Quyền lực Do Thái
Qua những trang trình bày tổng quát về lịch sử dân Do Thái ở trên, từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay, có lẽ cũng đủ để cho phép chúng ta trước hết có được một ý niệm và một nhận thức nhất định nào đó về dân tộc đặc biệt này, về một dân tộc mà người ta thường gọi là„Dân riêng của Thiên Chúa“ hay „Dân tuyển chọn của Thiên Chúa.“
Vâng, qua cuốn Kinh Thánh Cựu Ước, cuốn Sách Thánh và đồng thời là cuốn Sách Lịch Sử duy nhất của dân tộc Do Thái, người ta nhận chân được rõ ràng nguồn gốc dân tộc Do Thái không phải phát xuất từ những câu chuyện thần thoại giả tưởng, nhưng được hình thành từ ông Áp-ra-ham, một vị Tổ Phụ khả kính, đầy lòng kính sợ Thiên Chúa và tuyệt đối tin tưởng phó thác vào Người, đã được chính Thiên Chúa Tạo Hóa tuyển chọn (x. St 12,1-2). Và trong suốt dòng lịch sử của dân Do Thái, Thiên Chúa luôn can thiệp một cách trực tiếp: Người cho phép họ được tiếp cận Người như chưa bao giờ có dân nào được như vậy, được nghe các huấn lệnh của Người, được chính Người dẫn dắt và được chứng kiến nhãn tiền những phép lạ cả thể Người làm cho họ. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề làm thay cho họ những gì họ phải thực hiện và không hề che chắn cho họ trước những thách đố đầy khó khăn nằm trong tầm tay tự vệ của họ. Đó cũng là cách thức Thiên Chúa luôn đối xử với con người nói chung.
Nhưng một thực tại hiển nhiên và quan trọng khác mà chúng ta cũng có thể khám phá ra được trong quá trình lập nước, xây dựng nước và bảo vệ nước của dân Do Thái, từ khởi thủy cho đến ngày hôm nay, một thực tại mà chúng tôi xin được gọi là „Quyền lực Do Thái.“
Những dòng trình bày về lịch sử dân Do Thái ở trên đã giúp chúng ta biết rõ được thực trạng đau thương của dân tộc này, một dân tộc bé nhỏ nhất thế giới, luôn phải sống trong cảnh bị kỳ thị, bị khinh miệt, bị đàn áp, bị bóc lột, bị hành hạ và bị sát hại dã man, v.v… từ khi họ còn phải sống trong cảnh nô lệ ở Ai-cập cho tới khi được định cư và lập quốc tại xứ Ca-na-an, miền Đất Hứa của họ, nhưng rồi lại triền miên bị các tộc người khác đến đánh chiếm, bị xâm lăng, Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị san bằng, nhiều lần bị trục xuất ra khỏi chính quê hương của mình, trong số đó có ít nhất ba cuộc lưu đày sang Babylon là đau thương và kéo dài nhất, v.v… cho đến cuộc hủy diệt sau cùng do quân Roma gây ra vào năm 70 sau Công Nguyên khi họ đánh thắng cuộc nổi dậy giải phóng quê hương của người Do Thái. Kết cục, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, các lâu đài dinh thự cũng như nhà cửa trong thành Giê-ru-sa-lem lại hoàn toàn bị tiêu hủy, đến nỗi „không còn tảng đá nào trên tảng đá nào nữa“ mãi cho tới ngày nay, đúng như lời tiên báo của Đức Giêsu. (x. Mt 24,1-2). Còn dân chúng đều bị đưa đi lưu đày khắp tứ phương thiên hạ. Và kể từ năm 1948, khi tân quốc gia Ít-ra-en được tái lập và mọi người Do Thái khắp nơi trên thế giới lần lượt được hồi hương, để rồi biến một tân quốc gia Ít-ra-en nhỏ bé thủa ban đầu với một dân số quá khiêm tốn vào khoảng trên dưới 800.000 người trở thành một quốc gia Ít-ra-en hùng cường, văn minh tiến bộ cao độ và bất khả lấn chiếm bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào như ngày nay với một dân số trên 8.000.000 người.
Nếu người ta có lý khi đưa ra nhận định rằng „trong cái rủi luôn ấn chứa cái may“, thì điều đó hoàn toàn đúng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh và định mệnh người Do Thái. Suốt dòng lịch sử của mình, Ít-ra-en đã biết bao lần bị ngoại bang xâm chiếm và dày xéo, dân chúng bị lưu đày, nhất là trong cuộc lưu đày cuối cùng vào đầu Công Nguyên kéo dài gần hai ngàn năm, đất nước hầu như bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nhưng chính trong nỗi bất hạnh tột cùng ấy, chính trong cuộc lưu đày khắp tứ phương thiên hạ không hẹn ngày về ấy, đặc biệt ở Trung Đông, ở các nước Âu Mỹ này lại là một cái may mắn to lớn, là một cái phúc lợi vĩ đại cho người Do Thái nói chung và cho nhà nước Ít-ra-en nói riêng.
Vì trong một cuộc lưu đày kéo dài cả gần hai ngàn năm như thế, người Do Thái một đàng vẫn luôn giữ nguyên được bản sắc và căn tính „Do-thái“ của mình là trung thành tuân giữ Giao Ước giữa Thiên Chúa với Tổ phụ Áp-ra-ham, với Mô-sê và với toàn thể dân tộc họ, tức thực thi các giới răn và huấn lệnh của Thiên Chúa như đã được ghi rõ trong từng trang của Sách Đệ Nhị Luật:
„Đây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã truyền phải dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành trong đất anh em sắp sang chiếm hữu. Như vậy anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu. Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, đã phán với anh em. Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.“ ( Đnl 6,1-9).
Chứ họ không hề để mình đồng hóa với người dân bản xứ trong sự thờ phượng các ngẫu tượng của các dân này, và luôn vọng về cố hương – trước ngày tái lập quốc vào năm 1948, những người Do Thái trên khắp thế giới khi gặp nhau, trước hết họ luôn chúc nhau „sang năm gặp lại tại Giê-ru-sa-lem“ – và một đàng khác họ lại biết sống hòa đồng hoàn toàn vào các sinh hoạt và trở thành công dân thực thụ của những địa phương, nơi họ bị lưu đày. Đây quả thực cả là một phương thức sống vô cùng khôn ngoan của người Do Thái đã giúp cho họ dành được phần thắng lợi về cho mình và cho dân tộc mình.
Sự thành công này của người Do Thái một phần lớn là do họ luôn trung thành ghi lòng tạc dạ và cử hành biến cố Vượt Qua của dân tộc họ, tức biến cố Thiên Chúa đã ra tay giải phóng họ ra khỏi ách nộ lệ lầm than tủi nhục tại Ai-cập qua trung gian người tôi trung của Người là Tổ phụ Mô-sê.
Vâng, nhờ có bản chất thông minh và khôn ngoan thiên phú vượt trội của mình, người Do Thái ở Âu châu cũng như ở trên khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ đã nắm vững ưu thế và làm chủ được những lãnh vực quan trọng mang tính cách quyết định của nước sở tại, như nền kinh tế nói chung và lãnh vực ngân hàng tiền tệ nói riêng, các ngành khoa học chủ chốt, các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v… Bởi vậy, nếu nước Mỹ là một nước tư bản giàu có hàng đầu thế giới, thì nền tư bản Mỹ phần lớn nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái và nếu thành phố New Yok là thành phố kinh tế đầu não của Mỹ, thì thành phố này lại là thành phố của những người Mỹ gốc Do Thái. Do đó, nếu người ta không muốn nói rằng nền kinh tế Mỹ nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái, thì người ta lại phải chân thành nhìn nhận rằng những người Mỹ gốc Do Thái đang nắm phần chủ động trong việc chi phối nền kinh tế nước này. Nhưng những ai chi phối được nền kinh tế của một đất nước, thì thường cũng chi phối được các lãnh vực khác của nước ấy nữa, như chính trị, văn hóa và xã hội. Đây là quy luật bất thành văn của cuộc sống.
Những nhận định này có thể được coi là một giải mã hợp lý cho „bí mật“ tại sao quốc gia nhỏ bé Ít-ra-en có thể tồn tại, phát triển và nhất là có thể chiến thắng được các kẻ thủ đông số và hùng cường hơn họ gấp trăm gấp ngàn lần. Dĩ nhiên, ý chí tự tồn và bất khuất của người Do Thái là những nhân tố quan trọng mang tính cách quyết định trong sự tồn vong của dân tộc họ. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng người Do Thái chiến đấu bằng các vũ khí tối tân nhất của Mỹ và những viện trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ là nền tảng vững chãi cho sự phát triển cần thiết của Ít-ra-en.
Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng khác cũng đã góp phần chủ yếu vào việc sinh tồn và bảo vệ an ninh toàn vẹn của Ít-ra-en mà chúng ta cũng không nên bỏ qua, đó là các hoạt động của cơ quan tình báo Mossad của họ. Tuy Ít-ra-en là một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, nhưng cơ quan tình báo của họ lại có một mạng lưới hoạt động rộng rãi và bao quát nhất thế giới, hữu hiệu và chính xác nhất thế giới, đến nỗi người ta có thể quả quyết không sai rằng cơ quan tình báo Mossad của Ít-ra-en còn vượt mặt cả cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo KGB của Nga Sô. Một lợi điểm vô cùng quan trọng của cơ quan tình báo Mossad mà các cơ quan tình báo của các nước khác, trong đó kể cả CIA của Mỹ và KGB của Nga Sô, không thể có được là các điệp viên hay các cộng sự viên của cơ quan tình báo Ít-ra-en đã được cấy trồng từ hàng ngàn năm nay qua các biến cố lưu đày ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Những người này là công dân thực thụ của các nước sở tại, là thành viên và nói tiếng nói của địa phương ấy, nhưng họ lại là tai mắt cực kỳ bén nhạy của cố hương Ít-ra-en của họ, một cố hương tuy ngàn trùng xa cách về mặt địa lý nhưng lại gần gũi trong chính trái tim dạt dào dòng máu „Do-thái“ của họ, trong chính dòng huyết quản tình tự dân tộc của họ. Vâng, hàng ngàn hàng vạn hay hàng triệu cộng sự viên này của Mossad hành động không hẳn vì tiền bạc hay lợi lộc vật chất, nhưng trước hết và trên hết là vì tình yêu dân tộc, vì lòng ái quốc sâu xa của họ đối với cố hương Ít-ra-en. Và sợi dây nối kết họ lại với nhau và nối kết họ lại với cố hương Ít-ra-en một cách bất khả phân ly như thế, dù họ ở bất cứ phương trời nào trên trái đất này, là cuốn Kinh Thánh Cựu Ước.
Tất cả những điều vừa nói giúp người ta nhận ra được một thực tại cụ thể quá hiển nhiên tại các nước Âu Mỹ ngày nay, đầu não của cả thế giới về nhiều lãnh vực, mà chúng ta khó lòng phủ nhận, đó là người Do Thái thực sự đang nắm giữ một ảnh hưởng quan trọng mang tính cách quyết định, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, kinh tế và ngân hàng, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở điểm này chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể: Ở Hoa Kỳ hay ở bất cứ quốc gia Tây Âu nào, từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ trưởng cho tới bất cứ một nhân vật quan trọng nào trong xã hội có những phát ngôn hay hành động gây nguy hiểm, bất lợi hay tổn thất cho người Do Thái nói chung và nhà nước Ít-ra-en nói riêng, thì tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước trên thế giới đều đồng loạt lên tiếng phân tách, bình luận và phản đối liên tục một cách gay gắt, mãi cho tới khi nhân vật liên hệ ấy phải từ chức và rút lui về vườn.
Vâng, ngày nay, trên thế giới nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, „Quyền lực Do Thái“ không chỉ là một thực tại minh nhiên mà còn là một quyền lực vô biên!
Nói tóm lại, dù muốn hay không người ta cũng phải chân thành nhìn nhận rằng dân tộc Do Thái quả thực là một dân tộc ưu tú nhất thế giới, oai hùng nhất thế giới, bất khuất nhất thế giới và, vì thế, nổi danh nhất thế giới. Đây chính là điểm khiến người ta tự hỏi: Phải chăng lời hứa của Thiên Chúa với ông Áp-ra-ham, Tổ phụ dân Do Thái từ ngàn năm trước là „làm cho ông thành một dân tộc lớn, sẽ chúc phúc cho ông và sẽ làm tên tuổi ông được lẫy lừng“ (x. St 12,2) nay đã được hiện thực hóa?
(Trích trong tác phẩm: Lm Nguyễn Hữu Thy: “Tôi đi hành hương Thánh Địa Ít-ra-en“, Trier 2014, trang 63-71)
Qua những trang trình bày tổng quát về lịch sử dân Do Thái ở trên, từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay, có lẽ cũng đủ để cho phép chúng ta trước hết có được một ý niệm và một nhận thức nhất định nào đó về dân tộc đặc biệt này, về một dân tộc mà người ta thường gọi là„Dân riêng của Thiên Chúa“ hay „Dân tuyển chọn của Thiên Chúa.“
Vâng, qua cuốn Kinh Thánh Cựu Ước, cuốn Sách Thánh và đồng thời là cuốn Sách Lịch Sử duy nhất của dân tộc Do Thái, người ta nhận chân được rõ ràng nguồn gốc dân tộc Do Thái không phải phát xuất từ những câu chuyện thần thoại giả tưởng, nhưng được hình thành từ ông Áp-ra-ham, một vị Tổ Phụ khả kính, đầy lòng kính sợ Thiên Chúa và tuyệt đối tin tưởng phó thác vào Người, đã được chính Thiên Chúa Tạo Hóa tuyển chọn (x. St 12,1-2). Và trong suốt dòng lịch sử của dân Do Thái, Thiên Chúa luôn can thiệp một cách trực tiếp: Người cho phép họ được tiếp cận Người như chưa bao giờ có dân nào được như vậy, được nghe các huấn lệnh của Người, được chính Người dẫn dắt và được chứng kiến nhãn tiền những phép lạ cả thể Người làm cho họ. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề làm thay cho họ những gì họ phải thực hiện và không hề che chắn cho họ trước những thách đố đầy khó khăn nằm trong tầm tay tự vệ của họ. Đó cũng là cách thức Thiên Chúa luôn đối xử với con người nói chung.
Nhưng một thực tại hiển nhiên và quan trọng khác mà chúng ta cũng có thể khám phá ra được trong quá trình lập nước, xây dựng nước và bảo vệ nước của dân Do Thái, từ khởi thủy cho đến ngày hôm nay, một thực tại mà chúng tôi xin được gọi là „Quyền lực Do Thái.“
Những dòng trình bày về lịch sử dân Do Thái ở trên đã giúp chúng ta biết rõ được thực trạng đau thương của dân tộc này, một dân tộc bé nhỏ nhất thế giới, luôn phải sống trong cảnh bị kỳ thị, bị khinh miệt, bị đàn áp, bị bóc lột, bị hành hạ và bị sát hại dã man, v.v… từ khi họ còn phải sống trong cảnh nô lệ ở Ai-cập cho tới khi được định cư và lập quốc tại xứ Ca-na-an, miền Đất Hứa của họ, nhưng rồi lại triền miên bị các tộc người khác đến đánh chiếm, bị xâm lăng, Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị san bằng, nhiều lần bị trục xuất ra khỏi chính quê hương của mình, trong số đó có ít nhất ba cuộc lưu đày sang Babylon là đau thương và kéo dài nhất, v.v… cho đến cuộc hủy diệt sau cùng do quân Roma gây ra vào năm 70 sau Công Nguyên khi họ đánh thắng cuộc nổi dậy giải phóng quê hương của người Do Thái. Kết cục, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, các lâu đài dinh thự cũng như nhà cửa trong thành Giê-ru-sa-lem lại hoàn toàn bị tiêu hủy, đến nỗi „không còn tảng đá nào trên tảng đá nào nữa“ mãi cho tới ngày nay, đúng như lời tiên báo của Đức Giêsu. (x. Mt 24,1-2). Còn dân chúng đều bị đưa đi lưu đày khắp tứ phương thiên hạ. Và kể từ năm 1948, khi tân quốc gia Ít-ra-en được tái lập và mọi người Do Thái khắp nơi trên thế giới lần lượt được hồi hương, để rồi biến một tân quốc gia Ít-ra-en nhỏ bé thủa ban đầu với một dân số quá khiêm tốn vào khoảng trên dưới 800.000 người trở thành một quốc gia Ít-ra-en hùng cường, văn minh tiến bộ cao độ và bất khả lấn chiếm bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào như ngày nay với một dân số trên 8.000.000 người.
Nếu người ta có lý khi đưa ra nhận định rằng „trong cái rủi luôn ấn chứa cái may“, thì điều đó hoàn toàn đúng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh và định mệnh người Do Thái. Suốt dòng lịch sử của mình, Ít-ra-en đã biết bao lần bị ngoại bang xâm chiếm và dày xéo, dân chúng bị lưu đày, nhất là trong cuộc lưu đày cuối cùng vào đầu Công Nguyên kéo dài gần hai ngàn năm, đất nước hầu như bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nhưng chính trong nỗi bất hạnh tột cùng ấy, chính trong cuộc lưu đày khắp tứ phương thiên hạ không hẹn ngày về ấy, đặc biệt ở Trung Đông, ở các nước Âu Mỹ này lại là một cái may mắn to lớn, là một cái phúc lợi vĩ đại cho người Do Thái nói chung và cho nhà nước Ít-ra-en nói riêng.
Vì trong một cuộc lưu đày kéo dài cả gần hai ngàn năm như thế, người Do Thái một đàng vẫn luôn giữ nguyên được bản sắc và căn tính „Do-thái“ của mình là trung thành tuân giữ Giao Ước giữa Thiên Chúa với Tổ phụ Áp-ra-ham, với Mô-sê và với toàn thể dân tộc họ, tức thực thi các giới răn và huấn lệnh của Thiên Chúa như đã được ghi rõ trong từng trang của Sách Đệ Nhị Luật:
„Đây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã truyền phải dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành trong đất anh em sắp sang chiếm hữu. Như vậy anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu. Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, đã phán với anh em. Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.“ ( Đnl 6,1-9).
Chứ họ không hề để mình đồng hóa với người dân bản xứ trong sự thờ phượng các ngẫu tượng của các dân này, và luôn vọng về cố hương – trước ngày tái lập quốc vào năm 1948, những người Do Thái trên khắp thế giới khi gặp nhau, trước hết họ luôn chúc nhau „sang năm gặp lại tại Giê-ru-sa-lem“ – và một đàng khác họ lại biết sống hòa đồng hoàn toàn vào các sinh hoạt và trở thành công dân thực thụ của những địa phương, nơi họ bị lưu đày. Đây quả thực cả là một phương thức sống vô cùng khôn ngoan của người Do Thái đã giúp cho họ dành được phần thắng lợi về cho mình và cho dân tộc mình.
Sự thành công này của người Do Thái một phần lớn là do họ luôn trung thành ghi lòng tạc dạ và cử hành biến cố Vượt Qua của dân tộc họ, tức biến cố Thiên Chúa đã ra tay giải phóng họ ra khỏi ách nộ lệ lầm than tủi nhục tại Ai-cập qua trung gian người tôi trung của Người là Tổ phụ Mô-sê.
Vâng, nhờ có bản chất thông minh và khôn ngoan thiên phú vượt trội của mình, người Do Thái ở Âu châu cũng như ở trên khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ đã nắm vững ưu thế và làm chủ được những lãnh vực quan trọng mang tính cách quyết định của nước sở tại, như nền kinh tế nói chung và lãnh vực ngân hàng tiền tệ nói riêng, các ngành khoa học chủ chốt, các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v… Bởi vậy, nếu nước Mỹ là một nước tư bản giàu có hàng đầu thế giới, thì nền tư bản Mỹ phần lớn nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái và nếu thành phố New Yok là thành phố kinh tế đầu não của Mỹ, thì thành phố này lại là thành phố của những người Mỹ gốc Do Thái. Do đó, nếu người ta không muốn nói rằng nền kinh tế Mỹ nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái, thì người ta lại phải chân thành nhìn nhận rằng những người Mỹ gốc Do Thái đang nắm phần chủ động trong việc chi phối nền kinh tế nước này. Nhưng những ai chi phối được nền kinh tế của một đất nước, thì thường cũng chi phối được các lãnh vực khác của nước ấy nữa, như chính trị, văn hóa và xã hội. Đây là quy luật bất thành văn của cuộc sống.
Những nhận định này có thể được coi là một giải mã hợp lý cho „bí mật“ tại sao quốc gia nhỏ bé Ít-ra-en có thể tồn tại, phát triển và nhất là có thể chiến thắng được các kẻ thủ đông số và hùng cường hơn họ gấp trăm gấp ngàn lần. Dĩ nhiên, ý chí tự tồn và bất khuất của người Do Thái là những nhân tố quan trọng mang tính cách quyết định trong sự tồn vong của dân tộc họ. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng người Do Thái chiến đấu bằng các vũ khí tối tân nhất của Mỹ và những viện trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ là nền tảng vững chãi cho sự phát triển cần thiết của Ít-ra-en.
Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng khác cũng đã góp phần chủ yếu vào việc sinh tồn và bảo vệ an ninh toàn vẹn của Ít-ra-en mà chúng ta cũng không nên bỏ qua, đó là các hoạt động của cơ quan tình báo Mossad của họ. Tuy Ít-ra-en là một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, nhưng cơ quan tình báo của họ lại có một mạng lưới hoạt động rộng rãi và bao quát nhất thế giới, hữu hiệu và chính xác nhất thế giới, đến nỗi người ta có thể quả quyết không sai rằng cơ quan tình báo Mossad của Ít-ra-en còn vượt mặt cả cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo KGB của Nga Sô. Một lợi điểm vô cùng quan trọng của cơ quan tình báo Mossad mà các cơ quan tình báo của các nước khác, trong đó kể cả CIA của Mỹ và KGB của Nga Sô, không thể có được là các điệp viên hay các cộng sự viên của cơ quan tình báo Ít-ra-en đã được cấy trồng từ hàng ngàn năm nay qua các biến cố lưu đày ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Những người này là công dân thực thụ của các nước sở tại, là thành viên và nói tiếng nói của địa phương ấy, nhưng họ lại là tai mắt cực kỳ bén nhạy của cố hương Ít-ra-en của họ, một cố hương tuy ngàn trùng xa cách về mặt địa lý nhưng lại gần gũi trong chính trái tim dạt dào dòng máu „Do-thái“ của họ, trong chính dòng huyết quản tình tự dân tộc của họ. Vâng, hàng ngàn hàng vạn hay hàng triệu cộng sự viên này của Mossad hành động không hẳn vì tiền bạc hay lợi lộc vật chất, nhưng trước hết và trên hết là vì tình yêu dân tộc, vì lòng ái quốc sâu xa của họ đối với cố hương Ít-ra-en. Và sợi dây nối kết họ lại với nhau và nối kết họ lại với cố hương Ít-ra-en một cách bất khả phân ly như thế, dù họ ở bất cứ phương trời nào trên trái đất này, là cuốn Kinh Thánh Cựu Ước.
Tất cả những điều vừa nói giúp người ta nhận ra được một thực tại cụ thể quá hiển nhiên tại các nước Âu Mỹ ngày nay, đầu não của cả thế giới về nhiều lãnh vực, mà chúng ta khó lòng phủ nhận, đó là người Do Thái thực sự đang nắm giữ một ảnh hưởng quan trọng mang tính cách quyết định, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, kinh tế và ngân hàng, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở điểm này chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể: Ở Hoa Kỳ hay ở bất cứ quốc gia Tây Âu nào, từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ trưởng cho tới bất cứ một nhân vật quan trọng nào trong xã hội có những phát ngôn hay hành động gây nguy hiểm, bất lợi hay tổn thất cho người Do Thái nói chung và nhà nước Ít-ra-en nói riêng, thì tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước trên thế giới đều đồng loạt lên tiếng phân tách, bình luận và phản đối liên tục một cách gay gắt, mãi cho tới khi nhân vật liên hệ ấy phải từ chức và rút lui về vườn.
Vâng, ngày nay, trên thế giới nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, „Quyền lực Do Thái“ không chỉ là một thực tại minh nhiên mà còn là một quyền lực vô biên!
Nói tóm lại, dù muốn hay không người ta cũng phải chân thành nhìn nhận rằng dân tộc Do Thái quả thực là một dân tộc ưu tú nhất thế giới, oai hùng nhất thế giới, bất khuất nhất thế giới và, vì thế, nổi danh nhất thế giới. Đây chính là điểm khiến người ta tự hỏi: Phải chăng lời hứa của Thiên Chúa với ông Áp-ra-ham, Tổ phụ dân Do Thái từ ngàn năm trước là „làm cho ông thành một dân tộc lớn, sẽ chúc phúc cho ông và sẽ làm tên tuổi ông được lẫy lừng“ (x. St 12,2) nay đã được hiện thực hóa?
(Trích trong tác phẩm: Lm Nguyễn Hữu Thy: “Tôi đi hành hương Thánh Địa Ít-ra-en“, Trier 2014, trang 63-71)