Vatican tiết lộ một vài chi tiết về các buổi suy niệm Đức Thánh Cha và giáo triều đã tham dự.
Vatican (CNA): Các buổi suy niệm năm nay đã được Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, tổng giám mục Kinshasa, Dân Chủ Cộng Hòa Congo hướng dẫn, chú trọng vào chủ đề "sự hiệp thông của các Kitô hữu với Thiên Chúa."
Khởi sự với dấu thánh giá, Đức Hồng Y đã suy niệm về Thiên Chúa như ánh sáng, chân lý, lòng thương xót và sự hướng dẫn yêu thương, trước khi bàn đến tình yêu thế gian, sự thiếu đức tin nơi Chúa Kitô và các tội lỗi của các linh mục.
Dấu thánh giá có ý nghĩa nhiều hơn là một thói quen, đó là một "cử chỉ trong đó chúng ta gia tăng sự huy hoàng của kiến thức và sự năng động của tự do, cho mọi hành động của chúng ta." Đó là một dấu chỉ có ý nghĩa là "hy sinh vì tình yêu. Đó là chết để được tái sinh." Vì vậy, ngầm hiểu là một sự từ bỏ tính khoe khoang, hãnh diện, sở hữu và thống trị, và dâng hiến hoạt động của chúng ta cho Chúa Kitô.
Trong bối cảnh của các buổi suy niệm về Thiên Chúa, như là đường, sự thật và sự sống. Hồng Y Monsengwo Pasinya đề cập đến một số các thảm kịch của thời đại chúng ta, như chiến tranh, diệt chủng, bạo lực chính trị, phá thai, và mọi hình thức lợi dụng con người. Ngài cũng mời gọi các thính giả không thờ ơ trước "những sự đàn áp và khai thác con người," và không sao lãng việc canh chừng và tỉnh thức, "dù cho chúng ta không nắm vững sự bí nhiệm của tội lỗi."
Đức Hồng Y nói, "Chúng ta phải bước đi trong ánh sáng. Nói cách khác, chúng ta phải từ bỏ tội lỗi" và để cho Chân Lý biến đổi đời sống chúng ta qua hành trình hoán cải. Hiểu biết Thiên Chúa là chân lý hết sức quan trọng cho những người không có ý thức về tội lỗi của họ, cho những người đã đánh mất ý nghĩa của tội lỗi vì họ không còn tự đặt cho mình vấn đề Thiên Chúa," và cho những người không còn có những tiêu chuẩn về luân lý và không phân biệt được điều lành với điều dữ. Khuynh hướng này có liên hệ với "sự lãnh đạm về tôn giáo vì khẳng định rằng tất cả mọi tôn giáo đều giống nhau, nhưng trên thực tế chỉ là một sự buông thả về luân lý."
Đức Hồng Y lưu ý là các linh mục không được miễn trừ các sai lầm này, "vì phương diện khô khan về tâm linh cũng đưa dẫn họ đến cùng một sự thiếu sót." Ngài nói: "sứ vụ linh mục do đó chỉ có tính cách hành xử và không có ý nghĩa đích thực về Thiên Chúa." Tổng giám mục Kinshasa cũng dùng thí dụ của hai tông đồ Phêrô và Giuđa. Phêrô "mặc dầu quảng đại và quyến luyến Chúa Kitô, nhưng vẫn sa ngã vì ông liều lĩnh và dấn thân vào nguy hiểm, mặc dầu ông tức thì xa lìa nơi chốn sa ngã và đau đớn than khóc tội lỗi của mình." Đây là một bài học cho tất cả các linh mục. Chúng ta phải khôn ngoan, và không liều lĩnh dấn thân vào chỗ có nguy cơ để có thể bị sa ngã. Trong mọi hoàn cảnh, Chúa Kitô luôn luôn ở kề bên chúng ta. Tội lỗi lớn lao nhất chúng ta có thể phạm với Người là nghi ngờ lòng thương xót của Người, y như Giuđa đã phạm."
Đức Hồng Y nói, "Sống theo chân lý là sống theo Tám Mối Phúc Thật. Có nghĩa là từ bỏ những dối gian về lời nói và hành động của chúng ta. Có nghĩa là từ bỏ sự giả hình, thúc đẩy chúng ta làm ra vẻ mình là một con người khác." Giáo Hội cũng thế, phải chống lại những dối gian và lừa lọc, cả bên trong Giáo Hội lẫn giữa thế gian, và cố gắng phấn đấu để cho Phúc Âm của Chúa Kitô có thể được nhận biết và sống theo."
Vatican (CNA): Các buổi suy niệm năm nay đã được Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, tổng giám mục Kinshasa, Dân Chủ Cộng Hòa Congo hướng dẫn, chú trọng vào chủ đề "sự hiệp thông của các Kitô hữu với Thiên Chúa."
Khởi sự với dấu thánh giá, Đức Hồng Y đã suy niệm về Thiên Chúa như ánh sáng, chân lý, lòng thương xót và sự hướng dẫn yêu thương, trước khi bàn đến tình yêu thế gian, sự thiếu đức tin nơi Chúa Kitô và các tội lỗi của các linh mục.
Dấu thánh giá có ý nghĩa nhiều hơn là một thói quen, đó là một "cử chỉ trong đó chúng ta gia tăng sự huy hoàng của kiến thức và sự năng động của tự do, cho mọi hành động của chúng ta." Đó là một dấu chỉ có ý nghĩa là "hy sinh vì tình yêu. Đó là chết để được tái sinh." Vì vậy, ngầm hiểu là một sự từ bỏ tính khoe khoang, hãnh diện, sở hữu và thống trị, và dâng hiến hoạt động của chúng ta cho Chúa Kitô.
Trong bối cảnh của các buổi suy niệm về Thiên Chúa, như là đường, sự thật và sự sống. Hồng Y Monsengwo Pasinya đề cập đến một số các thảm kịch của thời đại chúng ta, như chiến tranh, diệt chủng, bạo lực chính trị, phá thai, và mọi hình thức lợi dụng con người. Ngài cũng mời gọi các thính giả không thờ ơ trước "những sự đàn áp và khai thác con người," và không sao lãng việc canh chừng và tỉnh thức, "dù cho chúng ta không nắm vững sự bí nhiệm của tội lỗi."
Đức Hồng Y nói, "Chúng ta phải bước đi trong ánh sáng. Nói cách khác, chúng ta phải từ bỏ tội lỗi" và để cho Chân Lý biến đổi đời sống chúng ta qua hành trình hoán cải. Hiểu biết Thiên Chúa là chân lý hết sức quan trọng cho những người không có ý thức về tội lỗi của họ, cho những người đã đánh mất ý nghĩa của tội lỗi vì họ không còn tự đặt cho mình vấn đề Thiên Chúa," và cho những người không còn có những tiêu chuẩn về luân lý và không phân biệt được điều lành với điều dữ. Khuynh hướng này có liên hệ với "sự lãnh đạm về tôn giáo vì khẳng định rằng tất cả mọi tôn giáo đều giống nhau, nhưng trên thực tế chỉ là một sự buông thả về luân lý."
Đức Hồng Y lưu ý là các linh mục không được miễn trừ các sai lầm này, "vì phương diện khô khan về tâm linh cũng đưa dẫn họ đến cùng một sự thiếu sót." Ngài nói: "sứ vụ linh mục do đó chỉ có tính cách hành xử và không có ý nghĩa đích thực về Thiên Chúa." Tổng giám mục Kinshasa cũng dùng thí dụ của hai tông đồ Phêrô và Giuđa. Phêrô "mặc dầu quảng đại và quyến luyến Chúa Kitô, nhưng vẫn sa ngã vì ông liều lĩnh và dấn thân vào nguy hiểm, mặc dầu ông tức thì xa lìa nơi chốn sa ngã và đau đớn than khóc tội lỗi của mình." Đây là một bài học cho tất cả các linh mục. Chúng ta phải khôn ngoan, và không liều lĩnh dấn thân vào chỗ có nguy cơ để có thể bị sa ngã. Trong mọi hoàn cảnh, Chúa Kitô luôn luôn ở kề bên chúng ta. Tội lỗi lớn lao nhất chúng ta có thể phạm với Người là nghi ngờ lòng thương xót của Người, y như Giuđa đã phạm."
Đức Hồng Y nói, "Sống theo chân lý là sống theo Tám Mối Phúc Thật. Có nghĩa là từ bỏ những dối gian về lời nói và hành động của chúng ta. Có nghĩa là từ bỏ sự giả hình, thúc đẩy chúng ta làm ra vẻ mình là một con người khác." Giáo Hội cũng thế, phải chống lại những dối gian và lừa lọc, cả bên trong Giáo Hội lẫn giữa thế gian, và cố gắng phấn đấu để cho Phúc Âm của Chúa Kitô có thể được nhận biết và sống theo."