Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria của giáo dân Việt Nam
Người giáo dân Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ qua luôn luôn thể hiện việc sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, cả ở hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong. Hình ảnh Đức Mẹ hiện diện từ trong gia đình đến nhà thờ, đôi khi cả nơi gần nhà thờ có đông người qua lại và dễ thấy ( như tượng Nữ Vương Hoà Bình cuối nhà thờ Chính Toà Saigon), trong những bệnh viện trước đây của giáo hội công giáo (nay thuộc nhà nước như tượng Đức Mẹ vẫn còn trong khuôn viên Viện Mắt Sài Gòn), trong một số ngõ hẻm nơi có đông giáo dân…
Ngoài ra còn một số tượng Đức Mẹ đặt ở những chỗ đặc biệt như trên một ngọn đồi ( tại Pleiku trước 1975 tượng Đức Mẹ được đặt trên một ngọn đồi gần Biển Hồ, ngừơi dân thường gọi là đồi Đức Mẹ, nay không còn), trên bãi biển (Bãi Dâu – Vũng Tàu), trên một ngọn núi hoang vu nơi hẻo lánh ( núi Tà Pao – Phan Thiết).
Trong khuôn khổ bài viết này, nhân tháng Mười hàng năm được dành riêng cho việc sùng kính Đức Mẹ, tôi chỉ xin trình bày sơ lược những nhận xét của tôi về việc sùng kính Đức Mẹ theo cung cách của giáo dân Việt Nam.
Trước hết tại các gia đình, trên các bàn thờ dưới chân tượng Chịu nạn thường đặt một tượng Đức Mẹ hoặc một tấm ảnh Đức Mẹ. Ngòai ra trong phòng ngủ cá nhân cũng treo tượng hoặc ành. Nhiều giáo dân đeo tượng Đức Mẹ bằng vàng hoặc bằng bạc nơi cổ. Nhiều trẻ em nhỏ trong gia đình cũng được cha me cho đeo như thế. Nếu gia đình đó làm nghề chạy xe đò hay xe tải chở hàng, ngay sau kính chắn gió thể nào cũng có một tượng hay ảnh Đức Mẹ và thường có ghi câu “Nữ Vương ban sự bằng an”. Hành khách là giáo dân mà đi xe này cũng thấy yên tâm, đọc nhẩm vài kinh cầu xin Đức Mẹ để mong cho “đi đến nơi về đến chốn”.
Thêm vào đó, hiện nay một số gia đình làm ăn khấm khá, xây nhà cao tầng mà có sân thượng, thường đặt một tượng Đức Mẹ ở chỗ trên cao trông vừa trang trọng, vừa thẩm mỹ, vừa có giá trị như một nét văn hoá riêng biệt.
Thứ đến, tại các nhà thờ, ngoài tượng Đức Mẹ trên bàn thờ chính thường đặt dưới chân thánh giá, còn có vài chỗ khác nữa đặt ảnh Đức Mẹ hoặc hoặc ảnh Đức Mẹ. Bên ngoài nhà thờ thường có một hang đá thờ kính Đức Mẹ mô phỏng theo hang đá Lộ Đức, hoặc nếu khu vực không được rộng rãi thì không có hang đá mà là một Đài Đức Mẹ. Hang đá thờ kính Đức Mẹ được xây bằng nhiều viên đá to nhỏ chồng lên nhau, trên cao trong hang đá đặt một tượng Đức Mẹ mô phỏng Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 1917 mặc áo trắng, thắt lưng xanh, có khăn trùm đầu dài cũng màu trắng, trông vừa trang nghiêm, vừa dịu hiền. Xung quanh hang đá có đặt nhiều chậu hoa tươi và có người chăm sóc hàng ngày. Đàng trước là một hàng rào bảo vệ. Tượng đài Đức Mẹ thường đặt bên cạnh nhà thờ, có một bệ cao đặt tượng Đức Mẹ. Phía dưới chân tượng có chỗ đặt bình hoa và không có hàng rào bảo vệ. Phía trước cả hang đá lẫn tượng đài Đức Mẹ là một sân trống rộng hay hẹp tùy theo diện tích khuôn viên nhà thờ là nơi dành cho giáo dân tụ tập cầu nguyện. Thỉnh thỏang nơi đây có cử hành thánh lễ khi mà trong nhà thờ không đủ sức chứa như dịp lễ Giáng sinh, Phục sinh… Vào tháng Năm và tháng Mười nơi đây cũng thường cử hành những nghi thức mở đầu hoặc kết thúc tháng Đức Mẹ.
Trên đây là một số hình thức biểu hiện bên ngòai, còn nội dung việc sùng kính Đức Mẹ, từ cá nhân đến cộng đòan, có thể nói là rất phong phú và đa dạng.
Trước hết, việc sùng kính Đức Mẹ nơi mỗi cá nhân giáo dân. Với niềm tin sâu sắc về Đức Mẹ là một nguồn an ủi và chở che vô biên, giáo hữu thường tìm đến Đức Mẹ không chỉ những lúc sinh sống bình thường, mà đặc biệt được thể hiện trong những lúc gặp vất vả, khó khăn, nguy khốn… Càng gặp vất vả, khó khăn, nguy khốn bao nhiêu thì niềm cậy trông vững vàng vào Đức Mẹ càng cao bấy nhiêu. Trong Kinh Hãy nhớ mà giáo dân thường đọc cũng thể hiện điều ấy.
“ Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy …”
Cũng đừng vội vã phê phán thái độ cầu xin của giáo dân vì thực ra, những gì họ đã cầu xin trong rất nhiều trường hợp đã “được ơn”. Cứ quan sát những tấm bảng con bằng đá cẩm thạch trắng hoặc đen xung quanh các hang đá thờ kính Đức Mẹ với dòng chữ “Tạ ơn Đức Mẹ” thì thấy ngay điều ấy. Tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( đường Kỳ Đồng, Sài Gòn) hoặc nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) … Đặc biệt tại nhà thờ La Vang (Quảng Trị), có một bức tường thấp dài hàng trăm mét đã phủ kín những tấm bảng con “Tạ Ơn Đức Mẹ” trên cả hai mặt tường của khách hành hương trong và ngòai nước từ Giám mục, tu sĩ đến giáo dân.
Còn trong gia đình, phần lớn các gia đình công giáo vẫn còn giữ thói quen đọc kinh tối. Lúc đó, cả gia đình quây quần trước bàn thờ đọc kinh và lần hạt. Trong những kinh thường đọc, có nhiều kinh thuộc về Đức Mẹ và hát những bài hát cũng hát về Đức Mẹ. Quả là lời kinh tiếng hát ấy dâng lên Đức Mẹ hàng ngày thì làm sao mà Đức Mẹ chẳng nhậm lời cầu xin cho được?
Việc đọc kinh gia đình còn một hình thức nữa thường diễn ra trong chòm xóm vào tháng Năm và tháng Mười hàng năm. Đó là hai tháng mà Giáo Hội dành riêng cho việc sùng kính Đức Mẹ. Cách tổ chức thông thường nhất là chủ gia đình đến đăng ký với người phụ trách trong xóm, trong giáo họ … để người đó sắp xếp ngày giờ. Khi sắp xếp được, gia đình sẽ được thông báo và buổi cầu nguyện diễn ra rất sốt sắng. Những lời kinh tiếng hát lại có dịp vang lên và không thiếu gì người ngọai giáo phài khen ngợi tinh thần đòan kết của người “có đạo”. Ngòai ra, cũng nhờ đọc kinh chung gia đình, tình thân ái và đòan kết yêu thương nhau trong mỗi gia đình sẽ được bền vững hơn, tinh thần tương ái trong chòm xóm lại có dịp được củng cố. Từ ngữ quen thuộc “xóm đạo” ( như “Tha La xóm đạo”) không những để chỉ những người trong xóm đó tòan là người công giáo, mà là còn để chỉ một tập thể tương thân tương ái, một nếp sống mang một nét văn hóa tinh thần riêng của xóm có đông người là giáo dân.
Tại nhiều nhà thờ của giáo xứ hiện nay, sau thánh lễ, giáo dân thường hát một bài về Đức Mẹ trước khi ra về. Vào các chiều thứ bảy nếu có điều kiện, họ thường tụ tập trước hang đá Đức Mẹ để đọc kinh cầu nguyện. Trong tháng Mân Côi ( tháng Năm và tháng Mười) lại có dâng hoa kính Đức Mẹ. Đặc biệt tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội, được coi như là một trung tâm hành hương của miền Bắc, các linh mục phụ trách ở đây dành hẳn một buổi chiếu thứ bảy hàng tuần cho việc sùng kính Đức Mẹ. Trong buổi dành riêng sùng kính Đức Mẹ này, không khí diễn ra hết sức nghiêm trang và thánh thiện, cha điều khiển buổi cầu nguyện đã làm cho hết mọi người tham dự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Mẹ để tìm ra cho mình một cách sống phù hợp với niềm tin công giáo và sống thánh thiện hơn.
Bản thân tôi được vinh dư tham gia một buổi cầu nguyện tại nhà thờ này vào mùa hè 2005 nhân dịp có việc phải ra Hà Nội. Trong lần hành hương đó, linh mục điều khiển chương trình đã giới thiệu mục đích của buổi cầu nguyện và tổng kết một con số làm tôi rất đỗi kinh ngạc: chỉ trong một tuần tại nhà thờ này, theo con số khách hành hương có ghi chép trong quyển sổ để trước bàn thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, có 3800 lượt khách hành hương trong và ngòai nước đền, viếng và cầu xin cho được những ơn riêng như xin cho được vững lòng trông cậy, xin tìm được việc làm, tiến bộ trong học hành, xin ơn ăn năn trở lại, xin giài quyết mối bất hòa trong gia đình, xin đòi được nợ, xin tìm thấy của đã mất, xin theo đuổi ơn gọi, xin được như ý… Linh mục chủ trì cũng không quên tổng kết những người đến tạ ơn vì đã được ơn và con số này trong tuần không phải là ít.
Tại nhà thờ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp Saigòn ( số 38 đường Kỳ Đồng) có một hang đá thờ kính Đức Mẹ, từ sáng sớm đến chiều tối, không lúc nào là không có dăm ba người đang cầu nguyện trong thinh lặng. Họ cầu nguyện những gì không rõ nhưng có điều chắc chắn là họ đã dành choĐức Mẹ một lòng sùng kính đặc biệt.
Nói đến việc sùng kính Đức Mẹ của giáo dân Việt Nam mà không nhắc đến Trung tâm Hành hương La Vang (Quảng Trị) sẽ là một thiếu sót lớn. Đây là một trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam và sự kiện La Vang 1798 đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngòai nước quan tâm trong nhiều năm qua. Nhà thờ La Vang đã được đặt một tên rất có ý nghĩa là “Đức bà phù hộ các giáo hữu”. Nhiều tác phẩm viết về La Vang đã được xuất bản. Nhiều tác giả có ghi lại những phép lạ diễn ra ở đây. Hàng năm tại đây vào tháng Tám nhân dịp Đại hội tổ chức 3 năm một lần. Khách hành hương đến ngày càng đông. Đại hội năm 2005 được ước lượng là 500,000 người. Năm 2006 tuy không phải là Đại hội nhưng con số khách hành hương cũng không phải là nhỏ, ước lượng 300,000 người. Trong những dịp như thế, trung tâm tuy rộng nhưng không có chỗ chen chân. Việc đi lại trong trung tâm cực kỳ khó khăn trước một rừng người hành hương. Xem thế, lòng sùng kính Đức Mẹ của giáo dân Việt Nam quả là nhiệt thành!
Bản thân người viết bài này đã có lần đi Thánh địa La Vang vào một ngày bình thường ( không phải vào dịp đại lễ vào tháng Tám hàng năm có rất đông giáo dân). Khi tôi đến và ngỏ ý muốn nghỉ trong nhà nghỉ của Thánh Địa thỉ được sơ quản lý trao ngay chìa khóa phòng. Nhà nghỉ được xây rất hiện đại với quy mô khá lớn trông rất thẩm mỹ. Tôi rất ngạc nhiên khi nghỉ ở nhà khách hành hương này lại hòan tòan miễn phí. Muốn ở bao lâu cũng được. Tuy không phải là dịp lễ lớn, nhưng tôi đếm số xe ra vào trong một buổi sáng, áng chùng có khỏang 30 xe lớn nhỏ chở khách hành hương ghé vào, mỗi xe khỏang từ 20 đến 30 khách hành hương. Có xe tới 50 người. Như vậy mỗi ngày có khỏang trên dưới 1000 người. Họ viếng nơi Đức Mẹ hiện ra và, cầu nguyện. Mỗi đòan chỉ ghé lại ít phút rồi lại lên đường. Rồi lại xe khác đến…Nhiều người lấy nước từ một cái giếng. được gọi là “Giếng Đức Mẹ” để mang về cho người thân. Giếng này được đào vào đầu thế kỷ XX và cho dù có nhiều người dùng, cũng không bao giờ khô cạn.
Ngòai ra còn biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ công giáo viết về đề tài Đức Mẹ. Đặc biệt, những bản nhạc viết về Đức Mẹ ngày càng nhiều và bài nào cũng có cái hay riêng, đều nâng tâm hồn chúng ta hướng về Mẹ để được ủi an và che chở.
Cho dù các nhà thần học có viết về vai trò của Đức Mẹ như thế nào đi nữa, thì giáo dân Việt Nam vẫn luôn luôn dành cho việc sùng kính Đức Mẹ môt cách hết sức nhiệt thành từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nguyễn Thụ Nhân
Gia Lai, Việt nam
12.10.2006
Người giáo dân Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ qua luôn luôn thể hiện việc sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, cả ở hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong. Hình ảnh Đức Mẹ hiện diện từ trong gia đình đến nhà thờ, đôi khi cả nơi gần nhà thờ có đông người qua lại và dễ thấy ( như tượng Nữ Vương Hoà Bình cuối nhà thờ Chính Toà Saigon), trong những bệnh viện trước đây của giáo hội công giáo (nay thuộc nhà nước như tượng Đức Mẹ vẫn còn trong khuôn viên Viện Mắt Sài Gòn), trong một số ngõ hẻm nơi có đông giáo dân…
Ngoài ra còn một số tượng Đức Mẹ đặt ở những chỗ đặc biệt như trên một ngọn đồi ( tại Pleiku trước 1975 tượng Đức Mẹ được đặt trên một ngọn đồi gần Biển Hồ, ngừơi dân thường gọi là đồi Đức Mẹ, nay không còn), trên bãi biển (Bãi Dâu – Vũng Tàu), trên một ngọn núi hoang vu nơi hẻo lánh ( núi Tà Pao – Phan Thiết).
Trong khuôn khổ bài viết này, nhân tháng Mười hàng năm được dành riêng cho việc sùng kính Đức Mẹ, tôi chỉ xin trình bày sơ lược những nhận xét của tôi về việc sùng kính Đức Mẹ theo cung cách của giáo dân Việt Nam.
Đức Mẹ La Vang |
Thêm vào đó, hiện nay một số gia đình làm ăn khấm khá, xây nhà cao tầng mà có sân thượng, thường đặt một tượng Đức Mẹ ở chỗ trên cao trông vừa trang trọng, vừa thẩm mỹ, vừa có giá trị như một nét văn hoá riêng biệt.
Thứ đến, tại các nhà thờ, ngoài tượng Đức Mẹ trên bàn thờ chính thường đặt dưới chân thánh giá, còn có vài chỗ khác nữa đặt ảnh Đức Mẹ hoặc hoặc ảnh Đức Mẹ. Bên ngoài nhà thờ thường có một hang đá thờ kính Đức Mẹ mô phỏng theo hang đá Lộ Đức, hoặc nếu khu vực không được rộng rãi thì không có hang đá mà là một Đài Đức Mẹ. Hang đá thờ kính Đức Mẹ được xây bằng nhiều viên đá to nhỏ chồng lên nhau, trên cao trong hang đá đặt một tượng Đức Mẹ mô phỏng Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 1917 mặc áo trắng, thắt lưng xanh, có khăn trùm đầu dài cũng màu trắng, trông vừa trang nghiêm, vừa dịu hiền. Xung quanh hang đá có đặt nhiều chậu hoa tươi và có người chăm sóc hàng ngày. Đàng trước là một hàng rào bảo vệ. Tượng đài Đức Mẹ thường đặt bên cạnh nhà thờ, có một bệ cao đặt tượng Đức Mẹ. Phía dưới chân tượng có chỗ đặt bình hoa và không có hàng rào bảo vệ. Phía trước cả hang đá lẫn tượng đài Đức Mẹ là một sân trống rộng hay hẹp tùy theo diện tích khuôn viên nhà thờ là nơi dành cho giáo dân tụ tập cầu nguyện. Thỉnh thỏang nơi đây có cử hành thánh lễ khi mà trong nhà thờ không đủ sức chứa như dịp lễ Giáng sinh, Phục sinh… Vào tháng Năm và tháng Mười nơi đây cũng thường cử hành những nghi thức mở đầu hoặc kết thúc tháng Đức Mẹ.
Trên đây là một số hình thức biểu hiện bên ngòai, còn nội dung việc sùng kính Đức Mẹ, từ cá nhân đến cộng đòan, có thể nói là rất phong phú và đa dạng.
Trước hết, việc sùng kính Đức Mẹ nơi mỗi cá nhân giáo dân. Với niềm tin sâu sắc về Đức Mẹ là một nguồn an ủi và chở che vô biên, giáo hữu thường tìm đến Đức Mẹ không chỉ những lúc sinh sống bình thường, mà đặc biệt được thể hiện trong những lúc gặp vất vả, khó khăn, nguy khốn… Càng gặp vất vả, khó khăn, nguy khốn bao nhiêu thì niềm cậy trông vững vàng vào Đức Mẹ càng cao bấy nhiêu. Trong Kinh Hãy nhớ mà giáo dân thường đọc cũng thể hiện điều ấy.
“ Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy …”
Cũng đừng vội vã phê phán thái độ cầu xin của giáo dân vì thực ra, những gì họ đã cầu xin trong rất nhiều trường hợp đã “được ơn”. Cứ quan sát những tấm bảng con bằng đá cẩm thạch trắng hoặc đen xung quanh các hang đá thờ kính Đức Mẹ với dòng chữ “Tạ ơn Đức Mẹ” thì thấy ngay điều ấy. Tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( đường Kỳ Đồng, Sài Gòn) hoặc nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) … Đặc biệt tại nhà thờ La Vang (Quảng Trị), có một bức tường thấp dài hàng trăm mét đã phủ kín những tấm bảng con “Tạ Ơn Đức Mẹ” trên cả hai mặt tường của khách hành hương trong và ngòai nước từ Giám mục, tu sĩ đến giáo dân.
Cuộc rước kiệu Đức Mẹ La Vang tại Quàng Trị |
Việc đọc kinh gia đình còn một hình thức nữa thường diễn ra trong chòm xóm vào tháng Năm và tháng Mười hàng năm. Đó là hai tháng mà Giáo Hội dành riêng cho việc sùng kính Đức Mẹ. Cách tổ chức thông thường nhất là chủ gia đình đến đăng ký với người phụ trách trong xóm, trong giáo họ … để người đó sắp xếp ngày giờ. Khi sắp xếp được, gia đình sẽ được thông báo và buổi cầu nguyện diễn ra rất sốt sắng. Những lời kinh tiếng hát lại có dịp vang lên và không thiếu gì người ngọai giáo phài khen ngợi tinh thần đòan kết của người “có đạo”. Ngòai ra, cũng nhờ đọc kinh chung gia đình, tình thân ái và đòan kết yêu thương nhau trong mỗi gia đình sẽ được bền vững hơn, tinh thần tương ái trong chòm xóm lại có dịp được củng cố. Từ ngữ quen thuộc “xóm đạo” ( như “Tha La xóm đạo”) không những để chỉ những người trong xóm đó tòan là người công giáo, mà là còn để chỉ một tập thể tương thân tương ái, một nếp sống mang một nét văn hóa tinh thần riêng của xóm có đông người là giáo dân.
Tại nhiều nhà thờ của giáo xứ hiện nay, sau thánh lễ, giáo dân thường hát một bài về Đức Mẹ trước khi ra về. Vào các chiều thứ bảy nếu có điều kiện, họ thường tụ tập trước hang đá Đức Mẹ để đọc kinh cầu nguyện. Trong tháng Mân Côi ( tháng Năm và tháng Mười) lại có dâng hoa kính Đức Mẹ. Đặc biệt tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội, được coi như là một trung tâm hành hương của miền Bắc, các linh mục phụ trách ở đây dành hẳn một buổi chiếu thứ bảy hàng tuần cho việc sùng kính Đức Mẹ. Trong buổi dành riêng sùng kính Đức Mẹ này, không khí diễn ra hết sức nghiêm trang và thánh thiện, cha điều khiển buổi cầu nguyện đã làm cho hết mọi người tham dự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Mẹ để tìm ra cho mình một cách sống phù hợp với niềm tin công giáo và sống thánh thiện hơn.
Bản thân tôi được vinh dư tham gia một buổi cầu nguyện tại nhà thờ này vào mùa hè 2005 nhân dịp có việc phải ra Hà Nội. Trong lần hành hương đó, linh mục điều khiển chương trình đã giới thiệu mục đích của buổi cầu nguyện và tổng kết một con số làm tôi rất đỗi kinh ngạc: chỉ trong một tuần tại nhà thờ này, theo con số khách hành hương có ghi chép trong quyển sổ để trước bàn thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, có 3800 lượt khách hành hương trong và ngòai nước đền, viếng và cầu xin cho được những ơn riêng như xin cho được vững lòng trông cậy, xin tìm được việc làm, tiến bộ trong học hành, xin ơn ăn năn trở lại, xin giài quyết mối bất hòa trong gia đình, xin đòi được nợ, xin tìm thấy của đã mất, xin theo đuổi ơn gọi, xin được như ý… Linh mục chủ trì cũng không quên tổng kết những người đến tạ ơn vì đã được ơn và con số này trong tuần không phải là ít.
Tại nhà thờ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp Saigòn ( số 38 đường Kỳ Đồng) có một hang đá thờ kính Đức Mẹ, từ sáng sớm đến chiều tối, không lúc nào là không có dăm ba người đang cầu nguyện trong thinh lặng. Họ cầu nguyện những gì không rõ nhưng có điều chắc chắn là họ đã dành choĐức Mẹ một lòng sùng kính đặc biệt.
Nói đến việc sùng kính Đức Mẹ của giáo dân Việt Nam mà không nhắc đến Trung tâm Hành hương La Vang (Quảng Trị) sẽ là một thiếu sót lớn. Đây là một trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam và sự kiện La Vang 1798 đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngòai nước quan tâm trong nhiều năm qua. Nhà thờ La Vang đã được đặt một tên rất có ý nghĩa là “Đức bà phù hộ các giáo hữu”. Nhiều tác phẩm viết về La Vang đã được xuất bản. Nhiều tác giả có ghi lại những phép lạ diễn ra ở đây. Hàng năm tại đây vào tháng Tám nhân dịp Đại hội tổ chức 3 năm một lần. Khách hành hương đến ngày càng đông. Đại hội năm 2005 được ước lượng là 500,000 người. Năm 2006 tuy không phải là Đại hội nhưng con số khách hành hương cũng không phải là nhỏ, ước lượng 300,000 người. Trong những dịp như thế, trung tâm tuy rộng nhưng không có chỗ chen chân. Việc đi lại trong trung tâm cực kỳ khó khăn trước một rừng người hành hương. Xem thế, lòng sùng kính Đức Mẹ của giáo dân Việt Nam quả là nhiệt thành!
Bản thân người viết bài này đã có lần đi Thánh địa La Vang vào một ngày bình thường ( không phải vào dịp đại lễ vào tháng Tám hàng năm có rất đông giáo dân). Khi tôi đến và ngỏ ý muốn nghỉ trong nhà nghỉ của Thánh Địa thỉ được sơ quản lý trao ngay chìa khóa phòng. Nhà nghỉ được xây rất hiện đại với quy mô khá lớn trông rất thẩm mỹ. Tôi rất ngạc nhiên khi nghỉ ở nhà khách hành hương này lại hòan tòan miễn phí. Muốn ở bao lâu cũng được. Tuy không phải là dịp lễ lớn, nhưng tôi đếm số xe ra vào trong một buổi sáng, áng chùng có khỏang 30 xe lớn nhỏ chở khách hành hương ghé vào, mỗi xe khỏang từ 20 đến 30 khách hành hương. Có xe tới 50 người. Như vậy mỗi ngày có khỏang trên dưới 1000 người. Họ viếng nơi Đức Mẹ hiện ra và, cầu nguyện. Mỗi đòan chỉ ghé lại ít phút rồi lại lên đường. Rồi lại xe khác đến…Nhiều người lấy nước từ một cái giếng. được gọi là “Giếng Đức Mẹ” để mang về cho người thân. Giếng này được đào vào đầu thế kỷ XX và cho dù có nhiều người dùng, cũng không bao giờ khô cạn.
Ngòai ra còn biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ công giáo viết về đề tài Đức Mẹ. Đặc biệt, những bản nhạc viết về Đức Mẹ ngày càng nhiều và bài nào cũng có cái hay riêng, đều nâng tâm hồn chúng ta hướng về Mẹ để được ủi an và che chở.
Cho dù các nhà thần học có viết về vai trò của Đức Mẹ như thế nào đi nữa, thì giáo dân Việt Nam vẫn luôn luôn dành cho việc sùng kính Đức Mẹ môt cách hết sức nhiệt thành từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nguyễn Thụ Nhân
Gia Lai, Việt nam
12.10.2006