Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu đã đồng ý về một bộ qui định chung để giúp các doanh nghiệp trong một nước nào đó dễ dàng hơn khi mua hay sát nhập với các đối thủ của họ tại một nước khác.
Thoả thuận này là kết quả cao nhất đạt được sau 15 năm thương thuyết gay gắt.
Các điều khoản của bản thoả thuận cuối cùng bị các quan chức từ Uỷ hội châu Âu phản đối mạnh.
Uỷ hội châu Âu muốn thấy ít hơn nữa các giới hạn về chuyện mua hay sát nhập công ty xuyên biên giới tại châu Âu.
Nội tình
Vào đầu tuần này, các chính phủ thuộc liên minh châu Âu biểu quyết bỏ qua các qui định của một thoả thuận về ổn định, để mà Pháp và Đức không bị trừng phạt về chuyện đã vi phạm các qui định về thâm hụt ngân sách.
Giờ đây, họ lại thách thức những mong muốn của Uỷ hội châu Âu về một vấn đề chủ chốt nữa trong chính sách về kinh tế.
Sau nhiều năm vật lộn, các bộ trưởng công nghiệp của EU đã thông qua một khung thoả thuận về chuyện sát nhập và mua quyền kiểm soát công ty xuyên biên giới.
Tuy nhiên, rất nhiều các biện pháp phòng vệ mà các công ty thường sử dụng để tránh bị các đối thủ mua toàn bộ vẫn còn được áp dụng.
Trước đây, ông Bolkestein mô tả các điều khoản của thoả thuận cuối cùng này là không xứng với đám giấy tờ người ta bỏ ra để viết ra nó.
Đức là nước có nhiều người phản đối kế hoạch của ông, vì tại Đức, triển vọng của các công ty mang tính biểu tượng như Vokeswagon mà bị các đối thủ nước ngoài mua và kiểm soát hết chắc sẽ khiến cho nhiều người bàng hoàng.
Thoả thuận được nhất trí lần này vẫn để cho các tập đoàn những biện pháp phòng vệ, như các quyền đa biểu quyết cho một số cổ đông và những hạn chế về quyền hạn đối với các cổ đông khác vẫn có hiệu lực.
Thoả thuận này có thể sẽ còn làm gia tăng căng thẳng về mậu dịch với Hoa Kỳ, là nước vốn coi các rào cản ngăn không cho các công ty Mỹ mua trọn gói công ty cạnh tranh là một dạng bảo hộ không công bằng. (BBC)
Thoả thuận này là kết quả cao nhất đạt được sau 15 năm thương thuyết gay gắt.
Các điều khoản của bản thoả thuận cuối cùng bị các quan chức từ Uỷ hội châu Âu phản đối mạnh.
Uỷ hội châu Âu muốn thấy ít hơn nữa các giới hạn về chuyện mua hay sát nhập công ty xuyên biên giới tại châu Âu.
Nội tình
Vào đầu tuần này, các chính phủ thuộc liên minh châu Âu biểu quyết bỏ qua các qui định của một thoả thuận về ổn định, để mà Pháp và Đức không bị trừng phạt về chuyện đã vi phạm các qui định về thâm hụt ngân sách.
Giờ đây, họ lại thách thức những mong muốn của Uỷ hội châu Âu về một vấn đề chủ chốt nữa trong chính sách về kinh tế.
Sau nhiều năm vật lộn, các bộ trưởng công nghiệp của EU đã thông qua một khung thoả thuận về chuyện sát nhập và mua quyền kiểm soát công ty xuyên biên giới.
Tuy nhiên, rất nhiều các biện pháp phòng vệ mà các công ty thường sử dụng để tránh bị các đối thủ mua toàn bộ vẫn còn được áp dụng.
Trước đây, ông Bolkestein mô tả các điều khoản của thoả thuận cuối cùng này là không xứng với đám giấy tờ người ta bỏ ra để viết ra nó.
Đức là nước có nhiều người phản đối kế hoạch của ông, vì tại Đức, triển vọng của các công ty mang tính biểu tượng như Vokeswagon mà bị các đối thủ nước ngoài mua và kiểm soát hết chắc sẽ khiến cho nhiều người bàng hoàng.
Thoả thuận được nhất trí lần này vẫn để cho các tập đoàn những biện pháp phòng vệ, như các quyền đa biểu quyết cho một số cổ đông và những hạn chế về quyền hạn đối với các cổ đông khác vẫn có hiệu lực.
Thoả thuận này có thể sẽ còn làm gia tăng căng thẳng về mậu dịch với Hoa Kỳ, là nước vốn coi các rào cản ngăn không cho các công ty Mỹ mua trọn gói công ty cạnh tranh là một dạng bảo hộ không công bằng. (BBC)