Các cuộc nổi dậy tại Syria đã bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, chủ yếu là những cuộc biểu tình bất bạo động nổ ra tại một loạt các thành phố nhằm chống lại chế độ tham nhũng, và bè phái của Tổng thống Bashar al-Assad.
Chế độ Assad đáp lại những cuộc biểu tình trên đường phố bằng vũ lực. Cuối cùng, lẽ tự nhiên, nhiều người dân có lẽ đã cầm vũ khí để tự vệ. Tuy nhiên, nếu không có những can dự bên ngoài nhằm theo đuổi những toan tính kinh tế và chính trị trong vùng, nếu không có những nguồn tiếp liệu khí tài chiến tranh khổng lồ, những cuộc biểu tình đã không thể trở thành một cuộc nội chiến chỉ trong vài tháng sau đó.
Cuộc chiến leo thang rất nhanh chóng. Tháng 3 năm 2012, Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 9,000 người Syria người đã bị giết trong những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy. Vào tháng Giêng năm 2013, con số đã lên đến 60,000; sau đó 100,000 vào tháng Bảy cùng năm. Con số những người tị nạn Syria nhanh chóng lên đến 2.5 triệu người vào tháng Sáu năm 2013. Trong số những quốc gia chấp nhận đón người tị nạn Syria, Hoa Kỳ, siêu cường mạnh nhất hành tinh, đón nhận một con số rất đáng xấu hổ là 26 người tị nạn. Vấn đề chấp nhận người tị nạn là phức tạp và các quốc gia có quyền và bổn phận điều hòa các làn sóng di dân vào nước họ. Tuy nhiên, siêu cường mạnh nhất hành tinh, chỉ chấp nhận có 26 người tị nạn, so với nước Đức dám mở rộng vòng tay đón 500,000 người tị nạn mỗi năm thì con số này quả là khôi hài, ấy là chưa kể những trách nhiệm luân lý phát sinh từ cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003.
Và trong khi cuộc xung đột vẫn đang diễn tiến, không biết đến khi nào kết thúc, Stephen O'Brien, phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo, cho biết cho đến tháng 8 năm 2015, hơn 250,000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột bi đát này. Và trong khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn trong bối cảnh có những thoả thuận ngầm nào đó cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể tập trung quân, chiến xa, và các loại xe cơ giới ngang nhiên chiếm hết thành phố này đến thành phố khác của Syria, chắc chắn trong tương lai gần hàng triệu người Syria và Iraq không thể quay trở lại ngôi nhà của mình.
Cho đến nay, tổng cộng, khoảng một nửa dân Syria đã bị bật gốc bởi cuộc chiến. Nhiều người trong số họ, không có chỗ nào để đi trừ ra những trại tạm cư ở các nước láng giềng như Li Băng, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.
Trong năm 2014 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia có đông người tị nạn nhất trên thế giới với hơn 2 triệu người tị nạn trong đó 1.8 triệu là người Syria. Li Băng đã mở rộng vòng tay đón tiếp 1,172,000. Đất nước chỉ có 4 triệu dân nay có tới hơn 6 triệu dân. Trong khi đó, 629,000 người Syria đã xin tị nạn tại Jordan và đang sinh sống trong những hoàn cảnh rất cơ cực. Ngay cả miền Iraq Kurdistan, bản thân hiện đang ở giữa một cuộc chiến tranh chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, vẫn phải cưu mang hơn 200,000 người Syria.
Tổ chức Ân xá Quốc tế, trích dẫn số liệu của Liên Hợp Quốc, báo cáo rằng “ít nhất 40% số người tị nạn ở Li Băng sống trong nơi không xứng với phẩm giá con người” trong khi Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngân sách dành cho họ đã bị cắt giảm đến 3 tỉ Mỹ Kim trong tài khóa 2015-2016 mặc dù số người tị nạn không ngừng gia tăng. Trong tháng 12 năm 2014, Chương trình Lương thực Thế giới tuyên bố rằng họ đã phải ngừng cung cấp lương thực cho 1,7 triệu người tị nạn - bởi vì họ không có đủ tiền mặt.
Trong tình cảnh đó, người tị nạn còn biết làm gì hơn là liều mình chấp nhận những chuyến đi nguy hiểm vào Âu Châu. Khoảng 332,000 người di cư đã vào châu Âu qua ngã Địa Trung Hải trong năm nay. Theo tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc khoảng một nửa số người di cư bằng cách vượt biển Địa Trung Hải là người Syria. Tổ chức Di cư Quốc tế ước tính khoảng 850,000 người tị nạn sẽ đổ vào Âu Châu từ đây đến cuối năm.
Hoa Kỳ, về phần mình, đã làm ngơ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, tính đến tháng 8 năm 2015, siêu cường mạnh nhất hành tinh chỉ chấp nhận cho tái định cư 1,434 người tị nạn Syria, và chỉ cam kết cho thêm một vài ngàn người nữa trong những năm sắp tới. Toàn bộ chương trình tái định cư tị nạn của Mỹ được giới hạn ở mức 70,000 người tị nạn trên toàn cầu một năm - một hạn ngạch giống nhau trong nhiều năm qua, bất chấp các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng.
Chế độ Assad đáp lại những cuộc biểu tình trên đường phố bằng vũ lực. Cuối cùng, lẽ tự nhiên, nhiều người dân có lẽ đã cầm vũ khí để tự vệ. Tuy nhiên, nếu không có những can dự bên ngoài nhằm theo đuổi những toan tính kinh tế và chính trị trong vùng, nếu không có những nguồn tiếp liệu khí tài chiến tranh khổng lồ, những cuộc biểu tình đã không thể trở thành một cuộc nội chiến chỉ trong vài tháng sau đó.
Và trong khi cuộc xung đột vẫn đang diễn tiến, không biết đến khi nào kết thúc, Stephen O'Brien, phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo, cho biết cho đến tháng 8 năm 2015, hơn 250,000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột bi đát này. Và trong khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn trong bối cảnh có những thoả thuận ngầm nào đó cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể tập trung quân, chiến xa, và các loại xe cơ giới ngang nhiên chiếm hết thành phố này đến thành phố khác của Syria, chắc chắn trong tương lai gần hàng triệu người Syria và Iraq không thể quay trở lại ngôi nhà của mình.
Cho đến nay, tổng cộng, khoảng một nửa dân Syria đã bị bật gốc bởi cuộc chiến. Nhiều người trong số họ, không có chỗ nào để đi trừ ra những trại tạm cư ở các nước láng giềng như Li Băng, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.
Trong năm 2014 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia có đông người tị nạn nhất trên thế giới với hơn 2 triệu người tị nạn trong đó 1.8 triệu là người Syria. Li Băng đã mở rộng vòng tay đón tiếp 1,172,000. Đất nước chỉ có 4 triệu dân nay có tới hơn 6 triệu dân. Trong khi đó, 629,000 người Syria đã xin tị nạn tại Jordan và đang sinh sống trong những hoàn cảnh rất cơ cực. Ngay cả miền Iraq Kurdistan, bản thân hiện đang ở giữa một cuộc chiến tranh chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, vẫn phải cưu mang hơn 200,000 người Syria.
Tổ chức Ân xá Quốc tế, trích dẫn số liệu của Liên Hợp Quốc, báo cáo rằng “ít nhất 40% số người tị nạn ở Li Băng sống trong nơi không xứng với phẩm giá con người” trong khi Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngân sách dành cho họ đã bị cắt giảm đến 3 tỉ Mỹ Kim trong tài khóa 2015-2016 mặc dù số người tị nạn không ngừng gia tăng. Trong tháng 12 năm 2014, Chương trình Lương thực Thế giới tuyên bố rằng họ đã phải ngừng cung cấp lương thực cho 1,7 triệu người tị nạn - bởi vì họ không có đủ tiền mặt.
Trong tình cảnh đó, người tị nạn còn biết làm gì hơn là liều mình chấp nhận những chuyến đi nguy hiểm vào Âu Châu. Khoảng 332,000 người di cư đã vào châu Âu qua ngã Địa Trung Hải trong năm nay. Theo tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc khoảng một nửa số người di cư bằng cách vượt biển Địa Trung Hải là người Syria. Tổ chức Di cư Quốc tế ước tính khoảng 850,000 người tị nạn sẽ đổ vào Âu Châu từ đây đến cuối năm.
Hoa Kỳ, về phần mình, đã làm ngơ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, tính đến tháng 8 năm 2015, siêu cường mạnh nhất hành tinh chỉ chấp nhận cho tái định cư 1,434 người tị nạn Syria, và chỉ cam kết cho thêm một vài ngàn người nữa trong những năm sắp tới. Toàn bộ chương trình tái định cư tị nạn của Mỹ được giới hạn ở mức 70,000 người tị nạn trên toàn cầu một năm - một hạn ngạch giống nhau trong nhiều năm qua, bất chấp các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng.