Chúa Nhật XV Mùa Thường Niên C
Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37
Trong tác phẩm Quo Vadis của nhà văn Henry Sienkiewicz kể lại rằng: Một này nọ, một người ngoại giáo đến hỏi Thánh Phêrô khi ngài vừa tới Rôma: “Người Hy Lạp đem đến cho chúng tôi sự khôn ngoan, người La Mã chúng tôi có lề luật và quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại điều gì?” Thánh Phêrô không ngần ngại trả lời: “Tình yêu! Kitô giáo mang đến cho thế giới tình yêu.”
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XV giới thiệu với chúng ta một chủ đề đáng suy nghĩ, đó là: “Mến Chúa và yêu người.” Đây là luật mới và là cốt lõi của đời sống người Kitô hữu.
1. Mến Chúa trên hết mọi sự
Trong bài đọc I, trích từ sách Đệ Nhị Luật, qua môi miệng của Môsê, Thiên Chúa mời gọi dân Chúa hãy tuân giữ các giới răn và huấn lệnh của Người. Luật này không phải ở đâu xa xôi, nhưng là ở bên cạnh các ngươi, trên môi miệng và khắc ghi trong lòng các ngươi. Luật này đạt tới sự viên mãn nhờ và trong Đức Kitô (bài đọc II).
Cốt lõi của lề luật được tìm thấy trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn người, và hãy yêu thương anh em như chính mình” (Lc 10,27). Chúa Giêsu xác nhận đó là con đường dẫn tới sự sống đời đời.
Vậy, “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi” có nghĩa là gì? Xin thưa: có nghĩa là chúng ta phải đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong bậc thang giá trị của cuộc sống. Theo đó, Thiên Chúa là ưu tiên số một, là quan trọng nhất trong mỗi suy nghĩ, phán đoán và hành động của đời ta, còn những thứ khác là thứ yếu. Và mỗi ngày ta sống theo chọn lựa đó, trong khi có những người bên cạnh có thể chọn tiền bạc, danh dự, quyền lực, hưởng lạc là chỗ nhất cho cuộc đời của họ.
2. Yêu người như chính mình
Nhưng chỉ mến Chúa thôi thì chưa đủ, mới chỉ được một nửa, chúng ta còn phải “yêu thương anh em như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý chữ “như chính mình” trở thành chuẩn mực: Đơn giản là chúng ta hãy xem mình đối xử với chính mình như thế nào thì cũng phải đối xử với người khác như vậy. Đức Khổng Tử dạy: “Đừng làm cho người khác những gì mà bạn không muốn làm cho mình.” Đức Giêsu còn đi xa hơn: “Hãy làm cho người khác những gì mà bạn muốn làm cho mình,” nhất là đối với những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Vì thế, theo tinh thần của Tin Mừng, chúng ta không được phép tìm mọi cách để đạp đổ và hạ bệ những người khác khi họ thành công, cũng không được phép vui mừng khi thấy họ gặp thất bại. Trái lại, chúng ta phải vui với người vui, khóc với người khóc!
Cũng cần chú giải thêm dụ ngôn: Vị tư tế và Lêvi đã không giúp đỡ người gặp nạn trên đường. Tại sao? Xét theo luật của Cựu Ước, thì họ không sai, họ đang giữ luật. Vì theo luật Do Thái, khi lên Đền Thờ thì mọi người, nhất là tư tế, luật sỹ phải giữ mình khỏi ô uế và phải sạch. Nên họ không được đụng đến máu, xác chết, không được vào nhà gặp gỡ người ngoại. Vì vậy khi làm như thế, hai vị này đang trung thành tuân giữ lề luật của Do Thái Giáo. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta một sự mới mẻ. Đó là luật bác ái vượt trên mọi lề luật khác. Ai yêu thương là chu toàn lề luật. Và mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Kitô giáo.
3. Hãy đi và làm như vậy
Như thế, chúng ta tìm thấy câu trả lời cho Kark Marx, ông tổ của học thuyết cộng sản vô thần, khi ông nói rằng tôn giáo của chúng ta chỉ lo cho sự sống mai hậu nhưng lại sao nhãng bổn phận xây dựng cuộc sống trần thế. Có thể Marx đã có lý trên bình diện thực tiễn, khi ông không thấy có những Kitô hữu thực sự sống Tin Mừng vào thời ông, hay nói như triết gia Jacques Maritain rằng “nỗi đau của thế kỷ XIX là không phải có Marx, mà là không có những Kitô hữu giống như Marx.” Bởi lẽ, cốt lõi của Kitô giáo dạy chúng ta là yêu mến Thiên Chúa và từ đó hướng tới tha nhân, không phân biệt ai, hướng tới xây dựng xã hội bình đẳng, công bình và bác ái. Việc đến nhà thờ là để giúp chúng ta sống tốt hơn trong gia đình, nơi công sở, trong công việc chúng ta. Việc đọc kinh xem lễ không phải là để ẩn náu, thoát đời một cách ích kỷ, nhưng là để tìm kiếm sự bình an cho tâm hồn mình, từ đó chúng ta mang bình an về trong gia đình và lan tỏa bình an đó ngoài xã hội.
“Hãy đi và làm như vậy!” (Lc 10,37). Lời đó Chúa nói với người thông luật và hôm nay Người cũng nói với mỗi người chúng ta. Như người Samaritanô nhân hậu đã ưu tiên chọn bác ái là trên hết, tất cả chúng ta cũng được mời gọi thực hành luật bác ái bằng việc làm cụ thể cho tha nhân. Bằng cách đó, chúng ta đang yêu mến Chúa, đang giữ luật và đang xây dựng thế giới này theo nền văn minh tình thương do Chúa Giêsu gợi hứng cho chúng ta hôm nay. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37
Trong tác phẩm Quo Vadis của nhà văn Henry Sienkiewicz kể lại rằng: Một này nọ, một người ngoại giáo đến hỏi Thánh Phêrô khi ngài vừa tới Rôma: “Người Hy Lạp đem đến cho chúng tôi sự khôn ngoan, người La Mã chúng tôi có lề luật và quyền lực, còn tôn giáo của ông đem lại điều gì?” Thánh Phêrô không ngần ngại trả lời: “Tình yêu! Kitô giáo mang đến cho thế giới tình yêu.”
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XV giới thiệu với chúng ta một chủ đề đáng suy nghĩ, đó là: “Mến Chúa và yêu người.” Đây là luật mới và là cốt lõi của đời sống người Kitô hữu.
1. Mến Chúa trên hết mọi sự
Trong bài đọc I, trích từ sách Đệ Nhị Luật, qua môi miệng của Môsê, Thiên Chúa mời gọi dân Chúa hãy tuân giữ các giới răn và huấn lệnh của Người. Luật này không phải ở đâu xa xôi, nhưng là ở bên cạnh các ngươi, trên môi miệng và khắc ghi trong lòng các ngươi. Luật này đạt tới sự viên mãn nhờ và trong Đức Kitô (bài đọc II).
Cốt lõi của lề luật được tìm thấy trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn người, và hãy yêu thương anh em như chính mình” (Lc 10,27). Chúa Giêsu xác nhận đó là con đường dẫn tới sự sống đời đời.
Vậy, “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi” có nghĩa là gì? Xin thưa: có nghĩa là chúng ta phải đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong bậc thang giá trị của cuộc sống. Theo đó, Thiên Chúa là ưu tiên số một, là quan trọng nhất trong mỗi suy nghĩ, phán đoán và hành động của đời ta, còn những thứ khác là thứ yếu. Và mỗi ngày ta sống theo chọn lựa đó, trong khi có những người bên cạnh có thể chọn tiền bạc, danh dự, quyền lực, hưởng lạc là chỗ nhất cho cuộc đời của họ.
2. Yêu người như chính mình
Nhưng chỉ mến Chúa thôi thì chưa đủ, mới chỉ được một nửa, chúng ta còn phải “yêu thương anh em như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý chữ “như chính mình” trở thành chuẩn mực: Đơn giản là chúng ta hãy xem mình đối xử với chính mình như thế nào thì cũng phải đối xử với người khác như vậy. Đức Khổng Tử dạy: “Đừng làm cho người khác những gì mà bạn không muốn làm cho mình.” Đức Giêsu còn đi xa hơn: “Hãy làm cho người khác những gì mà bạn muốn làm cho mình,” nhất là đối với những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Vì thế, theo tinh thần của Tin Mừng, chúng ta không được phép tìm mọi cách để đạp đổ và hạ bệ những người khác khi họ thành công, cũng không được phép vui mừng khi thấy họ gặp thất bại. Trái lại, chúng ta phải vui với người vui, khóc với người khóc!
Cũng cần chú giải thêm dụ ngôn: Vị tư tế và Lêvi đã không giúp đỡ người gặp nạn trên đường. Tại sao? Xét theo luật của Cựu Ước, thì họ không sai, họ đang giữ luật. Vì theo luật Do Thái, khi lên Đền Thờ thì mọi người, nhất là tư tế, luật sỹ phải giữ mình khỏi ô uế và phải sạch. Nên họ không được đụng đến máu, xác chết, không được vào nhà gặp gỡ người ngoại. Vì vậy khi làm như thế, hai vị này đang trung thành tuân giữ lề luật của Do Thái Giáo. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta một sự mới mẻ. Đó là luật bác ái vượt trên mọi lề luật khác. Ai yêu thương là chu toàn lề luật. Và mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Kitô giáo.
3. Hãy đi và làm như vậy
Như thế, chúng ta tìm thấy câu trả lời cho Kark Marx, ông tổ của học thuyết cộng sản vô thần, khi ông nói rằng tôn giáo của chúng ta chỉ lo cho sự sống mai hậu nhưng lại sao nhãng bổn phận xây dựng cuộc sống trần thế. Có thể Marx đã có lý trên bình diện thực tiễn, khi ông không thấy có những Kitô hữu thực sự sống Tin Mừng vào thời ông, hay nói như triết gia Jacques Maritain rằng “nỗi đau của thế kỷ XIX là không phải có Marx, mà là không có những Kitô hữu giống như Marx.” Bởi lẽ, cốt lõi của Kitô giáo dạy chúng ta là yêu mến Thiên Chúa và từ đó hướng tới tha nhân, không phân biệt ai, hướng tới xây dựng xã hội bình đẳng, công bình và bác ái. Việc đến nhà thờ là để giúp chúng ta sống tốt hơn trong gia đình, nơi công sở, trong công việc chúng ta. Việc đọc kinh xem lễ không phải là để ẩn náu, thoát đời một cách ích kỷ, nhưng là để tìm kiếm sự bình an cho tâm hồn mình, từ đó chúng ta mang bình an về trong gia đình và lan tỏa bình an đó ngoài xã hội.
“Hãy đi và làm như vậy!” (Lc 10,37). Lời đó Chúa nói với người thông luật và hôm nay Người cũng nói với mỗi người chúng ta. Như người Samaritanô nhân hậu đã ưu tiên chọn bác ái là trên hết, tất cả chúng ta cũng được mời gọi thực hành luật bác ái bằng việc làm cụ thể cho tha nhân. Bằng cách đó, chúng ta đang yêu mến Chúa, đang giữ luật và đang xây dựng thế giới này theo nền văn minh tình thương do Chúa Giêsu gợi hứng cho chúng ta hôm nay. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An