Chúa Nhật XVII Thường Niên C
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13
Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay là trích đoạn từ chương 11,1-13, trong đó tác giả ghi lại cho chúng ta Kinh Lạy Cha, là lời kinh đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, lời cầu nguyện này trực tiếp đến từ môi miệng của Chúa Giêsu, do Người dạy. Chúng ta hãy tưởng tượng mỗi ngày trên thế giới có biết bao nhiêu triệu người đọc Kinh này để cầu nguyện.
Hơn nữa, lời Kinh này ra đời trong bối cảnh đặc biệt sau khi Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha và sống thân mật với Người. Điều đó cho thấy Chúa Giêsu là con người cầu nguyện và là thầy dạy cầu nguyện. Vì thế, các môn đệ đến xin Chúa dạy cho biết phải cầu nguyện thế nào như họ đã thấy Gioan Tẩy Giả dạy các môn đệ ông cầu nguyện. Ở đây, chúng ta cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của Kinh Lạy Cha.
1- Thiên Chúa là Cha chúng ta
Trước hết, Chúa bảo họ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói rằng: Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.”
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha khi cầu nguyện, chứ không gọi là Thiên Chúa, là Vua, là Đấng quyền năng, dẫu đó là những danh hiệu dành cho Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu muốn chúng ta đi vào tương quan trước hết với Thiên Chúa như là Cha - con với Người. Đây chính là tương quan nền tảng và là niềm vui của chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chúng ta bởi vì Người đã tạo dựng và cứu độ chúng ta. Người muốn chúng ta được chia sẻ sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Chúng ta hình dung Thiên Chúa của mình theo hình ảnh nào? Có phải như là một ông chủ và chúng ta là đầy tớ? Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy thưa với Thiên Chúa là Cha, hãy đi vào tương quan với Thiên Chúa như là Cha của mình. Thật là vinh dự khi được gọi Thiên Chúa là Cha!
2- Vì Danh và Nước Chúa
Thứ đến, “xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.” Danh Thiên Chúa là thánh. Theo Cựu Ước, thánh có nghĩa là tách biệt khỏi mọi sự trần tục.
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện trước hết cho Danh Cha. Nghĩa là Danh Chúa được ưu tiên trước hết. Điều này có nghĩa là Chúa phải là ở chỗ nhất trong ý nguyện và trong đời sống của chúng ta.
Quả thế, tiền bạc, nghề nghiệp, gia đình, tương quan bạn bè vv... tất cả là tốt và cần thiết cho cuộc sống, nhưng chúng không phải là chỗ nhất trong đời sống của người Kitô hữu. Thiên Chúa phải ở chỗ nhất. Như thế, chúng ta cầu xin cho “Danh Cha vinh hiển” có nghĩa là xin cho mọi người biết đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong cuộc sống mình, chúng ta ước mong và khát khao cho mọi người được biết Danh Cha và tôn thờ Danh đó.
Lời cầu thứ ba: “Triều Đại Cha mau đến.” Triều Đại Thiên Chúa là gì và tại sao chúng ta phải xin cho Triều Đại đó mau đến?
Theo một số Giáo Phụ như Origene và các nhà thần học, Triều Đại Thiên Chúa không phải là một nơi chốn, hay là một điều gì nhưng trước hết chính là Chúa Kitô, hiện diện trong chính con người Đức Giêsu. Trong tiếng Hy Lạp, từ autobasilia có nghĩa là chính trong con người Chúa Giêsu. Như thế, Chúa Giêsu chính là Triều Đại Thiên Chúa đến và hiện diện giữa trần gian. Người chính là Nước Trời ở giữa chúng ta. Nước đó được thiết lập cách hữu hình qua việc Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội như là dấu chỉ và phương tiện của Nước Trời.
Triều Đại Thiên Chúa còn có ý nghĩa khác theo thánh Phaolô: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự bình an, hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta chân lý, sự thật và quà tặng Thánh Thần. Chúng ta cầu nguyện cho Nước đó được mau đến trong lòng của mỗi người, mỗi gia đình và mọi dân tộc. Chúng ta xin cho chân lý, tình yêu và hoan lạc của Chúa ngự trị, lan rộng và phát triển khắp mọi nơi, trong mỗi người trên thế giới.
3- Lương thực và ơn tha thứ
Lời cầu xin thứ ba mà Chúa Giêsu dạy là “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” Ở đây Chúa dạy chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta có đủ lương thực hằng ngày. Nghĩa là chúng ta xin Chúa ban của cải vật chất để sinh sống. Lương thực hằng ngày là cái ăn, cái mặc, nhà cửa, phương tiện đi lại... Những thứ này là cần thiết cho đời sống con người. Xin Chúa ban những thứ đó để chúng ta có đủ điều kiện sống xứng đáng với nhân phẩm con người và làm con cái Chúa.
Tuy nhiên, theo chú giải của các Giáo Phụ, lương thực hằng ngày còn có ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ dừng lại ở lương thực vật chất, mà còn là lương thực tinh thần. Quả vậy, con người không chỉ sống nhờ cơm bánh nhưng còn sống bởi tình yêu và giá trị tinh thần, tôn giáo. Theo ý nghĩa đó, lương thực hằng ngày đây chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình và trở thành Bánh Thánh để nuôi sống chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục ban Lời hằng sống để nuôi dưỡng đời sống tâm linh con người. Như thế, trong lời xin này, chúng ta xin Chúa Cha cho chúng ta lương thực hằng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.
Lời cầu nguyện cuối cùng: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người.”
Trong ý nguyện này, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Chúa Cha tha thứ tội lỗi của chúng ta. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng đã phạm tội, ai trong chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến nhập thể, chết và phục sinh để tha tội cho chúng ta. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Chúng ta xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
Nhưng để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cũng phải biết tha thứ cho những ai có lỗi với chúng ta. Chúa dạy chúng ta cũng phải có lòng tha thứ, bao dung và thương xót đối với anh chị em như chính Thiên Chúa đã tha thứ và thương xót chúng ta.
Như thế, Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện đẹp nhất, ý nghĩa nhất của Kitô giáo do chính Chúa Giêsu dạy chúng ta. Mỗi lần chúng ta cầu nguyện, hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, đồng thời chúng ta cũng xin Chúa cho những ý nguyện đó được thực hiện trong đời sống mỗi người, trong gia đình và xã hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13
Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay là trích đoạn từ chương 11,1-13, trong đó tác giả ghi lại cho chúng ta Kinh Lạy Cha, là lời kinh đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, lời cầu nguyện này trực tiếp đến từ môi miệng của Chúa Giêsu, do Người dạy. Chúng ta hãy tưởng tượng mỗi ngày trên thế giới có biết bao nhiêu triệu người đọc Kinh này để cầu nguyện.
Hơn nữa, lời Kinh này ra đời trong bối cảnh đặc biệt sau khi Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha và sống thân mật với Người. Điều đó cho thấy Chúa Giêsu là con người cầu nguyện và là thầy dạy cầu nguyện. Vì thế, các môn đệ đến xin Chúa dạy cho biết phải cầu nguyện thế nào như họ đã thấy Gioan Tẩy Giả dạy các môn đệ ông cầu nguyện. Ở đây, chúng ta cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của Kinh Lạy Cha.
1- Thiên Chúa là Cha chúng ta
Trước hết, Chúa bảo họ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói rằng: Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.”
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha khi cầu nguyện, chứ không gọi là Thiên Chúa, là Vua, là Đấng quyền năng, dẫu đó là những danh hiệu dành cho Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu muốn chúng ta đi vào tương quan trước hết với Thiên Chúa như là Cha - con với Người. Đây chính là tương quan nền tảng và là niềm vui của chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chúng ta bởi vì Người đã tạo dựng và cứu độ chúng ta. Người muốn chúng ta được chia sẻ sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Chúng ta hình dung Thiên Chúa của mình theo hình ảnh nào? Có phải như là một ông chủ và chúng ta là đầy tớ? Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy thưa với Thiên Chúa là Cha, hãy đi vào tương quan với Thiên Chúa như là Cha của mình. Thật là vinh dự khi được gọi Thiên Chúa là Cha!
2- Vì Danh và Nước Chúa
Thứ đến, “xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.” Danh Thiên Chúa là thánh. Theo Cựu Ước, thánh có nghĩa là tách biệt khỏi mọi sự trần tục.
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện trước hết cho Danh Cha. Nghĩa là Danh Chúa được ưu tiên trước hết. Điều này có nghĩa là Chúa phải là ở chỗ nhất trong ý nguyện và trong đời sống của chúng ta.
Quả thế, tiền bạc, nghề nghiệp, gia đình, tương quan bạn bè vv... tất cả là tốt và cần thiết cho cuộc sống, nhưng chúng không phải là chỗ nhất trong đời sống của người Kitô hữu. Thiên Chúa phải ở chỗ nhất. Như thế, chúng ta cầu xin cho “Danh Cha vinh hiển” có nghĩa là xin cho mọi người biết đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong cuộc sống mình, chúng ta ước mong và khát khao cho mọi người được biết Danh Cha và tôn thờ Danh đó.
Lời cầu thứ ba: “Triều Đại Cha mau đến.” Triều Đại Thiên Chúa là gì và tại sao chúng ta phải xin cho Triều Đại đó mau đến?
Theo một số Giáo Phụ như Origene và các nhà thần học, Triều Đại Thiên Chúa không phải là một nơi chốn, hay là một điều gì nhưng trước hết chính là Chúa Kitô, hiện diện trong chính con người Đức Giêsu. Trong tiếng Hy Lạp, từ autobasilia có nghĩa là chính trong con người Chúa Giêsu. Như thế, Chúa Giêsu chính là Triều Đại Thiên Chúa đến và hiện diện giữa trần gian. Người chính là Nước Trời ở giữa chúng ta. Nước đó được thiết lập cách hữu hình qua việc Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội như là dấu chỉ và phương tiện của Nước Trời.
Triều Đại Thiên Chúa còn có ý nghĩa khác theo thánh Phaolô: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự bình an, hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta chân lý, sự thật và quà tặng Thánh Thần. Chúng ta cầu nguyện cho Nước đó được mau đến trong lòng của mỗi người, mỗi gia đình và mọi dân tộc. Chúng ta xin cho chân lý, tình yêu và hoan lạc của Chúa ngự trị, lan rộng và phát triển khắp mọi nơi, trong mỗi người trên thế giới.
3- Lương thực và ơn tha thứ
Lời cầu xin thứ ba mà Chúa Giêsu dạy là “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” Ở đây Chúa dạy chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta có đủ lương thực hằng ngày. Nghĩa là chúng ta xin Chúa ban của cải vật chất để sinh sống. Lương thực hằng ngày là cái ăn, cái mặc, nhà cửa, phương tiện đi lại... Những thứ này là cần thiết cho đời sống con người. Xin Chúa ban những thứ đó để chúng ta có đủ điều kiện sống xứng đáng với nhân phẩm con người và làm con cái Chúa.
Tuy nhiên, theo chú giải của các Giáo Phụ, lương thực hằng ngày còn có ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ dừng lại ở lương thực vật chất, mà còn là lương thực tinh thần. Quả vậy, con người không chỉ sống nhờ cơm bánh nhưng còn sống bởi tình yêu và giá trị tinh thần, tôn giáo. Theo ý nghĩa đó, lương thực hằng ngày đây chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình và trở thành Bánh Thánh để nuôi sống chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục ban Lời hằng sống để nuôi dưỡng đời sống tâm linh con người. Như thế, trong lời xin này, chúng ta xin Chúa Cha cho chúng ta lương thực hằng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.
Lời cầu nguyện cuối cùng: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người.”
Trong ý nguyện này, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Chúa Cha tha thứ tội lỗi của chúng ta. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng đã phạm tội, ai trong chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến nhập thể, chết và phục sinh để tha tội cho chúng ta. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Chúng ta xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
Nhưng để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cũng phải biết tha thứ cho những ai có lỗi với chúng ta. Chúa dạy chúng ta cũng phải có lòng tha thứ, bao dung và thương xót đối với anh chị em như chính Thiên Chúa đã tha thứ và thương xót chúng ta.
Như thế, Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện đẹp nhất, ý nghĩa nhất của Kitô giáo do chính Chúa Giêsu dạy chúng ta. Mỗi lần chúng ta cầu nguyện, hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, đồng thời chúng ta cũng xin Chúa cho những ý nguyện đó được thực hiện trong đời sống mỗi người, trong gia đình và xã hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An