạp chí Time chọn là Nhân vật của Năm 2013 vì – như bà Nancy Gibbs, Tổng biên tập của tờ tuần báo Mỹ nổi tiếng này, nhận định – hiếm có người nào mới xuất hiện trên trường quốc tế lại thu hút nhiều sự chú ý như Ngài. Theo bà, chỉ sau chín tháng trên cương vị mới, Ngài đã biết đặt mình ở giữa những vấn đề cốt yếu của thế giới hôm nay như giàu nghèo, công bằng và công lý, sự minh bạch, cám dỗ của quyền lực.
Ông Nelson Mandela qua đời
Việc Đức Giáo Hoàng Francis – người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo – được tờ Time chọn làm nhân vật trong năm vì Ngài biết quan tâm đến những vấn đề lớn của thế giới cho thấy tác động của những cử chỉ, lời nói, việc làm của một vị lãnh đạo không còn giới hạn trong tổ chức hay quốc gia của mình.
Lòng biết ơn, sự kính trọng mà thế giới – từ các lãnh đạo quốc gia, tổ chức quốc tế, tôn giáo đến người dân thường – dành cho ông Nelson Manela, vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, khi hay tin ông qua đời là một thí dụ điển hình.
Ông được người dân Nam Phi kính trọng, thế giới ngưỡng mộ vì không chỉ ông đã hy sinh, chấp nhận tù đày, gian khổ để giúp Nam Phi thoát cảnh phân biệt chủng tộc mà ông còn là một biểu tượng cho những ai muốn có một thế giới thực sự tự do, công bằng, dân chủ.
Vì vậy, chuyện ông Mandela qua đời vào đầu tháng 12 này đã trở thành một sự kiện đáng chú ý của năm 2013. Được coi là một sự kiện – dù việc ông từ trần ở tuổi 95 và sau một thời gian khá dài lâm trọng bệnh không làm nhiều người ngạc nhiên – vì có thể nói từ trước tới giờ, hiếm khi có một chính trị gia hay một nhân vật nào qua đời mà thu hút được nhiều sự chú ý hay gợi lên nhiều sự kính trọng, ngưỡng mộ như ông.
Hàng trăm lãnh đạo (đang đương chức hay mãn nhiệm) của các quốc gia và tổ chức quốc tế – trong đó có bốn Tổng thống Mỹ và bốn Thủ tướng Anh – đã tới Nam Phi dự lễ tưởng niệm của ông Nelson Mandela. Thế giới dành cho ông sự kính trọng đó phần cũng vì ông là một người cao thượng, độ lượng, nhân ái, không hận thù, không hiềm khích với ai, luôn coi trọng sự hòa hợp, hòa giải, và là một người không ham hố quyền lực, không tìm danh lợi riêng cho mình.
Trong một thế giới mà tại nhiều nước vẫn còn có những người lãnh đạo, những đảng phái, thể chế chính trị chỉ biết đặt quyền lợi của mình, của phe nhóm, đảng phái, hay thể thế chính trị của mình lên trên những quyền lợi chính đáng của người dân, dân tộc, đất nước của mình, ông Nelson Mandela đúng là một biểu tượng, một nhân cách hiếm có.
Dù không bao giờ coi mình là thánh, ‘ngay cả nếu dựa vào định nghĩa trần tục xem vị thánh là kẻ có tội nhưng luôn cố gắng tiến bộ’, ông đã trở thành một tấm gương cho những người lãnh đạo – cho những ai thực sự muốn phục vụ đất nước, nhân dân, tổ chức của mình. Chính ông Barack Obama – vị Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ – cũng nói ông Mandela đã ‘truyền lửa’ cho mình và ông không thể tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu không có tấm gương của ông Mandela.
Chang Song-thaek bị hành quyết
Nếu sự kiện ông Nelson Mandela qua đời gợi lên nơi nhiều người cảm giác thương tiếc, ngưỡng mộ và hy vọng vì thế giới vẫn có những vị lãnh đạo như ông, tin ông Chang Song-thaek – người chú quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị hành quyết – vào giữa tháng 12 tạo nên một cảm giác hoàn toàn trái ngược.
Khó có ai biết được thực sự điều gì đã xảy ra trong quốc gia đầy bí ẩn này, nhưng việc ông Chang – người được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt cháu mình trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang Kim Jong-un từ cuối năm 2011 – bị hai sỹ quan giải đi khỏi một phiên họp sau đó bị hành quyết cho thấy sự tàn bạo của Kim Jong-un và chính quyền Bắc Hàn.
Vì muốn bảo vệ quyền lực của mình, của gia đình và chế độ của mình, Kim Jong-un có thể làm bất cứ chuyện gì. Việc ông Chang bị cơ quan thông tấn chính phủ Bắc Hàn KCNA mô tả là ‘kẻ tệ hơn một con chó’ và hai trợ lý của ông cũng bị hành hình trước đó cũng chứng tỏ rằng trong một quốc gia độc tài, độc đảng và gia đình trị như vậy, mạng người – chưa nói đến các quyền tự do căn bản khác của con người – chẳng là gì.
Vụ hành quyết đó chắc chắn không chỉ khiến người dân Bắc Hàn king ngạc, sợ hãi mà còn làm các nước làng giềng và thế giới bất an, lo sợ vì nó cho thấy để duy trì quyền lực tuyệt đối của mình, lãnh tụ Bắc Hàn có thể làm bất cứ điều gì, dù hành động đó là tàn ác hay nguy hiểm đến đâu.
Và trên hết nó chứng tỏ rằng, dù nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, trên thế giới này vẫn còn có những chế độ, những nhà lãnh đạo vì ham mê quyền lực sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của người khác, trong đó có nhân dân của mình.
‘Mùa Xuân Ả-Rập’ lụi tàn
Như trường hợp của Nelson Mandela cho thấy nếu một quốc gia có một vị lãnh đạo có tâm, có tầm đất nước ấy chắc chắn sẽ có yên bình, ấm no, tự do. Trái lại, nếu thiếu một người lãnh đạo như thế, quốc gia ấy không những không thể phát triển mà còn rơi vào cảnh xung đột, bất ổn.
Thiếu những người lãnh đạo có tầm nhìn, đầy tâm huyết – thực sự biết hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái của mình và một lòng vì nước, vì dân – là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bao xung đột, đổ máu tại một số nước Bắc Phi, Ả Rập như Ai Cập hay Syria trong năm 2013.
Có thể nói nếu cách đây hai hoặc ba năm, thế giới và người dân Bắc Phi hy vọng rằng những quốc gia này có thể tiến tới dân chủ, tự do, ổn định và giàu mạnh bao nhiêu thì giờ họ thất vọng bấy nhiêu.
Ở Ai Cập, sau khi đã thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên ở quốc gia này vào mùa hè năm 2012, ông Mohammed Morsi – một người có lập trường Hồi giáo bảo thủ, thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo – đã cho áp dụng những chính sách bảo thủ, khép kín của tổ chức này.
Đường lối cực đoan của ông đã bị người dân Ai Cập đồng loạt xuống đường đòi truất phế ông một năm đó. Khước từ những đòi hỏi của người biểu tình và đặc biệt từ chối những yêu cầu của giới tướng lĩnh, ông Morsi đã bị quân đội dùng vũ lực lật đổ và sau đó các cuộc xung đột đẩm máu giữa quân đội và phe ủng hộ ông Morsi đã diễn ra.
Năm 2013, Syria cũng chứng kiến vô số vụ đụng độ quyết liệt giữa chính phủ của Tống thống Bashar al-Assad và những người nổi dậy, làm nhiều người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người Syria phải bỏ chạy sang các nước làng giềng lánh nạn.
Điều đáng nói là dù biết chế độ của ông Bashar al-Assad tàn ác, các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế cũng không dành cho các phe đối lập tại Syria sự ủng hộ như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Tunisia, Libya hay Ai Cập trước đây vì họ nhận ra rằng sau thời hậu độc tài, phong trào Hồi giáo cực đoan đã và đang phát triển rất mạnh và tiến hành, một dạng độc tài khác – thậm chí còn hà khắc hơn các chế độ độc tài trước đây. Đó cũng là lý do chính yếu dẫn đến sự lụi tàn của Mùa Xuân Ả-Rập.
Năm 2013, không chỉ ở Bắc Phi mà tại nhiều nước châu Phi khác cũng có nhiều vụ khủng bố kinh hãi do các đối tượng Hồi giáo cực đoan gây ra. Chẳng hạn, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Shabaab đã tấn công vào một trung tâm thương mại ở Nairobi, thủ đô của Kenya vào tháng Chín làm thiệt mạng hơn 70 người.
Ngoài Bắc Phi, một khu vực khác cũng có nhiều bất ổn trong năm 2013 là Đông Á. Nếu tranh chấp phe nhóm trong một quốc gia hay nội chiến là nguyên nhân gây bất ổn cho các nước Bắc Phi và Ả-Rập, ở Đông Á, tranh chấp lãnh thổ giữa các khu vực – đặc biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản – lại là lý do chính yếu dẫn đến những căng thẳng, bất ổn cho khu vực này. Điều đó cũng chứng tỏ rằng năm 2013, thế giới cũng chứng kiến không ít những xung đột, bất ổn.
Bão Haiyan và sự ti tiện của Trung Quốc
Năm 2013 cũng có không ít thiên tai, thảm họa như vụ sập tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh vào tháng Tư làm 1,129 người thiệt mạng. Nhưng có thể nói bão Haiyan ở Philippines vào đầu tháng 11 gây thiệt hại nhiều nhất.
Với sức gió khoảng 235km/h, siêu bảo đã tàn phá miền Trung Philippines và san bằng toàn bộ thành phố biển Tacloban. Uớc tính có đến hơn 5.000 người thiệt mạng và khoảng gần 2 triệu người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất.
Trước thảm họa này, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng loạt, khẩn trương gửi tiền, hàng và nhân viên cứu trợ tới Philippines. Trong số những quốc gia, tổ chức quốc tế đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự liên đới với Philippines và gửi những gói cứu trợ lớn tới nước này ngay sau khi thảm hỏa xẩy ra có Hội chữ Thập đỏ quốc tế, Tòa thánh Vatican, Ủy ban châu, Mỹ, Anh, Nhật, Úc.
Trung Quốc cũng có mặt trong số những quốc gia, tổ chức đầu cứu trợ Philippines. Nhưng trái ngược với nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia khác Chính phủ Trung Quốc chỉ hứa giúp Philippines 100 ngàn đô. Khoản tiền cứu trợ này ít hơn rất nhiều so với số tiền hay gói cứu trợ của Anh (24 triệu), Mỹ (20 triệu), Nhật (10 triệu) hay Úc (9.3 triệu) dành cho Philippines.
Dù sau đó, trước sự chỉ trích của dư luận quốc tế và ngay cả báo chí trong nước, Trung Quốc tăng gói viện trợ cho Philippines lên 1.4 triệu đô, số tiền này vẫn còn thua xa số tiền mà các quốc gia khác giúp Philippines vì sau đó, hầu hết các nước, trong đó có Anh và Mỹ, đều tăng gói cứu trợ của mình cho Philippines.
Ngay cả Ái Nhĩ Lan (Ireland) – một quốc gia châu Âu xa xôi và có sản lượng quốc gia (GDP) chỉ bằng gần 2.6% GDP của Trung Quốc (năm 2012 theo Ngân hàng thế giới) – cũng gửi một gói viện trợ 1.4 triệu đô cho Philippines. Thậm chí, được biết cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã quyên góp hơn 400 ngàn đô – nhiều gấp bốn lần khoản cứu trợ đầu của Trung Quốc – để hỗ trợ các nạn nhân bão Haiyan.
Lý do chính yếu Trung Quốc chỉ gửi một số tiền ít ỏi như thế cho Philippines sau thảm họa Haiyan là hai quốc gia này đang có tranh chấp về lãnh hải và có nhiều căng thẳng về vấn đề này trong thời gian qua.
Nhưng chuyện cường quốc kinh tế thứ hai thế giới chỉ gửi một số tiền quá khiêm tốn để cứu trợ một quốc gia đang rơi vào thảm cảnh – và đặc biệt chỉ vì hiềm khích, tranh chấp với người láng giềng mà không cứu giúp thỏa đáng khi họ bị nạn – chứng tỏ rằng xem ra Trung Quốc không chỉ ti tiện mà còn nhỏ mọn.
Đoàn Xuân Lộc
Có những biến cố làm thế giới ngạc nhiên, bất ngờ nhưng cũng có những sự việc khác lại làm nhiều người kinh ngạc, sợ hãi. Có sự việc xẩy ra gợi lên một điều gì đó tốt đẹp, đáng trân trọng vì chúng góp phần làm cho thế giới yên bình, tươi đẹp hơn nhưng cũng có những tin, những chuyện lại làm người đọc, người chứng kiến thấy bất bình, bất an vì chúng làm thế giới thêm bất ổn.
Những ngày cuối năm, thử điểm lại một vại sự kiện, biến cố ấy.
Hai biến cố lớn trong Giáo Hội
Một trong những sự kiện nổi bật nhất và cũng gây nhiều bất ngờ nhất trong năm 2013 là việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm vào tháng Hai. Quyết định này – được Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y, đoàn mô tả như ‘một tiếng sấm giữa trời thanh quang’– đã làm cả giáo triều Roma sửng sốt.
Không chỉ người Công Giáo mà cả thế giới cũng thấy bất ngờ về quyết định có một không hai ấy vì đây là lần đầu tiên sau gần 600 năm – kể từ khi Đức Giáo hoàng Gregory XII từ chức vào năm 1415 – một vị Giáo hoàng đương chức từ nhiệm.
Ngài từ nhiệm vì biết mình ‘tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa’ – một sứ vụ mà Ngài cho rằng để chu toàn nó, đặc biệt trong một thế giới đầy chuyển biến và luôn bị dao động trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với đời sống đức tin, ‘cần có nghị lực cả thể xác lẫn tinh thần’.
Nếu sửng sốt, bất ngờ bao nhiêu về chuyện Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thoái vị, Giáo Hội Công Giáo và thế giới nói chung vui mừng và ngạc nhiên bấy nhiêu khi chứng kiến Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo hoàng hơn một tháng sau đó.
Ngạc nhiên vì đây cũng là một biến cố hy hữu. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên kể từ năm 741 – khi Đức Giáo Hoàng Gregory III, sinh ở Syria, được bầu làm Giáo hoàng – Giáo Hội Công Giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu.
Với việc chọn Francis (hay Phanxicô) – tên của Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Nghèo) – làm tông hiệu, Ngài muốn nhấn mạnh đời sống khó nghèo, đơn sơ và qua đó cũng mời gọi con cái mình và cả thế giới biết quan tâm đến những ai bất hạnh, thấp bé, bệnh tật.
Là một người luôn sống đơn sơ, khó nghèo – ngay từ khi còn là Linh mục, Giám mục và Hồng Y tại Argentina – sau khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Francis đã có những lời nói, cử chỉ, hành động bày tỏ tình liên đới đối với những người nghèo, bé mọn, bệnh tật. Vì vậy, Ngài được báo chí đặt cho những danh hiệu như ‘Giáo hoàng của người nghèo’ hay ‘Giáo hoàng của quần chúng’.
Và mới đây, Ngài đã được tạp chí Time chọn là Nhân vật của Năm 2013 vì – như bà Nancy Gibbs, Tổng biên tập của tờ tuần báo Mỹ nổi tiếng này, nhận định – hiếm có người nào mới xuất hiện trên trường quốc tế lại thu hút nhiều sự chú ý như Ngài. Theo bà, chỉ sau chín tháng trên cương vị mới, Ngài đã biết đặt mình ở giữa những vấn đề cốt yếu của thế giới hôm nay như giàu nghèo, công bằng và công lý, sự minh bạch, cám dỗ của quyền lực.
Ông Nelson Mandela qua đời
Việc Đức Giáo Hoàng Francis – người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo – được tờ Time chọn làm nhân vật trong năm vì Ngài biết quan tâm đến những vấn đề lớn của thế giới cho thấy tác động của những cử chỉ, lời nói, việc làm của một vị lãnh đạo không còn giới hạn trong tổ chức hay quốc gia của mình.
Lòng biết ơn, sự kính trọng mà thế giới – từ các lãnh đạo quốc gia, tổ chức quốc tế, tôn giáo đến người dân thường – dành cho ông Nelson Manela, vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, khi hay tin ông qua đời là một thí dụ điển hình.
Ông được người dân Nam Phi kính trọng, thế giới ngưỡng mộ vì không chỉ ông đã hy sinh, chấp nhận tù đày, gian khổ để giúp Nam Phi thoát cảnh phân biệt chủng tộc mà ông còn là một biểu tượng cho những ai muốn có một thế giới thực sự tự do, công bằng, dân chủ.
Vì vậy, chuyện ông Mandela qua đời vào đầu tháng 12 này đã trở thành một sự kiện đáng chú ý của năm 2013. Được coi là một sự kiện – dù việc ông từ trần ở tuổi 95 và sau một thời gian khá dài lâm trọng bệnh không làm nhiều người ngạc nhiên – vì có thể nói từ trước tới giờ, hiếm khi có một chính trị gia hay một nhân vật nào qua đời mà thu hút được nhiều sự chú ý hay gợi lên nhiều sự kính trọng, ngưỡng mộ như ông.
Hàng trăm lãnh đạo (đang đương chức hay mãn nhiệm) của các quốc gia và tổ chức quốc tế – trong đó có bốn Tổng thống Mỹ và bốn Thủ tướng Anh – đã tới Nam Phi dự lễ tưởng niệm của ông Nelson Mandela. Thế giới dành cho ông sự kính trọng đó phần cũng vì ông là một người cao thượng, độ lượng, nhân ái, không hận thù, không hiềm khích với ai, luôn coi trọng sự hòa hợp, hòa giải, và là một người không ham hố quyền lực, không tìm danh lợi riêng cho mình.
Trong một thế giới mà tại nhiều nước vẫn còn có những người lãnh đạo, những đảng phái, thể chế chính trị chỉ biết đặt quyền lợi của mình, của phe nhóm, đảng phái, hay thể thế chính trị của mình lên trên những quyền lợi chính đáng của người dân, dân tộc, đất nước của mình, ông Nelson Mandela đúng là một biểu tượng, một nhân cách hiếm có.
Dù không bao giờ coi mình là thánh, ‘ngay cả nếu dựa vào định nghĩa trần tục xem vị thánh là kẻ có tội nhưng luôn cố gắng tiến bộ’, ông đã trở thành một tấm gương cho những người lãnh đạo – cho những ai thực sự muốn phục vụ đất nước, nhân dân, tổ chức của mình. Chính ông Barack Obama – vị Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ – cũng nói ông Mandela đã ‘truyền lửa’ cho mình và ông không thể tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu không có tấm gương của ông Mandela.
Chang Song-thaek bị hành quyết
Nếu sự kiện ông Nelson Mandela qua đời gợi lên nơi nhiều người cảm giác thương tiếc, ngưỡng mộ và hy vọng vì thế giới vẫn có những vị lãnh đạo như ông, tin ông Chang Song-thaek – người chú quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị hành quyết – vào giữa tháng 12 tạo nên một cảm giác hoàn toàn trái ngược.
Khó có ai biết được thực sự điều gì đã xảy ra trong quốc gia đầy bí ẩn này, nhưng việc ông Chang – người được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt cháu mình trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang Kim Jong-un từ cuối năm 2011 – bị hai sỹ quan giải đi khỏi một phiên họp sau đó bị hành quyết cho thấy sự tàn bạo của Kim Jong-un và chính quyền Bắc Hàn.
Vì muốn bảo vệ quyền lực của mình, của gia đình và chế độ của mình, Kim Jong-un có thể làm bất cứ chuyện gì. Việc ông Chang bị cơ quan thông tấn chính phủ Bắc Hàn KCNA mô tả là ‘kẻ tệ hơn một con chó’ và hai trợ lý của ông cũng bị hành hình trước đó cũng chứng tỏ rằng trong một quốc gia độc tài, độc đảng và gia đình trị như vậy, mạng người – chưa nói đến các quyền tự do căn bản khác của con người – chẳng là gì.
Vụ hành quyết đó chắc chắn không chỉ khiến người dân Bắc Hàn king ngạc, sợ hãi mà còn làm các nước làng giềng và thế giới bất an, lo sợ vì nó cho thấy để duy trì quyền lực tuyệt đối của mình, lãnh tụ Bắc Hàn có thể làm bất cứ điều gì, dù hành động đó là tàn ác hay nguy hiểm đến đâu.
Và trên hết nó chứng tỏ rằng, dù nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, trên thế giới này vẫn còn có những chế độ, những nhà lãnh đạo vì ham mê quyền lực sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của người khác, trong đó có nhân dân của mình.
‘Mùa Xuân Ả-Rập’ lụi tàn
Như trường hợp của Nelson Mandela cho thấy nếu một quốc gia có một vị lãnh đạo có tâm, có tầm đất nước ấy chắc chắn sẽ có yên bình, ấm no, tự do. Trái lại, nếu thiếu một người lãnh đạo như thế, quốc gia ấy không những không thể phát triển mà còn rơi vào cảnh xung đột, bất ổn.
Thiếu những người lãnh đạo có tầm nhìn, đầy tâm huyết – thực sự biết hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái của mình và một lòng vì nước, vì dân – là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bao xung đột, đổ máu tại một số nước Bắc Phi, Ả Rập như Ai Cập hay Syria trong năm 2013.
Có thể nói nếu cách đây hai hoặc ba năm, thế giới và người dân Bắc Phi hy vọng rằng những quốc gia này có thể tiến tới dân chủ, tự do, ổn định và giàu mạnh bao nhiêu thì giờ họ thất vọng bấy nhiêu.
Ở Ai Cập, sau khi đã thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên ở quốc gia này vào mùa hè năm 2012, ông Mohammed Morsi – một người có lập trường Hồi giáo bảo thủ, thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo – đã cho áp dụng những chính sách bảo thủ, khép kín của tổ chức này.
Đường lối cực đoan của ông đã bị người dân Ai Cập đồng loạt xuống đường đòi truất phế ông một năm đó. Khước từ những đòi hỏi của người biểu tình và đặc biệt từ chối những yêu cầu của giới tướng lĩnh, ông Morsi đã bị quân đội dùng vũ lực lật đổ và sau đó các cuộc xung đột đẩm máu giữa quân đội và phe ủng hộ ông Morsi đã diễn ra.
Năm 2013, Syria cũng chứng kiến vô số vụ đụng độ quyết liệt giữa chính phủ của Tống thống Bashar al-Assad và những người nổi dậy, làm nhiều người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người Syria phải bỏ chạy sang các nước làng giềng lánh nạn.
Điều đáng nói là dù biết chế độ của ông Bashar al-Assad tàn ác, các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế cũng không dành cho các phe đối lập tại Syria sự ủng hộ như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Tunisia, Libya hay Ai Cập trước đây vì họ nhận ra rằng sau thời hậu độc tài, phong trào Hồi giáo cực đoan đã và đang phát triển rất mạnh và tiến hành, một dạng độc tài khác – thậm chí còn hà khắc hơn các chế độ độc tài trước đây. Đó cũng là lý do chính yếu dẫn đến sự lụi tàn của Mùa Xuân Ả-Rập.
Năm 2013, không chỉ ở Bắc Phi mà tại nhiều nước châu Phi khác cũng có nhiều vụ khủng bố kinh hãi do các đối tượng Hồi giáo cực đoan gây ra. Chẳng hạn, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Shabaab đã tấn công vào một trung tâm thương mại ở Nairobi, thủ đô của Kenya vào tháng Chín làm thiệt mạng hơn 70 người.
Ngoài Bắc Phi, một khu vực khác cũng có nhiều bất ổn trong năm 2013 là Đông Á. Nếu tranh chấp phe nhóm trong một quốc gia hay nội chiến là nguyên nhân gây bất ổn cho các nước Bắc Phi và Ả-Rập, ở Đông Á, tranh chấp lãnh thổ giữa các khu vực – đặc biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản – lại là lý do chính yếu dẫn đến những căng thẳng, bất ổn cho khu vực này. Điều đó cũng chứng tỏ rằng năm 2013, thế giới cũng chứng kiến không ít những xung đột, bất ổn.
Bão Haiyan và sự ti tiện của Trung Quốc
Năm 2013 cũng có không ít thiên tai, thảm họa như vụ sập tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh vào tháng Tư làm 1,129 người thiệt mạng. Nhưng có thể nói bão Haiyan ở Philippines vào đầu tháng 11 gây thiệt hại nhiều nhất.
Với sức gió khoảng 235km/h, siêu bảo đã tàn phá miền Trung Philippines và san bằng toàn bộ thành phố biển Tacloban. Uớc tính có đến hơn 5.000 người thiệt mạng và khoảng gần 2 triệu người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất.
Trước thảm họa này, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng loạt, khẩn trương gửi tiền, hàng và nhân viên cứu trợ tới Philippines. Trong số những quốc gia, tổ chức quốc tế đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự liên đới với Philippines và gửi những gói cứu trợ lớn tới nước này ngay sau khi thảm hỏa xẩy ra có Hội chữ Thập đỏ quốc tế, Tòa thánh Vatican, Ủy ban châu, Mỹ, Anh, Nhật, Úc.
Trung Quốc cũng có mặt trong số những quốc gia, tổ chức đầu cứu trợ Philippines. Nhưng trái ngược với nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia khác Chính phủ Trung Quốc chỉ hứa giúp Philippines 100 ngàn đô. Khoản tiền cứu trợ này ít hơn rất nhiều so với số tiền hay gói cứu trợ của Anh (24 triệu), Mỹ (20 triệu), Nhật (10 triệu) hay Úc (9.3 triệu) dành cho Philippines.
Dù sau đó, trước sự chỉ trích của dư luận quốc tế và ngay cả báo chí trong nước, Trung Quốc tăng gói viện trợ cho Philippines lên 1.4 triệu đô, số tiền này vẫn còn thua xa số tiền mà các quốc gia khác giúp Philippines vì sau đó, hầu hết các nước, trong đó có Anh và Mỹ, đều tăng gói cứu trợ của mình cho Philippines.
Ngay cả Ái Nhĩ Lan (Ireland) – một quốc gia châu Âu xa xôi và có sản lượng quốc gia (GDP) chỉ bằng gần 2.6% GDP của Trung Quốc (năm 2012 theo Ngân hàng thế giới) – cũng gửi một gói viện trợ 1.4 triệu đô cho Philippines. Thậm chí, được biết cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã quyên góp hơn 400 ngàn đô – nhiều gấp bốn lần khoản cứu trợ đầu của Trung Quốc – để hỗ trợ các nạn nhân bão Haiyan.
Lý do chính yếu Trung Quốc chỉ gửi một số tiền ít ỏi như thế cho Philippines sau thảm họa Haiyan là hai quốc gia này đang có tranh chấp về lãnh hải và có nhiều căng thẳng về vấn đề này trong thời gian qua.
Nhưng chuyện cường quốc kinh tế thứ hai thế giới chỉ gửi một số tiền quá khiêm tốn để cứu trợ một quốc gia đang rơi vào thảm cảnh – và đặc biệt chỉ vì hiềm khích, tranh chấp với người láng giềng mà không cứu giúp thỏa đáng khi họ bị nạn – chứng tỏ rằng xem ra Trung Quốc không chỉ ti tiện mà còn nhỏ mọn.
Đoàn Xuân Lộc