Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội là một đòn mạnh đánh vào các thế lực thù địch với nước Iran.

Ông nói rằng cuộc bầu cử này là hoàn toàn tự do và công bằng để phản bác lại các lời chỉ trích từ Hoa Kỳ đặt thành vấn đề sự khả tín của cuộc bầu cử vốn gây nhiều tranh cãi.

Nay với hai phần ba số phiếu bầu đã được kiểm xong, phe bảo thủ ủng hộ chế độ cai trị hiện hành dường như đang đi đến chỗ toàn thắng.

Hơn hai ngàn ứng viên có lập trường cải cách đã bị loại ra khỏi cuộc bầu cử Quốc Hội này.

Thông tấn xã Reuters trích thuật các con số của Bộ Nội Vụ cho thấy phe bảo thủ đã chiếm được 133 trong số 194 địa hạt bầu cử được tuyên bố.

Majlis, hay Quốc Hội Iran, có tổng số 290 dân biểu.

Hoa Kỳ sai

Xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia, Ayatollah Khamenei nói rằng cuộc bầu cử này là "hoàn toàn khả tín".

Ông nói: "Những kẻ thua cuộc là Mỹ, Chủ nghĩa Zion và kẻ thù các loại của nước Iran".

"Phán xét của bọn đế quốc Mỹ, mà từ lâu nay vẫn nói một cách mâu thuẫn về cuộc bầu cử này, là hoàn toàn không có giá trị"

Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cuộc bầu cử Quốc Hội Iran với lời lẽ, mà theo nhận xét của các phái viên, là mạnh một cách bất thường.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Adam Ereli nói: "Các ứng viên bị loại không cho tham gia cuộc bầu cử là nằm trong mưu toan hạn chế nhân dân trong việc lựa chọn một chính phủ"

"Các biện pháp này không có tượng trưng một cuộc bầu cử tự do và công bằng và không có phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".

Số người đi bầu là một vấn đề then chốt

Các chỉ dấu đầu tiên cho thấy có ít người đi bỏ phiếu trong bầu cử hôm thứ Sáu hơn là trong cuộc bầu cử cách bốn năm, khi ấy đa số các ứng viên có đầu óc cải cách đã được bầu vào Quốc Hội.

Phái viên đài chúng tôi Jim Muir nói rằng các chỉ dấu không chính thức cho thấy có khoảng từ 40 đến 50% dân chúng đi bầu trên toàn quốc, nghĩa là cao hơn con số các ứng viên bị loại, mong muốn, nhưng cũng đủ để cho phe bảo thủ nói rằng dân chúng tín nhiệm họ.

Cuồc bầu cử này được tổ chức sau bảy năm cầm quyền của Tổng Thống Mohammad Khatami, mà trong thời gian đó, ông đã nhiều lần tìm cách đổi mới, nhất là tìm cách để cho dân chúng được quyền tự do ngôn luận rộng rãi hơn và đồng thời nới lỏng các hạn chế về mặt xã hội.(BBC)