Tản Mạn Về Tham Vọng Quyền Lực Trong Các Hội Đoàn
Tham vọng quyền lực luôn hiện hữu trong con người, trong tất cả mọi người, nó ẩn mình dưới nhiều hình thức. Bao lâu chúng ta chưa dẹp được " cái tôi "(Ego), chúng ta không thể làm người Lãnh Đạo Kitô hữu đích thực được. Cái tôi chính là cái tội, nó là nguyên nhân gây ra bao nhiêu tội lỗi đối với tha nhân và đối với Chúa. Muốn dẹp cái tôi, trước hết phải điểm mặt nó. Cái tôi không đứng lù lù ra cho chúng ta thấy, nhưng nó lại biến hóa qua nhiều hình thái khác nhau.
Cái tôi thường khệnh khạng trong hành vi, lời nói, thái độ và ngay trong tư tưởng của con người. Người ta dễ thấy cái hịch hỡm nơi người khác mà chẳng bao giờ thấy gai mắt với cái tôi của mình. Đôi khi chúng ta còn bênh vực cái tôi bằng những lý do xem ra rất "công bằng" nữa đấy.
Cái tôi luôn vơ cho mình mọi thứ, muốn phô trương mọi thứ để mong được khen ngợi nhưng lại nấp dưới cái vỏ khiêm nhường.
Cái tôi luôn cho mình là nhất, cái tôi muốn thu vén mọi quyền lực cho mình, ai làm gì cũng phải qua tôi, xin phép tôi,chỉ có mình mới xứng đáng làm việc này việc nọ.
Cái tôi luôn đánh gía thấp kẻ khác và suy tôn mình. Cái tôi không biết khen ai, nếu có khen thì cũng chỉ là giả dối, đầu môi chót lưỡi theo kiểu ngoại giao mà thôi.
Cái tôi là con quỷ gớm ghiếc nấp dưới cái vỏ lành thánh, hận thù núp dưới cái vỏ yêu thương, tham lam dưới cái vỏ quảng đại, xấu xa trong cái vỏ đạo đức, âm mưu trong cái vỏ vô tư, nói hành nói xấu trong cái vỏ thông tin chân thật.
Cái tôi tạo phe đảng, bè phái, kẻ yêu người ghét làm xáo trộn mọi sinh hoạt của hội đoàn.
Cái tôi là lò phát sinh ra mọi xáo trộn trong các sinh hoạt hội đoàn trong nhà đạo.
Cứ nhìn sinh hoạt của các hội đoàn, các ban phụng vụ của các giáo xứ thì biết ngay. Cái tôi tạo ra lắm ông to bà lớn đang huyênh hoang, quyền bính lắm. Cái tôi yêu thích quyền chức hơn là phục vụ. Cái tôi to đùng ấy làm nản lòng nhiều người, biến những ai thiện chí có khả năng thành thất nghiệp, biến người cũ thành ngồi chơi xơi nước, biến người mới thành tay sai. Cái tôi vô hiệu hóa những sáng kiến tích cực của những người nhiệt thành.
Nếu phục vụ chỉ là để phục vụ như Chúa dạy thì tinh thần phục vụ phải khác. Không nhất định phải dành lấy, bám lấy những vị trí lãnh đạo trong các hội đoàn bằng mọi gía. Đã có những ông Chủ Tịch, bà Hội Trưởng, cụ Chánh Trương, bà Quản Giáo, ngài Cố Vấn giữ những chức vị ấy hằng mấy chục năm. Năng lực thì đã cạn, sáng kiến thì đã hết nhưng nhất định không chịu rời bỏ chức vị vì sợ rằng nếu tôi buông ra là hỏng hết !
Nhận diện 'cái tôi" chưa đủ, muốn trở thành người Lãnh Đạo Kitô hữu đích thực, tôi cần phải loại trừ nó, đè bẹp nó. Thực ra không dễ gì mà dẹp được cái tôi đâu nếu không có thiện chí và nhất là không có ơn Chúa và sức mạnh của Ngài. Ý chí nhất định muốn dẹp bỏ cái tôi chưa đủ, cần phải có ơn Chúa qua việc siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình nữa.
Để có thể trân trọng những tài năng của người khác, tôi cần chấp nhận những khác biệt và tôn trọng những khác biệt. Chúa sinh ra mỗi người rất khác nhau do ảnh hưởng gia đình, nghề nghiệp, giáo dục...Cám ơn Chúa về những khác biệt đang làm cho đời sống của chúng ta muôn màu muôn sắc.
Xác đình việc phục vụ Chúa và phục vụ mọi người là trọng tâm của mọi công tác và ở vị trí nào cũng có thể phục vụ được vì thế sẽ là một sự hy sinh để chấp nhận gánh vác một vị trí nào trong hội đoàn, nhưng khi cần rút lui nhường cho người khác vì muốn tạo cơ hội cho ai cũng được kề vai gánh vác việc chung cũng là một hy sinh.
Như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận khuyên là tôi chọn Chúa chứ không chọn việc của Chúa, cho nên dù bất cứ làm gì thì việc thể hiện tình yêu thương bác ái giữa những người cùng làm việc là ưu tiên số một. Không có mình thì việc của Chúa vẫn tiến hành tốt đẹp. Không vui khi thành công, không buồn khi thất bại vì thành bại là việc của Chúa, mình có công trạng gì đâu trong việc này. Nếu tưởng mình là có công là cái tôi đang muốn vùng dạy đấy. Nếu được giao việc, thì hãy làm hết khả năng và luôn cậy nhờ vào ơn Thánh Chúa hơn là cậy vào sức mình.
Đầu óc bè phái thể hiện qua việc a dua, xu ninh, nâng trên đạp dưới không làm cho tôi trưởng thành trong phục vụ, nhưng biến tôi thành nhỏ nhen ti tiện .
Việc chân thành biết lắng nghe với tinh thần phục thiện luôn tạo bầu khí cảm thông. Khi cần góp ý thì góp ý với thái độ hòa nhã, lựa lời mà nói cho vừa lòng người. Việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp mình nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn.
Điều mình nghĩ hay cảm nhận chưa hẳn là đúng cho nên chớ gieo vào lòng người khác những suy nghĩ không hay của mình về một người nào đó. Làm như thế là tạo chia rẽ, bất hòa, tiếp tay với ma quỷ.
Tôn trọng sự thật, bằng cách nói thật, nói giữa ban ngày, nói đúng chỗ đúng nơi, nói trong các buổi họp với vị trí của một người góp ý chứ không phải vị trí của người quyết định. Sau khi mọi người đã đồng ý về một quyết định chung rồi, thì mình nên tôn trọng và chấp hành chứ đừng lời ra tiếng vào... bàn thêm nữa.
Cũng đừng suy bụng ta ra bụng người rồi ngồi đó mà đặt điều hay đoán mò về những hành động của người khác. Chúa đã dạy " đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét "
Mọi sai lầm, mọi thiếu xót của ta hay của người đều có thể sửa được cho nên không có gì phải làm ầm ỉ to chuyện lên. Sẽ có đủ thì giờ cho mỗi việc. Cuối cùng thì đâu cũng sẽ vào đó. Trời đất không hề đổi thay nếu ta hay ai đó làm sai điều gì. Ý thức Chúa luôn đồng hành với mình để vững bước và tránh nghi ngại lo sợ .
Cuối cùng xin đừng tạo ra những tổ chức rườm rà, cầu kỳ, nhiều quy luật vì làm như thế là tự trói buộc nhau và tạo ra những đặc quyền cho cái tôi có cơ hội lên ngôi .
Lạy Chúa, xin cho con biết những yếu đuối bất toàn của con để con luôn nương nhờ vào Chúa cũng như khiêm nhường đồng hành với anh chị em của con để con được ơn làm người đầy tớ vô dụng vì lòng yêu mến Chúa. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tham vọng quyền lực luôn hiện hữu trong con người, trong tất cả mọi người, nó ẩn mình dưới nhiều hình thức. Bao lâu chúng ta chưa dẹp được " cái tôi "(Ego), chúng ta không thể làm người Lãnh Đạo Kitô hữu đích thực được. Cái tôi chính là cái tội, nó là nguyên nhân gây ra bao nhiêu tội lỗi đối với tha nhân và đối với Chúa. Muốn dẹp cái tôi, trước hết phải điểm mặt nó. Cái tôi không đứng lù lù ra cho chúng ta thấy, nhưng nó lại biến hóa qua nhiều hình thái khác nhau.
Cái tôi thường khệnh khạng trong hành vi, lời nói, thái độ và ngay trong tư tưởng của con người. Người ta dễ thấy cái hịch hỡm nơi người khác mà chẳng bao giờ thấy gai mắt với cái tôi của mình. Đôi khi chúng ta còn bênh vực cái tôi bằng những lý do xem ra rất "công bằng" nữa đấy.
Cái tôi luôn vơ cho mình mọi thứ, muốn phô trương mọi thứ để mong được khen ngợi nhưng lại nấp dưới cái vỏ khiêm nhường.
Cái tôi luôn cho mình là nhất, cái tôi muốn thu vén mọi quyền lực cho mình, ai làm gì cũng phải qua tôi, xin phép tôi,chỉ có mình mới xứng đáng làm việc này việc nọ.
Cái tôi luôn đánh gía thấp kẻ khác và suy tôn mình. Cái tôi không biết khen ai, nếu có khen thì cũng chỉ là giả dối, đầu môi chót lưỡi theo kiểu ngoại giao mà thôi.
Cái tôi là con quỷ gớm ghiếc nấp dưới cái vỏ lành thánh, hận thù núp dưới cái vỏ yêu thương, tham lam dưới cái vỏ quảng đại, xấu xa trong cái vỏ đạo đức, âm mưu trong cái vỏ vô tư, nói hành nói xấu trong cái vỏ thông tin chân thật.
Cái tôi tạo phe đảng, bè phái, kẻ yêu người ghét làm xáo trộn mọi sinh hoạt của hội đoàn.
Cái tôi là lò phát sinh ra mọi xáo trộn trong các sinh hoạt hội đoàn trong nhà đạo.
Cứ nhìn sinh hoạt của các hội đoàn, các ban phụng vụ của các giáo xứ thì biết ngay. Cái tôi tạo ra lắm ông to bà lớn đang huyênh hoang, quyền bính lắm. Cái tôi yêu thích quyền chức hơn là phục vụ. Cái tôi to đùng ấy làm nản lòng nhiều người, biến những ai thiện chí có khả năng thành thất nghiệp, biến người cũ thành ngồi chơi xơi nước, biến người mới thành tay sai. Cái tôi vô hiệu hóa những sáng kiến tích cực của những người nhiệt thành.
Nếu phục vụ chỉ là để phục vụ như Chúa dạy thì tinh thần phục vụ phải khác. Không nhất định phải dành lấy, bám lấy những vị trí lãnh đạo trong các hội đoàn bằng mọi gía. Đã có những ông Chủ Tịch, bà Hội Trưởng, cụ Chánh Trương, bà Quản Giáo, ngài Cố Vấn giữ những chức vị ấy hằng mấy chục năm. Năng lực thì đã cạn, sáng kiến thì đã hết nhưng nhất định không chịu rời bỏ chức vị vì sợ rằng nếu tôi buông ra là hỏng hết !
Nhận diện 'cái tôi" chưa đủ, muốn trở thành người Lãnh Đạo Kitô hữu đích thực, tôi cần phải loại trừ nó, đè bẹp nó. Thực ra không dễ gì mà dẹp được cái tôi đâu nếu không có thiện chí và nhất là không có ơn Chúa và sức mạnh của Ngài. Ý chí nhất định muốn dẹp bỏ cái tôi chưa đủ, cần phải có ơn Chúa qua việc siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình nữa.
Để có thể trân trọng những tài năng của người khác, tôi cần chấp nhận những khác biệt và tôn trọng những khác biệt. Chúa sinh ra mỗi người rất khác nhau do ảnh hưởng gia đình, nghề nghiệp, giáo dục...Cám ơn Chúa về những khác biệt đang làm cho đời sống của chúng ta muôn màu muôn sắc.
Xác đình việc phục vụ Chúa và phục vụ mọi người là trọng tâm của mọi công tác và ở vị trí nào cũng có thể phục vụ được vì thế sẽ là một sự hy sinh để chấp nhận gánh vác một vị trí nào trong hội đoàn, nhưng khi cần rút lui nhường cho người khác vì muốn tạo cơ hội cho ai cũng được kề vai gánh vác việc chung cũng là một hy sinh.
Như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận khuyên là tôi chọn Chúa chứ không chọn việc của Chúa, cho nên dù bất cứ làm gì thì việc thể hiện tình yêu thương bác ái giữa những người cùng làm việc là ưu tiên số một. Không có mình thì việc của Chúa vẫn tiến hành tốt đẹp. Không vui khi thành công, không buồn khi thất bại vì thành bại là việc của Chúa, mình có công trạng gì đâu trong việc này. Nếu tưởng mình là có công là cái tôi đang muốn vùng dạy đấy. Nếu được giao việc, thì hãy làm hết khả năng và luôn cậy nhờ vào ơn Thánh Chúa hơn là cậy vào sức mình.
Đầu óc bè phái thể hiện qua việc a dua, xu ninh, nâng trên đạp dưới không làm cho tôi trưởng thành trong phục vụ, nhưng biến tôi thành nhỏ nhen ti tiện .
Việc chân thành biết lắng nghe với tinh thần phục thiện luôn tạo bầu khí cảm thông. Khi cần góp ý thì góp ý với thái độ hòa nhã, lựa lời mà nói cho vừa lòng người. Việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp mình nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn.
Điều mình nghĩ hay cảm nhận chưa hẳn là đúng cho nên chớ gieo vào lòng người khác những suy nghĩ không hay của mình về một người nào đó. Làm như thế là tạo chia rẽ, bất hòa, tiếp tay với ma quỷ.
Tôn trọng sự thật, bằng cách nói thật, nói giữa ban ngày, nói đúng chỗ đúng nơi, nói trong các buổi họp với vị trí của một người góp ý chứ không phải vị trí của người quyết định. Sau khi mọi người đã đồng ý về một quyết định chung rồi, thì mình nên tôn trọng và chấp hành chứ đừng lời ra tiếng vào... bàn thêm nữa.
Cũng đừng suy bụng ta ra bụng người rồi ngồi đó mà đặt điều hay đoán mò về những hành động của người khác. Chúa đã dạy " đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét "
Mọi sai lầm, mọi thiếu xót của ta hay của người đều có thể sửa được cho nên không có gì phải làm ầm ỉ to chuyện lên. Sẽ có đủ thì giờ cho mỗi việc. Cuối cùng thì đâu cũng sẽ vào đó. Trời đất không hề đổi thay nếu ta hay ai đó làm sai điều gì. Ý thức Chúa luôn đồng hành với mình để vững bước và tránh nghi ngại lo sợ .
Cuối cùng xin đừng tạo ra những tổ chức rườm rà, cầu kỳ, nhiều quy luật vì làm như thế là tự trói buộc nhau và tạo ra những đặc quyền cho cái tôi có cơ hội lên ngôi .
Lạy Chúa, xin cho con biết những yếu đuối bất toàn của con để con luôn nương nhờ vào Chúa cũng như khiêm nhường đồng hành với anh chị em của con để con được ơn làm người đầy tớ vô dụng vì lòng yêu mến Chúa. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn