Nhà báo John Allen, Jr. trong một bài đăng trên The National Catholic Reporter ngày 3 tháng Giêng, nhận định rằng với việc truyền thông chú mục toàn diện vào việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm và việc Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng, khó có thể nghĩ rằng Đạo Công Giáo trong năm qua có điều gì đó chưa được tường thuật hay chú ý thỏa đáng.
Tuy nhiên, khía cạnh nghịch thường của “hiệu quả Phanxicô” là khó có thể nói về bất cứ câu truyện Công Giáo nào khác trên các diễn đàn truyền thông nếu nó không phục vụ cơn ghiền giáo hoàng (pope-mania). Ngay các tường thuật về Đức Phanxicô đôi khi vẫn để một số chi tiết quan trọng chìm trong bóng tối, vì chúng thường chú mục vào phong thái và cá tính hơn là bản chất.
Allen nêu ra một số điển hình bị đẩy vào thế “leo lét” (bachburner) như cuộc khủng hỏang lạm dụng tình dục, việc trừng trị một số nữ tu Hoa Kỳ hay vụ tranh cãi tại Hoa Kỳ về chỉ thị ngừa thai của Obama. Các vấn đề này trước đây được tường thuật chi tiết và rộng dài xiết bao!
Nhưng đấy phần lớn là chuyện riêng của Hoa Kỳ. Đối với Allen, 5 câu truyện sau đây của Giáo Hội Công Giáo ít lôi cuốn giới truyền thông trong năm qua, nhất là giới truyền thông Mỹ và các nước nói tiếng Anh.
5. Allam và cơn bệnh ý thức hệ
Thời Đức Bênêđíctô, người trở lại Đạo Công Giáo được chú ý nhất chính là Magdi Cristiano Allam, một chính trị gia và tiểu luận gia gốc Ai Cập, nổi tiếng tại Ý là người phê bình Hồi Giáo quá khích một cách gay gắt. Allam được đích thân Đức Bênêđíctô XVI tiếp nhận vào Giáo Hội trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh năm 2008, nhưng cuối tháng Ba, 2013, đã tuyên bố rằng lòng trung thành của ông đã “hết hiệu lực” vì dưới thời Đức Phanxicô, Giáo Hội đã đi theo một đường hướng “quá mềm” đối với Hồi Giáo.
Sau đó, Allam cho đăng một bài tiểu luận nêu thêm 4 lý do khiến ông đào ngũ: điều ông gọi là “thuyết duy tương đối” vốn gắn liền trong Đạo Công Giáo, khuynh hướng nội tại của Đạo này thiên về “thuyết duy hoàn cầu” (globalism, thay vì phải bảo vệ nền văn hóa và các giá trị của Tây Phương), xu hướng thích “làm điều tốt” (do-gooder), và việc Giáo Hội này áp đặt các giáo huấn không thực tiễn về tình dục và tiền bạc.
Ngoại trừ điểm bốn cần tranh luận thêm, trong căn bản, Allam đúng đối với 3 điểm đầu. Dù có nhiều giáo huấn, Đạo Công Giáo coi mọi sự đều tương đối; Nó ủng hộ một loạt các giải thích và phát biểu khác nhau về các giáo huấn này. Đạo Công Giáo tự thân vốn có tính hoàn cầu, và vào thời điểm tới 2 phần 3 trong số 1.2 tỷ người Công Giáo hoàn cầu sống bên ngoài Tây Phương, nó càng hoàn cầu hơn nữa. Nó cũng có rất nhiều người làm điều tốt. Nhưng điều này có phải là lý do duy nhất thúc đẩy Giáo Hội hay không, lại là chuyện khác.
Tự nó, việc mất Allam không gây ảnh hưởng gì tới những khai triển chính trong sinh hoạt Giáo Hội của năm qua, dù là tại Ý. Nói cho ngay, việc lúc trở lại lúc không gây hại cho tính khả tín của Allam nhiều hơn là vận may truyền giáo của Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong câu truyện này, ta cũng thấy có bài học luân lý, nếu xét theo một bình diện lớn hơn. Điều bài học này muốn minh xác là: bất cứ ai bị lôi kéo vào Đạo Công Giáo chỉ vì các xem sét chính trị, bất luận là chính trị hữu khuynh hay chính trị tả khuynh, thì thẩy đều sẽ thất vọng. Vì Đạo Công Giáo đơn thuần không phải là một đảng chính trị, và nó có đủ tính đa nguyên nội tại khiến các nhà ý thức hệ thuộc bất cứ mầu sắc nào phải lộn ruột.
Điều trên muốn khuyên bất cứ ai nếu cảm thấy Đạo Công Giáo quyến rũ vì nhận thấy Đạo này đang quay qua phía tả dưới triều đại Phanxicô, thì nên lấy Allam làm gương vì đức tin của họ chỉ dựa vào những mộng ước chính trị vẩn vơ; đức tin này chỉ sống rất vắn vỏi.
4. Vấn đề Ý đối với Giáo Hội
Hình như ảnh hưởng và tiếng tăm của các giám mục Ý đã xuống tới mức khá thấp vào năm 2013. Một trong các dấu chỉ là cuộc tổng tuyển cử vào hồi tháng Hai vừa qua, khi cả Vatican lẫn Giáo Hội Ý đều nồng nhiệt ủng hộ Thủ Tướng Mario Monti. Khổ một điều Monti chỉ chiếm được 10% tổng số phiếu và về hạng bốn trong bảng xếp hạng cuối cùng. Dù Monti có sở đoản chính trị riêng, nhưng kết quả thảm hại trên cho thấy các giám mục Ý không tạo được bất cứ khác biệt nào đối với các cử tri Ý.
Ngoài ra còn sự kiện này nữa: kết quả cuộc thăm dò toàn quốc mới đây về việc người Ý tin tưởng định chế nào tại Ý cho thấy kể từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi, Giáo Hội tại đây chiếm thêm được 10% ủng hộ. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ đem mức tin tưởng của người Ý dành cho Giáo Hội lên tới 54.2 %, nghĩa là gần một nửa dân Ý tỏ ra nghi ngờ Giáo Hội.
Nói tới “Giáo Hội”, phần đông người Ý nghĩ tới “các giám mục”, thành thử cuộc thăm dò kia thực tế là cuộc thăm dò về hàng giáo phẩm, nhất là các vị Hồng Y.
Thực vậy, cuộc mật nghị bầu giáo hoàng năm 2013 có lẽ là cuộc bầu giáo hoàng có tính phản các nhà cầm quyền nhất trong 100 năm nay, vì các vị giáo phẩm ở ngoài Ý đều mạnh mẽ cho rằng các vị người Ý có chức phận lớn nhất đã làm Tòa Thánh “trật đường rầy” một cách thảm hại. Vụ rò rỉ là chiếc đinh cuối cùng đóng kín cỗ quan tài, nhưng vấn đề chưa chấm dứt ở đây.
Lý do khiến việc trên làm người Công Giáo ở các nơi khác trên thế giới lo âu là: Hàng nhiều thế kỷ qua, hàng giám mục Ý vốn lập thành hệ thần kinh trung ương cho Giáo Hội. Các ngài cung cấp đại đa số đoàn ngũ ngoại giao cho Tòa Thánh và dự phần một cách hết sức đông đảo, đông đảo quá mức là đàng khác, vào đoàn ngũ những người vận động và thúc đẩy khác. Các giáo phẩm tại các giáo phận chính của Ý như Milan, Bologna, Florence, Venice và Genoa là những điểm qui chiếu cho mọi giáo phận trên thế giới và hội đồng giám mục Ý (CEI) là người tạo cung giọng cho các hội đồng giám mục khác.
Việc quốc tế hóa từ từ hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội khiến việc đóng góp của Ý bớt chủ yếu hơn trước đây, nhưng bao lâu Vatican còn tọa lạc tại Rôma, bao lâu các thế hệ giáo sĩ tương lai vẫn còn học tập ở đấy và hấp thụ nhịp điệu của nền văn hóa Giáo Hội của Ý, và bao lâu tiếng Ý vẫn còn là ngôn ngữ làm việc của Giáo Hội trên thực tế, thì sự lành mạnh nói chung của hàng giám mục Ý vẫn là điều có liên quan tới vận may của Giáo Hội Công Giáo.
Thành thử một trong các thước đo “hiệu quả Phanxicô” là khả năng của ngài trong việc điều hướng cuộc canh tân hàng giáo phẩm ngay tại sân sau của ngài. Về phương diện này, một biện pháp đã được đưa ra vào hôm thứ Hai vừa qua, khi Đức Phanxicô cử Đức Cha Nunzio Galantino làm tân thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý trong khi để ngài tiếp tục ở lại giáo phận của ngài.
Đức Cha Galantino được coi như ấn bản khác của chính Đức Phanxicô vì vẫn sống tại một căn phòng nhỏ ở chủng viện thay vì sống tại tòa giám mục lộng lẫy, vẫn giữ lịch trình làm việc và tự trả lời điện thoại chứ không dùng thư ký riêng, tự lái chiếc xe tầm thường và nằng nặc yêu cầu người ta gọi mình là “Don Nunzio” thay vì “trọng kính Đức Cha”. Khi được bổ nhiệm làm giám mục, ngài yêu cầu người ta đừng tặng quà mình, mà dành tiền đó cho người nghèo.
Một nghĩa cử hết sức đặc trưng là Đức Phanxicô thân hành viết thư cho giáo dân của Đức Cha Galantino để “xin phép mượn” Đức Giám Mục của họ. Ngài viết: “Cha biết anh chị em không muốn ngài bị lấy đi, và cha hiểu điều đó” và ngài xin họ “tha lỗi cho cha”. Nếu không vô tiền khoáng hậu, thì đây cũng hẳn phải là việc họa hiếm khi một giáo hoàng trực tiếp xin lỗi dân vì việc thuyên chuyển nhân viên của mình đã ảnh hưởng đến họ.
3. Một thánh bổn mạng mới cho các tử đạo Kitô Giáo
Việc các vị giáo hoàng thường không chủ tọa các nghi lễ phong á thánh nữa có một tác dụng phụ (side effect) là giáo dân không còn lưu ý chi tới các nghi lễ này. Thành thử lễ phong á thánh vào ngày 25 tháng Năm, 2013 cho cha Giuseppe “Pino” Puglisi đã lặng lẽ qua đi không được ai bình luận: ngài là vị linh mục Sicily cực lực chống Mafia và vì thế bị bắn gục năm 1993.
Allen cho rằng đây là cuộc phong chân phước có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21. Vì chân phước Puglisi là thánh bổn mạng lý tưởng cho thế hệ tử đạo mới của Kitô Giáo. Con số Kitô hữu bị giết vì các lý do liên quan tới đức tin được ước lượng khoảng 100,000 mỗi năm, với hàng triệu người khác đang phải đối diện với đủ hình thức bách hại đầy bạo lực. Chân phước Puglisi là một biểu tượng đầy thuyết phục không những vì ngài là một người trong số này, nhưng còn là vì việc phong chân phước cho ngài nói lên một bước đột phá thần học rất chủ yếu đối với cách Đạo Công Giáo hiểu ý niệm tử đạo.
Chân phước Puglisi vốn là mục tử của Giáo Xứ San Gaetano thuộc khu Palermo hết sức lộn xộn của vùng Brancaccio. Ngài trở nên nổi tiếng do chủ trương chống Mafia một cách cực lực, từ chối không nhận tiền xin lễ của chúng và không cho phép các tên đầu xỏ của chúng dẫn đầu các đoàn rước kiệu. Do đó, ngài nhận được rất nhiều đe dọa đối với mạng sống, và theo chứng từ của một trong những người tấn công ngài, thì lời sau cùng của Cha Puglisi là “tôi chờ các anh từ lâu”.
Ý nghĩa bao quát hơn của việc phong thánh này là: Trong lịch sử, Giáo Hội chỉ thừa nhận là tử đạo những ai bị giết in odium fidei, nghĩa là vì lòng thù hận đức tin. Tuy nhiên, Cha Puglisi được nhìn nhận là vị tử đạo in odium virtutis et veritatis, nghĩa là vì lòng thù hận nhân đức và chân lý.
Phạm trù trên vẫn luôn hiện hữu trong nền thần học cổ điển của Kitô Giáo. Trong nhiều thế kỷ, các nhà văn vẫn dựa vào nó để giải thích tại sao Giáo Hội coi Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tử đạo dù ngài chết không phải vì tin Chúa Kitô mà là vì đã chỉ trích tác phong vô luân của Hêrốt. Việc phong chân phước cho Cha Puglisi có nghĩa phạm trù này đã được áp dụng cho các án phong thánh và rất có thể sẽ được thích ứng vào nhiều tình thế tương tự.
Xin đưa ra một thí dụ cụ thể: những ngày gần đây, ta nghe được tiếng kêu thống thiết của các nhà tranh đấu Công Giáo Ukraine về những đe dọa ngày một gia tăng mà họ phải đương đầu vì đã dám đứng lên tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Họ đang mỗi ngày mỗi bị các lực lượng an ninh sách nhiễu, không phải vì động lực tuyên tín, mà đúng hơn vị bị nhà cầm quyền coi là đe dọa đối với chế độ thân Nga của Tổng Thống Viktor Yanukovych.
Giống những người Ukraine trên đây, nhiều Kitô hữu ngày nay đang bị đe dọa không phải vì đã từ khước dâng lễ vật cho các thần ngoại giáo hay bất đồng với tín ngưỡng của vua chúa, nhưng vì các chọn lựa luân lý và xã hội phát sinh từ đức tin của họ. Sự phân biệt này không làm các đau khổ của họ bớt đáng quan tâm chút nào, và ta sẽ hạ giá sự hy sinh của họ nếu cho rằng nó không phải là sự hy sinh “tôn giáo” chỉ vì các người áp bức họ không bị thúc đẩy bởi các quan tâm minh nhiên có tính tôn giáo.
2. Scalfari và nguy cơ phóng chiếu
Cho đến nay, Đức Phanxicô đã có 4 cuộc gặp gỡ kéo dài với báo chí, và dù bốn cuộc đó đều kéo được nhiều chú ý, không cuộc nào thu hút chú ý bằng bản văn được công bố ngày 1 tháng Mười, 2013 bởi nhà báo kỳ cựu người Ý và là người vô tín ngưỡng Eugenio Scalfari. Việc Đức Phanxicô quyết định ngồi với một trong những nhà trí thức thế tục nổi bật nhất của Ý được xem như một xác quyết nữa cho thấy cam kết sẵn sàng nối vòng tay lớn và đối thoại của ngài.
Các hàng đáng lưu ý trong bản văn của Scalfari bao gồm lời Đức Phanxicô chỉ trích thế giới quan lấy Vatican làm trung tâm, lời ngài quả quyết rằng một số giáo sĩ mắc “chứng phong cùi của triều đình vua chúa” và nhất là câu này “Thiên Chúa không phải là người Công Giáo”. Bản văn cũng mô tả giây phút trước khi chấp nhận ngôi giáo hoàng, lúc ngài nghĩ tới việc từ khước cuộc bầu và ra khỏi Nhà Nguyện Sistine để cầu nguyện trong một căn phòng kế bên bancông nhìn ra Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.
Đó chính là chỗ cho thấy sự thêu dệt của Scalfari, vì các vị Hồng Y có mặt tại Nhà Nguyện Sistine biết rõ giây phút ấy chưa bao giờ có; vả lại cũng không có căn phòng nhỏ nào bên cạnh ban công nhìn ra Công Trường cả. Khi các nghi vấn về tính đáng tin cậy của bản văn càng ngày càng được đặt ra, Scalfari thừa nhận rằng ông không mang theo máy ghi âm cũng như ghi chép gì trong suốt cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô. Như thế bản văn là một cấu trúc ex post facto (sau khi sự kiện đã xẩy ra). Vatican lặng lẽ lấy bản văn khỏi trang mạng của mình, vì cho rằng không thể biết đâu là lời của Đức Phanxicô và đâu là lời thêm bớt của Scalfari.
Tưởng thế là xong. Nhưng ngày 29 tháng Mười Hai vừa qua, Scalfari cho đăng tải một tiểu luận dài trên tờ La Republica cho rằng khi nhấn mạnh tới quyền tự do lương tâm, Đức Phanxicô thực tế “đã bãi bỏ tội lỗi” khỏi giáo huấn Công Giáo.
“Tiết lộ” trên dĩ nhiên bị phát viên ngôn Tòa Thánh là Cha Lombardi bác bỏ. Theo Cha, ý niệm cho rằng một vị giáo hoàng bôi bỏ một tín lý cổ điển của Kitô Giáo như tội lỗi chẳng hạn là một “điều hỗn xược”. Sau đó, cha lịch sự nói thêm: Scalfari “xem ra không luôn thoải mái trong lãnh vực thánh kinh và thần học”.
Scalfari còn lộ cái dốt của ông về sinh hoạt Công Giáo khi viết rằng: “mấy ngày qua” Đức Phanxicô đã phong hiển thánh cho Thánh Inhaxiô thành Loyola, vị sáng lập ra Dòng Tên. Thực ra thánh Inhaxiô đã được phong hiển thánh năm 1622. Có lẽ Scalfari lầm ngài với Thánh Peter Faber, một vị đồng sáng lập ra Dòng Tên, vừa được Đức Phanxicô phong hiển thánh ngày 17 tháng Mười Hai.
Vì triều đại Đức Phanxicô diễn biến rất nhanh, nên các quan sát viên tha hồ đưa ra các giải thích riêng của họ về chiều hướng và ý nghĩa của nó. Tuy nhiên bài học Scalfari là: các phóng chiếu tâm lý học có thể khoác cái áo phân tích, và do đó, luật caveat emptor (người mua nên thận trọng) cần được áp dụng.
1. Đức Bênêđíctô, nhà cách mạng
Theo Allen, bất chấp các hình ảnh phóng túng (maverick) người ta tô vẽ về Đức Phanxicô, cho đến nay, hành vi cách mạng hạng nhất do một vị giáo hoàng đưa ra vào năm 2013 vẫn là của Đức Bênêđíctô XVI dưới hình thức một quyết định gây ngạc nhiên hết sức là tự ý từ nhiệm. Và bất chấp những náo nhiệt quanh Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô vẫn thực sự là người chủ động hàng đầu của vở kịch chính.
Dĩ nhiên, khi đề cập tới chuyện Giao Tiếp Công Cộng (Public Relations), Đức Bênêđíctô không có nhiều may mắn. Ngài nhậm chức giữa nhiều trình thuật tiền chế nào là “Chó dữ của Thiên Chúa” nào là “Chấp pháp nhân Vatican” và chưa bao giờ ngài rũ bỏ được các hỗn danh này. Về phương diện công luận, sự khác nhau giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô có lẽ tốt nhất nên nói như thế này: dưới thời Đức Bênêđíctô, người ta cho rằng tất cả những điều họ không ưa đối với Giáo Hội thẩy đều là vì Đức Giáo Hoàng cả; bây giờ, họ có xu hướng nghĩ rằng điều đó bất chấp Đức Giáo Hoàng.
Thành thử, xu thế của họ là muốn đóng khung Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô gần như là vấn đề và phản vấn đề, truyền thống và canh tân, giáo điều và cảm thông v.v… Dù gì gì chăng nữa, điều rõ ràng bị người ta quên khuấy là Đức Phanxicô đã không xuất hiện nếu Đức Bênêđíctô XVI không quyết định tự ý đứng qua một bên.
Điều cũng đáng lưu ý là cung cách ngài xử lý việc ra đi. Trong bài diễn văn cuối cùng với các vị Hồng Y vào ngày 28 tháng Hai, Đức Bênêđíctô tuyên hứa “tôn kính và vâng lời vô điều kiện” vị kế nhiệm mình, và ngài đã giữ trọn lời thề hứa này. Ngoài lá thư riêng gửi cho một người vô thần Ý và bị người này cho công bố ra, Đức Bênêđíctô chỉ được nhìn và nghe thấy nơi công cộng khi Đức Phanxicô mời tới dự một biến cố nào đó.
Bất chấp các tiên đoán ra sao về đường hướng tương lai của Đức Phanxicô, Đức Bênêđictô vẫn không làm bất cứ điều gì để khuyến khích một thứ chống đối hay hợp pháp hóa sự bất đồng đối với triều đại mới.
Thực thế, Đức Bênêđíctô đã từ vô ngộ bước qua gần như vô hình, hoàn toàn do quyết định tự ý của ngài. Nếu đó không phải là “phép lạ khiêm nhường giữa thời huênh hoang” như lời ca tụng Đức Phanxicô hồi tháng Sáu của Elton John trong Vanity Fair, thì khó mà biết đó là điều gì.
Trên bình diện thực chất, một số cải cách mà người ta gán công cho Đức Phanxicô, trong đó có việc làm sạch nền tài chánh của Vatican và cam kết “không khoan thứ” đối với việc lạm dụng tình dục, thực ra chỉ là tiếp diễn các chính sách đã bắt đầu có từ thời Đức Bênêđíctô.
Cho dù không đúng như thế đi nữa, thì trọng điểm vẫn là “hiệu quả Phanxicô” sẽ mất hút trong lịch sử nếu Đức Bênêđíctô không bước cái bước mà không vị giáo hoàng nào trong suốt 600 năm qua đã dám bước, và bước dứt khoát đến như thế.
Dĩ nhiên không ai chối cãi Đức Phanxicô đang lay chuyển Giáo Hội Công Giáo và đem lại cho nó một sinh lực mới. Nhưng ngài không phải là vị giáo hoàng phóng túng và cách mạng duy nhất của năm 2013.
Tuy nhiên, khía cạnh nghịch thường của “hiệu quả Phanxicô” là khó có thể nói về bất cứ câu truyện Công Giáo nào khác trên các diễn đàn truyền thông nếu nó không phục vụ cơn ghiền giáo hoàng (pope-mania). Ngay các tường thuật về Đức Phanxicô đôi khi vẫn để một số chi tiết quan trọng chìm trong bóng tối, vì chúng thường chú mục vào phong thái và cá tính hơn là bản chất.
Allen nêu ra một số điển hình bị đẩy vào thế “leo lét” (bachburner) như cuộc khủng hỏang lạm dụng tình dục, việc trừng trị một số nữ tu Hoa Kỳ hay vụ tranh cãi tại Hoa Kỳ về chỉ thị ngừa thai của Obama. Các vấn đề này trước đây được tường thuật chi tiết và rộng dài xiết bao!
Nhưng đấy phần lớn là chuyện riêng của Hoa Kỳ. Đối với Allen, 5 câu truyện sau đây của Giáo Hội Công Giáo ít lôi cuốn giới truyền thông trong năm qua, nhất là giới truyền thông Mỹ và các nước nói tiếng Anh.
5. Allam và cơn bệnh ý thức hệ
Thời Đức Bênêđíctô, người trở lại Đạo Công Giáo được chú ý nhất chính là Magdi Cristiano Allam, một chính trị gia và tiểu luận gia gốc Ai Cập, nổi tiếng tại Ý là người phê bình Hồi Giáo quá khích một cách gay gắt. Allam được đích thân Đức Bênêđíctô XVI tiếp nhận vào Giáo Hội trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh năm 2008, nhưng cuối tháng Ba, 2013, đã tuyên bố rằng lòng trung thành của ông đã “hết hiệu lực” vì dưới thời Đức Phanxicô, Giáo Hội đã đi theo một đường hướng “quá mềm” đối với Hồi Giáo.
Sau đó, Allam cho đăng một bài tiểu luận nêu thêm 4 lý do khiến ông đào ngũ: điều ông gọi là “thuyết duy tương đối” vốn gắn liền trong Đạo Công Giáo, khuynh hướng nội tại của Đạo này thiên về “thuyết duy hoàn cầu” (globalism, thay vì phải bảo vệ nền văn hóa và các giá trị của Tây Phương), xu hướng thích “làm điều tốt” (do-gooder), và việc Giáo Hội này áp đặt các giáo huấn không thực tiễn về tình dục và tiền bạc.
Ngoại trừ điểm bốn cần tranh luận thêm, trong căn bản, Allam đúng đối với 3 điểm đầu. Dù có nhiều giáo huấn, Đạo Công Giáo coi mọi sự đều tương đối; Nó ủng hộ một loạt các giải thích và phát biểu khác nhau về các giáo huấn này. Đạo Công Giáo tự thân vốn có tính hoàn cầu, và vào thời điểm tới 2 phần 3 trong số 1.2 tỷ người Công Giáo hoàn cầu sống bên ngoài Tây Phương, nó càng hoàn cầu hơn nữa. Nó cũng có rất nhiều người làm điều tốt. Nhưng điều này có phải là lý do duy nhất thúc đẩy Giáo Hội hay không, lại là chuyện khác.
Tự nó, việc mất Allam không gây ảnh hưởng gì tới những khai triển chính trong sinh hoạt Giáo Hội của năm qua, dù là tại Ý. Nói cho ngay, việc lúc trở lại lúc không gây hại cho tính khả tín của Allam nhiều hơn là vận may truyền giáo của Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong câu truyện này, ta cũng thấy có bài học luân lý, nếu xét theo một bình diện lớn hơn. Điều bài học này muốn minh xác là: bất cứ ai bị lôi kéo vào Đạo Công Giáo chỉ vì các xem sét chính trị, bất luận là chính trị hữu khuynh hay chính trị tả khuynh, thì thẩy đều sẽ thất vọng. Vì Đạo Công Giáo đơn thuần không phải là một đảng chính trị, và nó có đủ tính đa nguyên nội tại khiến các nhà ý thức hệ thuộc bất cứ mầu sắc nào phải lộn ruột.
Điều trên muốn khuyên bất cứ ai nếu cảm thấy Đạo Công Giáo quyến rũ vì nhận thấy Đạo này đang quay qua phía tả dưới triều đại Phanxicô, thì nên lấy Allam làm gương vì đức tin của họ chỉ dựa vào những mộng ước chính trị vẩn vơ; đức tin này chỉ sống rất vắn vỏi.
4. Vấn đề Ý đối với Giáo Hội
Hình như ảnh hưởng và tiếng tăm của các giám mục Ý đã xuống tới mức khá thấp vào năm 2013. Một trong các dấu chỉ là cuộc tổng tuyển cử vào hồi tháng Hai vừa qua, khi cả Vatican lẫn Giáo Hội Ý đều nồng nhiệt ủng hộ Thủ Tướng Mario Monti. Khổ một điều Monti chỉ chiếm được 10% tổng số phiếu và về hạng bốn trong bảng xếp hạng cuối cùng. Dù Monti có sở đoản chính trị riêng, nhưng kết quả thảm hại trên cho thấy các giám mục Ý không tạo được bất cứ khác biệt nào đối với các cử tri Ý.
Ngoài ra còn sự kiện này nữa: kết quả cuộc thăm dò toàn quốc mới đây về việc người Ý tin tưởng định chế nào tại Ý cho thấy kể từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi, Giáo Hội tại đây chiếm thêm được 10% ủng hộ. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ đem mức tin tưởng của người Ý dành cho Giáo Hội lên tới 54.2 %, nghĩa là gần một nửa dân Ý tỏ ra nghi ngờ Giáo Hội.
Nói tới “Giáo Hội”, phần đông người Ý nghĩ tới “các giám mục”, thành thử cuộc thăm dò kia thực tế là cuộc thăm dò về hàng giáo phẩm, nhất là các vị Hồng Y.
Thực vậy, cuộc mật nghị bầu giáo hoàng năm 2013 có lẽ là cuộc bầu giáo hoàng có tính phản các nhà cầm quyền nhất trong 100 năm nay, vì các vị giáo phẩm ở ngoài Ý đều mạnh mẽ cho rằng các vị người Ý có chức phận lớn nhất đã làm Tòa Thánh “trật đường rầy” một cách thảm hại. Vụ rò rỉ là chiếc đinh cuối cùng đóng kín cỗ quan tài, nhưng vấn đề chưa chấm dứt ở đây.
Lý do khiến việc trên làm người Công Giáo ở các nơi khác trên thế giới lo âu là: Hàng nhiều thế kỷ qua, hàng giám mục Ý vốn lập thành hệ thần kinh trung ương cho Giáo Hội. Các ngài cung cấp đại đa số đoàn ngũ ngoại giao cho Tòa Thánh và dự phần một cách hết sức đông đảo, đông đảo quá mức là đàng khác, vào đoàn ngũ những người vận động và thúc đẩy khác. Các giáo phẩm tại các giáo phận chính của Ý như Milan, Bologna, Florence, Venice và Genoa là những điểm qui chiếu cho mọi giáo phận trên thế giới và hội đồng giám mục Ý (CEI) là người tạo cung giọng cho các hội đồng giám mục khác.
Việc quốc tế hóa từ từ hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội khiến việc đóng góp của Ý bớt chủ yếu hơn trước đây, nhưng bao lâu Vatican còn tọa lạc tại Rôma, bao lâu các thế hệ giáo sĩ tương lai vẫn còn học tập ở đấy và hấp thụ nhịp điệu của nền văn hóa Giáo Hội của Ý, và bao lâu tiếng Ý vẫn còn là ngôn ngữ làm việc của Giáo Hội trên thực tế, thì sự lành mạnh nói chung của hàng giám mục Ý vẫn là điều có liên quan tới vận may của Giáo Hội Công Giáo.
Thành thử một trong các thước đo “hiệu quả Phanxicô” là khả năng của ngài trong việc điều hướng cuộc canh tân hàng giáo phẩm ngay tại sân sau của ngài. Về phương diện này, một biện pháp đã được đưa ra vào hôm thứ Hai vừa qua, khi Đức Phanxicô cử Đức Cha Nunzio Galantino làm tân thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý trong khi để ngài tiếp tục ở lại giáo phận của ngài.
Đức Cha Galantino được coi như ấn bản khác của chính Đức Phanxicô vì vẫn sống tại một căn phòng nhỏ ở chủng viện thay vì sống tại tòa giám mục lộng lẫy, vẫn giữ lịch trình làm việc và tự trả lời điện thoại chứ không dùng thư ký riêng, tự lái chiếc xe tầm thường và nằng nặc yêu cầu người ta gọi mình là “Don Nunzio” thay vì “trọng kính Đức Cha”. Khi được bổ nhiệm làm giám mục, ngài yêu cầu người ta đừng tặng quà mình, mà dành tiền đó cho người nghèo.
Một nghĩa cử hết sức đặc trưng là Đức Phanxicô thân hành viết thư cho giáo dân của Đức Cha Galantino để “xin phép mượn” Đức Giám Mục của họ. Ngài viết: “Cha biết anh chị em không muốn ngài bị lấy đi, và cha hiểu điều đó” và ngài xin họ “tha lỗi cho cha”. Nếu không vô tiền khoáng hậu, thì đây cũng hẳn phải là việc họa hiếm khi một giáo hoàng trực tiếp xin lỗi dân vì việc thuyên chuyển nhân viên của mình đã ảnh hưởng đến họ.
3. Một thánh bổn mạng mới cho các tử đạo Kitô Giáo
Việc các vị giáo hoàng thường không chủ tọa các nghi lễ phong á thánh nữa có một tác dụng phụ (side effect) là giáo dân không còn lưu ý chi tới các nghi lễ này. Thành thử lễ phong á thánh vào ngày 25 tháng Năm, 2013 cho cha Giuseppe “Pino” Puglisi đã lặng lẽ qua đi không được ai bình luận: ngài là vị linh mục Sicily cực lực chống Mafia và vì thế bị bắn gục năm 1993.
Allen cho rằng đây là cuộc phong chân phước có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21. Vì chân phước Puglisi là thánh bổn mạng lý tưởng cho thế hệ tử đạo mới của Kitô Giáo. Con số Kitô hữu bị giết vì các lý do liên quan tới đức tin được ước lượng khoảng 100,000 mỗi năm, với hàng triệu người khác đang phải đối diện với đủ hình thức bách hại đầy bạo lực. Chân phước Puglisi là một biểu tượng đầy thuyết phục không những vì ngài là một người trong số này, nhưng còn là vì việc phong chân phước cho ngài nói lên một bước đột phá thần học rất chủ yếu đối với cách Đạo Công Giáo hiểu ý niệm tử đạo.
Chân phước Puglisi vốn là mục tử của Giáo Xứ San Gaetano thuộc khu Palermo hết sức lộn xộn của vùng Brancaccio. Ngài trở nên nổi tiếng do chủ trương chống Mafia một cách cực lực, từ chối không nhận tiền xin lễ của chúng và không cho phép các tên đầu xỏ của chúng dẫn đầu các đoàn rước kiệu. Do đó, ngài nhận được rất nhiều đe dọa đối với mạng sống, và theo chứng từ của một trong những người tấn công ngài, thì lời sau cùng của Cha Puglisi là “tôi chờ các anh từ lâu”.
Ý nghĩa bao quát hơn của việc phong thánh này là: Trong lịch sử, Giáo Hội chỉ thừa nhận là tử đạo những ai bị giết in odium fidei, nghĩa là vì lòng thù hận đức tin. Tuy nhiên, Cha Puglisi được nhìn nhận là vị tử đạo in odium virtutis et veritatis, nghĩa là vì lòng thù hận nhân đức và chân lý.
Phạm trù trên vẫn luôn hiện hữu trong nền thần học cổ điển của Kitô Giáo. Trong nhiều thế kỷ, các nhà văn vẫn dựa vào nó để giải thích tại sao Giáo Hội coi Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tử đạo dù ngài chết không phải vì tin Chúa Kitô mà là vì đã chỉ trích tác phong vô luân của Hêrốt. Việc phong chân phước cho Cha Puglisi có nghĩa phạm trù này đã được áp dụng cho các án phong thánh và rất có thể sẽ được thích ứng vào nhiều tình thế tương tự.
Xin đưa ra một thí dụ cụ thể: những ngày gần đây, ta nghe được tiếng kêu thống thiết của các nhà tranh đấu Công Giáo Ukraine về những đe dọa ngày một gia tăng mà họ phải đương đầu vì đã dám đứng lên tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Họ đang mỗi ngày mỗi bị các lực lượng an ninh sách nhiễu, không phải vì động lực tuyên tín, mà đúng hơn vị bị nhà cầm quyền coi là đe dọa đối với chế độ thân Nga của Tổng Thống Viktor Yanukovych.
Giống những người Ukraine trên đây, nhiều Kitô hữu ngày nay đang bị đe dọa không phải vì đã từ khước dâng lễ vật cho các thần ngoại giáo hay bất đồng với tín ngưỡng của vua chúa, nhưng vì các chọn lựa luân lý và xã hội phát sinh từ đức tin của họ. Sự phân biệt này không làm các đau khổ của họ bớt đáng quan tâm chút nào, và ta sẽ hạ giá sự hy sinh của họ nếu cho rằng nó không phải là sự hy sinh “tôn giáo” chỉ vì các người áp bức họ không bị thúc đẩy bởi các quan tâm minh nhiên có tính tôn giáo.
2. Scalfari và nguy cơ phóng chiếu
Cho đến nay, Đức Phanxicô đã có 4 cuộc gặp gỡ kéo dài với báo chí, và dù bốn cuộc đó đều kéo được nhiều chú ý, không cuộc nào thu hút chú ý bằng bản văn được công bố ngày 1 tháng Mười, 2013 bởi nhà báo kỳ cựu người Ý và là người vô tín ngưỡng Eugenio Scalfari. Việc Đức Phanxicô quyết định ngồi với một trong những nhà trí thức thế tục nổi bật nhất của Ý được xem như một xác quyết nữa cho thấy cam kết sẵn sàng nối vòng tay lớn và đối thoại của ngài.
Các hàng đáng lưu ý trong bản văn của Scalfari bao gồm lời Đức Phanxicô chỉ trích thế giới quan lấy Vatican làm trung tâm, lời ngài quả quyết rằng một số giáo sĩ mắc “chứng phong cùi của triều đình vua chúa” và nhất là câu này “Thiên Chúa không phải là người Công Giáo”. Bản văn cũng mô tả giây phút trước khi chấp nhận ngôi giáo hoàng, lúc ngài nghĩ tới việc từ khước cuộc bầu và ra khỏi Nhà Nguyện Sistine để cầu nguyện trong một căn phòng kế bên bancông nhìn ra Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.
Đó chính là chỗ cho thấy sự thêu dệt của Scalfari, vì các vị Hồng Y có mặt tại Nhà Nguyện Sistine biết rõ giây phút ấy chưa bao giờ có; vả lại cũng không có căn phòng nhỏ nào bên cạnh ban công nhìn ra Công Trường cả. Khi các nghi vấn về tính đáng tin cậy của bản văn càng ngày càng được đặt ra, Scalfari thừa nhận rằng ông không mang theo máy ghi âm cũng như ghi chép gì trong suốt cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô. Như thế bản văn là một cấu trúc ex post facto (sau khi sự kiện đã xẩy ra). Vatican lặng lẽ lấy bản văn khỏi trang mạng của mình, vì cho rằng không thể biết đâu là lời của Đức Phanxicô và đâu là lời thêm bớt của Scalfari.
Tưởng thế là xong. Nhưng ngày 29 tháng Mười Hai vừa qua, Scalfari cho đăng tải một tiểu luận dài trên tờ La Republica cho rằng khi nhấn mạnh tới quyền tự do lương tâm, Đức Phanxicô thực tế “đã bãi bỏ tội lỗi” khỏi giáo huấn Công Giáo.
“Tiết lộ” trên dĩ nhiên bị phát viên ngôn Tòa Thánh là Cha Lombardi bác bỏ. Theo Cha, ý niệm cho rằng một vị giáo hoàng bôi bỏ một tín lý cổ điển của Kitô Giáo như tội lỗi chẳng hạn là một “điều hỗn xược”. Sau đó, cha lịch sự nói thêm: Scalfari “xem ra không luôn thoải mái trong lãnh vực thánh kinh và thần học”.
Scalfari còn lộ cái dốt của ông về sinh hoạt Công Giáo khi viết rằng: “mấy ngày qua” Đức Phanxicô đã phong hiển thánh cho Thánh Inhaxiô thành Loyola, vị sáng lập ra Dòng Tên. Thực ra thánh Inhaxiô đã được phong hiển thánh năm 1622. Có lẽ Scalfari lầm ngài với Thánh Peter Faber, một vị đồng sáng lập ra Dòng Tên, vừa được Đức Phanxicô phong hiển thánh ngày 17 tháng Mười Hai.
Vì triều đại Đức Phanxicô diễn biến rất nhanh, nên các quan sát viên tha hồ đưa ra các giải thích riêng của họ về chiều hướng và ý nghĩa của nó. Tuy nhiên bài học Scalfari là: các phóng chiếu tâm lý học có thể khoác cái áo phân tích, và do đó, luật caveat emptor (người mua nên thận trọng) cần được áp dụng.
1. Đức Bênêđíctô, nhà cách mạng
Theo Allen, bất chấp các hình ảnh phóng túng (maverick) người ta tô vẽ về Đức Phanxicô, cho đến nay, hành vi cách mạng hạng nhất do một vị giáo hoàng đưa ra vào năm 2013 vẫn là của Đức Bênêđíctô XVI dưới hình thức một quyết định gây ngạc nhiên hết sức là tự ý từ nhiệm. Và bất chấp những náo nhiệt quanh Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô vẫn thực sự là người chủ động hàng đầu của vở kịch chính.
Dĩ nhiên, khi đề cập tới chuyện Giao Tiếp Công Cộng (Public Relations), Đức Bênêđíctô không có nhiều may mắn. Ngài nhậm chức giữa nhiều trình thuật tiền chế nào là “Chó dữ của Thiên Chúa” nào là “Chấp pháp nhân Vatican” và chưa bao giờ ngài rũ bỏ được các hỗn danh này. Về phương diện công luận, sự khác nhau giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô có lẽ tốt nhất nên nói như thế này: dưới thời Đức Bênêđíctô, người ta cho rằng tất cả những điều họ không ưa đối với Giáo Hội thẩy đều là vì Đức Giáo Hoàng cả; bây giờ, họ có xu hướng nghĩ rằng điều đó bất chấp Đức Giáo Hoàng.
Thành thử, xu thế của họ là muốn đóng khung Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô gần như là vấn đề và phản vấn đề, truyền thống và canh tân, giáo điều và cảm thông v.v… Dù gì gì chăng nữa, điều rõ ràng bị người ta quên khuấy là Đức Phanxicô đã không xuất hiện nếu Đức Bênêđíctô XVI không quyết định tự ý đứng qua một bên.
Điều cũng đáng lưu ý là cung cách ngài xử lý việc ra đi. Trong bài diễn văn cuối cùng với các vị Hồng Y vào ngày 28 tháng Hai, Đức Bênêđíctô tuyên hứa “tôn kính và vâng lời vô điều kiện” vị kế nhiệm mình, và ngài đã giữ trọn lời thề hứa này. Ngoài lá thư riêng gửi cho một người vô thần Ý và bị người này cho công bố ra, Đức Bênêđíctô chỉ được nhìn và nghe thấy nơi công cộng khi Đức Phanxicô mời tới dự một biến cố nào đó.
Bất chấp các tiên đoán ra sao về đường hướng tương lai của Đức Phanxicô, Đức Bênêđictô vẫn không làm bất cứ điều gì để khuyến khích một thứ chống đối hay hợp pháp hóa sự bất đồng đối với triều đại mới.
Thực thế, Đức Bênêđíctô đã từ vô ngộ bước qua gần như vô hình, hoàn toàn do quyết định tự ý của ngài. Nếu đó không phải là “phép lạ khiêm nhường giữa thời huênh hoang” như lời ca tụng Đức Phanxicô hồi tháng Sáu của Elton John trong Vanity Fair, thì khó mà biết đó là điều gì.
Trên bình diện thực chất, một số cải cách mà người ta gán công cho Đức Phanxicô, trong đó có việc làm sạch nền tài chánh của Vatican và cam kết “không khoan thứ” đối với việc lạm dụng tình dục, thực ra chỉ là tiếp diễn các chính sách đã bắt đầu có từ thời Đức Bênêđíctô.
Cho dù không đúng như thế đi nữa, thì trọng điểm vẫn là “hiệu quả Phanxicô” sẽ mất hút trong lịch sử nếu Đức Bênêđíctô không bước cái bước mà không vị giáo hoàng nào trong suốt 600 năm qua đã dám bước, và bước dứt khoát đến như thế.
Dĩ nhiên không ai chối cãi Đức Phanxicô đang lay chuyển Giáo Hội Công Giáo và đem lại cho nó một sinh lực mới. Nhưng ngài không phải là vị giáo hoàng phóng túng và cách mạng duy nhất của năm 2013.