Ngoại trưởng các nước thuộc Liên hiệp châu Âu đang có cuộc họp hai ngày bắt đầu từ hôm qua tại Naples, Ý, để bàn về một hiến pháp chung cho các nước trong khối trong tương lai.
Sang ngày họp thứ hai, dường như họ đã tiến tới phần qua trọng nhất là bàn về thực chất của bản Hiến pháp này, liệu quyền lực sẽ nằm trong tay ai trong số 25 quốc gia thành viên.
Đức và Pháp, với số dân gộp lại bằng một phần ba dân số Âu châu muốn thấy một hệ thống bầu cử phản ánh được tương quan này.
Thế nhưng Tây Ban Nha và Ba Lan thì lo ngại sẽ bị các nước lớn hơn chèn ép. Hai nước này đang tranh đấu để duy trì hệ thống bỏ phiếu thông qua ba năm trước tại Hội nghị thượng đỉnh Nice ít nhất là tới năm 2009.
Hệ thống này tuy phức tạp nhưng lại mang cho họ số phiếu tương đương với Đức tuy dân số của hai nước này đều chỉ bằng một nửa dân số Đức.
Bà Ana Palacio, Ngoại trưởng Tây Ban Nha nói bà thấy ‘ngạc nhiên và thất vọng trước một số tuyên bố của Ý mà cùng với một số đề xuất về bản hiến pháp đã cho thấy cái nhìn không cân bằng và thiếu toàn diện về các cải cách đưa ra trong Hiệp ước Nice’.
Bà cũng nói với nội dung như hiện tại thì Tây Ban Nha kiên quyết phản đối đề xuất về hiến pháp chung châu Âu.
Các quốc gia nhỏ hơn nữa như Áo và Cộng hòa Séc đều muốn có tiếng nói của mình. Họ đã bác bỏ ý tưởng về một Ủy hội Âu châu kiểu mới trong đó chỉ một số thành viên có quyền biểu quyết toàn phần.
Trong hai tuần tới, khi lãnh đạo các nước châu Âu họp tại Brussels để thống nhất về hiến pháp châu Âu thì người ta sẽ còn chứng kiến một cuộc tranh giành quyền lực giữa các nước lớn và các nước nhỏ. (BBC)
Sang ngày họp thứ hai, dường như họ đã tiến tới phần qua trọng nhất là bàn về thực chất của bản Hiến pháp này, liệu quyền lực sẽ nằm trong tay ai trong số 25 quốc gia thành viên.
Đức và Pháp, với số dân gộp lại bằng một phần ba dân số Âu châu muốn thấy một hệ thống bầu cử phản ánh được tương quan này.
Thế nhưng Tây Ban Nha và Ba Lan thì lo ngại sẽ bị các nước lớn hơn chèn ép. Hai nước này đang tranh đấu để duy trì hệ thống bỏ phiếu thông qua ba năm trước tại Hội nghị thượng đỉnh Nice ít nhất là tới năm 2009.
Hệ thống này tuy phức tạp nhưng lại mang cho họ số phiếu tương đương với Đức tuy dân số của hai nước này đều chỉ bằng một nửa dân số Đức.
Bà Ana Palacio, Ngoại trưởng Tây Ban Nha nói bà thấy ‘ngạc nhiên và thất vọng trước một số tuyên bố của Ý mà cùng với một số đề xuất về bản hiến pháp đã cho thấy cái nhìn không cân bằng và thiếu toàn diện về các cải cách đưa ra trong Hiệp ước Nice’.
Bà cũng nói với nội dung như hiện tại thì Tây Ban Nha kiên quyết phản đối đề xuất về hiến pháp chung châu Âu.
Các quốc gia nhỏ hơn nữa như Áo và Cộng hòa Séc đều muốn có tiếng nói của mình. Họ đã bác bỏ ý tưởng về một Ủy hội Âu châu kiểu mới trong đó chỉ một số thành viên có quyền biểu quyết toàn phần.
Trong hai tuần tới, khi lãnh đạo các nước châu Âu họp tại Brussels để thống nhất về hiến pháp châu Âu thì người ta sẽ còn chứng kiến một cuộc tranh giành quyền lực giữa các nước lớn và các nước nhỏ. (BBC)