Chính phủ Trung Quốc đã đổ 45 tỷ đô la vào hai ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước.

Việc này được coi như là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã tiếp tục công cuộc cải tổ khu vực quốc doanh và có kế hoạch bán cổ phần trong cả hai ngân hàng này.

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một phần của số dự trữ ngoại tệ khổng lồ để giúp đỡ cho Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng.

Đây là dấu hiệu là Trung Quốc đã đáp ứng áp lực cải tổ ngành tài chánh và dọn dẹp các ngân hàng này để cho có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư, trước khi có thể tính chuyện bán cổ phần từ các ngân hàng này.

Người ta dự đoán là bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất của nhà nước hiện đang phải chịu gánh nặng của một số nợ xấu lên đến hơn 240 tỷ đô la.

Những món nợ này đã tích tụ từ nhiều thập niên của trong giai đoạn mà họ phải cho vay theo lệnh của nhà nước, làm cho các ngân hàng không dám kiểm tra những ngân khoản cho vay có nhiều rủi ro.

Việc cải tổ lại ngành tài chánh ngân hàng vốn là một yếu tố căn bản trong cố gắng của Trung Quốc để tiến tới một nền kinh tế thị trường.

Người ta nghĩ là chính phủ chỉ giúp đỡ cho những ngân hàng sau khi hài lòng là họ đã có cố gắng giải quyết những món nợ xấu, cũng như có ý định muốn đi vào những khu vực kinh doanh mới như cho vay mua nhà mới chẳng hạn.

Từ khi Trung Quốc tham gia Tổ chức mậu dịch thế giới WTO, thì đã có thêm chú ý vào ngành ngân hàng và chính phủ Trung Quốc đã đáp ứng bằng cách khuyến khích thêm đầu tư nước ngoài trong khu vực ngân hàng. (BBC)