Brexit khiến khối EU tan rã ?
Cuộc bỏ phiếu của người dân vương quốc Anh quay lưng lại với gia đình EU - Brexit - kéo theo hệ lụy tiêu cực về nhiều khía cạnh trong nước Anh cũng như cho cả khối EU, cùng một phần nào trên thế giới nữa, nhất là về tài chính thương mại.
Nhưng phải chăng vì thế khối hay gia đình EU, có chiều dài lịch sử gần 60 năm qua, cùng ̣đang trên con đường phát triển có thể bị tan rã?
Đã có ý kiến nghĩ như vậy. Vì sợ rằng khi đã có một nước thành viên quay lưng rút ra khỏi EU, có thể những nước khác cũng theo đó làm tiếp theo. Điều này cũng tựa như một quân cờ Domino đổ sẽ kéo theo những quân cờ khác đổ ngả theo… Và hậu qủa là EU sẽ đứng không vững nữa và dần tan rã.
Và nếu như vậy thì Brexit là một khởi đầu ngày tận cùng kết thúc khối EU sao?
Sự việc không đơn giản như vậy. Khủng hoảng có, nhưng đâu có thể dẩn đến đến con đường tận cùng kết thúc.
Con đường gia đình khối EU có chiều dài lịch sử. Lịch sử con đường đó không chỉ về khía cạnh chính trị để có tiếng nói đối trọng cân bằng trên thế giới với các cường quốc khác, về khía cạnh làm sao để phát triển kinh tế mang lại phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong EU, nhưng gia đình EU còn có những gía trị văn hóa tinh thần nữa.
Nền văn minh Kito giáo đã mọc rễ ở miền đất lục địa Âu châu này từ ngàn năm nay. Nền văn minh đó là căn bản cho đời sống văn hóa nơi đây phát triển về mọi khía cạnh nhân văn xã hội.
Trong dòng thời gian có nhiều thay đổi biến dạng, và có thể người ta không thích nền văn minh, nếp sống văn hóa gìa nua cũ kỹ này. Nhưng không vì thế mà nó không còn nữa. Trái lại, nó vẫn còn được duy trì đổi mới sao cho sống động, cùng phù hợp với tâm tư con người trong dòng thời gian.
Chắc chắn những nhà lập pháp, hành pháp khối gia đình EU sẽ phải tìm giải pháp củng cố khối EU không chỉ về khía cạnh chính trị, tài chính thương mại, nhưng còn cả gìn giữ bảo vệ những giá trị tinh thần cao đẹp của Âu Châu nữa, bảo vệ gìn giữ căn cước tính của lục địa này.
Gia đình khối EU là một tập hợp của 28 nước thành viên trong Âu Châu, mỗi nước có tập tục nếp sống văn hóa riêng, tuy có chung nền văn minh Kito giáo. Vì thế, nước nào, dân tộc nào cũng muốn căn cước tính hay dân tộc tính của nước mình phải được kính trọng cùng duy trì bảo vệ.
Kinh tế chung hợp phát triển mang lại an sinh phúc lợi cho người dân trong EU một bên, và một bên họ muốn có được cảm giác an ninh hòa bình không bị đồng hóa hòa tan, hay tan biến mất căn bản gốc rễ của mình. Một cây chỉ có thể phát tiển tươi tốt khi gốc rễ của nó không bị cắt đứt bật gốc trốc rễ.
Cũng như trong Hội Thánh Công Giáo, xưa nay vẫn luôn có những chống đối đòi hỏi, cùng ly khai quay lưng lại với Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh Chúa không vì thế mà để cho bị tan rã kết thúc. Trái lại, luôn tin tưởng vào Chúa, luôn tự xét mình lại, cùng tìm cách đổi mới đi cho đúng đường. Có thế Hội Thánh mới đứng vững, cùng duy trì bảo vệ được căn cước tính, gốc rễ Công Giáo của mình.
Brexit không là bước khởi đầu ngày tan rã EU như nhiều người lo sợ nghĩ tưởng.
Về phương diện chính trị, kinh tế không chỉ các nước bên Âu Châu muốn cùng cần chung sống trong khối gia đình EU, nhưng EU cũng cần cho thế giới nữa.
Âu châu là lục địa có nền văn hóa cổ kính cũ xưa từ ngàn năm, và luôn trong tiến trình đổi mới. Âu Châu có chung một gốc rễ căn tính văn minh Kitô giáo. Những giá trị tinh thần cho đời sống nơi đây là hoa trái phát xuất từ gốc rễ đó.
EU phát triển mở rộng về kinh tế, chính trị, luật pháp, nhưng EU không được bỏ quên căn tính gốc rễ của mình. Điều này củng cố và làm cho khối gia đình EU đứng vững tồn tại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cuộc bỏ phiếu của người dân vương quốc Anh quay lưng lại với gia đình EU - Brexit - kéo theo hệ lụy tiêu cực về nhiều khía cạnh trong nước Anh cũng như cho cả khối EU, cùng một phần nào trên thế giới nữa, nhất là về tài chính thương mại.
Nhưng phải chăng vì thế khối hay gia đình EU, có chiều dài lịch sử gần 60 năm qua, cùng ̣đang trên con đường phát triển có thể bị tan rã?
Đã có ý kiến nghĩ như vậy. Vì sợ rằng khi đã có một nước thành viên quay lưng rút ra khỏi EU, có thể những nước khác cũng theo đó làm tiếp theo. Điều này cũng tựa như một quân cờ Domino đổ sẽ kéo theo những quân cờ khác đổ ngả theo… Và hậu qủa là EU sẽ đứng không vững nữa và dần tan rã.
Và nếu như vậy thì Brexit là một khởi đầu ngày tận cùng kết thúc khối EU sao?
Sự việc không đơn giản như vậy. Khủng hoảng có, nhưng đâu có thể dẩn đến đến con đường tận cùng kết thúc.
Con đường gia đình khối EU có chiều dài lịch sử. Lịch sử con đường đó không chỉ về khía cạnh chính trị để có tiếng nói đối trọng cân bằng trên thế giới với các cường quốc khác, về khía cạnh làm sao để phát triển kinh tế mang lại phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong EU, nhưng gia đình EU còn có những gía trị văn hóa tinh thần nữa.
Nền văn minh Kito giáo đã mọc rễ ở miền đất lục địa Âu châu này từ ngàn năm nay. Nền văn minh đó là căn bản cho đời sống văn hóa nơi đây phát triển về mọi khía cạnh nhân văn xã hội.
Trong dòng thời gian có nhiều thay đổi biến dạng, và có thể người ta không thích nền văn minh, nếp sống văn hóa gìa nua cũ kỹ này. Nhưng không vì thế mà nó không còn nữa. Trái lại, nó vẫn còn được duy trì đổi mới sao cho sống động, cùng phù hợp với tâm tư con người trong dòng thời gian.
Chắc chắn những nhà lập pháp, hành pháp khối gia đình EU sẽ phải tìm giải pháp củng cố khối EU không chỉ về khía cạnh chính trị, tài chính thương mại, nhưng còn cả gìn giữ bảo vệ những giá trị tinh thần cao đẹp của Âu Châu nữa, bảo vệ gìn giữ căn cước tính của lục địa này.
Gia đình khối EU là một tập hợp của 28 nước thành viên trong Âu Châu, mỗi nước có tập tục nếp sống văn hóa riêng, tuy có chung nền văn minh Kito giáo. Vì thế, nước nào, dân tộc nào cũng muốn căn cước tính hay dân tộc tính của nước mình phải được kính trọng cùng duy trì bảo vệ.
Kinh tế chung hợp phát triển mang lại an sinh phúc lợi cho người dân trong EU một bên, và một bên họ muốn có được cảm giác an ninh hòa bình không bị đồng hóa hòa tan, hay tan biến mất căn bản gốc rễ của mình. Một cây chỉ có thể phát tiển tươi tốt khi gốc rễ của nó không bị cắt đứt bật gốc trốc rễ.
Cũng như trong Hội Thánh Công Giáo, xưa nay vẫn luôn có những chống đối đòi hỏi, cùng ly khai quay lưng lại với Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh Chúa không vì thế mà để cho bị tan rã kết thúc. Trái lại, luôn tin tưởng vào Chúa, luôn tự xét mình lại, cùng tìm cách đổi mới đi cho đúng đường. Có thế Hội Thánh mới đứng vững, cùng duy trì bảo vệ được căn cước tính, gốc rễ Công Giáo của mình.
Brexit không là bước khởi đầu ngày tan rã EU như nhiều người lo sợ nghĩ tưởng.
Về phương diện chính trị, kinh tế không chỉ các nước bên Âu Châu muốn cùng cần chung sống trong khối gia đình EU, nhưng EU cũng cần cho thế giới nữa.
Âu châu là lục địa có nền văn hóa cổ kính cũ xưa từ ngàn năm, và luôn trong tiến trình đổi mới. Âu Châu có chung một gốc rễ căn tính văn minh Kitô giáo. Những giá trị tinh thần cho đời sống nơi đây là hoa trái phát xuất từ gốc rễ đó.
EU phát triển mở rộng về kinh tế, chính trị, luật pháp, nhưng EU không được bỏ quên căn tính gốc rễ của mình. Điều này củng cố và làm cho khối gia đình EU đứng vững tồn tại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long