Nghe đến phong trào duy nữ, người ta hay liên tưởng tới những chủ trương tiêu cực mà Mary Ann Glendon đã tóm lược vào một câu khá đầy đủ: đó là các thái độ tiêu cực "đối với đàn ông, hôn nhân và chức phận làm mẹ, và chủ trương cứng ngắc có tính đảng phái về phá thai”.
Tuy nhiên, vị cựu đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, hiện là chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội và là giáo sư luật nổi danh (Learned Hand Professor) của Đại Học Luật Khoa Harvard này lại rất hãnh diện với tước hiệu nhà duy nữ phò sự sống (pro-life feminist) của mình.
Chính Glendon, trong một bài diễn văn năm 1996 tại cuộc hội thảo về Phụ Nữ và Văn Hóa Sự Sống ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn do hội Phụ Nữ Khẳng Định Sự Sống (Women Affirming Life) và Văn Phòng Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bảo trợ, đã giải tỏa phần nào điều xem ra có vẻ nghịch lý trên đây.
Theo người được tờ The National Law Journal xưng tụng là một trong “năm mươi nữ luật sư có ảnh hưởng nhiều nhất tại Mỹ” này, thì phong trào duy nữ đã kinh qua ít nhất cũng ba thời kỳ: thời kỳ “chưa định hình”, thời kỳ cổ điển hay chính thức và thời kỳ hiện đại hay tân duy nữ. Thời kỳ chưa định hình (amorphous) được Glendon cho là xuất hiện trong khoảng từ sau Thế Chiến II tới thập niên 1960, lúc các phong trào giải phóng cả về chính trị lẫn xã hội đang dâng lên rất cao, tiếp sau những nguyên tắc bất hủ được Liên Hiệp Quốc long trọng công bố trong hiến chương năm 1945, nhìn nhận “một niềm tin chung vào phẩm giá và giá trị của nhân vị, vào các quyền bình đẳng của đàn ông, đàn bà và mọi dân tộc lớn nhỏ”; trong Bản Tuyên Ngôn Chung Các Nhân Quyền năm 1948, nhìn nhận sự bình đẳng về phẩm giá giữa đàn ông và đàn bà.
Theo Glendon, đến đầu thập niên 1950, hầu như mọi dân tộc, mọi quốc gia đều có hiến pháp mới nhìn nhận sự bình đẳng phái tính. “Xem ra một tiếng chuông ở đâu đó đã vang lên và đánh thức giấc mơ từng thiếp ngủ trong trái tim người đàn bà và người đàn ông khắp nơi trên thế giới”. Công Đồng Vatican II xuất hiện đúng vào lúc ấy để chúc lành cho các khát vọng hưởng một “cuộc sống viên mãn và tự do xứng với thân phận con người’. Các phong trào giải phóng mọc lên khắp nơi, đưa tới hình thức duy nữ “chưa định hình”.
Theo Glendon, các nhà duy nữ của thời kỳ này không thể ngờ được là sau đó, con tầu giải phóng phụ nữ của họ, cũng giống như xã hội nói chung, đang lao thẳng vào 20 năm đường hầm bão tố. Thực thế, trong 20 năm đó, mọi tiêu chuẩn chỉ dẫn dân số bắt đầu trồi sụt một cách hoa mắt. Tỷ số phụ nữ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ ly dị và tỷ lệ sinh con bên ngoài hôn nhân, tất cả đã gia tăng gấp đôi. Tỷ xuất sinh nói chung, trái lại, đã hạ thấp một cách không ngờ. Đến cuối thập niên 1980, hơn phân nửa trẻ em tại Mỹ, và tại các nước công nghiệp nói chung, ít nhất cũng đã sống một phần tuổi thơ trong một gia hộ chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ.
Cùng với cuộc cách mạng tình dục, thời kỳ trên chính là thời kỳ duy nữ cổ điển hay duy nữ chính thức, một loại phong trào có tổ chức, kéo dài suốt hai thập niên, tạo nên nhiều hoàn cảnh lịch sử chưa từng có tiền lệ, nhiều biến động xã hội làm thay đổi các vai trò của người đàn bà.
Như tất cả chúng ta đều biết, người đàn bà thực hiện được nhiều tiến bộ trong giáo dục và nhân dụng. Thay đổi đáng kể nhất là nhiều bà mẹ có con nhỏ đã ồ ạt bước vào lực lượng lao động. Đã đành, trước đó, các bà mẹ, nhất là các bà mẹ trong các gia đình nghèo, đã từng tham gia lực lượng lao động rồi, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử lại có một tỷ lệ đông các bà mẹ có con chưa đi học phải làm việc bên ngoài gia đình như thế. Điều ấy hình như vẫn chưa đáng lưu ý bằng sự kiện sau: đó là tỷ lệ những người cần được chăm sóc, gồm cả trẻ em lẫn người già cả, vẫn gần giống hệt như 100 năm về trước, chỉ khác một điều, thành phần những người cần được chăm sóc nay có thay đổi: nhiều già hơn trẻ. Điều ấy khiến ta phải suy nghĩ: con số những người chăm sóc truyền thống, không được trả lương, nay đã giảm xuống, nhưng tỷ lệ những người không tự chăm sóc được thì vẫn như nguyên. Xã hội chưa tìm ra một phương thức thỏa đáng thay thế cho nguồn tài nguyên qúy giá mà nó từng coi là đương nhiên đó là việc làm không công của người đàn bà.
Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ ly dị đã tác động một cách bất tương xứng lên người đàn bà. Lý lẽ thì ai cũng đã biết. Xác suất ly dị gần như đã leo thang tới 50%, đa số các vụ ly dị liên hệ tới các cặp có con vị thành niên; gần như trong 9/10 các trường hợp, bà mẹ có trách nhiệm hàng đầu đối với các con, và các gia hộ do phụ nữ đứng đầu ấy có nguy cơ lớn bị nghèo túng. Nói một cách hụych toẹt, những con số kia muốn ‘nhắn nhủ’ người đàn bà rằng hiến trọn bản thân mình chủ yếu cho việc nuôi dạy con cái hay các hoạt động không có tính thị trường như chăm sóc thân nhân bệnh hoạn hay già cả là một việc đầy may rủi.
Các thay đổi lớn khác kể từ thập niên 1960, vốn tác động sâu rộng đối với cuộc sống người đàn bà, là việc suy yếu trong mối liên hệ giữa việc làm tình và việc sinh nở. Kỹ thuật sinh học đã biến đổi diễn trình tạo sinh nhân bản; việc ngừa thai bằng hoóc-môn phổ biến khắp nơi; và phá thai đã trở thành một kỹ nghệ kiếm lời vĩ đại.
Ngoài những thay đổi bên ngoài và thấy được ấy, là cuộc cách mạng, cũng khá lớn lao, xẩy ra cho trí tưởng tượng của con người, người đàn ông và người đàn bà bắt đầu tưởng nghĩ khác nhau về vai trò và các mối liên hệ của họ. Như một tác giả đã mô tả, cả một hệ thống phong tục và hiểu biết đang treo trên chỉ mành, những phong tục từng giúp duy trì một lối sống lịch lãm (civility) và hợp thuần phong trong xã hội. Nhiều điểm qui chiếu quen thuộc đã biến mất, và trước mắt không còn một bản đồ nào cho thấy lãnh thổ phía trước.
Theo Glendon, hai thập niên sau, người ta thấy hành trình của mình hình như êm ả trở lại, máy bay của họ như đang ở thế bình phi, họ có thể không cần cột dây an toàn (seat belt), có thể đi đi lại lại, chỉ có điều coi chừng các bậc thang (step) vì phong vũ biểu ‘của chúng tôi’ bể mất rồi. Bà cho hay: qua thập niên 1990, các thống kê dân số không còn tường trình những thay đổi lớn trong các chỉ dẫn dân số học nữa. Sau khi chạy loạn xà ngầu giữa các năm 1965 và 1985, chiếc kim la bàn xem ra đã tạm ổn định ở những mức mới.
Chính trong bối cảnh ấy, chủ nghĩa duy nữ cổ điển, hay chính thức, hay có tổ chức đã cáo chung. Các điều tra dân ý gần đây cho thấy ít là tại Mỹ, phụ nữ ngày nay không còn coi họ là duy nữ nữa. Điều đáng lưu ý là các phụ nữ trẻ lại ít nhận mình là duy nữ, hơn các phụ nữ lớn tuổi. Chỉ một trong năm nữ sinh viên đại học nhận mình duy nữ mà thôi. Glendon bắt đầu dạy luật từ thập niên 1960, nên bà hiểu rất rõ các biến chuyển của phong trào duy nữ. Trong thập niên 1970, các hiệp hội luật của phụ nữ đầu tiên được thành lập và nhiều trường luật trở thành pháo đài của chủ nghĩa duy nữ cực đoan. Ngày nay, khi nói truyện với các nữ sinh viên về chủ nghĩa duy nữ và một số vấn đề khác, phản ứng của họ khá nhất quán với điều được Elizabeth Fox-Genovese tường trình trong cuốn sách gần đây tựa là Feminism is Not the Story of My Life (Chủ nghĩa duy nữ không phải là câu truyện đời tôi), một cuốn sách điều tra thái độ của nhiều phụ nữ thuộc đủ lớp tuổi và tầng lớp xã hội. Những người này cho bà hay: phụ nữ không thích chủ nghĩa duy nữ chính thức, vì thái độ tiêu cực của nó đối với hôn nhân và chức phận làm mẹ, vì thái độ kình chống đối với nam giới, vì sự bất khoan dung đối với các bất đồng so với chủ trương có tính phe phái của họ trong các vấn đề như phá thai và quyền của người đồng tính luyến ái và vì họ không chú ý tới những vấn đề thực tiễn như cân bằng việc làm và gia đình trên căn bàn hàng ngày.
Không hẳn các phụ nữ này vô ơn đối với các bậc đàn chị đã tranh đấu cải thiện nhiều điều kiện trong thân phận phụ nữ. Nhưng họ đang bắt đầu phải tính sổ các tác hại của cuộc cách mạng tình dục và thấy ra rằng phụ nữ và trẻ em đã phải trả một giá quá đắt cho cái hình thức giải phóng ấy. Và họ đang bắt đầu phê phán các sắp xếp xã hội và kinh tế từng gây áp lực buộc họ phải ưu tiên làm việc hơn là gia đình. Họ thấy chủ nghĩa duy nữ cổ điển đã góp phần vào áp lực ấy bằng cách không ủng hộ các phụ nữ muốn ưu tiên chọn cuộc sống gia đình. Đối với họ, chủ nghĩa duy nữ chính thức chỉ coi là giá trị việc làm có trả lương ở bên ngoài gia đình. Mặt khác, điều quan trọng là họ không muốn dừng lại ở quá khứ, họ muốn tiến về phía trước, vượt sông Gio-đăng tìm tự do hơn.
Và đó là điều Glendon gọi là chủ nghĩa duy nữ hiện đại hay tân chủ nghĩa duy nữ mà bà ví như lúc Môsê thoáng nhìn thấy Đất Hứa từ xa, sau 40 năm lang thang trong hoang địa, đánh dấu giai đoạn sau cùng của điều được Đức Giao Phaolô II, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, gọi là “lòng hoài mong nhân bản phổ quát”hướng tới một cuộc sống xứng với những con người tự do, bất chấp các thăng trầm và ngẫu tượng của lịch sử.
Đối với Glendon, vì tân chủ nghĩa duy nữ giống như Đất Thánh đối với Môsê, nên ta chỉ có thể thoáng nhìn nó, chứ chưa thể nói chắc nó sẽ như thế nào. Thậm chí, các sử gia trong tương lai, khi nhìn lại, có thể cũng không biết có nên gọi hình thức giải phóng phụ nữ mới hiện nay là chủ nghĩa duy nữ hay không. Nhưng có điều, chắc chắn họ sẽ cho phong trào mới này là một thành tựu tập thể, một bộ tư duy được lên hình dạng như một cục bột thô lăn qua lăn lại thu hút rất nhiều các đàm luận công tư. Nói cách khác, chủ nghĩa tân duy nữ sẽ là trách nhiệm chung của mọi người.
Bởi thế, Glendon đề nghị bốn bước đơn giản cho tân chủ nghĩa duy nữ, đơn giản đến độ “nói về chúng cũng thấy ngượng”. Bước đầu là phải lắng nghe phụ nữ, lắng nghe họ thổ lộ các nhu cầu và khát vọng của họ, chứ đừng bảo họ nên làm gì và không nên làm gì.
Bước thứ hai, khi đề cập tới các vấn đề phụ nữ, điều cần là phải cẩn trọng đối với những lưỡng phân (dichotomies) cứng ngắc và những lựa chọn giả tạo. Một cách cụ thể, nên tránh năm thứ giáo điều cực đoan từng chỉ tạo cái nóng cho các vấn đề phụ nữ, chứ không đem lại chút ánh sáng nào: chủ nghĩa duy nữ “giống hệt nhau” nhấn mạnh tới việc giữa đàn ông và đàn bà, không có chi khác biệt; chủ nghĩa duy nữ “khác biệt nhau” từng coi đàn ông và đàn bà như hai chủng loại khác biệt nhau; chủ nghĩa duy nữ “thống trị” từng cổ vũ thế thượng phong của phái nữ; chủ nghĩa duy nữ “phái tính” từng coi “phái nam” hay “phái nữ” chỉ là các cấu trúc xã hội; và chủ nghĩa định mệnh cứng rắn về sinh học từng khóa chặt người đàn bà vào những vai trò vốn thịnh hành trong thập niên 1950, 1850 hay thời lưu đày tại Babylon.
Thứ ba, tân chủ nghĩa duy nữ phải có tính bao hàm (inclusive) chứ không phân cực, nghĩa là phải coi đàn ông và đàn bà như những người hùn hạp làm ăn chung (partners), chứ không như những người đối nghịch trong việc tìm ra những phương thế tốt hơn để yêu thương và làm việc. Nó phải nhìn nhận rằng số phận đàn ông, đàn bà, trẻ em, ưu đãi hay nghèo hèn, đều chằng kéo đan kết vào nhau, không tài nào tháo gỡ được.
Tóm lại, tân chủ nghĩa duy nữ phải biết đáp ứng, khôn ngoan và bao hàm. Ngoài ra, nó cũng cần phải triệt để (radical) nữa. Triệt để theo nghĩa của Công Đồng Vatican II, là định chế đã nồng nhiệt nói tới ý niệm này: “Các trật tự chính trị, xã hội và kinh tế nên mở rộng các phúc lợi của văn hóa cho mọi người, và giúp các cá nhân đàn ông và đàn bà phát triển được các phúc năng (gifts) của họ theo phẩm giá bẩm sinh của họ”. Triệt để theo nghĩa của Đức Gioan Phaolô II, người hơn ai hết đã nhấn mạnh tới vai trò của giáo dân, và đã kêu gọi giáo dân hãy ghé vai vào bánh xe, bắt tay vào làm việc để xây dựng “nền văn minh mới của sự sống và tình yêu”.
Glendon đưa một thí dụ về thế lưỡng nan giữa việc làm và gia đình (work-family dilemma). Các nhà duy nữ từ Susan B. Anthony tới Betty Friedan rất đúng khi họ chỉ trích nền văn hóa hiện đại đã đòi hỏi người đàn bà đủ mọi thứ hy sinh trong khi dành cho việc làm không được trả lương của họ thật ít lòng kính trọng và tưởng lệ. Điểm sai lầm của phong trào duy nữ có tổ chức từ thập niên 1970 trở về sau là đã góp phần vào cái lòng bất kính ấy khi họ bôi lọ hôn nhân và chức phận làm mẹ, coi chúng như trở ngại cho con đường thăng tiến phụ nữ. Vô tình, họ lấy cái mẫu thành công của nam giới tròng lên cổ người đàn bà, cái mẫu mà chính nam giới hiện nay đang tra vấn.
Trái lại, giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ này nói khác hẳn. Trong thông điệp Laborem Exercens năm 1981 chẳng hạn, Đức Gioan Paholô II viết như sau: “Việc thăng tiến chân thật cho phụ nữ đòi điều này là phải cấu trúc lao động cách nào đó để họ không phải trả giá cho việc thăng tiến ấy… mà thiệt hại cho gia đình”. Trong ngữ cảnh Liên Hiệp Quốc, Giáo Hội chủ trương rằng: “Cổ vũ việc người đàn bà thực thi mọi tài năng và quyền lợi của họ mà không làm hại tới vai trò của họ trong gia đình đòi ta phải kêu gọi không những các ông chồng và người cha phải nhận trách nhiệm gia đình của họ, mà cả các chính phủ nữa cũng phải đảm nhận các bổn phận xã hội của họ nữa”. Và trong Centesimus Annus (1991), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi phải có một nền “văn hóa làm việc mới” trong đó, các giá trị nhân bản được coi ưu tiên hơn các giá trị kinh tế, và phẩm giá của mọi việc làm hợp pháp đều cần được tôn trọng”.
Hãy để ý tới điều ấy: các giá trị nhân bản hơn các giá trị kinh tế. Đó chính là một chương trình triệt để. Nó đụng tới chính cái gốc của chủ nghĩa duy vật cả trong các xã hội tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa. Nó không đòi hỏi điều gì khác hơn một biến đổi văn hóa. Nói theo Kitô Giáo, nó cần một cuộc trở lại.
Tóm lại, điều ta học được từ hơn 30 năm lưu lạc trong thế giới duy nữ cổ điển, chính là phải thận trọng đối với những cái trông giống như tự do mà kết cục trở thành cái đối nghịch của tự do: đường cao tốc của tự do vô trách nhiệm, dốc trơn tuột của tự do hoàn toàn vắng bóng hạn chế. Ta bắt đầu nhìn ra như thể cuộc hành trình nào rồi cũng như cuộc hành trình nào, đều không có đường tắt, đều không hòan toàn có toa hạng nhất, không thoát khỏi những con đường ngoằm ngoèo, sỏi đá đã được không biết bao nhiêu người du hành qua, từ thời Môsê và con cái Israel trốn thoát ách nô lệ Ai Cập.
Glendon tin người phụ nữ ngày nay có đủ đảm lược đi trên một con đường như thế để thực sự tự giải phóng mình. Chỉ có điều, cũng giống như dân Do Thái xưa, muốn vượt qua Sông Giođăng tiến vào Đất Hứa, người phụ nữ cũng phải thực hiện cùng một nhiệm vụ như họ. Chúa nói với con cái Israel: Tại đây, ngày hôm nay, Ta đặt trước các ngươi sự sống và thịnh vượng, cái chết và bất hạnh. Nếu các ngươi tuân giữ các giới răn của Ta… Ta sẽ chúc phúc cho các ngươi trong đất các ngươi sẽ chiếm giữ. Nếu các ngươi quay lòng đổi dạ và không biết lắng nghe… Ta cho các ngươi hay… các ngươi sẽ không sống lâu trong đất các ngươi sẽ vượt Sông Giođăng mà tiến vào chiếm giữ. Ta đã đặt trước các ngươi sự sống và sự chết, chúc lành và chúc dữ. Như thế, hãy chọn sự sống để các ngươi và con cháu các ngươi được sống”.
Duy nữ và lòng sùng kính Đức Maria
Theo Sidney Callahan (1), tân duy nữ không còn là một khối thuần nhất, cứng ngắc, mà mang nhiều dạng thức khác nhau, phản ảnh xã hội đa nguyên ngày nay. Bà tự hào là nhà duy nữ Kitô Giáo. Và sự đóng góp của ‘phe’ duy nữ này hiện nay hết sức đáng kể, trong nhiều lãnh vực khác nhau, đặc biệt là trong việc tôn sùng Đức Mẹ.
Trên tuần san Công Giáo America tháng Mười Hai năm 1993, Sidney Callahan cho rằng đối với chủ nghĩa duy nữ cổ điển, lòng sùng kính Đức Mẹ hiện nay cũng như tự bao giờ luôn có tính phản hiệu quả đối với việc giải phóng phụ nữ. Nhưng đối với một nhà duy nữ Kitô Giáo, thì luận điểm ấy không đúng, vì tình yêu mến và lòng tôn sùng Đức Mẹ thật ra cổ vũ rất nhiều cho hạnh phúc của người đàn bà và lợi ích của Giáo Hội. Vì, theo quan điểm khai triển đối với diễn biến của Kitô Giáo, lòng sùng kính Đức Mẹ có hai chức năng. Thứ nhất, nó hành động như một chứng tá có tính bù trừ cho các giá trị và chân lý Phúc Âm mà Giáo Hội chính thức từng một là làm ngơ hai là làm ra méo mó trong một thời đại đặc thù nào đó. Thứ hai, nó củng cố tin mừng và loan báo điều sắp xẩy tới trong cuộc lữ hành của Giáo Hội.
Thí dụ, lúc mà nhân tính của Chúa Kitô và lòng thương xót đầy tình âu yếm, yêu thương và ‘mẫu tử’ của Thiên Chúa ra lu mờ trước cái nhìn được nhiều người ưa chuộng coi Thiên Chúa như một phán quan đầy khiếp sợ hay vô cảm, thì Đức Mẹ được coi như hiện thân có tình bù trừ của tình yêu và lòng thương xót trên trời, một ẩn dụ cho lòng từ bi đầy tình ‘mẫu tử’ của Thiên Chúa. Hay như lúc thần học coi thường công trình của Chúa Thánh Thần trong việc làm trung gian ơn thánh trong vũ trụ và trong thế giới cụ thể của nhân văn sự vụ, thì vai trò làm đấng trung gian của Đức Mẹ được chú trọng. Đức Mẹ trở nên gần như hoà nhập vào Chúa Thánh Thần, Đấng Khôn Ngoan thần linh…
Callahan hy vọng rằng việc cả phong trào duy nữ lẫn các Giáo Hội Kitô Giáo ngày nay đều quan tâm hàng đầu tới số phận người nghèo và người bị áp bức, mà phụ nữ bao giờ cũng chiếm đa số, sẽ khiến cho Đức Maria trở thành dấu chỉ trường cửu cho ý muốn thiết tha của Thiên Chúa đối với công lý và hòa bình trên thế giới. Bà nghĩ rằng trong thế kỷ 21 này, những nguy cơ đáng buồn nhất đang đe dọa thế giới sẽ phát sinh từ việc lạm dụng quyền lực dưới cả hai hình thức thế tục và tôn giáo. Muốn chống lại luật rừng và sự cạnh tranh bất nhân của thị trường, người ta cần nối kết các tư duy duy nữ và các tư duy về Đức Maria lại với nhau.
Những kết án của duy nữ cổ điển
Nhưng phải bắt đầu ra sao đây? Callahan cho rằng người ta có thể tóm lược quan điểm của phong trào duy nữ cổ điển đối với lòng sùng kính Đức Mẹ qua cuốn sách năm 1992 của giám mục Thánh Công Hội (Episcopal) John Shelby Spong tựa là Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus (Sinh bởi một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Suy Nghĩ Lại Việc Hạ Sinh của Chúa Giêsu). Giám mục Spong đặc biệt không hài lòng về các tín lý truyền thống đối với đức đồng trinh của Đức Mẹ, việc ngài được tượng thai vô nhiễm và lên trời cả hồn lẫn xác. Ông coi những tín điều ấy chỉ là dụng cụ để các đấng mày râu độc thân có thể tạo nên một lý tưởng cho thứ ngôi vị đàn bà có cơ “phổ quát hóa được mặc cảm tội lỗi nơi đàn bà”. Khi các lý tưởng Thánh Mẫu về tư cách đàn bà được khắp thế giới nhìn nhận và chào kính, thì “chỉ cần một cú ấy, mọi người đàn bà khác đã và sẽ trở thành bất thoả đáng, bất hoàn tất, bất khả năng”
Luận điểm của giám mục Thánh Công Hội này thực ra chỉ lặp lại nội dung cuốn sách năm 1976 của Marina Warner tựa là Alone of All Her Sex: The Myth and Cult of the Virgin Mary (Một Mình Trong Cả Phái Tính: Huyền Thoại và Lòng Tôn Sùng Trinh Nữ Maria). Trong cuốn này, tuy MarinaWarner có duyệt lại một cách thiện cảm trọn bộ lịch sử văn hóa và nghệ thuật của các tín điều và lòng sùng kính Đức Maria, nhưng tác giả phê phán sự kiện Đức Trinh Nữ Maria “đã trở thành dụng cụ hữu hiệu cho chủ nghĩa khắc khổ và nô dịch nữ giới”. Câu tựa sách “một mình trong cả phái tính” là một dòng lấy từ một bài thơ Trung Cổ, nhưng Warner chọn câu ấy để nói lên luận đề của mình: việc tôn vinh Đức Maria nhấn mạnh tới tính độc đáo của ngài và do đó, đã loại ra ngoài và gây hại cho thân phận đa số phụ nữ khác.
Một số nhà duy nữ Kitô giáo đã một phần nào đồng ý với Warner. Dù những nhà duy nữ này nhìn nhận Kitô Giáo, xét chung, là một lực lượng giải phóng trong lịch sử, nhưng họ vẫn coi lòng sùng kính Đức Mẹ như là một phản tác dụng đối với đàn bà. Ngay Carolyn Osiek, trong cuốn sách khá ôn hòa xuất bản năm 1986, tức cuốn Beyond Anger: On Being a Feminist in the Church (Vượt quá Giận Dữ: Làm Người Duy Nữ trong Giáo Hội), cũng viết rằng: Đức Maria đưa lại cho các phụ nữ Công Giáo một “lý tưởng mà không một phụ nữ nào có thể với tới được, mà mọi phụ nữ đều được mời gọi phải cảm thấy mình thiếu sót”. Theo cái nhìn này, một vấn nạn khác là: lý do chính khiến Đức Mẹ được tôn vinh chính là tư cách làm mẹ của ngài. Tác giả này bảo: “Cả đối với Đức Maria, sinh học vẫn là định mệnh” (biology is destiny).
Các phê phán trên sở dĩ nghe quen thuộc, chính vì chúng chỉ là những tiếng vang từ phong trào duy nữ thế tục, vốn do lòng thù ghết tôn giáo của Simone de Beauvoir lên khuôn, một triết gia vốn cho rằng truyền thống Do Thái và Kitô Giáo “kỳ thị phụ nữ một cách man dại”. Vì hai truyền thống này vốn coi phụ nữ thấp hèn. Theo họ, hai tôn giáo này rõ ràng kết án người đàn bà phải sống như một đối tượng truyền sinh hơn là một chủ thể tự quyết định lấy đời mình. Beauvoir chẳng hạn cho rằng đàn bà buộc phải mãi mãi bị đè nén về phương diện xã hội trừ phi họ vất bỏ cái ách sinh học của chức năng sinh đẻ. Đối với nữ tác giả này, vốn là một người không lấy chồng và không có con, chỉ có cái mô thức nam giới, tự do cởi mở về tính dục mà không sợ hậu quả sinh đẻ mới có thể đưa lại cho người đàn bà sự bình đẳng và sự tự do thực sự.
Chủ nghĩa duy nữ tại Mỹ phát sinh trong thập niên có nhiều biến động xã hội nặng nề. Xã hội Mỹ lúc đó một lúc phải kinh qua đủ thứ: từ phong trào dân quyền, phong trào phản chiến, cuộc cách mạng tình dục đến phong trào duy nữ. Bất hạnh thay, một phần trong phong trào duy nữ, dù nói chung vốn được gợi hứng bởi phong trào nhân quyền, một phong trào chuyên hô hào sự bình đẳng và phẩm giá cho mọi người, cũng đã ủng hộ cái thứ ý thức hệ tồi tệ nhất trong các ý thức hệ sa đoạ về tính dục của thời kỳ ấy và thường lên tiếng chỉ trích các cam kết hôn nhân, tôn giáo và gia đình.
Giống như nhận định của Glendon, Callahan cũng cho rằng đến thập niên 1990, văn hóa lại một lần nữa thay đổi, và cùng với nó là chủ nghĩa duy nữ. Chủ nghĩa này nay đã trở nên đa văn hóa và đa nguyên, đã chuyển dịch tới chỗ biết đánh giá mới hẳn cuộc sống, lịch sử và các điểm mạnh truyền thống của người đàn bà, trong các vai trò sinh nở, gia đình và làm mẹ của họ. Ngày nay, trong nhiều cái nhìn duy nữ, các ‘tín điều’ triệt để chống lại tôn giáo của quá khứ đã lùi về phía sau. Các hình thức duy nữ tôn giáo đã được triển khai trong lòng mọi truyền thống tôn giáo và cả bên ngoài các truyền thống tôn giáo nữa. Trong số các tái thẩm định duy nữ có tính đa nguyên hiện hành, người ta đang thấy xuất hiện một nền thần học duy nữ Kitô Giáo có thể đánh đổ được những thẩm định tiêu cực từng chống lại việc tôn sùng Đức Maria.
(còn một kỳ)
Tuy nhiên, vị cựu đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, hiện là chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội và là giáo sư luật nổi danh (Learned Hand Professor) của Đại Học Luật Khoa Harvard này lại rất hãnh diện với tước hiệu nhà duy nữ phò sự sống (pro-life feminist) của mình.
Chính Glendon, trong một bài diễn văn năm 1996 tại cuộc hội thảo về Phụ Nữ và Văn Hóa Sự Sống ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn do hội Phụ Nữ Khẳng Định Sự Sống (Women Affirming Life) và Văn Phòng Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bảo trợ, đã giải tỏa phần nào điều xem ra có vẻ nghịch lý trên đây.
Theo người được tờ The National Law Journal xưng tụng là một trong “năm mươi nữ luật sư có ảnh hưởng nhiều nhất tại Mỹ” này, thì phong trào duy nữ đã kinh qua ít nhất cũng ba thời kỳ: thời kỳ “chưa định hình”, thời kỳ cổ điển hay chính thức và thời kỳ hiện đại hay tân duy nữ. Thời kỳ chưa định hình (amorphous) được Glendon cho là xuất hiện trong khoảng từ sau Thế Chiến II tới thập niên 1960, lúc các phong trào giải phóng cả về chính trị lẫn xã hội đang dâng lên rất cao, tiếp sau những nguyên tắc bất hủ được Liên Hiệp Quốc long trọng công bố trong hiến chương năm 1945, nhìn nhận “một niềm tin chung vào phẩm giá và giá trị của nhân vị, vào các quyền bình đẳng của đàn ông, đàn bà và mọi dân tộc lớn nhỏ”; trong Bản Tuyên Ngôn Chung Các Nhân Quyền năm 1948, nhìn nhận sự bình đẳng về phẩm giá giữa đàn ông và đàn bà.
Theo Glendon, đến đầu thập niên 1950, hầu như mọi dân tộc, mọi quốc gia đều có hiến pháp mới nhìn nhận sự bình đẳng phái tính. “Xem ra một tiếng chuông ở đâu đó đã vang lên và đánh thức giấc mơ từng thiếp ngủ trong trái tim người đàn bà và người đàn ông khắp nơi trên thế giới”. Công Đồng Vatican II xuất hiện đúng vào lúc ấy để chúc lành cho các khát vọng hưởng một “cuộc sống viên mãn và tự do xứng với thân phận con người’. Các phong trào giải phóng mọc lên khắp nơi, đưa tới hình thức duy nữ “chưa định hình”.
Theo Glendon, các nhà duy nữ của thời kỳ này không thể ngờ được là sau đó, con tầu giải phóng phụ nữ của họ, cũng giống như xã hội nói chung, đang lao thẳng vào 20 năm đường hầm bão tố. Thực thế, trong 20 năm đó, mọi tiêu chuẩn chỉ dẫn dân số bắt đầu trồi sụt một cách hoa mắt. Tỷ số phụ nữ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ ly dị và tỷ lệ sinh con bên ngoài hôn nhân, tất cả đã gia tăng gấp đôi. Tỷ xuất sinh nói chung, trái lại, đã hạ thấp một cách không ngờ. Đến cuối thập niên 1980, hơn phân nửa trẻ em tại Mỹ, và tại các nước công nghiệp nói chung, ít nhất cũng đã sống một phần tuổi thơ trong một gia hộ chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ.
Cùng với cuộc cách mạng tình dục, thời kỳ trên chính là thời kỳ duy nữ cổ điển hay duy nữ chính thức, một loại phong trào có tổ chức, kéo dài suốt hai thập niên, tạo nên nhiều hoàn cảnh lịch sử chưa từng có tiền lệ, nhiều biến động xã hội làm thay đổi các vai trò của người đàn bà.
Như tất cả chúng ta đều biết, người đàn bà thực hiện được nhiều tiến bộ trong giáo dục và nhân dụng. Thay đổi đáng kể nhất là nhiều bà mẹ có con nhỏ đã ồ ạt bước vào lực lượng lao động. Đã đành, trước đó, các bà mẹ, nhất là các bà mẹ trong các gia đình nghèo, đã từng tham gia lực lượng lao động rồi, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử lại có một tỷ lệ đông các bà mẹ có con chưa đi học phải làm việc bên ngoài gia đình như thế. Điều ấy hình như vẫn chưa đáng lưu ý bằng sự kiện sau: đó là tỷ lệ những người cần được chăm sóc, gồm cả trẻ em lẫn người già cả, vẫn gần giống hệt như 100 năm về trước, chỉ khác một điều, thành phần những người cần được chăm sóc nay có thay đổi: nhiều già hơn trẻ. Điều ấy khiến ta phải suy nghĩ: con số những người chăm sóc truyền thống, không được trả lương, nay đã giảm xuống, nhưng tỷ lệ những người không tự chăm sóc được thì vẫn như nguyên. Xã hội chưa tìm ra một phương thức thỏa đáng thay thế cho nguồn tài nguyên qúy giá mà nó từng coi là đương nhiên đó là việc làm không công của người đàn bà.
Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ ly dị đã tác động một cách bất tương xứng lên người đàn bà. Lý lẽ thì ai cũng đã biết. Xác suất ly dị gần như đã leo thang tới 50%, đa số các vụ ly dị liên hệ tới các cặp có con vị thành niên; gần như trong 9/10 các trường hợp, bà mẹ có trách nhiệm hàng đầu đối với các con, và các gia hộ do phụ nữ đứng đầu ấy có nguy cơ lớn bị nghèo túng. Nói một cách hụych toẹt, những con số kia muốn ‘nhắn nhủ’ người đàn bà rằng hiến trọn bản thân mình chủ yếu cho việc nuôi dạy con cái hay các hoạt động không có tính thị trường như chăm sóc thân nhân bệnh hoạn hay già cả là một việc đầy may rủi.
Các thay đổi lớn khác kể từ thập niên 1960, vốn tác động sâu rộng đối với cuộc sống người đàn bà, là việc suy yếu trong mối liên hệ giữa việc làm tình và việc sinh nở. Kỹ thuật sinh học đã biến đổi diễn trình tạo sinh nhân bản; việc ngừa thai bằng hoóc-môn phổ biến khắp nơi; và phá thai đã trở thành một kỹ nghệ kiếm lời vĩ đại.
Ngoài những thay đổi bên ngoài và thấy được ấy, là cuộc cách mạng, cũng khá lớn lao, xẩy ra cho trí tưởng tượng của con người, người đàn ông và người đàn bà bắt đầu tưởng nghĩ khác nhau về vai trò và các mối liên hệ của họ. Như một tác giả đã mô tả, cả một hệ thống phong tục và hiểu biết đang treo trên chỉ mành, những phong tục từng giúp duy trì một lối sống lịch lãm (civility) và hợp thuần phong trong xã hội. Nhiều điểm qui chiếu quen thuộc đã biến mất, và trước mắt không còn một bản đồ nào cho thấy lãnh thổ phía trước.
Theo Glendon, hai thập niên sau, người ta thấy hành trình của mình hình như êm ả trở lại, máy bay của họ như đang ở thế bình phi, họ có thể không cần cột dây an toàn (seat belt), có thể đi đi lại lại, chỉ có điều coi chừng các bậc thang (step) vì phong vũ biểu ‘của chúng tôi’ bể mất rồi. Bà cho hay: qua thập niên 1990, các thống kê dân số không còn tường trình những thay đổi lớn trong các chỉ dẫn dân số học nữa. Sau khi chạy loạn xà ngầu giữa các năm 1965 và 1985, chiếc kim la bàn xem ra đã tạm ổn định ở những mức mới.
Chính trong bối cảnh ấy, chủ nghĩa duy nữ cổ điển, hay chính thức, hay có tổ chức đã cáo chung. Các điều tra dân ý gần đây cho thấy ít là tại Mỹ, phụ nữ ngày nay không còn coi họ là duy nữ nữa. Điều đáng lưu ý là các phụ nữ trẻ lại ít nhận mình là duy nữ, hơn các phụ nữ lớn tuổi. Chỉ một trong năm nữ sinh viên đại học nhận mình duy nữ mà thôi. Glendon bắt đầu dạy luật từ thập niên 1960, nên bà hiểu rất rõ các biến chuyển của phong trào duy nữ. Trong thập niên 1970, các hiệp hội luật của phụ nữ đầu tiên được thành lập và nhiều trường luật trở thành pháo đài của chủ nghĩa duy nữ cực đoan. Ngày nay, khi nói truyện với các nữ sinh viên về chủ nghĩa duy nữ và một số vấn đề khác, phản ứng của họ khá nhất quán với điều được Elizabeth Fox-Genovese tường trình trong cuốn sách gần đây tựa là Feminism is Not the Story of My Life (Chủ nghĩa duy nữ không phải là câu truyện đời tôi), một cuốn sách điều tra thái độ của nhiều phụ nữ thuộc đủ lớp tuổi và tầng lớp xã hội. Những người này cho bà hay: phụ nữ không thích chủ nghĩa duy nữ chính thức, vì thái độ tiêu cực của nó đối với hôn nhân và chức phận làm mẹ, vì thái độ kình chống đối với nam giới, vì sự bất khoan dung đối với các bất đồng so với chủ trương có tính phe phái của họ trong các vấn đề như phá thai và quyền của người đồng tính luyến ái và vì họ không chú ý tới những vấn đề thực tiễn như cân bằng việc làm và gia đình trên căn bàn hàng ngày.
Không hẳn các phụ nữ này vô ơn đối với các bậc đàn chị đã tranh đấu cải thiện nhiều điều kiện trong thân phận phụ nữ. Nhưng họ đang bắt đầu phải tính sổ các tác hại của cuộc cách mạng tình dục và thấy ra rằng phụ nữ và trẻ em đã phải trả một giá quá đắt cho cái hình thức giải phóng ấy. Và họ đang bắt đầu phê phán các sắp xếp xã hội và kinh tế từng gây áp lực buộc họ phải ưu tiên làm việc hơn là gia đình. Họ thấy chủ nghĩa duy nữ cổ điển đã góp phần vào áp lực ấy bằng cách không ủng hộ các phụ nữ muốn ưu tiên chọn cuộc sống gia đình. Đối với họ, chủ nghĩa duy nữ chính thức chỉ coi là giá trị việc làm có trả lương ở bên ngoài gia đình. Mặt khác, điều quan trọng là họ không muốn dừng lại ở quá khứ, họ muốn tiến về phía trước, vượt sông Gio-đăng tìm tự do hơn.
Và đó là điều Glendon gọi là chủ nghĩa duy nữ hiện đại hay tân chủ nghĩa duy nữ mà bà ví như lúc Môsê thoáng nhìn thấy Đất Hứa từ xa, sau 40 năm lang thang trong hoang địa, đánh dấu giai đoạn sau cùng của điều được Đức Giao Phaolô II, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, gọi là “lòng hoài mong nhân bản phổ quát”hướng tới một cuộc sống xứng với những con người tự do, bất chấp các thăng trầm và ngẫu tượng của lịch sử.
Đối với Glendon, vì tân chủ nghĩa duy nữ giống như Đất Thánh đối với Môsê, nên ta chỉ có thể thoáng nhìn nó, chứ chưa thể nói chắc nó sẽ như thế nào. Thậm chí, các sử gia trong tương lai, khi nhìn lại, có thể cũng không biết có nên gọi hình thức giải phóng phụ nữ mới hiện nay là chủ nghĩa duy nữ hay không. Nhưng có điều, chắc chắn họ sẽ cho phong trào mới này là một thành tựu tập thể, một bộ tư duy được lên hình dạng như một cục bột thô lăn qua lăn lại thu hút rất nhiều các đàm luận công tư. Nói cách khác, chủ nghĩa tân duy nữ sẽ là trách nhiệm chung của mọi người.
Bởi thế, Glendon đề nghị bốn bước đơn giản cho tân chủ nghĩa duy nữ, đơn giản đến độ “nói về chúng cũng thấy ngượng”. Bước đầu là phải lắng nghe phụ nữ, lắng nghe họ thổ lộ các nhu cầu và khát vọng của họ, chứ đừng bảo họ nên làm gì và không nên làm gì.
Bước thứ hai, khi đề cập tới các vấn đề phụ nữ, điều cần là phải cẩn trọng đối với những lưỡng phân (dichotomies) cứng ngắc và những lựa chọn giả tạo. Một cách cụ thể, nên tránh năm thứ giáo điều cực đoan từng chỉ tạo cái nóng cho các vấn đề phụ nữ, chứ không đem lại chút ánh sáng nào: chủ nghĩa duy nữ “giống hệt nhau” nhấn mạnh tới việc giữa đàn ông và đàn bà, không có chi khác biệt; chủ nghĩa duy nữ “khác biệt nhau” từng coi đàn ông và đàn bà như hai chủng loại khác biệt nhau; chủ nghĩa duy nữ “thống trị” từng cổ vũ thế thượng phong của phái nữ; chủ nghĩa duy nữ “phái tính” từng coi “phái nam” hay “phái nữ” chỉ là các cấu trúc xã hội; và chủ nghĩa định mệnh cứng rắn về sinh học từng khóa chặt người đàn bà vào những vai trò vốn thịnh hành trong thập niên 1950, 1850 hay thời lưu đày tại Babylon.
Thứ ba, tân chủ nghĩa duy nữ phải có tính bao hàm (inclusive) chứ không phân cực, nghĩa là phải coi đàn ông và đàn bà như những người hùn hạp làm ăn chung (partners), chứ không như những người đối nghịch trong việc tìm ra những phương thế tốt hơn để yêu thương và làm việc. Nó phải nhìn nhận rằng số phận đàn ông, đàn bà, trẻ em, ưu đãi hay nghèo hèn, đều chằng kéo đan kết vào nhau, không tài nào tháo gỡ được.
Tóm lại, tân chủ nghĩa duy nữ phải biết đáp ứng, khôn ngoan và bao hàm. Ngoài ra, nó cũng cần phải triệt để (radical) nữa. Triệt để theo nghĩa của Công Đồng Vatican II, là định chế đã nồng nhiệt nói tới ý niệm này: “Các trật tự chính trị, xã hội và kinh tế nên mở rộng các phúc lợi của văn hóa cho mọi người, và giúp các cá nhân đàn ông và đàn bà phát triển được các phúc năng (gifts) của họ theo phẩm giá bẩm sinh của họ”. Triệt để theo nghĩa của Đức Gioan Phaolô II, người hơn ai hết đã nhấn mạnh tới vai trò của giáo dân, và đã kêu gọi giáo dân hãy ghé vai vào bánh xe, bắt tay vào làm việc để xây dựng “nền văn minh mới của sự sống và tình yêu”.
Glendon đưa một thí dụ về thế lưỡng nan giữa việc làm và gia đình (work-family dilemma). Các nhà duy nữ từ Susan B. Anthony tới Betty Friedan rất đúng khi họ chỉ trích nền văn hóa hiện đại đã đòi hỏi người đàn bà đủ mọi thứ hy sinh trong khi dành cho việc làm không được trả lương của họ thật ít lòng kính trọng và tưởng lệ. Điểm sai lầm của phong trào duy nữ có tổ chức từ thập niên 1970 trở về sau là đã góp phần vào cái lòng bất kính ấy khi họ bôi lọ hôn nhân và chức phận làm mẹ, coi chúng như trở ngại cho con đường thăng tiến phụ nữ. Vô tình, họ lấy cái mẫu thành công của nam giới tròng lên cổ người đàn bà, cái mẫu mà chính nam giới hiện nay đang tra vấn.
Trái lại, giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ này nói khác hẳn. Trong thông điệp Laborem Exercens năm 1981 chẳng hạn, Đức Gioan Paholô II viết như sau: “Việc thăng tiến chân thật cho phụ nữ đòi điều này là phải cấu trúc lao động cách nào đó để họ không phải trả giá cho việc thăng tiến ấy… mà thiệt hại cho gia đình”. Trong ngữ cảnh Liên Hiệp Quốc, Giáo Hội chủ trương rằng: “Cổ vũ việc người đàn bà thực thi mọi tài năng và quyền lợi của họ mà không làm hại tới vai trò của họ trong gia đình đòi ta phải kêu gọi không những các ông chồng và người cha phải nhận trách nhiệm gia đình của họ, mà cả các chính phủ nữa cũng phải đảm nhận các bổn phận xã hội của họ nữa”. Và trong Centesimus Annus (1991), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi phải có một nền “văn hóa làm việc mới” trong đó, các giá trị nhân bản được coi ưu tiên hơn các giá trị kinh tế, và phẩm giá của mọi việc làm hợp pháp đều cần được tôn trọng”.
Hãy để ý tới điều ấy: các giá trị nhân bản hơn các giá trị kinh tế. Đó chính là một chương trình triệt để. Nó đụng tới chính cái gốc của chủ nghĩa duy vật cả trong các xã hội tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa. Nó không đòi hỏi điều gì khác hơn một biến đổi văn hóa. Nói theo Kitô Giáo, nó cần một cuộc trở lại.
Tóm lại, điều ta học được từ hơn 30 năm lưu lạc trong thế giới duy nữ cổ điển, chính là phải thận trọng đối với những cái trông giống như tự do mà kết cục trở thành cái đối nghịch của tự do: đường cao tốc của tự do vô trách nhiệm, dốc trơn tuột của tự do hoàn toàn vắng bóng hạn chế. Ta bắt đầu nhìn ra như thể cuộc hành trình nào rồi cũng như cuộc hành trình nào, đều không có đường tắt, đều không hòan toàn có toa hạng nhất, không thoát khỏi những con đường ngoằm ngoèo, sỏi đá đã được không biết bao nhiêu người du hành qua, từ thời Môsê và con cái Israel trốn thoát ách nô lệ Ai Cập.
Glendon tin người phụ nữ ngày nay có đủ đảm lược đi trên một con đường như thế để thực sự tự giải phóng mình. Chỉ có điều, cũng giống như dân Do Thái xưa, muốn vượt qua Sông Giođăng tiến vào Đất Hứa, người phụ nữ cũng phải thực hiện cùng một nhiệm vụ như họ. Chúa nói với con cái Israel: Tại đây, ngày hôm nay, Ta đặt trước các ngươi sự sống và thịnh vượng, cái chết và bất hạnh. Nếu các ngươi tuân giữ các giới răn của Ta… Ta sẽ chúc phúc cho các ngươi trong đất các ngươi sẽ chiếm giữ. Nếu các ngươi quay lòng đổi dạ và không biết lắng nghe… Ta cho các ngươi hay… các ngươi sẽ không sống lâu trong đất các ngươi sẽ vượt Sông Giođăng mà tiến vào chiếm giữ. Ta đã đặt trước các ngươi sự sống và sự chết, chúc lành và chúc dữ. Như thế, hãy chọn sự sống để các ngươi và con cháu các ngươi được sống”.
Duy nữ và lòng sùng kính Đức Maria
Theo Sidney Callahan (1), tân duy nữ không còn là một khối thuần nhất, cứng ngắc, mà mang nhiều dạng thức khác nhau, phản ảnh xã hội đa nguyên ngày nay. Bà tự hào là nhà duy nữ Kitô Giáo. Và sự đóng góp của ‘phe’ duy nữ này hiện nay hết sức đáng kể, trong nhiều lãnh vực khác nhau, đặc biệt là trong việc tôn sùng Đức Mẹ.
Trên tuần san Công Giáo America tháng Mười Hai năm 1993, Sidney Callahan cho rằng đối với chủ nghĩa duy nữ cổ điển, lòng sùng kính Đức Mẹ hiện nay cũng như tự bao giờ luôn có tính phản hiệu quả đối với việc giải phóng phụ nữ. Nhưng đối với một nhà duy nữ Kitô Giáo, thì luận điểm ấy không đúng, vì tình yêu mến và lòng tôn sùng Đức Mẹ thật ra cổ vũ rất nhiều cho hạnh phúc của người đàn bà và lợi ích của Giáo Hội. Vì, theo quan điểm khai triển đối với diễn biến của Kitô Giáo, lòng sùng kính Đức Mẹ có hai chức năng. Thứ nhất, nó hành động như một chứng tá có tính bù trừ cho các giá trị và chân lý Phúc Âm mà Giáo Hội chính thức từng một là làm ngơ hai là làm ra méo mó trong một thời đại đặc thù nào đó. Thứ hai, nó củng cố tin mừng và loan báo điều sắp xẩy tới trong cuộc lữ hành của Giáo Hội.
Thí dụ, lúc mà nhân tính của Chúa Kitô và lòng thương xót đầy tình âu yếm, yêu thương và ‘mẫu tử’ của Thiên Chúa ra lu mờ trước cái nhìn được nhiều người ưa chuộng coi Thiên Chúa như một phán quan đầy khiếp sợ hay vô cảm, thì Đức Mẹ được coi như hiện thân có tình bù trừ của tình yêu và lòng thương xót trên trời, một ẩn dụ cho lòng từ bi đầy tình ‘mẫu tử’ của Thiên Chúa. Hay như lúc thần học coi thường công trình của Chúa Thánh Thần trong việc làm trung gian ơn thánh trong vũ trụ và trong thế giới cụ thể của nhân văn sự vụ, thì vai trò làm đấng trung gian của Đức Mẹ được chú trọng. Đức Mẹ trở nên gần như hoà nhập vào Chúa Thánh Thần, Đấng Khôn Ngoan thần linh…
Callahan hy vọng rằng việc cả phong trào duy nữ lẫn các Giáo Hội Kitô Giáo ngày nay đều quan tâm hàng đầu tới số phận người nghèo và người bị áp bức, mà phụ nữ bao giờ cũng chiếm đa số, sẽ khiến cho Đức Maria trở thành dấu chỉ trường cửu cho ý muốn thiết tha của Thiên Chúa đối với công lý và hòa bình trên thế giới. Bà nghĩ rằng trong thế kỷ 21 này, những nguy cơ đáng buồn nhất đang đe dọa thế giới sẽ phát sinh từ việc lạm dụng quyền lực dưới cả hai hình thức thế tục và tôn giáo. Muốn chống lại luật rừng và sự cạnh tranh bất nhân của thị trường, người ta cần nối kết các tư duy duy nữ và các tư duy về Đức Maria lại với nhau.
Những kết án của duy nữ cổ điển
Nhưng phải bắt đầu ra sao đây? Callahan cho rằng người ta có thể tóm lược quan điểm của phong trào duy nữ cổ điển đối với lòng sùng kính Đức Mẹ qua cuốn sách năm 1992 của giám mục Thánh Công Hội (Episcopal) John Shelby Spong tựa là Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus (Sinh bởi một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Suy Nghĩ Lại Việc Hạ Sinh của Chúa Giêsu). Giám mục Spong đặc biệt không hài lòng về các tín lý truyền thống đối với đức đồng trinh của Đức Mẹ, việc ngài được tượng thai vô nhiễm và lên trời cả hồn lẫn xác. Ông coi những tín điều ấy chỉ là dụng cụ để các đấng mày râu độc thân có thể tạo nên một lý tưởng cho thứ ngôi vị đàn bà có cơ “phổ quát hóa được mặc cảm tội lỗi nơi đàn bà”. Khi các lý tưởng Thánh Mẫu về tư cách đàn bà được khắp thế giới nhìn nhận và chào kính, thì “chỉ cần một cú ấy, mọi người đàn bà khác đã và sẽ trở thành bất thoả đáng, bất hoàn tất, bất khả năng”
Luận điểm của giám mục Thánh Công Hội này thực ra chỉ lặp lại nội dung cuốn sách năm 1976 của Marina Warner tựa là Alone of All Her Sex: The Myth and Cult of the Virgin Mary (Một Mình Trong Cả Phái Tính: Huyền Thoại và Lòng Tôn Sùng Trinh Nữ Maria). Trong cuốn này, tuy MarinaWarner có duyệt lại một cách thiện cảm trọn bộ lịch sử văn hóa và nghệ thuật của các tín điều và lòng sùng kính Đức Maria, nhưng tác giả phê phán sự kiện Đức Trinh Nữ Maria “đã trở thành dụng cụ hữu hiệu cho chủ nghĩa khắc khổ và nô dịch nữ giới”. Câu tựa sách “một mình trong cả phái tính” là một dòng lấy từ một bài thơ Trung Cổ, nhưng Warner chọn câu ấy để nói lên luận đề của mình: việc tôn vinh Đức Maria nhấn mạnh tới tính độc đáo của ngài và do đó, đã loại ra ngoài và gây hại cho thân phận đa số phụ nữ khác.
Một số nhà duy nữ Kitô giáo đã một phần nào đồng ý với Warner. Dù những nhà duy nữ này nhìn nhận Kitô Giáo, xét chung, là một lực lượng giải phóng trong lịch sử, nhưng họ vẫn coi lòng sùng kính Đức Mẹ như là một phản tác dụng đối với đàn bà. Ngay Carolyn Osiek, trong cuốn sách khá ôn hòa xuất bản năm 1986, tức cuốn Beyond Anger: On Being a Feminist in the Church (Vượt quá Giận Dữ: Làm Người Duy Nữ trong Giáo Hội), cũng viết rằng: Đức Maria đưa lại cho các phụ nữ Công Giáo một “lý tưởng mà không một phụ nữ nào có thể với tới được, mà mọi phụ nữ đều được mời gọi phải cảm thấy mình thiếu sót”. Theo cái nhìn này, một vấn nạn khác là: lý do chính khiến Đức Mẹ được tôn vinh chính là tư cách làm mẹ của ngài. Tác giả này bảo: “Cả đối với Đức Maria, sinh học vẫn là định mệnh” (biology is destiny).
Các phê phán trên sở dĩ nghe quen thuộc, chính vì chúng chỉ là những tiếng vang từ phong trào duy nữ thế tục, vốn do lòng thù ghết tôn giáo của Simone de Beauvoir lên khuôn, một triết gia vốn cho rằng truyền thống Do Thái và Kitô Giáo “kỳ thị phụ nữ một cách man dại”. Vì hai truyền thống này vốn coi phụ nữ thấp hèn. Theo họ, hai tôn giáo này rõ ràng kết án người đàn bà phải sống như một đối tượng truyền sinh hơn là một chủ thể tự quyết định lấy đời mình. Beauvoir chẳng hạn cho rằng đàn bà buộc phải mãi mãi bị đè nén về phương diện xã hội trừ phi họ vất bỏ cái ách sinh học của chức năng sinh đẻ. Đối với nữ tác giả này, vốn là một người không lấy chồng và không có con, chỉ có cái mô thức nam giới, tự do cởi mở về tính dục mà không sợ hậu quả sinh đẻ mới có thể đưa lại cho người đàn bà sự bình đẳng và sự tự do thực sự.
Chủ nghĩa duy nữ tại Mỹ phát sinh trong thập niên có nhiều biến động xã hội nặng nề. Xã hội Mỹ lúc đó một lúc phải kinh qua đủ thứ: từ phong trào dân quyền, phong trào phản chiến, cuộc cách mạng tình dục đến phong trào duy nữ. Bất hạnh thay, một phần trong phong trào duy nữ, dù nói chung vốn được gợi hứng bởi phong trào nhân quyền, một phong trào chuyên hô hào sự bình đẳng và phẩm giá cho mọi người, cũng đã ủng hộ cái thứ ý thức hệ tồi tệ nhất trong các ý thức hệ sa đoạ về tính dục của thời kỳ ấy và thường lên tiếng chỉ trích các cam kết hôn nhân, tôn giáo và gia đình.
Giống như nhận định của Glendon, Callahan cũng cho rằng đến thập niên 1990, văn hóa lại một lần nữa thay đổi, và cùng với nó là chủ nghĩa duy nữ. Chủ nghĩa này nay đã trở nên đa văn hóa và đa nguyên, đã chuyển dịch tới chỗ biết đánh giá mới hẳn cuộc sống, lịch sử và các điểm mạnh truyền thống của người đàn bà, trong các vai trò sinh nở, gia đình và làm mẹ của họ. Ngày nay, trong nhiều cái nhìn duy nữ, các ‘tín điều’ triệt để chống lại tôn giáo của quá khứ đã lùi về phía sau. Các hình thức duy nữ tôn giáo đã được triển khai trong lòng mọi truyền thống tôn giáo và cả bên ngoài các truyền thống tôn giáo nữa. Trong số các tái thẩm định duy nữ có tính đa nguyên hiện hành, người ta đang thấy xuất hiện một nền thần học duy nữ Kitô Giáo có thể đánh đổ được những thẩm định tiêu cực từng chống lại việc tôn sùng Đức Maria.
(còn một kỳ)