Người ta vẫn nhắc đến một bộ ba đầy mãnh lực có thể làm điên đảo thế giới nhân loại. Đó là tình, tiền và quyền. Trong số đó, có lẽ quyền lực chiếm vị trí độc tôn. Tuy nhiên, giữa chúng thường có một mối liên hệ khắng khít với nhau. Có sắc đẹp là có được lợi thế « nghiêng nước nghiên thành ». « Có tiền mua tiên cũng được ». Có quyền thì có được cả tình và tiền.
Để đạt được mục đích, kẻ vụ lợi xưa và nay vẫn hay dùng mỹ nhân hoặc tiền để mua chuộc kẻ có quyền lực. Lã Bất Vi (292-235 TCN) nước Tần thời Chiến Quốc là bậc thầy nổi danh xưa nay về lãnh vực buôn bán quyền lực và vận dụng thành thạo mỹ nhân kế. Nhờ đó, ông đã đạt được mục đích khi dùng mọi thủ đoạn đầy tính toán để có thể đưa con mình là Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng, lên làm hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa và mình chạy được vào chức thừa tướng nước Tần.
Sự thể là biết thái tử An Quốc Quân sẽ được kế vị ngai báu, Lã Bất Vi đã tìm cách dọn đường để đưa một trong 20 người con của thái tử này là Tử Sở, con của Hạ Cơ nối ngôi, dù cho cả mẹ lẫn con không được An Quốc Quân yêu quý nhiều. Trong số các người vợ, chỉ có Hoa Dương được lòng An Quốc Quân nhất nên được chọn làm chính phu nhân. Tuy nhiên, bà này lại không có con. Lã Bất Vi đã tìm cách làm quen với Tử Sở ngay khi ông này còn đang bị cơ nhỡ và đưa cho thật nhiều vàng để ăn tiêu và đãi khách. Đặc biệt, Bất Vi còn gài độ Tử Sở bằng cách mời dự tiệc tùng tại nhà riêng và chủ động cho người thiếp đầy nhan sắc của mình lúc đó đã có bầu là Triệu Cơ ra hầu. Tử Sở bị vẻ đẹp của Triệu Cơ mê hoặc. Ngay lập tức, Bất Vi dâng người thiếp này cho Tử Sở.
Bất Vi còn dùng tiền bạc của mình mua lễ vật mua chuộc Hoa Dương để bà ta nhận Tử Sở làm con nuôi. Nhờ thế, khi An Quốc Quân lên làm vua, tức Trang Tương Vương, đã chọn Tử Sở làm thái tử. Đương nhiên, Triệu Cơ cũng được đưa về cung và được cất nhắc làm phu nhân. Khi bào thai đủ ngày tháng, Triệu Cơ sinh được một con trai và Tử Sở đặt tên là Chính. Trang Tương Vương trị vì được hai năm thì băng hà. Thái từ Chính lên kế vị, tức Tần Thủy Hoàng. Còn Lã Bất Vi được phong làm tướng quốc và thường được gọi là trọng phụ.
Tuy nhiên, về sau này chính Lã Bất Vi lại bị chết trong tay người con ruột của mình.
Khi nắm trong tay được thứ quyền lực, người ta cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ duy trì nó bằng mọi giá. Những ai bị nghi cho là mầm mống của mối đe dọa cho quyền lực thì đều bị thủ tiêu, dù cho họ có mối quan hệ máu mủ với kẻ quyền thế.
Được các nhà chiêm tinh cho biết Vua Dân Do Thái vừa mới sinh ra, vua Hêrôđê đã áp dụng chiến dịch « giết lầm hơn bỏ sót ». Ông đã ra lệnh giết chết mọi bé trai trong thành từ hai tuổi trở xuống để diệt trừ hậu họa liên quan đến ngai vàng của ông.
Đó là chuyện xưa, đề tài này thời nay khác về hình thái nhưng nội dung không có gì thay đổi. Cách đây mấy ngày, hôm 13/12 vừa qua, Kim Chính Ân tuổi đời còn khá trẻ, kế vị quyền lực từ người cha Kim Chính Nhất từ cuối năm 2011, đã dùng tòa án binh để hành quyết người chú của mình, đồng thời cũng là nhiếp chính trong vai trò chuyển giao quyền lực, ông Trương Thành Trạch, 67 tuổi. Ông này bị hạ gục một cách chóng vánh : bị bắt ngày 9/12, bị xét xử 12/12 và bị tử hình một ngày sau khi bị tuyên án.
Xét về mọi góc độ, gia đình cũng đạo đức con người, việc loại trừ bằng mọi giá ông Trương Thành Trạch là hành vi hết sức phi nhân.
Cũng cần nhắc đến một hình thái khác của việc tham quyền cố vị : vì sợ chiếc ghế tổng trấn của mình lung lay, trong phiên tòa xét xử, Philatô đã né tránh công lý bằng cách phủi tay và phó mặc mạng sống của Đức Giêsu vào tay giới lãnh đạo Do Thái thời ấy. Lời nói của Đức Giêsu trong cuộc đối thoại làm cho Philatô phải tự vấn lương tâm khi Ngài khẳng định rằng nếu từ Trên không ban cho thì ông ta chẳng có một thứ quyền hành nào hết (x. Ga 19, 11).
Quyền bính không tự nhiên mà có. Một cách đúng nghĩa, nó xuất phát từ Thiên Chúa nhằm mục đích mưu cầu công ích, thực thi công bình và hướng đến chăm sóc cho đời sống của con người trong điều kiện tốt nhất. Một khi quyền bính bị lạm dụng các mục đích này không được đảm bảo và nó bị biến dạng thành quyền lực được thi hành bằng cách áp đặt thống lĩnh. Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn vàng thước ngọc cho những ai làm lớn là phải thi hành quyền bính trong vai trò người phục vụ (x. Lc 22, 25- 26).
Chính vì vậy, những ai được giao phó quyền bính cần phải ý thức được trách nhiệm lớn lao này và đều phải trả lẽ về những hành động không tương xứng của mình. Để có thể phát huy theo chiều hướng tích cực, quyền bính phải được giám sát. Chỉ như vậy, mới tránh được việc lạm quyền hành và kéo dài quyền lực được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau.
Để đạt được mục đích, kẻ vụ lợi xưa và nay vẫn hay dùng mỹ nhân hoặc tiền để mua chuộc kẻ có quyền lực. Lã Bất Vi (292-235 TCN) nước Tần thời Chiến Quốc là bậc thầy nổi danh xưa nay về lãnh vực buôn bán quyền lực và vận dụng thành thạo mỹ nhân kế. Nhờ đó, ông đã đạt được mục đích khi dùng mọi thủ đoạn đầy tính toán để có thể đưa con mình là Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng, lên làm hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa và mình chạy được vào chức thừa tướng nước Tần.
Sự thể là biết thái tử An Quốc Quân sẽ được kế vị ngai báu, Lã Bất Vi đã tìm cách dọn đường để đưa một trong 20 người con của thái tử này là Tử Sở, con của Hạ Cơ nối ngôi, dù cho cả mẹ lẫn con không được An Quốc Quân yêu quý nhiều. Trong số các người vợ, chỉ có Hoa Dương được lòng An Quốc Quân nhất nên được chọn làm chính phu nhân. Tuy nhiên, bà này lại không có con. Lã Bất Vi đã tìm cách làm quen với Tử Sở ngay khi ông này còn đang bị cơ nhỡ và đưa cho thật nhiều vàng để ăn tiêu và đãi khách. Đặc biệt, Bất Vi còn gài độ Tử Sở bằng cách mời dự tiệc tùng tại nhà riêng và chủ động cho người thiếp đầy nhan sắc của mình lúc đó đã có bầu là Triệu Cơ ra hầu. Tử Sở bị vẻ đẹp của Triệu Cơ mê hoặc. Ngay lập tức, Bất Vi dâng người thiếp này cho Tử Sở.
Bất Vi còn dùng tiền bạc của mình mua lễ vật mua chuộc Hoa Dương để bà ta nhận Tử Sở làm con nuôi. Nhờ thế, khi An Quốc Quân lên làm vua, tức Trang Tương Vương, đã chọn Tử Sở làm thái tử. Đương nhiên, Triệu Cơ cũng được đưa về cung và được cất nhắc làm phu nhân. Khi bào thai đủ ngày tháng, Triệu Cơ sinh được một con trai và Tử Sở đặt tên là Chính. Trang Tương Vương trị vì được hai năm thì băng hà. Thái từ Chính lên kế vị, tức Tần Thủy Hoàng. Còn Lã Bất Vi được phong làm tướng quốc và thường được gọi là trọng phụ.
Tuy nhiên, về sau này chính Lã Bất Vi lại bị chết trong tay người con ruột của mình.
Khi nắm trong tay được thứ quyền lực, người ta cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ duy trì nó bằng mọi giá. Những ai bị nghi cho là mầm mống của mối đe dọa cho quyền lực thì đều bị thủ tiêu, dù cho họ có mối quan hệ máu mủ với kẻ quyền thế.
Được các nhà chiêm tinh cho biết Vua Dân Do Thái vừa mới sinh ra, vua Hêrôđê đã áp dụng chiến dịch « giết lầm hơn bỏ sót ». Ông đã ra lệnh giết chết mọi bé trai trong thành từ hai tuổi trở xuống để diệt trừ hậu họa liên quan đến ngai vàng của ông.
Đó là chuyện xưa, đề tài này thời nay khác về hình thái nhưng nội dung không có gì thay đổi. Cách đây mấy ngày, hôm 13/12 vừa qua, Kim Chính Ân tuổi đời còn khá trẻ, kế vị quyền lực từ người cha Kim Chính Nhất từ cuối năm 2011, đã dùng tòa án binh để hành quyết người chú của mình, đồng thời cũng là nhiếp chính trong vai trò chuyển giao quyền lực, ông Trương Thành Trạch, 67 tuổi. Ông này bị hạ gục một cách chóng vánh : bị bắt ngày 9/12, bị xét xử 12/12 và bị tử hình một ngày sau khi bị tuyên án.
Xét về mọi góc độ, gia đình cũng đạo đức con người, việc loại trừ bằng mọi giá ông Trương Thành Trạch là hành vi hết sức phi nhân.
Cũng cần nhắc đến một hình thái khác của việc tham quyền cố vị : vì sợ chiếc ghế tổng trấn của mình lung lay, trong phiên tòa xét xử, Philatô đã né tránh công lý bằng cách phủi tay và phó mặc mạng sống của Đức Giêsu vào tay giới lãnh đạo Do Thái thời ấy. Lời nói của Đức Giêsu trong cuộc đối thoại làm cho Philatô phải tự vấn lương tâm khi Ngài khẳng định rằng nếu từ Trên không ban cho thì ông ta chẳng có một thứ quyền hành nào hết (x. Ga 19, 11).
Quyền bính không tự nhiên mà có. Một cách đúng nghĩa, nó xuất phát từ Thiên Chúa nhằm mục đích mưu cầu công ích, thực thi công bình và hướng đến chăm sóc cho đời sống của con người trong điều kiện tốt nhất. Một khi quyền bính bị lạm dụng các mục đích này không được đảm bảo và nó bị biến dạng thành quyền lực được thi hành bằng cách áp đặt thống lĩnh. Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn vàng thước ngọc cho những ai làm lớn là phải thi hành quyền bính trong vai trò người phục vụ (x. Lc 22, 25- 26).
Chính vì vậy, những ai được giao phó quyền bính cần phải ý thức được trách nhiệm lớn lao này và đều phải trả lẽ về những hành động không tương xứng của mình. Để có thể phát huy theo chiều hướng tích cực, quyền bính phải được giám sát. Chỉ như vậy, mới tránh được việc lạm quyền hành và kéo dài quyền lực được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau.