Các lãnh đạo Công Giáo ở Âu Châu phản ứng trước việc Anh Quốc rời EU
Một số vị lãnh đạo Công Giáo ở Âu Châu đã bày tỏ quan ngại rằng quyết định muốn rời khỏi Liên Minh Âu Châu (EU) của cử tri Anh Quốc sẽ đe dọa tính thống nhất của toàn châu lục này, nhưng các ngài cũng mong rằng khối EU phải suy nghĩ lại về những giá trị và mục tiêu ưu tiên của chính mình.
Công chúng đang quan tâm sau khi cử tri Anh Quốc quyết định rời khỏi EU (Brexit) với 52% phiếu thuận, so với 48% phiếu chống. Quyết định này khiến Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ từ chức và tác động sâu rộng đến thị trường tài chính thế giới.
Trong buổi họp báo trên chuyến bay bắt đầu cuộc tông du ba ngày đến Armenia, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng cuộc trưng cầu dân ý này "thể hiện ý chí của người dân", và nó sẽ đặt lên tất cả mọi người một "trọng trách" để "đảm bảo hạnh phúc và sự chung sống cùng nhau của toàn bộ lục địa Âu Châu".
Tại Luân Đôn, Đức Hồng Y Vincent Nichols - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales nói rằng cuộc bỏ phiếu này nên được tôn trọng và Vương quốc Anh sẽ có "một thời kỳ mới với những thách đố về mọi mặt".
Ngay buổi sáng sau cuộc bỏ phiếu, ngài nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả mọi việc được tiến hành với sự tôn trọng và lịch thiệp, mặc dù có sự khác biệt sâu sắc về quan điểm. Chúng ta cầu nguyện cho tiến trình vốn rất dễ bị tổn thương này sẽ được hỗ trợ và bảo vệ, đặc biệt là cho những ai dễ dàng là mục tiêu của những kẻ vô lương tâm và buôn người. Chúng ta cầu nguyện cho đất nước chúng ta - vốn được xây dựng trên truyền thống tốt đẹp về sự hào phóng - có thể chào đón những người xa lạ và là nơi trú ẩn cho những người nghèo khổ".
Cuối cùng, Đức Hồng Y nói: "Giờ đây, chúng ta phải làm việc chăm chỉ để thể hiện mình là láng giềng tốt [của EU] và đóng góp tích cực trong những nỗ lực chung của quốc tế, để giải quyết các vấn đề trọng đại trên thế giới của chúng ta hiện nay".
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của Tổng Giáo Phận Poznan - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và từng là một nhà ngoại giao thì nói với hãng tin Công Giáo KAI của Ba Lan rằng Hội Đồng Giám Mục tôn trọng quyết định của cử tri Anh, nhưng "chúng ta không thể quên rằng sự thống nhất thì tốt hơn so với sự chia rẽ, và sự đoàn kết của Âu Châu chính là một thành quả của nhiều thế hệ".
"Đối với Kitô hữu, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các xã hội và các quốc gia là một lời mời gọi quan trọng mà Đức Kitô đã trao phó. Chúng tôi xác quyết rằng, sự hiệp nhất như trong Đức Kitô là nguồn gốc thực sự của niềm hy vọng dành cho Âu Châu và cho thế giới".
Mặc dù nhìn nhận "cơ chế hoạt động" của EU vẫn còn "nhiều điều đáng lo ngại", Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng nói rằng ngài vẫn hy vọng "tình đoàn kết của các quốc gia Âu Châu được xây dựng dựa trên Chúa Kitô" sẽ vẫn chiếm ưu thế trong một "nền văn minh tình thương".
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nghỉ hưu Henryk Muszynski của Tổng Giáo Phận Gniezno, nguyên giáo trưởng Giáo Hội Ba Lan thì chỉ trích kết quả này và ngài cảnh báo rằng "khái niệm về sự đoàn kết thuần khiết" của khối EU sẽ phải được "định nghĩa lại".
Ngài nói: "Brexit là kết quả của chủ nghĩa ly khai, khuynh hướng dân túy (populist) và tự cao tự đắc, thể hiện ở cả cấp độ cá nhân và bình diện xã hội, nó vốn đã được nhìn thấy rõ ở Âu Châu trong một thời gian dài vừa qua. Tôi e ngại quyết định này sẽ không phục vụ gì cho Vương quốc Anh, cho Âu Châu hay cho thế giới".
Trong khi đó, Liên Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Châu Âu có trụ sở ở Brussels phản ứng kết quả này bằng cách đăng một "Lời cầu nguyện cho Âu Châu" trên website của Hội Đồng, để nguyện xin Thiên Chúa phù trợ "ký thác chính Âu Châu trong Thần Khí, vì họ vốn được thành lập không chỉ bằng những thỏa ước kinh tế mà còn bằng những giá trị nhân bản và bền vững đời đời".
Tại Đức Quốc, Đức Tổng Giám Mục Stefan Hesse của Tổng Giáo Phận Hamburg cho rằng cuộc bỏ phiếu này là một "bước thụt lùi cho một Âu Châu thống nhất". Trong khi đó, ở nước Áo láng giềng, Đức Giám Mục Agidius Zsifkovics của Giáo phận Eisenstadt mô tả đây là "một hồi chuông thức tỉnh cho một nền nhân bản mới của Âu Châu". Ngài hy vọng giấc mơ hiệp nhất của Âu Châu sẽ không bị "đào mộ chôn vùi bởi chính họ".
Ngài nói, "Chúng ta phải cảnh báo chống lại sự nổi lên của não trạng ích kỉ mang tính địa phương, chia nhóm. Các vấn nạn và thách đố xuyên quốc gia không thể giải quyết bởi một quốc gia".
"Chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy nếu chúng ta không cùng nhau hành động vì một Âu Châu, là nơi đã chăm sóc cho trẻ em, đứng bênh cạnh những lão niên, bảo vệ những ai cần được giúp đỡ, gầy dựng và tôn trọng các quyền của mỗi cá nhân".
Tại Pháp, Đức Tổng Giám Mục Jean-Pierre Grallet của Tổng Giáo Phận Strasbourg nói tôi có "cảm giác thật buồn" khi "những gì từ lâu chúng ta đấu tranh để có được thì nay trở nên mâu thuẫn". Ngài hy vọng cuộc bỏ phiếu này sẽ "làm sáng tỏ" hơn là chỉ "gây bất ổn cho các dự án của Âu Châu".
"Tôi đã nhiều lần nói rằng chúng ta nên cùng cộng tác cho tương lai của toàn Âu Châu hơn là của từng quốc gia, nhưng với điều kiện Âu Châu là một khối thống nhất thì chúng ta mới có thể làm được", Đức Tổng Giám mục Grallet nhận định trong một cuộc phỏng vấn trên website của Hội Đồng Giám Mục Pháp.
"Tôi không biết bây giờ người Anh sẽ nói gì, họ sẽ đề bắt đầu ra đi như thế nào và động thái đầu tiên của họ ra sao. Nhưng chúng ta phải có suy nghĩ thực tế: chúng ta sẽ không xây dựng Âu Châu nếu chống lại nhân dân của nó, không quan tâm ủng hộ lợi ích nhân dân và đáp ứng đúng đắn những lo âu của họ. Âu Châu có thể trông giống như một dự án mỹ mãn; nhưng chúng ta nên nhớ rằng nó vẫn còn rất mỏng giòn".
Tờ nhật báo Công Giáo La Croix của Pháp thì bình luận rằng chiến dịch kéo dài bốn tháng qua của cuộc trưng cầu dân ý này đã châm ngòi một "cuộc khổ nạn thường trực". Tờ báo nói thêm rằng cuộc bầu cử này sẽ bắt buộc người dân Âu Châu "xem lại lời nói sáo ngữ của họ" và buộc các nhà lãnh đạo EU phải chế ngự sự "lây lan" các cuộc trưng cầu tương tự có thể xảy ra cho các thành viên khác.
Hãng tin Cathobel của Giáo Hội Bỉ cho đăng một bài bình luận trực tuyến nói rằng cuộc trưng cầu này đã "phá hỏng giấc mơ của Âu Châu", vốn được đề ra bởi các vị chính khách người Công Giáo sau Đệ Nhị Thế Chiến là: Robert Schuman, Jean Monnet, Paul-Henri Spaak và Alcide de Gasperi - và vô tình "làm trỗi dậy các đảng phái chủ nghĩa dân túy cực đoan" có nhìn thấy được trong cuộc khủng hoảng người tị nạn.
"Sự kết thúc của cuộc phiêu lưu này cũng đánh dấu sự khởi đầu cho một cái mới hơn - nếu một giấc mơ bị phá hỏng, chúng ta phải xây dựng một giấc mơ mới", Cathobel nhận định.
Chân Phương
Một số vị lãnh đạo Công Giáo ở Âu Châu đã bày tỏ quan ngại rằng quyết định muốn rời khỏi Liên Minh Âu Châu (EU) của cử tri Anh Quốc sẽ đe dọa tính thống nhất của toàn châu lục này, nhưng các ngài cũng mong rằng khối EU phải suy nghĩ lại về những giá trị và mục tiêu ưu tiên của chính mình.
Trong buổi họp báo trên chuyến bay bắt đầu cuộc tông du ba ngày đến Armenia, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng cuộc trưng cầu dân ý này "thể hiện ý chí của người dân", và nó sẽ đặt lên tất cả mọi người một "trọng trách" để "đảm bảo hạnh phúc và sự chung sống cùng nhau của toàn bộ lục địa Âu Châu".
Tại Luân Đôn, Đức Hồng Y Vincent Nichols - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales nói rằng cuộc bỏ phiếu này nên được tôn trọng và Vương quốc Anh sẽ có "một thời kỳ mới với những thách đố về mọi mặt".
Ngay buổi sáng sau cuộc bỏ phiếu, ngài nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả mọi việc được tiến hành với sự tôn trọng và lịch thiệp, mặc dù có sự khác biệt sâu sắc về quan điểm. Chúng ta cầu nguyện cho tiến trình vốn rất dễ bị tổn thương này sẽ được hỗ trợ và bảo vệ, đặc biệt là cho những ai dễ dàng là mục tiêu của những kẻ vô lương tâm và buôn người. Chúng ta cầu nguyện cho đất nước chúng ta - vốn được xây dựng trên truyền thống tốt đẹp về sự hào phóng - có thể chào đón những người xa lạ và là nơi trú ẩn cho những người nghèo khổ".
Cuối cùng, Đức Hồng Y nói: "Giờ đây, chúng ta phải làm việc chăm chỉ để thể hiện mình là láng giềng tốt [của EU] và đóng góp tích cực trong những nỗ lực chung của quốc tế, để giải quyết các vấn đề trọng đại trên thế giới của chúng ta hiện nay".
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của Tổng Giáo Phận Poznan - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và từng là một nhà ngoại giao thì nói với hãng tin Công Giáo KAI của Ba Lan rằng Hội Đồng Giám Mục tôn trọng quyết định của cử tri Anh, nhưng "chúng ta không thể quên rằng sự thống nhất thì tốt hơn so với sự chia rẽ, và sự đoàn kết của Âu Châu chính là một thành quả của nhiều thế hệ".
"Đối với Kitô hữu, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các xã hội và các quốc gia là một lời mời gọi quan trọng mà Đức Kitô đã trao phó. Chúng tôi xác quyết rằng, sự hiệp nhất như trong Đức Kitô là nguồn gốc thực sự của niềm hy vọng dành cho Âu Châu và cho thế giới".
Mặc dù nhìn nhận "cơ chế hoạt động" của EU vẫn còn "nhiều điều đáng lo ngại", Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng nói rằng ngài vẫn hy vọng "tình đoàn kết của các quốc gia Âu Châu được xây dựng dựa trên Chúa Kitô" sẽ vẫn chiếm ưu thế trong một "nền văn minh tình thương".
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nghỉ hưu Henryk Muszynski của Tổng Giáo Phận Gniezno, nguyên giáo trưởng Giáo Hội Ba Lan thì chỉ trích kết quả này và ngài cảnh báo rằng "khái niệm về sự đoàn kết thuần khiết" của khối EU sẽ phải được "định nghĩa lại".
Ngài nói: "Brexit là kết quả của chủ nghĩa ly khai, khuynh hướng dân túy (populist) và tự cao tự đắc, thể hiện ở cả cấp độ cá nhân và bình diện xã hội, nó vốn đã được nhìn thấy rõ ở Âu Châu trong một thời gian dài vừa qua. Tôi e ngại quyết định này sẽ không phục vụ gì cho Vương quốc Anh, cho Âu Châu hay cho thế giới".
Trong khi đó, Liên Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Châu Âu có trụ sở ở Brussels phản ứng kết quả này bằng cách đăng một "Lời cầu nguyện cho Âu Châu" trên website của Hội Đồng, để nguyện xin Thiên Chúa phù trợ "ký thác chính Âu Châu trong Thần Khí, vì họ vốn được thành lập không chỉ bằng những thỏa ước kinh tế mà còn bằng những giá trị nhân bản và bền vững đời đời".
Tại Đức Quốc, Đức Tổng Giám Mục Stefan Hesse của Tổng Giáo Phận Hamburg cho rằng cuộc bỏ phiếu này là một "bước thụt lùi cho một Âu Châu thống nhất". Trong khi đó, ở nước Áo láng giềng, Đức Giám Mục Agidius Zsifkovics của Giáo phận Eisenstadt mô tả đây là "một hồi chuông thức tỉnh cho một nền nhân bản mới của Âu Châu". Ngài hy vọng giấc mơ hiệp nhất của Âu Châu sẽ không bị "đào mộ chôn vùi bởi chính họ".
Ngài nói, "Chúng ta phải cảnh báo chống lại sự nổi lên của não trạng ích kỉ mang tính địa phương, chia nhóm. Các vấn nạn và thách đố xuyên quốc gia không thể giải quyết bởi một quốc gia".
"Chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy nếu chúng ta không cùng nhau hành động vì một Âu Châu, là nơi đã chăm sóc cho trẻ em, đứng bênh cạnh những lão niên, bảo vệ những ai cần được giúp đỡ, gầy dựng và tôn trọng các quyền của mỗi cá nhân".
Tại Pháp, Đức Tổng Giám Mục Jean-Pierre Grallet của Tổng Giáo Phận Strasbourg nói tôi có "cảm giác thật buồn" khi "những gì từ lâu chúng ta đấu tranh để có được thì nay trở nên mâu thuẫn". Ngài hy vọng cuộc bỏ phiếu này sẽ "làm sáng tỏ" hơn là chỉ "gây bất ổn cho các dự án của Âu Châu".
"Tôi đã nhiều lần nói rằng chúng ta nên cùng cộng tác cho tương lai của toàn Âu Châu hơn là của từng quốc gia, nhưng với điều kiện Âu Châu là một khối thống nhất thì chúng ta mới có thể làm được", Đức Tổng Giám mục Grallet nhận định trong một cuộc phỏng vấn trên website của Hội Đồng Giám Mục Pháp.
"Tôi không biết bây giờ người Anh sẽ nói gì, họ sẽ đề bắt đầu ra đi như thế nào và động thái đầu tiên của họ ra sao. Nhưng chúng ta phải có suy nghĩ thực tế: chúng ta sẽ không xây dựng Âu Châu nếu chống lại nhân dân của nó, không quan tâm ủng hộ lợi ích nhân dân và đáp ứng đúng đắn những lo âu của họ. Âu Châu có thể trông giống như một dự án mỹ mãn; nhưng chúng ta nên nhớ rằng nó vẫn còn rất mỏng giòn".
Tờ nhật báo Công Giáo La Croix của Pháp thì bình luận rằng chiến dịch kéo dài bốn tháng qua của cuộc trưng cầu dân ý này đã châm ngòi một "cuộc khổ nạn thường trực". Tờ báo nói thêm rằng cuộc bầu cử này sẽ bắt buộc người dân Âu Châu "xem lại lời nói sáo ngữ của họ" và buộc các nhà lãnh đạo EU phải chế ngự sự "lây lan" các cuộc trưng cầu tương tự có thể xảy ra cho các thành viên khác.
Hãng tin Cathobel của Giáo Hội Bỉ cho đăng một bài bình luận trực tuyến nói rằng cuộc trưng cầu này đã "phá hỏng giấc mơ của Âu Châu", vốn được đề ra bởi các vị chính khách người Công Giáo sau Đệ Nhị Thế Chiến là: Robert Schuman, Jean Monnet, Paul-Henri Spaak và Alcide de Gasperi - và vô tình "làm trỗi dậy các đảng phái chủ nghĩa dân túy cực đoan" có nhìn thấy được trong cuộc khủng hoảng người tị nạn.
"Sự kết thúc của cuộc phiêu lưu này cũng đánh dấu sự khởi đầu cho một cái mới hơn - nếu một giấc mơ bị phá hỏng, chúng ta phải xây dựng một giấc mơ mới", Cathobel nhận định.
Chân Phương