Đức Thánh Cha: Bài giảng kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót
15/4/2012 Vatican Radio
Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thán Phêrô ngày Chúa Nhật – Bát nhật Phục Sinh và Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa.
Trong phần chia xẻ trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha chú trọng vào việc tiếp tục cử hành các nghi thức của Mùa Phục Sinh, ngài nói: “Hàng năm, khi chúng ta cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta hồi tưởng kinh nghiệm của các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, kinh nghiệm khi được gặp Chúa Sống Lại.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Việc phụng tự này không chỉ là một sự tưởng nhớ các biến cố đã qua, hay một cảm nghiệm đặc biệt mầu nhiệm hay nội tâm, nhưng thiết yếu là một cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh.” Ngài nói thêm là Chúa Kitô vừa ở với Chúa Cha, vượt mọi thời gian và không gian, vậy mà vẫn thực sự hiện diện với tất cả chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua Kinh Thánh, và bẻ cho chúng ta bánh trường sinh.”
Đức Thánh Cha Benedict nói rằng qua các biểu tượng này chúng ta sống lại những gì các môn đệ đã cảm nghiệm, nghĩa là được thấy Chúa Giêsu và đồng thời không nhận biết Người – đụng chạm đến thân thể Người, một thân thể thật, nhưng đã thoát khỏi mọi ràng buộc của trần thế.
Lòi chào mừng của Chúa Kitô với các môn đệ tại căn phòng trên lầu như được mô tả trong Phúc Âm Thánh Gioan: “Bình an ở cùng anh em,” là điểm Đức Thánh Cha chú tâm khi ngài chia xẻ. Ngài nói: “Lời chào truyền thống này trong khung cảnh đó được biến đổi thành một cái gì mới mẻ, và trở nên món quà bình an chỉ có Chúa Giêsu mới có thể ban cho, vì đây là hoa quả của chiến thắng sự dữ trọn vẹn của Người. Bình an Chúa Giêsu ban cho các bạn hữu là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa đưa dẫn Người đến cái chết trên thập giá, để đổ hết máu đào làm giá cứu chuộc, như một con chiên yếu đuối và hiền lành, “đầy ân sủng và sự thật.”
Đức Thánh Cha giải thích đây là lý do Chân Phước Gioan Phaolô II đã muốn gọi Chúa Nhật này là “Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa” – với một biểu tượng trong đầu: đó là cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô, từ đó máu và nước chẩy ra. Nhưng bây giờ Chúa đã sống lại, và từ Đấng Kitô hằng sống phát sinh ra các bí tích Phục Sinh là Phép rửa và Thánh Thể: để cho những ai đến với các bí tích này bằng đức tin sẽ nhận được đời sống vĩnh cửu.
Đức Thánh Cha Benedict nói, “Chúng ta hãy đón mừng quà tặng bình an Chúa Giêsu Sống Lại ban cho chúng ta, hãy đổ đầy trái tim chúng ta bằng Lòng Thương Xót của Người!” Ngài kết luận như sau, “Bằng cách này, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Trần Khí đã làm cho Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng có thể đem các quà tặng Phục Sinh này đến với mọi người khác. Xin mẹ Maria, Mẹ Hay Thương Xót xin cầu bầu cho chúng con những ơn phúc này.”
Sau kinh cầu cho Đức Mẹ truyền thống của Mùa Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã chào mừng các khách hành hương bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Anh:
Tôi hân hoàn chào mừng các khách hành hương và quý khách nói tiếng Anh, hiện diện hôm nay. Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và xóa tan những hoài nghi của Thánh Tôma. Nhờ Lòng Thương Xót của Người, xin cho chúng ta cũng có thể luôn luôn tin tưởng rằng Giêsu là Chúa Kitô, và tin tưởng như vậy, xin cho chúng ta được sống nhân danh Người. Tôi nguyện xin Thiên Chúa Tối Cao ban tràn đầy ơn phúc trên quý vị và những người thân yêu của quý vị.
15/4/2012 Vatican Radio
Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thán Phêrô ngày Chúa Nhật – Bát nhật Phục Sinh và Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa.
Trong phần chia xẻ trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha chú trọng vào việc tiếp tục cử hành các nghi thức của Mùa Phục Sinh, ngài nói: “Hàng năm, khi chúng ta cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta hồi tưởng kinh nghiệm của các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, kinh nghiệm khi được gặp Chúa Sống Lại.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Việc phụng tự này không chỉ là một sự tưởng nhớ các biến cố đã qua, hay một cảm nghiệm đặc biệt mầu nhiệm hay nội tâm, nhưng thiết yếu là một cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh.” Ngài nói thêm là Chúa Kitô vừa ở với Chúa Cha, vượt mọi thời gian và không gian, vậy mà vẫn thực sự hiện diện với tất cả chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua Kinh Thánh, và bẻ cho chúng ta bánh trường sinh.”
Đức Thánh Cha Benedict nói rằng qua các biểu tượng này chúng ta sống lại những gì các môn đệ đã cảm nghiệm, nghĩa là được thấy Chúa Giêsu và đồng thời không nhận biết Người – đụng chạm đến thân thể Người, một thân thể thật, nhưng đã thoát khỏi mọi ràng buộc của trần thế.
Lòi chào mừng của Chúa Kitô với các môn đệ tại căn phòng trên lầu như được mô tả trong Phúc Âm Thánh Gioan: “Bình an ở cùng anh em,” là điểm Đức Thánh Cha chú tâm khi ngài chia xẻ. Ngài nói: “Lời chào truyền thống này trong khung cảnh đó được biến đổi thành một cái gì mới mẻ, và trở nên món quà bình an chỉ có Chúa Giêsu mới có thể ban cho, vì đây là hoa quả của chiến thắng sự dữ trọn vẹn của Người. Bình an Chúa Giêsu ban cho các bạn hữu là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa đưa dẫn Người đến cái chết trên thập giá, để đổ hết máu đào làm giá cứu chuộc, như một con chiên yếu đuối và hiền lành, “đầy ân sủng và sự thật.”
Đức Thánh Cha giải thích đây là lý do Chân Phước Gioan Phaolô II đã muốn gọi Chúa Nhật này là “Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa” – với một biểu tượng trong đầu: đó là cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô, từ đó máu và nước chẩy ra. Nhưng bây giờ Chúa đã sống lại, và từ Đấng Kitô hằng sống phát sinh ra các bí tích Phục Sinh là Phép rửa và Thánh Thể: để cho những ai đến với các bí tích này bằng đức tin sẽ nhận được đời sống vĩnh cửu.
Đức Thánh Cha Benedict nói, “Chúng ta hãy đón mừng quà tặng bình an Chúa Giêsu Sống Lại ban cho chúng ta, hãy đổ đầy trái tim chúng ta bằng Lòng Thương Xót của Người!” Ngài kết luận như sau, “Bằng cách này, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Trần Khí đã làm cho Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng có thể đem các quà tặng Phục Sinh này đến với mọi người khác. Xin mẹ Maria, Mẹ Hay Thương Xót xin cầu bầu cho chúng con những ơn phúc này.”
Sau kinh cầu cho Đức Mẹ truyền thống của Mùa Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã chào mừng các khách hành hương bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Anh:
Tôi hân hoàn chào mừng các khách hành hương và quý khách nói tiếng Anh, hiện diện hôm nay. Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và xóa tan những hoài nghi của Thánh Tôma. Nhờ Lòng Thương Xót của Người, xin cho chúng ta cũng có thể luôn luôn tin tưởng rằng Giêsu là Chúa Kitô, và tin tưởng như vậy, xin cho chúng ta được sống nhân danh Người. Tôi nguyện xin Thiên Chúa Tối Cao ban tràn đầy ơn phúc trên quý vị và những người thân yêu của quý vị.