ĐGH: Tranh Giành Quyền Lực Là Đi Ngoài Tầm Nhìn Của Đức Giêsu Về Giáo Hội
Vatican City – Thừa nhận có sự tranh giành quyền lực trong giáo hội ngay từ khởi thuỷ, ĐGH Phanxicô dạy rằng huấn giáo của Đức Giêsu về quyền lực: quyền lực không có vị trí trong huấn giáo của ngài.
Trong bài giảng ngày 21/5 về đoạn Phúc Âm theo thánh Mác cô chương 9, ĐGH Phanxicô giảng: “Trong Giáo hội người lớn nhất là người phục vụ nhiều nhất, là người phục vụ người khác. Đây là luật. Tuy nhiên ngay từ đầu, đã có sự tranh giành quyền trong Giáo hội, thậm chí là trong cả cách chúng ta thuyết giản.” Trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu biết các tông đồ đang tranh luận ai trong họ là người lớn nhất. ĐGH Phanxicô tiếp tục: “Trong Phúc Âm, cuộc tranh giành quyền lực trong Giáo hội không được phép tồn tại, vì quyền lực thực sự, mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta bằng mẫu gương của ngài, là quyền lực của sự phục vụ.
Tuy nhiên, ĐGH cho rằng việc tranh giành quyền lực trong Giáo hội “không có gì mới” vì ngay từ khi Đức Giêsu lập nhóm tông đồ, việc tranh giành đã xuất hiện. ĐGH Phanxicô ghi nhận, “khi một người có được công việc, người đó trong con mắt thế gian đang ở vai trò giám sát, họ nói ‘à, người phụ nữ này được thăng tiến lên làm chủ tịch hiệp hội, hay người đàn ông này vừa được thăng tiến’. Động từ “thăng tiến” là động từ đẹp và chúng ta phải sử dụng động từ này trong Giáo hội. Đúng vậy, anh ấy thăng tiến trên con đường Thập giá, anh ấy thăng tiến trong đức khiêm nhường.
ĐGH nhấn mạnh, “Sự thăng tiến thực sự làm cho chúng ta nên giống Đức Giêsu hơn. Nếu chúng ta không học hỏi quy tắc Kitô giáo này, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được thông điệp đích thực của Đức Giêsu về quyền lực. Quyền lực đích thực là phục vụ như Đức Giêsu đã làm, Ngài đến không để được phục vụ mà là phục vụ và sự phục vụ của Ngài là sự phục vụ của Thập giá.
ĐGH giải thích Đức Giêsu đã “hạ mình đến chết, thậm chí chết trên thập giá vì chúng ta, để phục vụ chúng ta, để cứu độ chúng ta và do đó, không có con đường thăng tiến nào khác trong Giáo hội.” ĐGH Phanxicô cũng nhắc đến hội dòng nơi Ngài từng là tu sĩ bằng việc nhắc đến thánh I- Nhã, đấng sáng lập dòng Tên, đã cầu xin Đức Giêsu ban ơn khiêm nhường.
Tiếp tục giảng về quyền lực đích thực, ĐGH Phanxicô nhấn mạnh, “Đây là quyền lực đích thực của sự phục vụ Giáo hội, đây là con đường đích thực của Đức Giêsu, sự tiến bộ đích thực không theo kiểu trần gian. Con đường của Thiên Chúa khởi đi từ việc phục vụ của Ngài khi Ngài thực thi phục vụ, chúng ta phải noi gương Ngài trên con đường phục vụ, đó chính là quyền lực đích thực trong Giáo hội.”
http://www.catholicnewsagency.com/news/pope-power-struggles-outside-jesus-vision-of-church
Vatican City – Thừa nhận có sự tranh giành quyền lực trong giáo hội ngay từ khởi thuỷ, ĐGH Phanxicô dạy rằng huấn giáo của Đức Giêsu về quyền lực: quyền lực không có vị trí trong huấn giáo của ngài.
Trong bài giảng ngày 21/5 về đoạn Phúc Âm theo thánh Mác cô chương 9, ĐGH Phanxicô giảng: “Trong Giáo hội người lớn nhất là người phục vụ nhiều nhất, là người phục vụ người khác. Đây là luật. Tuy nhiên ngay từ đầu, đã có sự tranh giành quyền trong Giáo hội, thậm chí là trong cả cách chúng ta thuyết giản.” Trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu biết các tông đồ đang tranh luận ai trong họ là người lớn nhất. ĐGH Phanxicô tiếp tục: “Trong Phúc Âm, cuộc tranh giành quyền lực trong Giáo hội không được phép tồn tại, vì quyền lực thực sự, mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta bằng mẫu gương của ngài, là quyền lực của sự phục vụ.
Tuy nhiên, ĐGH cho rằng việc tranh giành quyền lực trong Giáo hội “không có gì mới” vì ngay từ khi Đức Giêsu lập nhóm tông đồ, việc tranh giành đã xuất hiện. ĐGH Phanxicô ghi nhận, “khi một người có được công việc, người đó trong con mắt thế gian đang ở vai trò giám sát, họ nói ‘à, người phụ nữ này được thăng tiến lên làm chủ tịch hiệp hội, hay người đàn ông này vừa được thăng tiến’. Động từ “thăng tiến” là động từ đẹp và chúng ta phải sử dụng động từ này trong Giáo hội. Đúng vậy, anh ấy thăng tiến trên con đường Thập giá, anh ấy thăng tiến trong đức khiêm nhường.
ĐGH nhấn mạnh, “Sự thăng tiến thực sự làm cho chúng ta nên giống Đức Giêsu hơn. Nếu chúng ta không học hỏi quy tắc Kitô giáo này, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được thông điệp đích thực của Đức Giêsu về quyền lực. Quyền lực đích thực là phục vụ như Đức Giêsu đã làm, Ngài đến không để được phục vụ mà là phục vụ và sự phục vụ của Ngài là sự phục vụ của Thập giá.
ĐGH giải thích Đức Giêsu đã “hạ mình đến chết, thậm chí chết trên thập giá vì chúng ta, để phục vụ chúng ta, để cứu độ chúng ta và do đó, không có con đường thăng tiến nào khác trong Giáo hội.” ĐGH Phanxicô cũng nhắc đến hội dòng nơi Ngài từng là tu sĩ bằng việc nhắc đến thánh I- Nhã, đấng sáng lập dòng Tên, đã cầu xin Đức Giêsu ban ơn khiêm nhường.
Tiếp tục giảng về quyền lực đích thực, ĐGH Phanxicô nhấn mạnh, “Đây là quyền lực đích thực của sự phục vụ Giáo hội, đây là con đường đích thực của Đức Giêsu, sự tiến bộ đích thực không theo kiểu trần gian. Con đường của Thiên Chúa khởi đi từ việc phục vụ của Ngài khi Ngài thực thi phục vụ, chúng ta phải noi gương Ngài trên con đường phục vụ, đó chính là quyền lực đích thực trong Giáo hội.”
http://www.catholicnewsagency.com/news/pope-power-struggles-outside-jesus-vision-of-church