Trong khi nền văn hóa bình dân tiếp tục hào hứng đối với những tiết lộ nho nhỏ cho thấy phần nào cá tính của Đức Phanxicô, như chi tiết cho rằng trước đây ngài từng là một nhân viên an ninh của một hộp đêm chẳng hạn, thì vào hôm Chúa Nhật trước, ta còn phải háo hức hơn nữa trước một điều có tính căn bản hơn nhiều dù không được báo chí thời thượng lưu ý. Đó là lòng sùng kính tuyệt vời của ngài dành cho Đức Mẹ.
Ngày 8 tháng 12 vốn là ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà tiếng Ý gọi tắt là ngày Immacolata. Ngày ấy, Đức Phanxicô thực hiện chuyến đi truyền thống tới Piazza di Spagna thuộc Rôma để tôn kính đài kỷ niệm tượng Đức Mẹ dựng năm 1857 để ghi nhớ tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Đức Piô IX tuyên bố ba năm trước đó.
Dịp này, Đức Phanxicô có soạn một bản kinh đặc biệt mà trọng tâm là lời tha thiết van xin rằng “tiếng kêu của người nghèo đừng bao giờ để chúng con dửng dưng, nỗi đau khổ của người bệnh tật và của những ai túng thiếu đừng bao giờ thấy chúng con sao lãng, nỗi cô đơn của người cao tuổi và sự mỏng dòn của trẻ em luôn luôn làm chúng con xùc động và mọi sự sống nhân bản luôn được tất cả chúng con yêu thương và tôn kính”.
Đây quả là chuyến tông du cổ điển của Đức Phanxicô. Ngài xuất hiện trong chiếc Ford Focus mầu xanh, chứ không phải chiếc Mercedes sang trọng, không ngồi ở phía dưới nhưng ngồi ở đàng trước để tán gẫu với tài xế. Ngài dừng lại ít phút để chào hỏi các người bán hàng, rồi bỗng quyết định cuốc bộ quãng đường còn lại. Ngài dừng lại chào hỏi người địa phương và du khách, chú ý đặc biệt tới trẻ em và người đau ốm. Nhiều người ném những bó bông mang theo để tôn kính Đức Mẹ dọc đường Đức Giáo Hoàng đi qua. Ngài cúi xuống lượm chúng lên và mang theo tới đài kỷ niệm.
Sau đó, ngài băng qua thành phố, tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả, đền Đức Mẹ đầu hết của Rôma, để dừng lại dăm ba phút trước bức ảnh thời danh Đức Mẹ Salus Populi Romani, "Phù Hộ Dân Rôma”. Ngài không đọc diễn văn, cũng không có đoàn chụp hình và quay phim truyền hình vì Đức Phanxicô muốn đây là một hành vi tư riêng, thân mật.
Từ ngày lên ngôi giáo hoàng, đây là lần thứ sáu Đức Phanxicô tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả. Lần đầu ngài tới đây là ngày 14 tháng Ba, non 24 giờ sau khi được bầu. Đây là địa điểm ngài dễ lui tới nhất để viếng thăm ở bên ngoài Vatican. Nhưng điều này cho thấy vương cung thánh đường này và lòng sùng kính Đức Mẹ quan trọng như thế nào đối với linh đạo của Đức Phanxicô.
Như nhà báo Á Căn Đình Elisabetta Piqué nhận định trong cuốn tiểu sử về ngài mới đây, đức cựu Hồng Y Jorge Mario Bergoglio cố tình cho thấy mỗi lần có việc phải tới Rôma, ngài đều tới viếng Nhà Thờ Đức Bà Cả. Điểm duy nhất khác nhau vào lúc này là ngài xuất hiện ở đấy trong bộ áo chùng trắng chứ không còn trong bộ áo linh mục tầm thường. (Đáng lẽ bà cũng nên nhận định rằng ngài không còn đi xe buýt nữa).
Nhà báo John Allen Jr cho rằng trong thuật ngữ bình dân, “Vatican” là cách nói khác chỉ ngôi vị giáo hoàng. Tuy nhiên, ta có thể cho rằng trung tâm linh đạo thực sự của triều giáo hoàng này nằm ở phía bên kia thị quốc, ở Nhà Thờ Đức Bà Cả.
Điều này đúng nếu ta chịu khó lần rở lại việc sùng kính Đức Mẹ trong suốt cuộc đời Đức Phanxicô. Thí dụ, ta biết rằng khi Bergoglio gần như bị đầy ải ở Đức năm 1986, do nhiều căng thẳng trong nội bộ Dòng Tên tại Á Căn Đình, vị giáo hoàng tương lai đã tìm được nguồn an ủi nơi bức ảnh Đức Mẹ mà ngài tìm thấy tại Augsburg. Đó là bức ảnh thời danh “Maria Cởi Nút” thuộc thế kỷ 18, một danh hiệu khiến ta nhớ tới Thánh Irênê, người từng viết rằng “nút cột bất tuân của Evà đã được sự vâng lời của Maria tháo cởi”
Có lẽ vì cảm nhận được sự nối kết giữa ý nghĩa bức ảnh với những nút thắt trong chính đời mình, Bergoglio đã thấy mình được an ủi nhiều bởi bức ảnh và đã quyết định truyền bá lòng sùng kính nó tại Á Căn Đình. Ngài khuyến khích việc xây dựng một bàn thờ để đặt bản sao bức tranh này tại Nhà Thờ San José del Talar, trong khu Agronomía thuộc Buenos Aires.
Không nơi nào sự sâu sắc về xúc cảm trong lòng sùng kính Đức Mẹ của vị giáo hoàng này được biểu lộ rõ ràng bằng ở Ba Tây, nơi Đức Phanxicô đã dành hẳn một ngày để kính viếng Đền Đức Mẹ Aparecida. Đó là địa điểm họp hội nghị của các giám mục Châu Mỹ La Tinh năm 2007, trong đó, Bergoglio là soạn giả hàng đầu của “Văn Kiện Aparecida”, tức văn kiện chủ trương Giáo Hội phải là một Giáo Hội truyền giáo. Có thể coi đây là một hiến chương đối với triều đại giáo hoàng của ngài.
Lúc qùy cầu nguyện trước bức ảnh Đức Maria, Đức Phanxicô gần như chẩy nước mắt khi phó thác trọn triều đại giáo hoàng của mình cho Đức Bà Aparecida.
Nếu để ý, không ai có thể bỏ qua các dấu chỉ của lòng sùng kính này. Các giáo sĩ từng đồng tế Thánh Lễ với ngài tại Nhà Thánh Marta, chẳng hạn, tường thuật rằng: Đức Phanxicô luôn yêu cầu họ, sau Thánh Lễ, cùng ngài hát một thánh ca tôn kính Đức Mẹ trước bức tượng Thánh Mẫu.
Lòng sùng kính Đức Mẹ cũng giúp ta hiểu lối suy nghĩ của Đức Phanxicô đối với một số vấn đề gây tranh cãi bậc nhất trong Giáo Hội. Thí dụ, Đức Phanxicô thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng dù vấn đề phong chức cho phụ nữ đã bị đóng lại rồi, ngài vẫn muốn họ có vai trò mạnh mẽ hơn trong Giáo Hội. Một số người có thể coi đây là một mâu thuẫn, nhưng ngài dựa vào Đức Maria để nói thế vì tuy chưa bao giờ là linh mục, Đức Mẹ vẫn đóng một vai trò có tính quyết định trong lịch sử cứu rỗi.
Ngài trình bày sự nối kết trên trong cuộc họp báo trên không, trên đường từ Ba Tây trở lại Rôma: "một Giáo Hội không có phụ nữ giống như Hợp Đoàn Tông Đồ mà không có Đức Maria. Vai trò phụ nữ trong Giáo Hội không phải chỉ là chức phận làm mẹ, làm mẹ gia đình, mà mạnh mẽ hơn: thực vậy, nó là hình ảnh Đức Nữ Trinh, hình ảnh Đức Mẹ, đấng giúp Giáo Hội lớn lên! Nhưng anh chị em hãy nghĩ rằng Đức Mẹ quan trọng hơn các tông đồ! Ngài quan trọng hơn… Vai trò phụ nữ trong Giáo Hội không được chấm dứt ở chỗ chỉ là người mẹ, người làm, hạn chế mà thôi. Không! Nó phải là một điều gì khác… Tôi nghĩ ta phải đi xa hơn nữa trong việc làm cho vai trò và đặc sủng của phụ nữ đuợc minh nhiên hơn”.
Nói cách khác, đối với một nhà tư tưởng Thánh Mẫu, phong chức và ảnh hưởng là hai việc hoàn toàn khác nhau. Khía cạnh Thánh Mẫu cũng có thể giúp lên khuôn cho viễn tượng mà Đức Phanxicô muốn đem vào cuộc thảo luận về những người Công Giáo ly dị và tái hôn cũng như những người hiện sống trong các liên hệ bất hợp lệ. Chắc chắn ngài lưu tâm tới sự kiện Đức Maria, khi thụ thai con trẻ Giêsu, vẫn chưa phải là người đã kết hôn về phương diện kỹ thuật của từ ngữ này.
Ngài nhắc tới điểm trên vào ngày Chúa Nhật, trong bài nói chuyện khi đọc kinh Truyền Tin, trước khi lên đường tới Piazza di Spagna. Ngài nói: “Khi Thiên Thần của Chúa gọi ngài là đấng ‘đầy ơn phúc’, Đức Maria ‘rất bối rối’ bởi vì trong đức khiêm nhường của ngài, Đức Maria thấy mình không là gì cả trước mặt Thiên Chúa. Việc loan báo (rằng ngài sẽ có thai) càng làm ngài bối rối hơn nữa, một phần vì ngài chưa kết hôn với Thánh Giuse”.
Khó có thể tưởng tượng được rằng các suy niệm của ngài lúc đó không có tác động gì đối với lối suy nghĩ của ngài về các áp lực mà phụ nữ và các cặp vợ chồng trong mọi hoàn cảnh sống đang phải đương đầu.
Tóm lại: muốn hiểu Đức Phanxicô cách thấu đáo, bạn không nên nhìn nhiều vào các quán bar tại Buenos Aires nơi Bergoglio quen ném người ra ngoài cho bằng nhìn vào các đền Đức Mẹ, nơi ngài hân hoan chào đón người ta bước vào.
Ngày 8 tháng 12 vốn là ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà tiếng Ý gọi tắt là ngày Immacolata. Ngày ấy, Đức Phanxicô thực hiện chuyến đi truyền thống tới Piazza di Spagna thuộc Rôma để tôn kính đài kỷ niệm tượng Đức Mẹ dựng năm 1857 để ghi nhớ tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Đức Piô IX tuyên bố ba năm trước đó.
Dịp này, Đức Phanxicô có soạn một bản kinh đặc biệt mà trọng tâm là lời tha thiết van xin rằng “tiếng kêu của người nghèo đừng bao giờ để chúng con dửng dưng, nỗi đau khổ của người bệnh tật và của những ai túng thiếu đừng bao giờ thấy chúng con sao lãng, nỗi cô đơn của người cao tuổi và sự mỏng dòn của trẻ em luôn luôn làm chúng con xùc động và mọi sự sống nhân bản luôn được tất cả chúng con yêu thương và tôn kính”.
Đây quả là chuyến tông du cổ điển của Đức Phanxicô. Ngài xuất hiện trong chiếc Ford Focus mầu xanh, chứ không phải chiếc Mercedes sang trọng, không ngồi ở phía dưới nhưng ngồi ở đàng trước để tán gẫu với tài xế. Ngài dừng lại ít phút để chào hỏi các người bán hàng, rồi bỗng quyết định cuốc bộ quãng đường còn lại. Ngài dừng lại chào hỏi người địa phương và du khách, chú ý đặc biệt tới trẻ em và người đau ốm. Nhiều người ném những bó bông mang theo để tôn kính Đức Mẹ dọc đường Đức Giáo Hoàng đi qua. Ngài cúi xuống lượm chúng lên và mang theo tới đài kỷ niệm.
Sau đó, ngài băng qua thành phố, tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả, đền Đức Mẹ đầu hết của Rôma, để dừng lại dăm ba phút trước bức ảnh thời danh Đức Mẹ Salus Populi Romani, "Phù Hộ Dân Rôma”. Ngài không đọc diễn văn, cũng không có đoàn chụp hình và quay phim truyền hình vì Đức Phanxicô muốn đây là một hành vi tư riêng, thân mật.
Từ ngày lên ngôi giáo hoàng, đây là lần thứ sáu Đức Phanxicô tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả. Lần đầu ngài tới đây là ngày 14 tháng Ba, non 24 giờ sau khi được bầu. Đây là địa điểm ngài dễ lui tới nhất để viếng thăm ở bên ngoài Vatican. Nhưng điều này cho thấy vương cung thánh đường này và lòng sùng kính Đức Mẹ quan trọng như thế nào đối với linh đạo của Đức Phanxicô.
Như nhà báo Á Căn Đình Elisabetta Piqué nhận định trong cuốn tiểu sử về ngài mới đây, đức cựu Hồng Y Jorge Mario Bergoglio cố tình cho thấy mỗi lần có việc phải tới Rôma, ngài đều tới viếng Nhà Thờ Đức Bà Cả. Điểm duy nhất khác nhau vào lúc này là ngài xuất hiện ở đấy trong bộ áo chùng trắng chứ không còn trong bộ áo linh mục tầm thường. (Đáng lẽ bà cũng nên nhận định rằng ngài không còn đi xe buýt nữa).
Nhà báo John Allen Jr cho rằng trong thuật ngữ bình dân, “Vatican” là cách nói khác chỉ ngôi vị giáo hoàng. Tuy nhiên, ta có thể cho rằng trung tâm linh đạo thực sự của triều giáo hoàng này nằm ở phía bên kia thị quốc, ở Nhà Thờ Đức Bà Cả.
Điều này đúng nếu ta chịu khó lần rở lại việc sùng kính Đức Mẹ trong suốt cuộc đời Đức Phanxicô. Thí dụ, ta biết rằng khi Bergoglio gần như bị đầy ải ở Đức năm 1986, do nhiều căng thẳng trong nội bộ Dòng Tên tại Á Căn Đình, vị giáo hoàng tương lai đã tìm được nguồn an ủi nơi bức ảnh Đức Mẹ mà ngài tìm thấy tại Augsburg. Đó là bức ảnh thời danh “Maria Cởi Nút” thuộc thế kỷ 18, một danh hiệu khiến ta nhớ tới Thánh Irênê, người từng viết rằng “nút cột bất tuân của Evà đã được sự vâng lời của Maria tháo cởi”
Có lẽ vì cảm nhận được sự nối kết giữa ý nghĩa bức ảnh với những nút thắt trong chính đời mình, Bergoglio đã thấy mình được an ủi nhiều bởi bức ảnh và đã quyết định truyền bá lòng sùng kính nó tại Á Căn Đình. Ngài khuyến khích việc xây dựng một bàn thờ để đặt bản sao bức tranh này tại Nhà Thờ San José del Talar, trong khu Agronomía thuộc Buenos Aires.
Không nơi nào sự sâu sắc về xúc cảm trong lòng sùng kính Đức Mẹ của vị giáo hoàng này được biểu lộ rõ ràng bằng ở Ba Tây, nơi Đức Phanxicô đã dành hẳn một ngày để kính viếng Đền Đức Mẹ Aparecida. Đó là địa điểm họp hội nghị của các giám mục Châu Mỹ La Tinh năm 2007, trong đó, Bergoglio là soạn giả hàng đầu của “Văn Kiện Aparecida”, tức văn kiện chủ trương Giáo Hội phải là một Giáo Hội truyền giáo. Có thể coi đây là một hiến chương đối với triều đại giáo hoàng của ngài.
Lúc qùy cầu nguyện trước bức ảnh Đức Maria, Đức Phanxicô gần như chẩy nước mắt khi phó thác trọn triều đại giáo hoàng của mình cho Đức Bà Aparecida.
Nếu để ý, không ai có thể bỏ qua các dấu chỉ của lòng sùng kính này. Các giáo sĩ từng đồng tế Thánh Lễ với ngài tại Nhà Thánh Marta, chẳng hạn, tường thuật rằng: Đức Phanxicô luôn yêu cầu họ, sau Thánh Lễ, cùng ngài hát một thánh ca tôn kính Đức Mẹ trước bức tượng Thánh Mẫu.
Lòng sùng kính Đức Mẹ cũng giúp ta hiểu lối suy nghĩ của Đức Phanxicô đối với một số vấn đề gây tranh cãi bậc nhất trong Giáo Hội. Thí dụ, Đức Phanxicô thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng dù vấn đề phong chức cho phụ nữ đã bị đóng lại rồi, ngài vẫn muốn họ có vai trò mạnh mẽ hơn trong Giáo Hội. Một số người có thể coi đây là một mâu thuẫn, nhưng ngài dựa vào Đức Maria để nói thế vì tuy chưa bao giờ là linh mục, Đức Mẹ vẫn đóng một vai trò có tính quyết định trong lịch sử cứu rỗi.
Ngài trình bày sự nối kết trên trong cuộc họp báo trên không, trên đường từ Ba Tây trở lại Rôma: "một Giáo Hội không có phụ nữ giống như Hợp Đoàn Tông Đồ mà không có Đức Maria. Vai trò phụ nữ trong Giáo Hội không phải chỉ là chức phận làm mẹ, làm mẹ gia đình, mà mạnh mẽ hơn: thực vậy, nó là hình ảnh Đức Nữ Trinh, hình ảnh Đức Mẹ, đấng giúp Giáo Hội lớn lên! Nhưng anh chị em hãy nghĩ rằng Đức Mẹ quan trọng hơn các tông đồ! Ngài quan trọng hơn… Vai trò phụ nữ trong Giáo Hội không được chấm dứt ở chỗ chỉ là người mẹ, người làm, hạn chế mà thôi. Không! Nó phải là một điều gì khác… Tôi nghĩ ta phải đi xa hơn nữa trong việc làm cho vai trò và đặc sủng của phụ nữ đuợc minh nhiên hơn”.
Nói cách khác, đối với một nhà tư tưởng Thánh Mẫu, phong chức và ảnh hưởng là hai việc hoàn toàn khác nhau. Khía cạnh Thánh Mẫu cũng có thể giúp lên khuôn cho viễn tượng mà Đức Phanxicô muốn đem vào cuộc thảo luận về những người Công Giáo ly dị và tái hôn cũng như những người hiện sống trong các liên hệ bất hợp lệ. Chắc chắn ngài lưu tâm tới sự kiện Đức Maria, khi thụ thai con trẻ Giêsu, vẫn chưa phải là người đã kết hôn về phương diện kỹ thuật của từ ngữ này.
Ngài nhắc tới điểm trên vào ngày Chúa Nhật, trong bài nói chuyện khi đọc kinh Truyền Tin, trước khi lên đường tới Piazza di Spagna. Ngài nói: “Khi Thiên Thần của Chúa gọi ngài là đấng ‘đầy ơn phúc’, Đức Maria ‘rất bối rối’ bởi vì trong đức khiêm nhường của ngài, Đức Maria thấy mình không là gì cả trước mặt Thiên Chúa. Việc loan báo (rằng ngài sẽ có thai) càng làm ngài bối rối hơn nữa, một phần vì ngài chưa kết hôn với Thánh Giuse”.
Khó có thể tưởng tượng được rằng các suy niệm của ngài lúc đó không có tác động gì đối với lối suy nghĩ của ngài về các áp lực mà phụ nữ và các cặp vợ chồng trong mọi hoàn cảnh sống đang phải đương đầu.
Tóm lại: muốn hiểu Đức Phanxicô cách thấu đáo, bạn không nên nhìn nhiều vào các quán bar tại Buenos Aires nơi Bergoglio quen ném người ra ngoài cho bằng nhìn vào các đền Đức Mẹ, nơi ngài hân hoan chào đón người ta bước vào.