VATICAN. ĐTC tố giác hiện tượng nhiều loại bức tường được dựng lên tại Âu Châu và ngài kêu gọi can đảm thay đổi, tận dụng gia sản phong phú của mình.
Trên đây là nội dung sứ điệp Video ĐTC gửi các tham dự viên Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu” lần thứ 4 tiến hành tại thành phố Munich nam Đức từ 30-6 đến 2-7-2016.
Đại Hội này qui tụ nhiều hoạt động của các Cộng đoàn và Phong trào Giáo Hội Công Giáo, và của các tín hữu Kitô khác nhắm bênh vực gia đình, bảo vệ sự sống và thiên nhiên, cổ võ một nền kinh tế công chính, liên đới với người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, hòa giải và hòa bình, thiện ích của các thành thị và tình liên đới tại Âu Châu.
Trong sứ điệp được công bố tại Quảng trường Karlplatz ở trung tâm thành Munich, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngoài một số bức tường hữu hình, còn có nhiều bức tường vô hình đang được củng cố thêm, chúng nhắm chia rẽ đại lục Âu Châu này. Những bức tường được dựng lên trong tâm hồn con người. Những bức tường sợ hãi và gây hấn, thiếu cảm thông đối với những người có nguồn gốc và xác tín tôn giáo khác. Những bức tường ích kỷ chính trị và kinh tế, không tôn trọng sự sống và phẩm giá của mỗi người”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Âu châu đang ở trong một thế giới phức tạp và chuyển động mạnh mẽ, ngày càng hoàn cầu hóa nhiều hơn, và vì thế ngày càng bớt qui vào Âu Châu. Nếu chúng ta nhận thực các vấn đề lớn lao ấy, chúng ta phải có can đảm nói: chúng ta đang cần một thay đổi! Âu Châu được kêu gọi suy nghĩ và tự hỏi xem gia sản vô biên của mình, chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, đang thuộc về một viện bảo tàng, hay vẫn còn có khả năng gợi hứng một nền văn hóa và trao tặng kho tàng của mình cho toàn thể nhân loại”. Trong những ngày hội họp vừa qua, có sự tham dự của nhiều nhân vật như ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, ĐHY Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY LLuis Martinez Sistach, nguyên TGM giáo phận Barcelona Tây Ban Nha, cùng một số HY khác. Đặc biệt cũng có sự hiện diện của Mục Sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Thụy Sĩ. Ngoài ra có các thủ lãnh và thành viên nhiều Cộng đoàn và Phong trào của Giáo Hội. Có 36 cuộc thảo luận bàn tròn và diễn đàn giúp trao đổi kinh nghiệm và viễn tượng liên quan đến Âu Châu.
ĐTC nói với họ: ”Anh chị em là các cộng đoàn và phong trào Kitô nảy sinh ở Âu Châu, anh chị em mang nhiều đoàn sủng, hồng ân Chúa ban. ”Cùng nhau cho Âu Châu” là một sức mạnh liên kết, với mục tiêu rõ ràng là diễn tả các giá tri căn bản của Kitô giáo thành những câu trả lời cụ thể cho những thách đố mà một đại lục đang khủng hoảng gặp phải.”
”Lối sống của anh chị em dựa trên tình thương yêu nhau, sống với tinh thần quyết liệt của Tin Mừng. Một nền văn hóa hỗ tương có nghĩa là đối chiếu, quí chuộng nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau. Nó có nghĩa là đề cao giá trị của những đoàn sủng khác nhau, để qui hướng tất cả vào sự hiệp nhất và làm cho nền văn hóa ấy được phong phú. Sự hiện diện của Chúa Kitô giữa anh chị em, trong sáng và cụ thể, là chứng tá làm cho người khác tin”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Nếu toàn thể Âu Châu muốn là một gia đình các dân nước thì cần đặt con người ở trung tâm, cần cởi mở và có tinh thần hiếu khách, tiếp tục thực hiện những hình thức cộng tác không những về kinh tế, nhưng cả về mặt xã hội và văn hóa nữa” (SD 2-7-2016)
Trên đây là nội dung sứ điệp Video ĐTC gửi các tham dự viên Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu” lần thứ 4 tiến hành tại thành phố Munich nam Đức từ 30-6 đến 2-7-2016.
Đại Hội này qui tụ nhiều hoạt động của các Cộng đoàn và Phong trào Giáo Hội Công Giáo, và của các tín hữu Kitô khác nhắm bênh vực gia đình, bảo vệ sự sống và thiên nhiên, cổ võ một nền kinh tế công chính, liên đới với người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, hòa giải và hòa bình, thiện ích của các thành thị và tình liên đới tại Âu Châu.
Trong sứ điệp được công bố tại Quảng trường Karlplatz ở trung tâm thành Munich, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngoài một số bức tường hữu hình, còn có nhiều bức tường vô hình đang được củng cố thêm, chúng nhắm chia rẽ đại lục Âu Châu này. Những bức tường được dựng lên trong tâm hồn con người. Những bức tường sợ hãi và gây hấn, thiếu cảm thông đối với những người có nguồn gốc và xác tín tôn giáo khác. Những bức tường ích kỷ chính trị và kinh tế, không tôn trọng sự sống và phẩm giá của mỗi người”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Âu châu đang ở trong một thế giới phức tạp và chuyển động mạnh mẽ, ngày càng hoàn cầu hóa nhiều hơn, và vì thế ngày càng bớt qui vào Âu Châu. Nếu chúng ta nhận thực các vấn đề lớn lao ấy, chúng ta phải có can đảm nói: chúng ta đang cần một thay đổi! Âu Châu được kêu gọi suy nghĩ và tự hỏi xem gia sản vô biên của mình, chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, đang thuộc về một viện bảo tàng, hay vẫn còn có khả năng gợi hứng một nền văn hóa và trao tặng kho tàng của mình cho toàn thể nhân loại”. Trong những ngày hội họp vừa qua, có sự tham dự của nhiều nhân vật như ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, ĐHY Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY LLuis Martinez Sistach, nguyên TGM giáo phận Barcelona Tây Ban Nha, cùng một số HY khác. Đặc biệt cũng có sự hiện diện của Mục Sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Thụy Sĩ. Ngoài ra có các thủ lãnh và thành viên nhiều Cộng đoàn và Phong trào của Giáo Hội. Có 36 cuộc thảo luận bàn tròn và diễn đàn giúp trao đổi kinh nghiệm và viễn tượng liên quan đến Âu Châu.
ĐTC nói với họ: ”Anh chị em là các cộng đoàn và phong trào Kitô nảy sinh ở Âu Châu, anh chị em mang nhiều đoàn sủng, hồng ân Chúa ban. ”Cùng nhau cho Âu Châu” là một sức mạnh liên kết, với mục tiêu rõ ràng là diễn tả các giá tri căn bản của Kitô giáo thành những câu trả lời cụ thể cho những thách đố mà một đại lục đang khủng hoảng gặp phải.”
”Lối sống của anh chị em dựa trên tình thương yêu nhau, sống với tinh thần quyết liệt của Tin Mừng. Một nền văn hóa hỗ tương có nghĩa là đối chiếu, quí chuộng nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau. Nó có nghĩa là đề cao giá trị của những đoàn sủng khác nhau, để qui hướng tất cả vào sự hiệp nhất và làm cho nền văn hóa ấy được phong phú. Sự hiện diện của Chúa Kitô giữa anh chị em, trong sáng và cụ thể, là chứng tá làm cho người khác tin”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Nếu toàn thể Âu Châu muốn là một gia đình các dân nước thì cần đặt con người ở trung tâm, cần cởi mở và có tinh thần hiếu khách, tiếp tục thực hiện những hình thức cộng tác không những về kinh tế, nhưng cả về mặt xã hội và văn hóa nữa” (SD 2-7-2016)