Ngày 24 tháng Mười Một vừa qua, thế giới thở ra nhẹ nhõm. Tại Genève, Iran và Nhóm 5+1 (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đã đạt được một thỏa hiệp về chương trình hạch nhân của Iran. Nước này cam kết hạn chế việc phong phú hóa Uranium trong vòng 5% và cho phép Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEO) được thanh tra các cơ sở hạch nhân của họ. Bù lại, họ được bảo đảm sẽ không bị chế tài trong vòng 6 tháng.
Lẽ dĩ nhiên, một cuộc thương thảo tầm cỡ trên chưa rốt ráo với những cú bắt tay giữa các vị đứng đầu nhà nước, cho dù các cú bắt tay này có ý nghĩa bao nhiêu chăng nữa. Tuy thế, cử chỉ và việc ký Hiệp Ước hiển nhiên đã tượng trưng cho một bước tiến có ý nghĩa nhằm loại bỏ nhiều phập phồng lo sợ xưa nay trước viễn ảnh một cuộc tấn công vào Iran. Thực vậy, cho tới mấy tháng gần đây, nhiều nhà phân tích và khoa học gia chính trị nổi tiếng vẫn chắc chắn cho rằng một cuộc tấn công hỗn hợp giữa Hoa Kỳ và Do Thái vào Iran là điều khó có thể tránh được. Họ cũng cho rằng các cuộc thương thuyết giữa Teheran và Nhóm 5+1 chỉ là “các thao tác ngoại giao có tính học thuật trống rỗng”.
Các sự việc gần đây đã cho thấy các nhận định trên hoàn toàn sai. Chúng cho thấy đối thoại cũng có thể san bằng các cuộc khủng hoảng bề ngoài bị coi như không thể nào giải quyết được, và đem các nền văn hóa khác nhau gần lại nhau hơn. Các liên hệ ngoại giao vững bền giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran là một điển hình có giá trị theo nghĩa này, càng rõ ràng hơn nhờ sự kiện nhân viên tòa đại sứ Iran bên cạnh Tòa Thánh đông hàng thứ hai về số lượng.
Zenit được phỏng vấn độc quyền với Đại Sứ Mohammad Taher Rabbani, người mới trình ủy nhiệm thư vào hồi tháng Sáu vừa rồi. Trong cuộc phỏng vấn này, hai bên đề cập tới Hiệp Định Genève và cuộc đối thoại liên tôn.
ZENIT: Tổng thống của qúy ông, Hassan Rohani, nói rằng “đe dọa không thể mang bất cứ hoa trái nào” và ông đã ký một hiệp định lịch sử về chương trình hạch nhân. Về việc này, ông có thể cho biết được gì? Ông có thể giải thích đôi điều về nó không?
Đại sứ Rabbani: Nhân danh Thiên Chúa từ nhân và hay thương xót, tôi xin cám ơn ông đã đến với chúng tôi như một khách mời trong mùa Giáng Sinh này. Tôi ước mong rằng năm tới sẽ là một năm hòa bình cho toàn thế giới.
Như ông thấy, Iran là một trong các nước ký nhận Hiệp Ước Bất Phổ Biến Hạch Nhân; thành thử, điều đúng đối với nó là thực hành việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình. Hơn nữa, Hiệp Ước này không đặt bất cứ giới hạn nào cho việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình, như đã được minh nhiên viết trong Điều 4. Cho nên, Iran chỉ hành động dựa trên các qui định của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế và, tôi xin thêm, trên các giáo huấn tôn giáo của chúng tôi, là các giáo huấn vốn bác bỏ việc sử dụng vũ khí hạch nhân. Liên hệ đến vấn đề này, kể là hữu ích nếu ta nhớ điều này: năm 2010, Nhà Lãnh Đạo Tối Cao của chúng tôi là Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một mệnh lệnh (a fatwa) nhằm ngăn cấm việc sản xuất, lưu trữ và sử dụng vũ khí hạch nhân. Quyền lợi này được xác nhận trong Hiệp Định Genève mới đây. Cho nên, sau 10 năm hội họp, sáu cường quốc của Nhóm 5+1 đã chấp thuận và cùng ký dành quyền cho Iran được tiếp tục phong phú hóa uranium tới mức 5% trên lãnh thổ của mình. Xét theo quan điểm chính trị, Hiệp Định này có tầm quan trọng rất lớn đối với Iran, vì cuối cùng, nó làm cho luận lý học của cuộc đối thoại cho hòa bình thắng vượt luận lý học của bạo lực và can thiệp quân sự. Rồi, Hiệp Định này còn dự liệu một số chế tài về ngân hàng phải bị dẹp bỏ, cả các khó khăn đối với việc bảo hiểm các tầu dầu và việc chuyển tiền có được nhờ bán dầu này cũng thế. Iran cam kết trong sáu tháng sẽ ngưng các hoạt động nhằm phong phú hóa uranium; chúng tôi hy vọng rằng Tây Phương sẽ lợi dụng thời gian này để tạo tin tưởng đối với Iran và đổi mới các mối liên hệ. Điều xẩy ra tại Genève chứng minh rằng các thoả hiệp phải được thiết lập trên căn bản tôn trọng lẫn nhau chứ không trên các chế tài.
ZENIT: Các chế tài áp đặt trên qúi quốc gây thiệt hại gì cho dân chúng? Ông tiên đoán chúng sẽ giảm tới mức nào vào cuối sáu tháng của thời gian ngưng hoạt động hạch nhân?
Đại sứ Rabbani: Trước nhất, tôi xin thưa rằng những cuộc cấm vận trái đạo lý này nếu một đàng có làm hại chúng tôi đi chăng nữa thì đàng khác lại đem lại cho chúng tôi nhiều lợi điểm. Lợi điểm trước nhất là tăng cường sợi dây liên kết giữa Chính Phủ và nhân dân Iran. Nhân dân Iran vĩ đại mạnh mẽ đáp trả các chế tài trái phép này, mặc dầu họ chịu nhiều thiệt hại rất to lớn. Tôi xin đơn cử một thí dụ: Tây Phương, vùng vốn tự cho rằng mình là người bênh vực nhân quyền, luôn muốn ngăn cản người khác: một số người bị bệnh nặng cần những thứ thuốc đặc biệt nhưng vì cuộc cấm vận này mà không thể nhận được. Nhân dân Iran vĩ đại luôn bị đánh đập khi khẳng định quyền lọi của mình, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều học giả trẻ tuổi đã bị lính đánh thuê của các chế độ thù nghịch sát hại. Những giai đoạn này tuy thế đã không làm nản lòng nhân dân Iran, và điều này được chứng tỏ trong cuộc bầu tổng thống vừa qua, một cuộc bầu cử có sự tham dự của đại đa số cử tri.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ có thể đạt tới một thỏa hiệp dứt khoát. Sáu tháng này là dịp tốt để gải quyết vấn đề hạch nhân lần chót. Với việc thành hình của thỏa hiệp sau cùng và toàn bộ sau sáu tháng nói trên, mọi chế tài do Tổ Chức LHQ áp đặt và các chế tài đơn phương do Mỹ và Tây Phương áp đặt sẽ bị loại bỏ.
ZENIT: Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể giúp gì trong diễn trình hòa bình này?
Đại sứ Rabbani: Hoặc Tòa Thánh như một định chế tôn giáo điều hướng Giáo Hội Công Giáo hoặc Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có thể đề xuất một nền ngoại giao nhằm đạt hòa bình. Công lý, hòa bình và phát triển trong các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và trong các diễn văn của Ayatollah Khamenei đều soi sáng để đời sống ta vươn tới sự hợp tác mà tôi có thể mô tả là nền ngoại giao tôn giáo đa phương. Đàng khác, trong một diễn văn về nền ngoại giao đích thực trong giáo huấn các tôn giáo độc thần, Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã mô tả ngoại giao là “nghệ thuật hy vọng”. Theo thiển ý, viễn kiến này phải được cổ vũ trên thế giới, vì ngày nay, ta đang sống trong một tình thế cấp bách, một tình thế chỉ có thể giải quyết bằng một nền ngoại giao đem lại hy vọng. Thứ ngoại giao này cũng là thành phần trong chương trình chính trị của Tổng Thống Rohani.
ZENIT: Tình thế của các Kitô hữu tại Cộng Hòa Duy Hồi Iran như thế nào? Họ được nhìn nhận những quyền lợi gì và ngoài khía cạnh pháp lý, mối tương quan của họ với dân chúng Hồi Giáo ra sao?
Đại sứ Rabbani: Tại Iran, sự sống chung hòa bình giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là một điển hình cho toàn vùng Trung Đông. Chứng từ của việc này còn là mối liên hệ cổ xưa với Tòa Thánh, một mối liên hệ đã có từ thế kỷ thứ 13 và từng được thể hiện trong các cuộc gặp gỡ chính trị và ngoại giao với các Hội Dòng như Cát Minh và Đa Minh. Mặt khác, một phần trong giáo huấn của tôn giáo chúng tôi là duy trì các liên hệ thân hữu với ba tôn giáo của Sách Thánh.
Truyền thống hiếu khách này hiện diện ngay trong Hiến Pháp của Cộng Hòa Duy Hồi Iran, là hiến pháp bảo vệ quyền lợi của các tôn giáo Sách Thánh và bảo đảm việc họ có đại biểu trong quốc hội. Để kết luận, chương trình của Tổng Thống Rohani nhằm củng cố đường hướng chính trị này.
ZENIT: Mỗi hai năm, lại có một cuộc họp song phương giữa Cộng Hòa Duy Hồi Iran và Tòa Thánh để phát huy cuộc đối thoại liên tôn. Gần đây có cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Iran Hassan Rohani và Đức Tổng Giám Mục Leo Boccardi, tân sứ thần Tòa Thánh tại Iran. Mục tiêu chung nào đã được đặt ra?
Đại sứ Rabbani: Trong cuộc gặp gỡ này điều được nhấn mạnh là sự kiện ngày nay, hơn bao giờ hết, cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo là điều quan trọng. Người Hồi Giáo Shiai và người Công Giáo phải hiểu biết nhau tốt hơn, để nhận diện được các điểm chung với nhau. Vì nhiều hiểu lầm thực ra đang phát sinh từ việc không biết nhau. Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đều là các kẻ thù chung của chúng ta. Tuy nhiên, mục tiêu chung của chúng ta là đóng góp cho hòa bình và tranh đấu chống nghèo đói, bất kể tuyên tín tôn giáo và quốc tịch của người nghèo.
ZENIT: Theo ý kiến ông, đâu là các hiểu lầm khác đôi khi gây trở ngại cho mối liên hệ hoà bình giữa thế giới Hồi Giáo và thế giới Công Giáo?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi tin rằng mọi tiên tri đều có cùng một mục tiêu. Do đó, nếu mọi tiên tri sống chung với nhau thì sẽ không có vấn đề gì nữa gữa họ với nhau. Trong những năm qua, không hề có va chạm nào giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các chống đối mà ta tận mắt thấy ở một số vùng trên hành tinh này có tính sắc tộc nhiều hơn là có tính tôn giáo. Thực thế, đôi khi vẫn có những vụ tranh chấp giữa người của cùng một tôn giáo đối với nhau.
Tuy thế, chẳng may vẫn có những chướng ngại vật. Chướng ngại chính là các thiên kiến mà số đông tín hữu vốn có trong việc chống đối tín hữu các tôn giáo khác, qua các tác phong lầm lẫn đối với người khác của một số các nhà cai trị Hồi Giáo và Kitô Giáo trong lịch sử. Những biến cố tiêu cực này chỉ có cái vỏ bọc tôn giáo ở bên ngoài mà thôi, nhưng chúng vẫn tạo nên những tranh cãi giữa một số tín hữu của hai tôn giáo. Tuy nhiên trong tư cách vừa là một nhà ngoại giao vừa là một nhà tôn giáo, tôi xác tín rằng các vị đứng đầu tôn giáo ở bình diện thế giới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được hòa bình, chống lại mọi kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Một điển hình mới đây liên quan đến vấn đề này vừa xẩy ra cho chúng ta đó là Nelson Mandela, người đóng một vai trò quan trọng đối với hòa bình tại Nam Phi, dù ông không phải là một nhân vật tôn giáo.
Để kết luận, tôi nhớ rằng các tôn giáo độc thần đều mời gọi người ta tin và thực hành lòng nhân từ của Thiên Chúa trong xã hội.
ZENIT: Thay vào đó, đâu là các thách đố mà Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể tay nắm tay giải quyết với nhau hiện nay?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi phải liệt kê khá dài.Tuy nhiên, thách đố quan trọng nhất là đối thoại để cổ vũ nền hòa bình, chống lại chiến tranh. Không có đối thoại, sẽ không thể có phát triển lâu dài và dứt khoát. Bạo lực và chủ nghĩa cực đoan là các vết thương cần được chữa trị càng sớm càng hay. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể làm việc chung với nhau nhằm đạt mục tiêu này.
Thí dụ, các lời kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị mà tôi rất kính trọng, cũng như vai trò ngài đóng trong việc ngăn ngừa cuộc tấn công vào Syria và tăng cường liên minh hòa bình trên thế giới, cùng với lời kêu gọi hoà bình thế giới của Tổng Tống Iran Rohani trong Phiên Họp của Đại Hội Đồng lần thứ 68 của LHQ, theo ý tôi, có thể tạo nên một mặt trận hòa bình, chống lại mặt trận gây chiến. Sự hợp tác này, nếu được tiếp tục bằng những chương trình chung, một hợp tác liên quan tới nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo xưa nay vốn tích cực trong phạm vi hòa bình và công lý hoàn cầu, có thể sẽ tạo được một mặt trận hoàn cầu gồm các tôn giáo lớn tranh đấu cho hòa bình. Đề nghị của tôi là: chính Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran sẽ đứng ra tổ chức mặt trận này. Dịp may để bước cái bước quan trọng theo hướng này có thể là cuộc họp liên tôn lần thứ 9 giữa hai Nhà Nước này, sẽ diễn ra tại Teheran vào năm 2014. Hơn nữa, Iran có thể sử dụng tiềm năng chính trị của mình liên quan tới việc hướng dẫn các quốc gia trong Phong Trào phi liên kết, để tạo ra một Diễn Đàn trong phong trào này nhằm hoan nghênh sự đóng góp đầy xây dựng của Tòa Thánh.
Lẽ dĩ nhiên, một cuộc thương thảo tầm cỡ trên chưa rốt ráo với những cú bắt tay giữa các vị đứng đầu nhà nước, cho dù các cú bắt tay này có ý nghĩa bao nhiêu chăng nữa. Tuy thế, cử chỉ và việc ký Hiệp Ước hiển nhiên đã tượng trưng cho một bước tiến có ý nghĩa nhằm loại bỏ nhiều phập phồng lo sợ xưa nay trước viễn ảnh một cuộc tấn công vào Iran. Thực vậy, cho tới mấy tháng gần đây, nhiều nhà phân tích và khoa học gia chính trị nổi tiếng vẫn chắc chắn cho rằng một cuộc tấn công hỗn hợp giữa Hoa Kỳ và Do Thái vào Iran là điều khó có thể tránh được. Họ cũng cho rằng các cuộc thương thuyết giữa Teheran và Nhóm 5+1 chỉ là “các thao tác ngoại giao có tính học thuật trống rỗng”.
Các sự việc gần đây đã cho thấy các nhận định trên hoàn toàn sai. Chúng cho thấy đối thoại cũng có thể san bằng các cuộc khủng hoảng bề ngoài bị coi như không thể nào giải quyết được, và đem các nền văn hóa khác nhau gần lại nhau hơn. Các liên hệ ngoại giao vững bền giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran là một điển hình có giá trị theo nghĩa này, càng rõ ràng hơn nhờ sự kiện nhân viên tòa đại sứ Iran bên cạnh Tòa Thánh đông hàng thứ hai về số lượng.
Zenit được phỏng vấn độc quyền với Đại Sứ Mohammad Taher Rabbani, người mới trình ủy nhiệm thư vào hồi tháng Sáu vừa rồi. Trong cuộc phỏng vấn này, hai bên đề cập tới Hiệp Định Genève và cuộc đối thoại liên tôn.
ZENIT: Tổng thống của qúy ông, Hassan Rohani, nói rằng “đe dọa không thể mang bất cứ hoa trái nào” và ông đã ký một hiệp định lịch sử về chương trình hạch nhân. Về việc này, ông có thể cho biết được gì? Ông có thể giải thích đôi điều về nó không?
Đại sứ Rabbani: Nhân danh Thiên Chúa từ nhân và hay thương xót, tôi xin cám ơn ông đã đến với chúng tôi như một khách mời trong mùa Giáng Sinh này. Tôi ước mong rằng năm tới sẽ là một năm hòa bình cho toàn thế giới.
Như ông thấy, Iran là một trong các nước ký nhận Hiệp Ước Bất Phổ Biến Hạch Nhân; thành thử, điều đúng đối với nó là thực hành việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình. Hơn nữa, Hiệp Ước này không đặt bất cứ giới hạn nào cho việc sử dụng năng lượng hạch nhân cho hòa bình, như đã được minh nhiên viết trong Điều 4. Cho nên, Iran chỉ hành động dựa trên các qui định của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế và, tôi xin thêm, trên các giáo huấn tôn giáo của chúng tôi, là các giáo huấn vốn bác bỏ việc sử dụng vũ khí hạch nhân. Liên hệ đến vấn đề này, kể là hữu ích nếu ta nhớ điều này: năm 2010, Nhà Lãnh Đạo Tối Cao của chúng tôi là Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một mệnh lệnh (a fatwa) nhằm ngăn cấm việc sản xuất, lưu trữ và sử dụng vũ khí hạch nhân. Quyền lợi này được xác nhận trong Hiệp Định Genève mới đây. Cho nên, sau 10 năm hội họp, sáu cường quốc của Nhóm 5+1 đã chấp thuận và cùng ký dành quyền cho Iran được tiếp tục phong phú hóa uranium tới mức 5% trên lãnh thổ của mình. Xét theo quan điểm chính trị, Hiệp Định này có tầm quan trọng rất lớn đối với Iran, vì cuối cùng, nó làm cho luận lý học của cuộc đối thoại cho hòa bình thắng vượt luận lý học của bạo lực và can thiệp quân sự. Rồi, Hiệp Định này còn dự liệu một số chế tài về ngân hàng phải bị dẹp bỏ, cả các khó khăn đối với việc bảo hiểm các tầu dầu và việc chuyển tiền có được nhờ bán dầu này cũng thế. Iran cam kết trong sáu tháng sẽ ngưng các hoạt động nhằm phong phú hóa uranium; chúng tôi hy vọng rằng Tây Phương sẽ lợi dụng thời gian này để tạo tin tưởng đối với Iran và đổi mới các mối liên hệ. Điều xẩy ra tại Genève chứng minh rằng các thoả hiệp phải được thiết lập trên căn bản tôn trọng lẫn nhau chứ không trên các chế tài.
ZENIT: Các chế tài áp đặt trên qúi quốc gây thiệt hại gì cho dân chúng? Ông tiên đoán chúng sẽ giảm tới mức nào vào cuối sáu tháng của thời gian ngưng hoạt động hạch nhân?
Đại sứ Rabbani: Trước nhất, tôi xin thưa rằng những cuộc cấm vận trái đạo lý này nếu một đàng có làm hại chúng tôi đi chăng nữa thì đàng khác lại đem lại cho chúng tôi nhiều lợi điểm. Lợi điểm trước nhất là tăng cường sợi dây liên kết giữa Chính Phủ và nhân dân Iran. Nhân dân Iran vĩ đại mạnh mẽ đáp trả các chế tài trái phép này, mặc dầu họ chịu nhiều thiệt hại rất to lớn. Tôi xin đơn cử một thí dụ: Tây Phương, vùng vốn tự cho rằng mình là người bênh vực nhân quyền, luôn muốn ngăn cản người khác: một số người bị bệnh nặng cần những thứ thuốc đặc biệt nhưng vì cuộc cấm vận này mà không thể nhận được. Nhân dân Iran vĩ đại luôn bị đánh đập khi khẳng định quyền lọi của mình, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều học giả trẻ tuổi đã bị lính đánh thuê của các chế độ thù nghịch sát hại. Những giai đoạn này tuy thế đã không làm nản lòng nhân dân Iran, và điều này được chứng tỏ trong cuộc bầu tổng thống vừa qua, một cuộc bầu cử có sự tham dự của đại đa số cử tri.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ có thể đạt tới một thỏa hiệp dứt khoát. Sáu tháng này là dịp tốt để gải quyết vấn đề hạch nhân lần chót. Với việc thành hình của thỏa hiệp sau cùng và toàn bộ sau sáu tháng nói trên, mọi chế tài do Tổ Chức LHQ áp đặt và các chế tài đơn phương do Mỹ và Tây Phương áp đặt sẽ bị loại bỏ.
ZENIT: Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể giúp gì trong diễn trình hòa bình này?
Đại sứ Rabbani: Hoặc Tòa Thánh như một định chế tôn giáo điều hướng Giáo Hội Công Giáo hoặc Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có thể đề xuất một nền ngoại giao nhằm đạt hòa bình. Công lý, hòa bình và phát triển trong các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và trong các diễn văn của Ayatollah Khamenei đều soi sáng để đời sống ta vươn tới sự hợp tác mà tôi có thể mô tả là nền ngoại giao tôn giáo đa phương. Đàng khác, trong một diễn văn về nền ngoại giao đích thực trong giáo huấn các tôn giáo độc thần, Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã mô tả ngoại giao là “nghệ thuật hy vọng”. Theo thiển ý, viễn kiến này phải được cổ vũ trên thế giới, vì ngày nay, ta đang sống trong một tình thế cấp bách, một tình thế chỉ có thể giải quyết bằng một nền ngoại giao đem lại hy vọng. Thứ ngoại giao này cũng là thành phần trong chương trình chính trị của Tổng Thống Rohani.
ZENIT: Tình thế của các Kitô hữu tại Cộng Hòa Duy Hồi Iran như thế nào? Họ được nhìn nhận những quyền lợi gì và ngoài khía cạnh pháp lý, mối tương quan của họ với dân chúng Hồi Giáo ra sao?
Đại sứ Rabbani: Tại Iran, sự sống chung hòa bình giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là một điển hình cho toàn vùng Trung Đông. Chứng từ của việc này còn là mối liên hệ cổ xưa với Tòa Thánh, một mối liên hệ đã có từ thế kỷ thứ 13 và từng được thể hiện trong các cuộc gặp gỡ chính trị và ngoại giao với các Hội Dòng như Cát Minh và Đa Minh. Mặt khác, một phần trong giáo huấn của tôn giáo chúng tôi là duy trì các liên hệ thân hữu với ba tôn giáo của Sách Thánh.
Truyền thống hiếu khách này hiện diện ngay trong Hiến Pháp của Cộng Hòa Duy Hồi Iran, là hiến pháp bảo vệ quyền lợi của các tôn giáo Sách Thánh và bảo đảm việc họ có đại biểu trong quốc hội. Để kết luận, chương trình của Tổng Thống Rohani nhằm củng cố đường hướng chính trị này.
ZENIT: Mỗi hai năm, lại có một cuộc họp song phương giữa Cộng Hòa Duy Hồi Iran và Tòa Thánh để phát huy cuộc đối thoại liên tôn. Gần đây có cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Iran Hassan Rohani và Đức Tổng Giám Mục Leo Boccardi, tân sứ thần Tòa Thánh tại Iran. Mục tiêu chung nào đã được đặt ra?
Đại sứ Rabbani: Trong cuộc gặp gỡ này điều được nhấn mạnh là sự kiện ngày nay, hơn bao giờ hết, cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo là điều quan trọng. Người Hồi Giáo Shiai và người Công Giáo phải hiểu biết nhau tốt hơn, để nhận diện được các điểm chung với nhau. Vì nhiều hiểu lầm thực ra đang phát sinh từ việc không biết nhau. Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đều là các kẻ thù chung của chúng ta. Tuy nhiên, mục tiêu chung của chúng ta là đóng góp cho hòa bình và tranh đấu chống nghèo đói, bất kể tuyên tín tôn giáo và quốc tịch của người nghèo.
ZENIT: Theo ý kiến ông, đâu là các hiểu lầm khác đôi khi gây trở ngại cho mối liên hệ hoà bình giữa thế giới Hồi Giáo và thế giới Công Giáo?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi tin rằng mọi tiên tri đều có cùng một mục tiêu. Do đó, nếu mọi tiên tri sống chung với nhau thì sẽ không có vấn đề gì nữa gữa họ với nhau. Trong những năm qua, không hề có va chạm nào giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các chống đối mà ta tận mắt thấy ở một số vùng trên hành tinh này có tính sắc tộc nhiều hơn là có tính tôn giáo. Thực thế, đôi khi vẫn có những vụ tranh chấp giữa người của cùng một tôn giáo đối với nhau.
Tuy thế, chẳng may vẫn có những chướng ngại vật. Chướng ngại chính là các thiên kiến mà số đông tín hữu vốn có trong việc chống đối tín hữu các tôn giáo khác, qua các tác phong lầm lẫn đối với người khác của một số các nhà cai trị Hồi Giáo và Kitô Giáo trong lịch sử. Những biến cố tiêu cực này chỉ có cái vỏ bọc tôn giáo ở bên ngoài mà thôi, nhưng chúng vẫn tạo nên những tranh cãi giữa một số tín hữu của hai tôn giáo. Tuy nhiên trong tư cách vừa là một nhà ngoại giao vừa là một nhà tôn giáo, tôi xác tín rằng các vị đứng đầu tôn giáo ở bình diện thế giới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được hòa bình, chống lại mọi kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Một điển hình mới đây liên quan đến vấn đề này vừa xẩy ra cho chúng ta đó là Nelson Mandela, người đóng một vai trò quan trọng đối với hòa bình tại Nam Phi, dù ông không phải là một nhân vật tôn giáo.
Để kết luận, tôi nhớ rằng các tôn giáo độc thần đều mời gọi người ta tin và thực hành lòng nhân từ của Thiên Chúa trong xã hội.
ZENIT: Thay vào đó, đâu là các thách đố mà Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể tay nắm tay giải quyết với nhau hiện nay?
Đại sứ Rabbani: Chúng tôi phải liệt kê khá dài.Tuy nhiên, thách đố quan trọng nhất là đối thoại để cổ vũ nền hòa bình, chống lại chiến tranh. Không có đối thoại, sẽ không thể có phát triển lâu dài và dứt khoát. Bạo lực và chủ nghĩa cực đoan là các vết thương cần được chữa trị càng sớm càng hay. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Hồi Giáo và Kitô Giáo có thể làm việc chung với nhau nhằm đạt mục tiêu này.
Thí dụ, các lời kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị mà tôi rất kính trọng, cũng như vai trò ngài đóng trong việc ngăn ngừa cuộc tấn công vào Syria và tăng cường liên minh hòa bình trên thế giới, cùng với lời kêu gọi hoà bình thế giới của Tổng Tống Iran Rohani trong Phiên Họp của Đại Hội Đồng lần thứ 68 của LHQ, theo ý tôi, có thể tạo nên một mặt trận hòa bình, chống lại mặt trận gây chiến. Sự hợp tác này, nếu được tiếp tục bằng những chương trình chung, một hợp tác liên quan tới nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo xưa nay vốn tích cực trong phạm vi hòa bình và công lý hoàn cầu, có thể sẽ tạo được một mặt trận hoàn cầu gồm các tôn giáo lớn tranh đấu cho hòa bình. Đề nghị của tôi là: chính Tòa Thánh và Cộng Hòa Duy Hồi Iran sẽ đứng ra tổ chức mặt trận này. Dịp may để bước cái bước quan trọng theo hướng này có thể là cuộc họp liên tôn lần thứ 9 giữa hai Nhà Nước này, sẽ diễn ra tại Teheran vào năm 2014. Hơn nữa, Iran có thể sử dụng tiềm năng chính trị của mình liên quan tới việc hướng dẫn các quốc gia trong Phong Trào phi liên kết, để tạo ra một Diễn Đàn trong phong trào này nhằm hoan nghênh sự đóng góp đầy xây dựng của Tòa Thánh.