BRISBANE, ÚC CHÂU - Chuyến thăm viếng Úc châu kéo dài trong 2 tuần qua, và hôm nay 26/3/2016, chúng tôi tới thành phố Brisbane với mục đích thăm hai Cha Vũ đình Tường và Cha Nguyễn Văn Hưởng là hai linh mục đã cộng tác với VietCatholic trên 10 năm qua. Cha Hưởng phụ trách Mục Bài Giảng và Cha Tường phụ trách Mục Suy tư Mục vụ. Hai vị linh mục phục vụ rất âm thầm nhưng kiên trì và với tinh thần trách nhiệm giúp cho độc giả của VietCatholic có những món ăn tinh thần trong nhiều năm qua.

Hình ảnh thăm Cộng đồng Việt ở Inala

Hình ảnh thăm Brisbane

Hai Cha ra tận bến tàu ở Fisherman Island các thành phố Brisbane chừng 25 cây số để đón chúng tôi từ sáng sớm ngày thứ Bảy Tuần Thánh. Một số anh chị em giáo dân đi theo chúng tôi từ Perth cũng là những người thân quen và đã biết hai cha từ lâu, nên cuộc gặp gỡ rất vui vẻ và sống động. Các ngài đã chở chúng tôi đi qua thành phố Brisbane và giới thiệu một số các dinh thự lịch sử và quan trọng. Sau đó chúng tôi đã được đưa lên đỉnh núi Coot-tha, trên đây có đài xây dựng để từ đó có thể ngắm toàn cảnh thành phố Brisbane, học hỏi về lịch sử và hưởng không khí trong lành.

Tiếp đến chúng tôi được thăm viếng nhà thờ St. Mark và Trung tâm của Cộng đồng CGVN tại Inala. Nơi đây trên 10 năm về trước đã xẩy ra sự kiện “tượng chảy dầu”. Hiện nay Cộng đoàn CGVN được Cha Nguyên thuộc Dòng Ngôi Lời làm tuyên uý. Cha Nguyên là phó xứ nhà thờ St. Mark ở sát bên Trung tâm và được biết mỗi tuần ngày thường có 3 thánh lễ tại đây, và cuối tuần thứ Bảy và Chúa Nhật có thêm thánh lễ tiếng Việt tại Trung tâm cũng như tại giáo xứ St. Mark cho người Việt Nam. Chúng tôi có ghé thăm Cha Nguyên, nhưng ngài đi vắng nên không gặp được.

Đến trung tâm Inala vào sáng thứ Bảy Tuần Thánh, nên khi bước vào thánh đường chúng tôi thấy có một số giáo dân còn đang kính viếng mồ Chúa. Mồ Chúa được thiết kế bằng gương để giáo dân hôn chân và đúng theo tập tục của một số giáo phận Dòng ngoài Bắc với nhiều nghi lễ, kinh sách và tập tục ngày Chúa tử nạn, táng xác, và chôn trong mồ… gồm cả việc canh thức mồ, viếng mồ lấy “yên-du” những hạt nổ… Một số giáo dân và các viên chức khác đang trang trí và chuẩn bị cho lễ trọng Vọng Phục Sinh.

Sau khi ghé thăm Trung tâm Cộng đồng CGVN, chúng tôi được chở tới thăm trung tâm và chợ Việt Nam ở cách xa đó vài cây số. Những chợ ở đây có bán đủ thứ rau tươi và hoa trái vùng nhiệt đới và những đặc sản cho dân chúng Việt Nam. Đi vào khu chợ này, chúng tôi không chỉ người Việt nam nhưng còn thấy nhiều sắc dân khác cũng đến mua thực phẩm ở đây. Các tiệm ăn và tiệm phở cũng thấy tấp nập khách đang thưởng thức. Đặc biệt chúng tôi ghi nhận có một “đài phát thanh sống” ngay tại khu trung tâm giữa các hàng quán và nơi đông người đi lại. Xướng ngôn viên với chiếc laptop, máy microphone và những chiếc loa với âm thanh mạnh, đang đọc những tin tức cập nhật về quê hương và tố cáo tội ác Cộng sản…

Gần trưa, nhiệt độ cũng khá nóng nên chúng tôi mỗi người thưởng thức một ly nước mía xay ngay tại góc phố. Vị mía ngọt và nước đá lạnh làm mát lại thể xác và tâm hồn.

Hai cha mời chúng tôi về dùng bữa trưa tại nhà bà con của Cha Tường. Tại đây chúng tôi được thưởng thức không những bữa cơm thật ngon và rất mùi vị quê hương: canh rau ngót, mướp xào lòng, gà chiên ướp lá xả và gà luộc chấm muối tiêu chanh, và những món ăn, hoa trái qúi hiếm, thắm đậm tình quê hương.

Đặc biệt nhất là những con gà ở đây là chúng đã “lớn lên và đi bộ thực sự” trong khu sân vườn của nhà rộng rãi cả 4 mẫu tây. Lái xe vào khu nhà này, chúng tôi có cảm tưởng đúng là đang đi vào nhà nào đó ở miệt Bến Tre hay Cái Mơn nào đó, vì chung quanh trồng đủ thứ cây trái Việt Nam: ổi, nhãn, mít, cam, táo, chanh,… và đặc biệt cả nhưng cây trái mà chúng tôi chưa từng thấy ở nơi nào khác ngoài Việt Nam: nhưng cây cóc đang ra trái xanh tươi, và những cây vú sữa với lá hai mầu đang trổ nhiều hoa…

Rồi góc kia là những đàn vịt, bên kia là đàn gà, góc nọ là những con con cò đang bới đồ ăn… Không khác gì một nông trại.

Sau bữa cơm trưa và những câu truyện tâm tình, hai Cha phải về nhà xứ cử hành lễ trọng Vọng Phục Sinh, nên các chậu của Cha đã chở chúng tôi đi một vòng thăm trung tâm thành phố. Chúng tôi vào công viên trung tâm thành phố thì đã thấy dân chúng tấp nập chen chân nhau vì hôm nay là ngày nghỉ và công viên lại rất đẹp và thoáng mát… Có vườn hoa, có các hồ tắm nhân tạo và bải cát, những hàng hoa giấy mầu sắc bao che lối đi dạo, những đường ven sông để ngắm cảnh, hay chụp các tấm hình với bối cảnh là những ngôi nhà chọc trời và những thuyền bè tấp nận đưa du khách thưởng ngoạn trên sông. Dọc theo những con đường này chúng tôi có ghé qua thăm ngôi chùa Phật giáo do quốc gia Nepal tặng thành phố và đi tới cuối đường vào khu rừng nhiệt đới nhỏ cố ý giữ cho không khí được tươi mát.

Ai cũng khen là thành phố sạch sẽ và đẹp mắt, nhất là khu công viên cho dân chúng được tự do thưởng thức và an hưởng bầu không khí trong lành. Thật là chuyến thăm viếng ý nghĩa và lý tưởng.

Vài nét về thành phố Brisbane:

Brisbane là thủ đô và thành phố đông dân nhất trong Bang Queensland và là thành phố đông dân thứ ba tại Úc. Khu vực đô thị của Brisbane có dân số 2,3 triệu người, và nếu kể cả khu ngoại ô Brisbane gồm dân số hơn 3,4 triệu người. Các trung tâm thương mại Brisbane nằm ở khu định cự gốc người châu Âu và tại vùng uốn cong của sông Brisbane, khoảng 15 km (9 dặm) từ cửa khẩu ở Moreton Bay.

Hiện nay, theo cuộc điều tra dân số năm 2011 cho thấy 2% dân số của Brisbane có nguồn gốc bản địa và 29,7% là người được sinh ra ở nước ngoài. Trong số những người sinh ra ở ngoài nước Úc, bốn quốc gia phổ biến nhất sinh là Anh, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc đại lục.

Có 17,9% hộ gia đình nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, với những ngôn ngữ phổ biến nhất là Mandarin 1,5%, 0,9% Việt, tiếng Quảng Đông 0,9%, Samoa 0,6% và Tây Ban Nha 0,6%.

Brisbane có dân số Úc gốc Đài Loan Úc cao nhất thuộc bất kỳ thành phố ở Úc nào. Một phần đáng kể khác là dân số Úc gốc Việt ở Brisbane cư trú tại các khu vực xung quanh Darra, Inala, Durack, Oxley, Richlands, Lake Forest và Jamboree Heights.

Moorooka là nơi có nhiều cư dân gốc Phi, trong khi các khu vực xung quanh Logan và Woodridge là nơi tập trung một số lượng lớn các thổ dân người Maori và Thái Bình Dương.

Các vùng ngoại ô phía Nam được coi là đông dân cư người dân gốc của di sản Nam Âu châu.

Ngoài ra còn có một số lượng lớn người Ấn Độ, Philippines, Pakistan, Úc Đức, Papua New Guinea, Fiji và cộng đồng Thái Bình Dương khác trong thành phố.

Nguyên thủy, Brisbane là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Úc, được thành lập trên quê hương cổ xưa của thổ dân bản địa người Turrbal và Jagera. Khu vực này lúc đầu được lựa chọn như là một nơi cho tội phạm tội từ thuộc địa ở Sydney. Tội phạm cư ngụ tại đây thuộc thẩm quyền của Đại úy Patrick Logan và số người bị kết án ngày càng tăng đáng kể từ khoảng 200 đến hơn 1000 người đàn ông. Đại úy Logan đã tạo ra một giải pháp đáng kể là cho hoàn chỉnh khu này dùng tội phậm nung gạch và đá xây dựng, khu vực có cả trường học và bệnh viện.

Vào năm 1824 tội phạm được chuyển tới Redcliffe, 28 km về phía bắc của khu kinh doanh trung tâm, nên đã mở đầu cho việc cho dân chúng được định cư tự do vào khu vực trong năm năm tiếp theo. Năm 1840 ông Robert Dixon bắt đầu kế hoạch đầu tiên cho thành phố Brisbane, với dự đoán sự phát triển mạnh trong tương lai. Queensland được tách khỏi New South Wales bởi Nghị quyết ngày 6 Tháng 6 năm 1859. Sir George Ferguson Bowen chính thức tuyên bố vào ngày 10 Tháng 12 năm 1859, từ đó ông trở thành thống đốc đầu tiên của bang Queensland, với Brisbane chọn là thủ đô, mặc dù Brisbane không được chính thức tổ chức là thành phố cho đến năm 1902.

Hơn 20 đô thị nhỏ được hợp nhất vào năm 1925 và được điều hành bởi các Hội đồng thành phố Brisbane. Năm 1930 là một năm quan trọng đối với Brisbane với việc hoàn thành Brisbane City Hall, đài Tưởng niệm tại Quảng trường ANZAC, trở thành đài tưởng niệm chiến tranh chính của Brisbane. Những tòa nhà lịch sử, cùng với cầu Bridgewhich mở cửa vào năm 1940, là mốc quan trọng xác định kiến trúc của thành phố.

Trong Thế chiến II, Brisbane trở thành trung tâm của chiến dịch Đồng Minh khi xây dựng AMP sử dụng làm trụ sở chính Tây Nam Thái Bình Dương cho Tướng Douglas MacArthur, trưởng của các lực lượng Đồng minh Thái Bình Dương. Nơi đây cũng được sử dụng như một trụ sở của quân đội Mỹ trong Thế chiến II. Khoảng một triệu quân Mỹ đã đặt chân tới Úc trong chiến tranh.

Ngày nay, Brisbane nổi tiếng với kiến trúc Queensland riêng biệt của mình, phản ánh nhiều di sản kiến trúc tại thành phố. Brisbane là một điểm đến du lịch nổi tiếng, là cửa ngõ để du khách đến thăm các bang Queensland, đặc biệt vùng bờ biển Gold Coast và Sunshine Coast, thị trấn nghỉ mát nổi tiếng ngay lập tức phía nam và phía bắc Brisbane.

Một số sự kiện văn hóa, quốc tế và thể thao lớn đã được tổ chức tại Brisbane, bao gồm cả Đại hội Thể Thao Commonwealth Games năm 1982, World Expo '88, Đại hội thương mại quốc tế năm 2001, và họp Thượng đỉnh G-20 năm 2014.

Trung tâm khu thương mại Brisbane (CBD) nằm trong một đường cong của sông Brisbane. Khu vực trung tâm bao gồm công viên dài 2,2 km2 và là lối đi. Đường phố trung tâm được đặt tên theo tên thành viên của gia đình hoàng gia Anh. Queen Street là đường phố chính truyền thống của Brisbane. Đường phố ngang được đặt tên hoàng gia nữ phái (Adelaide, Alice, Ann, Charlotte, Elizabeth, Margaret Mary) chạy song song với Queen Street và Trung tâm Mua sắm Queen Street. Đường phố dọc được đặt tên theo hoàng gia phải nam (Albert, Edward, George, William).

Brisbane là một trong những trung tâm kinh doanh lớn ở Úc. Hầu hết các công ty Úc lớn, cũng như nhiều công ty quốc tế, có văn phòng liên lạc tại Brisbane.

Cảng Brisbane là về hạ lưu của sông Brisbane và trên đảo Fisherman tại cửa miệnt sông và là một trong 3 cảng quan trọng nhất ở Úc. Vận tải container, đường, ngũ cốc, than và số lượng xuất khẩu lớn

Brisbane có trường đại học đa ngành và các trường cao đẳng bao gồm Đại học Queensland (UQ), Đại học Công nghệ Queensland (QUT) và Đại học Griffith, là các trường đại học được đánh giá cao nhất của Úc. Các trường đại học khác trong đó có cơ sở tại Brisbane bao gồm các trường đại học Công Giáo Úc, Đại học Central Queensland, Đại học James Cook, Đại học Southern Queensland và Đại học Sunshine Coast.

Queensland Performing Arts Centre (QPAC), mà nằm ở South Bank, bao gồm nhà hát Lyric, một Concert Hall, Nhà hát Cremorne và Nhà hát Playhouse và the Queensland Ballet, Opera Queensland, Nhà hát Queensland, và Dàn nhạc giao hưởng Queensland.

Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Brisbane, là điểm đến thứ ba phổ biến nhất đối với khách du lịch quốc tế sau Sydney và Melbourne. Phổ biến khu du lịch và vui chơi giải trí ở Brisbane bao gồm South Bank Parklands, Công viên Roma Street, Gardens Botanic, Công viên rừng Brisbane và Portside Wharf. Các vùng ngoại ô của Núi Coot-tha có Vườn Bách Thảo Brisbane, và "Tsuki -yama-chisen "Vườn Nhật Bản.

Trong năm 2015, một cuộc thi của du lịch cuốn sách hướng dẫn Rough Guides cho biết Brisbane được bầu chọn là một trong mười thành phố đẹp nhất trên thế giới, vì lý do "kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại cao tầng với không gian xanh tươi chạy dài theo sông lớn Brisbane thông qua các trung tâm quan trọng trước khi nước chảy hòa mình vào Vịnh Moreton xanh tươi".